Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08_Đại sư Châu Hoằng-Liên Trì (1532-1612), Tổ Thứ 08 Tịnh Độ Tông

28/09/202408:46(Xem: 594)
08_Đại sư Châu Hoằng-Liên Trì (1532-1612), Tổ Thứ 08 Tịnh Độ Tông



Dai Su Lien Tri-Chau Hoang


Lược Truyện 

Đại Sư Liên Trì Tổ Thứ Tám Tông Tịnh Độ

Đại sư Vân Thê Châu Hoằng (1536-1615), họ Thẩm, tên Châu Hoằng, tự Phật Tuệ, hiệu Liên Trì. Do ở chùa Vân Thê, Hàng Châu nên gọi Đại sư Vân Thê. Đại sư cùng Tử Bách Chơn Khả ( 1543—1603), Hám Sơn Đức Thanh ( 1546-1623), Ngẫu Ích Trí Húc (1599-1655 ) được tôn xưng là bốn Đại Cao Tăng thời nhà Minh (1368–1644).

Niên hiệu Gia Tĩnh thứ 14 (1535), Đại sư chào đời ở Nhân Hoà, Hàng Châu, trong một gia đình vọng tộc. Cha tên Đức Giám, hiệu Minh Trai Tiên Sinh. Mẹ họ Chu. Đại sư từ nhỏ khác thường, khí chất phi phàm, thông minh đỉnh ngộ. 

Mười bảy tuổi, được bổ làm Chư Sinh  (Các học giả được nhận vào Phủ, Châu và huyện thông qua các kỳ thi cấp tỉnh vào thời nhà Minh (1368–1644), nhà Thanh (1616-1912). Đại sư nỗi tiếng ở quê là do có học thức và có hiếu. 

 

Đại sư xuất thân từ gia đình giàu có, nhưng không tham vọng công danh, thường than: “ Mạng người ngắn ngủi, sống được bao lâu?".  Dù cho đọc khắp kinh điển Nho giáo, sư vẫn luôn luôn nghiên cứu Phật lý. Sư tin tưởng Phật giáo, ra sức khuyên ngăn mọi người không nên sát sanh, tâm thường nghĩ đến việc xuất thế. Láng giềng có ông lão hằng ngày niệm Phật vài ngàn câu, quanh năm suốt tháng không hề giải đãi. Hỏi nguyên nhân, ông lão đáp:

“ Trước trì danh hiệu Phật, lâm chung không bịnh, an nhiên trong lúc ra đi, nên biết công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn.” Sư cảm nhận sâu sắc lời ông lão. Từ đó sư để tâm với pháp môn Tịnh Độ. Để trên đầu giường bốn chữ: “ Sanh tử việc lớn.” sách tấn mình tinh tấn dụng công. 

Nguyên phối (1) Trương thị sanh được một người con trai, bất hạnh yểu mệnh. Không bao lâu, Trương thị qua đời. Mẹ ép gã cho Thang thị. 

Năm 17 tuổi mất cha, 31 tuổi mất mẹ . Trong vòng mấy năm trải qua những biến cố lớn mất cha, mất mẹ, mất nguyên phối, mất con, từ đó cảm nhận sâu sắc lý vô thường của nhà Phật về sanh tử. Vào đêm 30 năm Ất Sửu, Niên hiệu Gia Tĩnh bảo kế thất (2) là Thang Thị pha trà. Khi bưng trà đến bàn thì chén trà bể. Thấy vậy, cảm thán: Thế gian vạn vật đều do nhân duyên sanh, không gì không tán hoại, nên quyết chí xuất gia tu hành. Tết nguyên đán, niên hiệu Gia thứ 45 nói lời từ biệt với Thương Thị: “ Ân ái chẳng thường, sanh tử chẳng đợi, ta đi, nàng tự lo tính” Thang thị rơi lệ nói: “ chàng đi trước, thiếp tự lo tính”.

Năm 1566, sư 32 tuổi, lễ Hoà thượng Tánh Thiên chùa Vô Môn ở Tây Sơn xuất gia. Sau đó, Thang Thị cũng xuất gia lấy tên là Châu Cẩm, sau làm viện chủ Tùng Lâm, tịch ở am Hiếu Nghĩa. 

Sau, sư thọ giới Cụ túc với Luật sư Vô Trần Ngọc ở chùa Chiêu Khánh, hiệu là Liên Trì, trác tích du phương không ngại ngàn dặm, tham cầu học với các bậc thiện tri thức. Đi về phương Bắc Ngũ Đài Sơn, cảm Bồ tát Văn Thù phóng quang, đến chùa Long Hoa ở Bắc Kinh tham học với Thiền sư Biến Dung, Lão Thiền sư dạy:” Chớ ham danh lợi, hãy một lòng học đạo, tha thiết trì giới, niệm Phật”.  Sư chăm chăm kính phục. Sau, tham học với Thiền sư Đức Bảo ở Tiếu Nham rồi sư từ biệt hướng về Đông Xương. Trên đường đi về, nghe tiếng trống ở Tiêu Lâu thì hoát nhiên tỏ ngộ, liền nói kệ: 

“ Hai mươi năm trước việc đáng nghi 

Ngoài ba ngàn dặm gặp lạ gì

Đốt hương ném nắm đều là mộng 

Ma, Phật không tranh thị cùng phi”.

Niên hiệu Long Khánh thứ 5 (1571) Đại sư Liên Trì vào núi Vân Lâu ở Hàng Châu. Núi này vốn là chỗ chùa miếu của Thiền sư Cao tăng Phục Hỗ ở, cách Hàng Châu không xa, núi khe thanh vắng tuyệt đẹp dễ cho việc an cư tu hành. Nơi nền cũ chùa Vân Thê xưa, sư trác tích dựng thảo am tu niệm Phật Tam Muội, kỳ hạn tuyệt thực bảy ngày, suốt ngày dựa vách ngồi, trước ngực đeo một tấm bảng thiết, trên có ghi: “ Nếu thiết nở hoa, mới nói cho mọi người”. trong núi khi có nạn cọp, dân làng phải chịu nỗi khổ ấy. Đại sư Liên Trì từ bi thí thức ăn và tụng kinh không bao lâu thì dứt sạch nạn cọp, lại gặp năm hạn hán, dân làng khẩn thỉnh cầu mưa để cứu nạn hạn hán, sư gõ mõ mọi người đi vòng quanh ruộng niệm Phật, một lát sau trời tuôn mưa xuống, dân làng hớn hở vui mừng, càng tin sâu vào Phật pháp, họ tự tổ chức lực lượng xây dựng thiền viện cho sư. Từ đó về sau, sư ở nơi đạo tràng hoằng dương giáo pháp, độ khắp quần sanh. Phật tử bốn phương nghe đạo phong của sư, vân tập về rất đông cùng tu Tịnh nghiệp, chùa Vân Thê trở thành một Tùng Lâm lớn.

Đại sư Liên Trì sau trụ trì đạo tràng, chú trọng chơn tu, thật hành, lấy giới luật làm nền tảng, lấy Tịnh độ làm chỗ cậy nương. Thiền Tịnh đều chú trọng, hoằng tông, xiễn giáo suốt năm không hề gián đoạn. Bấy giờ, Nam Bắc giới đàn bỏ phế từ lâu. Vì khiến cho giới pháp bất tuyệt, bèn sai người thọ giới tự sắm đủ y bát đến trước Phật làm lễ thọ giới Cụ túc. Người thọ giới Cụ Túc nửa tháng tụng “ Phạm Võng Giới Kinh” và "Tỳ kheo giới phẩm".

Các tác phẩm do sư viết có liên quan về quy tắc giới luật như: “ Sa Di Yếu Lược”, “ Cụ Giới Tiện Mông”, “ Phạm Võng Kinh Sớ Phát Ẩn” .v.v. để tiện cho giới tử nghiên cứu học giới pháp. Thanh quy đạo tràng rất nghiêm khắc. Nêu:”Tăng ước mười điều, tu thân mười việc”… để dạy chúng. Mỗi thiền đường điều có vị chấp sự đảm nhiệm việc rõ ràng, ban đêm đi tuần cảnh tỉnh, hô thiền, âm thanh vọng đến hang đá. Yết ma Bố tát, cử công nêu lỗi, thi hành thưởng phạt mẩy may không sai.

Đại sư Liên Trì đề xướng không sát sanh mà phóng sanh. Trong chùa xây ao và chỗ phóng sanh, định kỳ thuyết pháp cho các chúng sanh trên đất dưới nước đến nỗi một tiếng mõ rền vang muôn chim lặng tiếng. Đồng thời sư soạn :” Giới Sát Sanh Văn” được ấn hành nhiều lần, truyền rộng rãi khắp. Sư còn hiệu đính và cho ấn hành các tác phẩm Phật giáo như: “ Du Già Diệm Khẩu”, “ Thuỷ Lục Nghi Quy” và “ Triêu Mộ Nhị Thời Khóa Tụng”.v.v. Các tác phẩm này được lưu hành cho đến ngày nay.

Chùa Vân Thê do “ Nghiêm tịnh tỳ ni, tôn sùng giảng tụng, rõ nhân quả, biết tội phước, chỉnh sức thanh quy, chơn tu thật hành”, tăng sĩ xa gần nghe tiếng thảy đều quy phục 

Đại sư Liên Trì trú trì đạo tràng Vân Thê hơn 40 năm, ngôn truyền, thân giáo tiếp dẫn vô số Phật tử đồng quy Tịnh Độ. Truyền giới độ đệ tử có đến hàng ngàn người. Trong đó có các vị danh tiếng như: Thích Quảng Ứng, Quảng Tâm, Đại Chơn, Trọng Quảng, Quảng Dũng .v.v. Tín chúng tại gia đến không thể tính kể. Tính ra cũng hàng ngàn người thuộc giới thượng lưu quân tử đến tham học với Đại sư như các danh sĩ: Tống Ứng Xương, Lục Quang Tổ, Trương Nguyên, Bằng Mộng Trinh, Đào Vọng Linh.v.v.đều là những vị xuất sắc. 

Đại sư Liên Trì đối người, tiếp vật tâm lượng từ bi, ngoài hiện tướng oai nghi, nhưng luôn ôn hòa, giọng nói như chuông ngân, lòng rộng không bờ bến. Đại sư viết 32 điều tự cảnh tỉnh mình bằng giới luật. Từ khi có đạo tràng trở đi, sư chưa từng dối sử dụng một tiền nào, hễ có tịnh tài dư liền cúng cho các Hoà thượng ở chùa khác, cúng y áo thuốc men, giúp người nghèo bịnh tật, thường hành như vậy không biết mệt mỏi, cùng đại chúng trong đạo tràng chẳng từ lao khổ, đem tâm đại bi bình đẳng để nhiếp hóa tất cả hữu tình. 

Sinh hoạt hằng ngày, Đại sư sống đời giản dị thanh tu, mặc vải thô che thân, một miếng rèm vải thô sử dụng mấy mươi năm được mẹ sư may đến khi qua đời. Hằng ngày tự mình chăm sóc bản thân, về già cũng vậy tự giặt y rửa bình bát không làm phiền nhọc thị giả. 

Vào tháng 6, niên hiệu Vạn Lịch 43 ( 1615) đời Minh Thần Tông, Đại sư Liên Trì vào thành cáo biệt đệ tử và bạn bè thân hữu: “ Ta sắp đi”. Sau đó trở về chùa pha trà cúng, từ biệt chúng tăng, đến chiều mùng 1 tháng 7, thượng đường bảo chúng: “ Mai ta đi rồi “ chiều ngày thứ hai, Đại sư ở nơi Phương trượng, thị hiện chút bịnh, nhắm mắt ngồi yên. Đệ tử trong thành kéo đến ai thỉnh lưu lại di chúc. Đại sư mở mắt nói:” Đại chúng hãy tha thiết niệm Phật, đừng níu kéo lo sợ, đừng phá quy củ của ta”.  Viết “ Ba điều đáng tiếc và mười điều đáng than”, để sách tấn chúng. Đại sư ngồi ngay ngắn, mặt hướng về Tây niệm Phật, an nhiên thị tịch Thọ 81 tuổi, Tăng Lạp: 50 năm.  An táng Đại sư tại nơi tháp dưới chân núi phía Đông chùa do sư chỉ định. 

Đại sư liên trì một đời chăm chỉ bút nghiên, trước tác phong phú, sau khi viên tịch đệ tử tăng tục của sư đã sưu tầm ghi chép lại thành “ Vân Thê Pháp Vựng” tổng cộng 34 tập. 

Đại sư viết “ A Di Đà Kinh Sớ Sao” lý sự viên dung, gom nhiếp ba căn ( Thượng căn, Trung căn và Hạ căn), làm kim chỉ nam và khuôn phép tu hành cho người tu Tịnh độ hiện nay. Ghi chép sự tích người vãng sanh truyền xưa nay thành “ Vãng Sanh Tập” cũng là nhờ sự chỉnh lý của Đại sư mà thành. “ Trúc Song Tuỳ Bút” là tác phẩm của Đại sư lúc tuổi già gồm hơn 40 thiên, trình bày tường tận Thiền, Giáo, Chánh tri kiến về Tịnh. Mỗi thiên đều có thể truyền cảm hứng vô hạn cho mọi người.  Đại sư Liên Trì đã thành công lớn trong việc dung hợp Thiền,Tịnh, Giáo, Luật làm một thể, kể từ Đại sư Vĩnh Minh Diên Thọ, chủ xướng Thiền, Tịnh không hai, Niệm Phật gồm thâu chỉ thú của muôn pháp. Đại sư một đời ra sức hoằng dương Pháp môn Tịnh Độ, trong niên hiệu Ung Chánh thời nhà Thanh được vua ban hiệu là Tịnh Diệu Chơn Tu Thiền Sư.

Đại sư Liên Trì nhờ có công rất lớn hoằng dương Tịnh Độ Tông, cống hiến to lớn của Đại sư đã được thế hệ sau tôn vinh Đại sư là tổ sư thứ 8 của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc. Sau khi Đại sư Liên Trì viên tịch, Đại sư Hám Sơn đích thân đến chùa Vân Thê soạn bia tháp cho Đại sư Liên Trì, tường thuật lại một đời đạo nghiệp đầy đức hạnh của Đại sư, khen rằng: “Tài của Đại sư đủ để kinh bang tế thế; Sự liễu ngộ của Đại sư đủ để truyền tâm ấn Phật; sự giáo hóa của Đại sư đủ dùng nhân, quán cơ, nhân căn mà giáo hóa ; giới đức của Đại sư đủ để hộ trì chánh pháp; phẩm hạnh và khí tiết của Đại sư đủ để khích lệ làm gương cho người đời; quy ước của Đại sư đủ để cứu vãng cái tệ lậu thời bấy giờ. Đem lòng từ để ban vui, dùng 
nguyện bi để cứu khổ, vận dụng rộng rải sáu độ, không đâu là không phải diệu hạnh của Bồ tát. Nếu chẳng phải Pháp thân đại sĩ ứng hoá vào nhân gian dùng oai đức bản thân để thắp sáng lớp lớp u tối vô minh trong thời mạc pháp thì ai có thể đến đây? Đại sư Ấn Quang thời cận đại cũng khen:”Mấy trăm năm lại đây, trong ngoài đều kính ngưỡng Đại sư “.



Trích dịch từ Tịnh Tông Bát Tổ Liên Trì Đại Sư Lược Truyện 

Sài Thành, 3:30 giờ sáng 12-10-2024

Thích Chúc Hiền (Kính lược dịch)



—————————————-

(1)Nguyên phối (元配): Chánh thê ( 正 妻),Chánh thất (正 室)

(2)Kế thất( 繼室): Hậu thê (後 妻), Kế phối (繼配)



lien tri dai su-2


淨宗八祖蓮池大師略傳



雲棲袾宏大師(公元1535—1615年),俗姓沈,名袾宏,字佛慧,別號蓮池,因久居杭州雲棲寺,又稱雲棲大師。與紫柏真可、憨山德清、蕅益智旭並稱為「明代四大高僧」。

明朝嘉靖十四年(公元1535年),出生於杭州仁和一個望族世家。父名德監,號明齋先生,母周氏。蓮池大師自小就與眾不同,氣質非凡,天資聰穎。十七歲補諸生(明清經省各級考試錄取入府州縣之學者),以學識與孝行著稱於鄉里。

蓮池大師出身富貴,無意功名,常常嘆息:「人命過隙耳,浮生幾何?」雖飽讀儒家經典,亦不忘研究佛理,信仰佛教,力戒殺生,常懷出世之心。鄰居有位老婆婆,日課佛號數千,常年不怠。問其故,曰:「先夫持佛名,臨終無病,與人一拱而別,故知念佛功德不可思議。」師深受啟發,從此棲心淨土。並於案頭書「生死事大」四字警策自己精進用功。

元配張氏生一子,不幸夭折;不久,張氏也去世了,母親強迫,續娶湯氏。

二十七歲時喪父,三十一歲母亦永訣,幾年間,經歷了喪父、亡母、殤妻、夭子之人生巨變,由此對於佛家生死無常之理體會尤加深刻。

嘉靖乙丑除夕,師命繼室湯氏沏茶,捧至案時,茶盞破裂。師見狀,有感而發的說,世間因緣無不散之理,遂決志出家修行。明世宗嘉靖四十五年元旦,與妻子湯氏訣別:「恩愛不常,生死莫代,吾往矣,汝自為計!」並寫下七筆勾詞。湯氏亦灑淚道:「夫君先往,妾自有打算。」公元一五六六年,師三十二歲,投西山無門寺性天和尚落髮。其妻隨後也削髮為尼,取名袾錦,後為女叢林主,於孝義庵壽終。

蓮池大師於昭慶無塵玉律師座下受具足戒後,自號蓮池,策杖遊方,千里無阻,遍參知識。北遊五台,感文殊菩薩放光;至北京龍華寺,參學遍融禪師,老禪師教喻:「勿貪名利,唯一心辦道,老實持戒念佛。」師拳拳服膺。後參笑嚴德寶禪師,辭別向東昌的歸途上,聞樵樓之鼓聲忽然大悟,乃作偈曰:「二十年前事可疑,三千裡外遇何奇?焚香擲戟渾如夢,魔佛空爭是與非。」

隆慶五年(公元1571年),蓮池大師入杭州雲棲山,此山本是已故高僧伏虎禪師所居寺廟遺址,離杭州不遠,又山水幽絕,易於安居修行,於是師在古雲棲寺舊址,結茅駐錫,修念佛三昧。期間,曾絕糧七日,終日倚壁危坐,胸前掛一塊鐵牌,上書云:「鐵若開花,方與人說。」

山中時有虎患,村民深受其苦,蓮池大師慈悲為施食誦經,不久虎患絕跡。又逢亢旱年,村民懇請祈雨以解災情,師手擊木魚,率眾繞田埂念佛,一時頃,所及之處,雨下如注。村中民眾歡喜踴躍,對佛法生大誠信,並自發組織力量,為師建造禪院。自此之後,師於道場中大弘教法,普度群萌。四方佛子聞風而至,海眾雲集,共修淨業,雲棲寺遂成一大叢林。

蓮池大師主持道場後,注重真修實行,以戒律為基石,以淨土為皈依。禪淨並重,弘宗演教常年不斷,此時南北戒壇久廢,為使戒法不絕,便令受戒者自備衣缽於佛前為作證明而受具戒;受具戒者,半月誦《梵網經戒》及比丘諸戒品。並著述有關律制軌範的文例,如《沙彌要略》、《具戒便蒙》與《梵網經疏發隱》等,以便戒子研學戒法。道場規條甚嚴,出「僧約十條」、「修身十事」等示眾。各堂執事職責詳明,夜必巡警,擊板唱佛名,聲傳山谷。布薩羯磨,舉功過,行賞罰,絲毫無錯。

蓮池大師提倡戒殺放生,於寺中設放生池和放生所,定期為水陸眾生說法,竟至「木魚一響,萬鳥無聲」。同時還撰寫《戒殺放生文》,多次印行,傳播極廣。同時又修訂《瑜伽焰口》、《水陸儀規》和《朝暮二時課誦》等佛門法事儀規行文。這些儀規,一直沿用至今。

雲棲寺由於「嚴淨毗尼,尊崇講誦,明因果,識罪福,整飭清規,真修實行」,遠近衲子聽聞後,盡來歸附。

蓮池大師主持雲棲道場四十餘年,言傳身教接引無數佛子同歸淨土。門下授戒、得度弟子,不下數千,著名者有釋廣應、廣心、大真、仲廣、廣湧等。在家信眾就更不可計數,縉紳士君子列入大師門下者,亦以千計,如朝野名士宋應昌、陸光祖、張元、馮夢禎、陶望齡等,皆為其中佼佼者。

蓮池大師待人接物心懷慈悲,外顯威儀之相而又不失溫和,聲若洪鐘,胸無崖岸。著有三十二條自警以律己。自有道場以來,未曾妄用一錢,凡有香俸盈餘,便施散給其他寺廟的和尚。施衣藥,救貧病,常行不倦。為道場與大眾不辭勞苦,以大悲心平等攝化一切有情。

在生活上,蓮池大師惜福簡樸,始終以麻布素衣蔽身,一麻布幃用幾十年,且還是大師母親去世時所製。日常行作都自力親為,年老依然自己洗衣,淨溺器,不勞煩侍者。

明神宗萬曆四十三年(公元1615年)六月,蓮池大師入城向諸弟子及故友告別,曰:「吾將他往。」回寺後用茶湯設供話別眾僧。至七月初一晚,上堂對眾曰:「明日吾行矣。」第二天晚,大師在方丈室,示現微疾,閉目靜坐,城中諸弟子趕到,哀請留囑,大師睜開眼,道:「大眾老實念佛,毋捏怪,毋壞我規矩。」作「三可惜」、「十可嘆」以警眾,面西念佛端然而逝。世壽八十一,僧臘五十。大師自己選定在寺院左邊嶺下,做葬身塔廟之地。

蓮池大師一生勤於筆耕,著述豐富,示寂後由其僧俗弟子等蒐錄編次,輯成《雲棲法彙》,共三十四冊。

蓮池大師所著之《阿彌陀經疏鈔》融會事理,統攝三根,現今仍為淨宗行人之修行指南、圭臬。記傳古今往生者事蹟的《往生集》亦是大師整理而成。《竹窗隨筆》是大師晚年之作,共四百餘篇,詳辨禪、教、淨之正知見,每篇都能給人無限的啟迪。

蓮池大師是從永明延壽以來,融禪淨教律為一體之大成者,主唱禪淨不二,念佛含攝萬法之旨。一生致力於弘揚淨土法門,清雍正中賜號淨妙真修禪師。蓮池大師因弘揚淨土宗厥功甚偉,貢獻頗大,被後世尊為中國淨土宗第八代祖師。

蓮池大師圓寂後,憨山大師親往雲棲寺,為蓮池大師撰寫塔銘,追述其一生德業,讚曰:大師之才,足以經邦濟世;大師之悟,足以傳佛心印;大師之教,足以因才觀機,因機施教;大師之戒,足以護持正法;大師之操守,足以激勵警戒世人;大師之規約,足以救時弊。至於慈能與樂,悲能拔苦,廣運六度,莫非菩薩之妙行。若非法身大士化入人間,以自身威光照亮末法重重昏暗,誰又能做到這些?近代印光大師亦讚曰:數百年來,中外景仰。

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2011(Xem: 4412)
Ở Tây Tạng nhiều đại hành giả sưu tập những sự thực hành tâm linh đưa đến giác ngộ trong một bộ sách gọi là Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ. Những giáo huấn hùng hồn về Đức Phật từ bi kể rõ chi tiết một loạt những sự thực hành mà một người may mắn có thể sử dụng cho việc rèn luyện nhằm để đạt đến giác ngộ. Các ngài chắt lọc những kinh luận Đạo Phật bao la và vô hạn mà không hy sinh bản chất tự nhiên hay sự sắp đặt cốt lõi của chúng.
17/12/2011(Xem: 3998)
Ngài Long Thọ mở đầu Trung Luận bằng một bài tụng kính lễ Đức Phật giảng lí tính duyên khởi và tịch lạc của niết bàn.
13/12/2011(Xem: 5093)
Sự thực hành chuyển hóa tâm thức của Phật giáo chủ yếu gồm ba pháp: Chỉ (hay Định), Quán, và Chỉ Quán song tu. Ba pháp này dựa vào ba khả năng của tâm thức con người: Sự tập trung (Chỉ), sự quan sát có khi cộng thêm với sự tưởng tượng (Quán), và thực hành cả hai cái ấy cùng một lúc. Quán là quán sát (to examine), quán tưởng (to visualize), tưởng tượng (to imagine); các học giả Tây phương dịch chữ Quán bằng ba động từ này. Mục đích của thực hành quán là để thấy sự thật vô ngã và vô pháp.
27/11/2011(Xem: 6195)
“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!
26/11/2011(Xem: 5226)
Ba la mật thứ tư: Tinh tấn Tsöndruthường được dịch là “tinh tấn.” Tuy nhiên, trong văn cảnh của Phật giáo, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhiều. Nó không chỉ hàm ý sử dụng nỗ lực và cần cù mà còn là cảm nhận sự thích thú và nhiệt tâm đối với các thiện hạnh.
23/10/2011(Xem: 10258)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
19/10/2011(Xem: 4803)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ. Bài thuyết pháp ấy không lời. Khi Đức Thế Tôn bước từng bước chân an lạc trở về Vườn Nai, các vị trong nhóm ông Kiều Trần Như đã tiếp nhận được ánh sáng hạnh phúc đó và đã chuyển hóa được năng lượng tiêu cực đang phát khởi trong tâm bằng cách quỳ dài xuống đất để đón tiếp.
13/10/2011(Xem: 4932)
Phần lớn các nhà nghiên cứu Tây phương vào thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo Nguyên thủy. Kinh điển Nguyên thủy được sưu tập và phiên dịch bởi những học giả có định kiến Phật giáo là ‘một tôn giáo trốn lánh đời và tiêu cực thụ động’. Họ bỏ qua những hoạt động của một số tăng già trong các phong trào chánh trị “chống thực dân ’ ở các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á và có lẽ xem các nhà sư liên hệ đến chính trị là những ‘chuyên viên quấy rối’. Ở Tây phương từ ngữ Phật giáo nhập thế chỉ mới xuất hiện gần đây.
12/10/2011(Xem: 7220)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
04/10/2011(Xem: 4039)
Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng tạo và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]