Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thử tìm hiểu ý nghĩa Niệm Phật trong Nam Truyền và Bắc Truyền.

17/05/202222:48(Xem: 3349)
Thử tìm hiểu ý nghĩa Niệm Phật trong Nam Truyền và Bắc Truyền.


Phat Di Da
Thử tìm hiểu ý nghĩa Niệm Phật trong Nam Truyền và Bắc Truyền.

Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản, và niệm Phật là con đường nhanh nhất để thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ của cõi Ta Bà.
Thường thì bắt đầu vào tuổi thu đông nhiều người mới tập trung tinh thần vào Niệm Phật. Có người thường cho rằng pháp môn Tịnh Độ chỉ mới bắt đầu khi có kiết tập kinh điển lần thứ 3, 4 và về sau này khi Đại Thừa phát triển mạnh.
Nhưng Pháp môn niệm Phật đã được Đức Thế Tôn chỉ dạy lúc Ngài còn tại thế, và là một trong các pháp Tam niệm, Lục niệm, Thập niệm.
Kính trích đoạn …
Bấy giờ, Đức Phật đang ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ, nói với các thầy Tỳ kheo: “Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Đã tu hành một pháp rồi, liền có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều thiện đủ cả, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, liền được thần thông, trừ các loạn tưởng, được quả Sa môn, tự đến Niết bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Phật” (Đại chính 2, tr. 532).
Bất cứ người học Phật nào đã kinh qua giáo lý thì đều hiểu rằng:
– Trong thời A Hàm, Đức Phật chủ trương nói pháp sanh diệt, tứ đế và nhân duyên cho các đệ tử tu thiền tứ niệm xứ và quán thập nhị nhân duyên (tiểu thừa hay phật giáo nguyên thủy) nhưng cũng giới thiệu pháp niệm Phật như một pháp tu thoát ly sinh tử đạt đến Niết bàn.
Trong kinh Tăng Nhất A Hàm Hán tạng và Nikàya (Pali tạng) Đức Phật khai mở dây sanh tử cho tất cả chúng sanh: Ngài đích thân đối với tứ chúng chỉ rõ pháp hiểu biết, khiến họ thấy hoặc nghe, đều được an tâm. Đức Phật thật là bậc Đạo nhơn, là Thiện nhơn, là Quyết định nhơn, là Vô lậu nhơn, vì Ngài thấu suốt thân mệnh, chính là bậc Đại nhơn trí tuệ cao cả vậy. (Kinh Tăng Nhứt A Hàm)
(Cũng kinh này) Tỳ kheo nương Phật pháp mà sanh lòng tin: tin rằng Đức Như Lai là: Thế Tôn, bậc Chánh đẳng Chánh giác, Chánh Biến Tri, Minh hạnh Túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng Phu, Thiên nhơn sư, Phật. Ngài chứng quả an lành không bệnh; tu nhẫn nại và tinh tấn mức trung đạo, chứng quả chẳng hư ngụy, chẳng mê hoặc. Đúng như thật đối trước các bậc sư chủ: Chỉ rõ đạo nghĩa, an trụ tinh tấn, bỏ pháp bất thiện, phát khởi thiện pháp, nương thiện pháp mà quyết định bền chắc. Thế mới thành tựu bậc trí huệ chứng Vô thượng trí vậy.
Vậy thì …hãy nghe Đức Phật giải thích thế nào là niệm Phật:
“Nếu có Tỳ kheo nào chánh thân, chánh ý, ngồi bắt tréo chân, chuyên tinh niệm Phật, không có niệm tưởng nào khác. Quán hình của Như Lai, mắt không hề rời. Trong khi mắt không rời, niệm tưởng công đức Như Lai” (sđd, tr.5)
Trong kinh Trì Trai - số 202, Trung A Hàm, tương đương kinh Visàkhà-sutta, Tăng Chi Bộ- Kinh này cho thấy nhờ niệm Phật mà tâm được tĩnh lặng và tất cả mọi nghiệp bất thiện đều được tiêu diệt,
Kinh này được thuyết cho cư sĩ Tỳ Xá Khư, khi Phật đang trú tại nước Xá Vệ, trong Đông viên, Lộc Tử Mẫu giảng đường.
“Này cư sĩ! Đa văn Thánh đệ tử khi trì trai niệm tưởng Như Lai rằng, Thế Tôn là Như Lai, Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Người ấy sau khi niệm tưởng Như Lai như vậy, ác tham nếu có liền bị tiêu diệt. Những pháp tạp uế, ác bất thiện, nếu có cũng bị diệt. Này cư sĩ, đa văn Thánh đệ tử duyên nơi Như Lai cho nên tâm tĩnh, được hỷ, ác tham lam nếu có liền bị diệt, pháp tạp uế, ác bất thiện nếu có cũng bị tiêu diệt”.
.Còn trong kinh Tăng Nhất A Hàm “Nếu có người dùng vật dụng cúng dường tất cả chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đề thì phước đức rất lớn. Nhưng chẳng bằng người xưng niệm danh hiệu Phật trong một giây lát, công đức kia không thể nghĩ bàn.”
Rõ ràng cả tạng kinh điển Pali và Hán tạng đều ghi nhận pháp môn niệm Phật rất rõ ràng. Điều này chứng tỏ pháp môn này rất phổ biến trong thời Đức Phật, được đích thân Đức Thế Tôn chỉ dẫn, và xem nó như là một trong những con đường đi đến giác ngộ giải thoát.
Nếu đã nghiệm được pháp môn niệm Phật là một trong những con đường đi đến giác ngộ giải thoát thì lợi ích của việc niệm Phật đã được bao hàm trong Sự và Lý.
Nào …. cùng nhìn lại lợi ích về Sự :
1– tránh được phiền não ( một câu niệm Phật giải oan khiên).
Những người gặp các cảnh khổ, như tử biệt sanh ly, nhà tan cửa mất, tai nạn bất thường v.v ..sanh các phiền não, nếu biết chí tâm niệm Phật, thì các phiền não khỗ đau đần dần sẽ tiêu tan?
Nếu tâm ta chỉ nhớ nghĩ đến những tai nạn khổ đau, thì luôn luôn sẽ bị phiền não khuấy đục. Khi ta niệm Phật thì sẽ cố nhiên nhớ Phật, quên đau khổ. Đem sự nhớ Phật này thế cho cải hóa sự đau khổ; một giờ niệm Phật thì sẽ đổi được một giờ sầu khổ, một ngày niệm Phật thì đổi được một ngày khổ đau.
Cứ như thế, nếu niệm Phật được tăng chừng nào, thì sự buồn phiền đau khổ sẽ giảm đi chừng ấy.
2—Niệm Phật sẽ trừ được niệm chúng sanh.
Chúng sanh hằng ngày nhớ nghĩ đến những điều tội lỗi như tham, sân, si v.v ..miệng thốt ra những điều tội ác, thân làm những việc xấu xa. Đó là những ác nghiệp của chúng sanh. Nay nếu chúng ta niệm Phật, thì chúng ta không còn thì giờ để nhớ nghĩ việc tội lỗi nữa và thực hành những ác nghiệp trên nữa. Như thế là niệm Phật sẽ trừ được niệm chúng sanh.
Niệm Phật càng nhiều thì niệm chúng sanh càng ít. Niệm Phật hoàn toàn thì niệm chúng sanh dứt sạch.
3– Niệm Phật giúp tâm nhẹ nhàng thanh thản an ổn.
Bệnh tật của chúng ta, một phần do thể xác, nhưng một phần củng do ảnh hưởng của tinh thần. Nhiều người mất ăn bỏ ngủ vì uất hận, nhục nhã v.v.. Do đó, uất khí tích tụ lâu ngày trong người, mà sinh bệnh mất ăn bỏ ngủ. Gặp những trường hợp như vậy, nếu chúng ta niệm Phật cho ra tiếng, thì những nỗi uất hận đè nặng lên tâm can chúng ta sẽ như được trút ra cùng hơi thở, cùng tiếng niệm, và thâm tâm ta được nhẹ nhàng dễ chịu. Những người yếu tim, nếu biết niệm Phật sẽ mau bình phục. Vì bệnh yếu tim thường làm cho người bệnh hồi hộp, lo sợ; nay nhờ niệm Phật nên tâm định, tâm định thì những sự hồi hộp lo nghĩ giảm đi. Do đó mà ăn được, ngủ yên và bệnh mau bình phục.
4—Niệm Phật tâm trí sẽ sáng suốt, học hành mau nhớ.
Những người tâm trí loạn động thì tối tăm, như ngọn đèn bị gió, không sáng được. Nhờ niệm Phật, tâm trí sẽ định tĩnh, như ngọn đèn có ống khói, không lay động. Do đó tâm trí sẽ phát chiếu, như ngọn đèn tỏa ánh sáng vậy.
5—Niệm Phật khi lâm chung sẽ được sanh về Tịnh độ.
Như chúng ta đã thấy ở trên, niệm Phật đem lại cho chúng ta nhiều ích lợi thiết thực trong đời sống hiện tại, về phương diện thể chất lẫn tinh thần, về tính tình lẫn trí huệ. Nhưng cái lợi ích lớn nhất là ở đời sau. Nếu chúng ta thực hành pháp niệm Phật này, đúng như lời Phật dạy, cho đến “nhất tâm bất loạn” thì sau khi lâm chung, sẽ sanh về Tịnh độ, được luôn luôn thấy Phật nghe pháp, làm bạn với thánh hiền, và có đủ nhiều thiện duyên để tiếp tục tu hành cho đến quả Phật.
Riêng lợi ích về Lý có thể nhìn theo khía cạnh sau đây:
Ta thường nghe “Tự tánh Đi-Đà, duy tâm Tịnh độ” có nghĩa là người niệm Phật đến khi hết vọng, ngộ nhập được chân tâm rồi, thì Phật A-Di-Đà hay cảnh Tịnh độ cũng chỉ ở nơi tâm mình hiện ra, chứ không phải đâu xa.
Đó là khi hành giả niệm Phật được “nhất tâm bất loạn”, thì các vọng tưởng hết, chân tâm thanh tịnh hiện ra. Chân tâm không sanh diệt hư hoại là “Thường”, chân tâm thanh tịnh vắng lặng là “Tịch”, chân tâm sáng suốt vô cùng là quang cảnh “Thường-Tịch-Quang Tịnh-độ” chỉ ở nơi chân tâm ta, chứ không nơi đâu khác.
Lại nữa, chân tâm không hoại diệt là ”Phật Vô-lượng-thọ”; chân tâm chiếu soi vô tận là “Phật Vô-lượng-quang” và đó cũng tức là “Thanh -tịnh diệu pháp thân của Phật A-Di-Đà”.
Nói tóm lại pháp niệm Phật được sự lợi ích vô cùng. Nếu những người không tin có Phật A-Di-Đà, có cảnh Tịnh độ mà chí tâm niệm Phật, thì cũng được nhiều lợi ích như thế.
(ST từ con đường tu tịnh độ).
Lại nữa trích đoạn trong tập của Pháp sư Ấn Quang:
Từ Vân Sám Chủ nói: "Tam giới đại sư, vạn đức từ phụ, quy y Ngài thời tội diệt; kính Ngài thời phước sanh. Các kinh đã nói đủ. Nếu có thể quy y Tam Bảo, thọ trì danh hiệu một vị Phật thì hiện đời sẽ được mười điều lợi thù thắng..."
1. Ngày đêm thường được hết thảy chư thiên, đại lực thần tướng ẩn hình thủ hộ.
2. Thường được hai mươi lăm vị Bồ Tát như Quán Thế Âm v.v… thủ hộ.
3. Thường được chư Phật ngày đêm hộ niệm, A Di Đà Phật thường phóng quang minh nhiếp thọ người ấy.
4. Hết thảy ác quỷ, dạ xoa, la sát đều chẳng hại được; rắn độc, thuốc độc thảy đều chẳng làm hại nổi.
5. Đều chẳng mắc nạn nước, lửa, oán tặc, đao, tên, gông cùm, tù ngục, chết ngang.
6. Những tội trước kia trót tạo đều sẽ tiêu diệt; mạng trót giết oan đều được giải thoát, chẳng còn đối chấp.
7. Đêm mộng điều tốt lành, thấy hình sắc tượng thắng diệu của Phật A Di Đà.
8. Tâm thường hoan hỉ, nhan sắc tươi nhuận, khí lực sung mãn, việc làm tốt lành.
9. Thường được hết thảy thế gian, nhân dân cung kính, lễ bái giống như kính Phật.
10. Lúc mạng chung, tâm không sợ hãi, chánh niệm hiện tiền, A Di Đà Phật và các thánh chúng cầm đài kim cang tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc thế giới hưởng sự vui mầu nhiệm thù thắng đến cùng tột đời vị lai”. 
 
Từ khi tham khảo Kính Lời Vàng (Tác giả: Dương Tú Hạc- Dịch giả: HT Thích Trí Nghiêm) tôi thật thích thú khi được ghi lại thêm những trích yếu tuyệt vời như sau:
1– Đức Phật bảo Ngài Di Lặc rằng : Nghe danh hiệu Đức Phật kia, vui mừng nhảy nhót, cho đến một niệm. Phải biết người ấy ắt được lợi lớn. Ấy là đủ công Đức cao tột. (kinh Vô Lượng Thọ)
2– Đức Phật bảo Ca Diếp Bồ tát: "Nếu có trai lành gái thiện naò, thường hay chăm lòng chuyên cần niệm Phật, hoặc nơi núi rừng, hoặc nơi xóm làng, hoặc ngày đêm, hoặc ngồi nằm, các đức Phật Thế Tôn thường thấy người này như hiện trước mắt. (Kinh Niết Bàn)
3–Đức Phật bảo A Nan và bà Vi Đề Hy: "Các Phật Như Lai lấy pháp giới làm thân, cho nên vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh; vậy nên các ngươi mỗi khi tâm tưởng Phật, tâm nầy tức là 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Tâm này phải làm Phật vì tâm này là Phật. Các đức Phật là biển chánh biến tri, từ tâm tưởng mà sanh ra.
Nếu ai biết niệm Phật, thì phải biết người này là hoa sen báu trong loài người, Đức Quan Thế Âm Bồ tát, Đức Đại Thế Chí Bồ tát là bạn thù thắng của người ấy, và thường ở đạo tràng sanh trong nhà các đức Phật. (Kinh Quán Vô Lượng)
4–Nếu ai hay chăm lòng niệm Phật luôn, thẳng ngồi chánh định, quán tưởng sắc thân Phật, nên biết người này lòng như lòng Phật cùng Phật không khác. Tuy còn ở trong phiền não mà chẳng bị các điều ác che lấp, sang qua đời sau họ sẽ rưới những trận mưa đại pháp. (Kinh Quán Phật)
 5–Nếu người trì Phật danh, chẳng sanh tâm khiếp sợ, có trí huệ mà chẳng dua vậy, thường ở ngay trước các đức Phật. (Kinh Thập Nhị Phật Danh)
 6–Nếu có người, ngày ngày xưng tụng danh hiệu Như Lai, những chúng sanh ấy có thể xa lìa chốn tối tăm, lần lữa đốt được các phiền não. Như vậy xưng niệm nam mô Phật, thì ngữ nghiệp chẳng luống công. Như vậy ngữ nghiệp gọi là tay cầm cây đuốc lớn hay soi phá các phiền não tối tăm. (Kinh Bảo Tích)
 7– Quy y, cung kính nhớ tưởng Phật chắc được ra khỏi sanh tử, đến Niết bàn. Cho đến, hoặc có trai lành gái thiện, ít nhất một phen xưng: "nam mô Phật đà đại từ bi" thì trai lành gái thiện này hết ngằn mé sanh tử, căn lành không cùng tận, sanh ở trong cõi trời thường hưởng quả giàu vui. Cuối cùng vào cảnh giới Niết bàn. (Kinh Bát Nhã)
 8–.Vua Tịnh Phạn đại vương thưa Phật rằng: "Công đức niệm Phật tướng trạng ra sao?" Đức Phật thưa lại vua cha rằng: "Như đám rừng cây y lan, chu vi rộng chừng 40 do tuần mà chỉ có một cây ngưu đầu chiên đàn tuy đã có rễ, mộng mà chưa mọc khỏi đất. Loại y lan chỉ có hôi thúi mà không mùi thơm; nếu ai ăn phải hoa, trái nó thì phát cuồng mà chết mất. Về sau mộng rễ chiên đàn dần dần sanh trưởng thành cây, mùi thơm ngào ngạt liền át mùi thúi rừng y lan thảy đều thơm đẹp. Chúng sanh nghe thấy đều cho là hiếm có.
Đức Phật lại thưa với Phụ vương rằng: "Tất cả chúng sanh còn ở trong sanh tử, thành tâm niệm Phật cũng chính như thế. Chỉ hay chăm niệm luôn chẳng dứt, quyết định sanh ngay cõi Phật. Đã được vãng sanh tức có thể cải biến tất cả điều ác trở thành đại từ bi như gỗ trầm hương chiên đàn biến cải mùi hôi rừng y lan." (Kinh Quán Phật Tam Muội)
 9–Vua Di Lan hỏi ngài La Hớn Na Tiên Tỳ Kheo rằng: "Nói người làm ác đến trăm năm, đến khi sắp chết nếu biết niệm Phật, chết rồi sanh về cõi trời. Lời nói này tôi không tin nổi.
Lại nữa, chỉ một lần sát sanh, sau chết đọa vào địa ngục, tôi cũng không tin nổi." Ngài Na Tiên trả lời: "có người cầm cục đá nhỏ để trên mặt nước, đá ấy nổi hay chìm?" Vua trả lời: "Chìm." Ngài nói: "như đem trăm cục đá lớn để trên thuyền, chiếc thuyền ấy chìm hay không?" Vua nói: "chẳng chìm." Ngài nói: "trăm hòn đá lớn trong thuyền, nhờ thuyền nó chẳng chìm. Người tuy có tội lớn, nếu một khi biết niệm Phật, thì nhờ Phật chẳng đọa địa ngục, lại được sanh lên trời, sao lại chẳng tin nổi? Hòn đá nhỏ chìm ngập như người làm ác chẳng biết niệm Phật, chết đọa điạ ngục sao lại chẳng tin?" Nhà vua khen: "Hay quá, ngài nói hay quá." (Kinh Na Tiên Tỳ Kheo)
 10–Người tu nhứt hạnh tam muội, nên ở chỗ vắng lặng, bỏ các loạn ý, buộc tâm nơi Phật lý, tưởng niệm một đức Phật, niệm niệm nối nhau, chẳng cho trễ nãi, chừng trong một niệm tức hay thấy mười phương Phật, được đại biện tài.(Kinh Văn Thù Bát Nhã)
11–Đức Phật bảo A Nan: Thợ bắt cá vì muốn được cá nên gắn mồi lưỡi câu thả vào ao nước cho cá nuốt mồi: cá đã nuốt mồi, tuy còn ở dưới ao nhưng chẳng bao lâu sẽ bị bắt lên. Nầy A Nan, tất cả chúng sanh đối với các đức Phật được sanh lòng kính tin trồng các căn lành, tu hạnh bố thí, cho đến phát tâm được một niệm kính tin, tuy còn bị các nghiệp ác bất thiện ngăn che đọa trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Các Đức Phật Thế Tôn lấy Phật nhãn xem các chúng sanh nầy vì đã phát tâm thù thắng, nên cứu vớt ra khỏi địa ngục. Đã cứu vớt xong, đem để trên bờ Niết bàn. (Kinh Đại Bi).
 
Lời kết:
 Là một người học Phật trong thời đại công nghệ này, trộm nghĩ người người đều bận rộn vô cùng, với pháp môn niệm Phật như Đức Phật đã chỉ dạy thì có thể chỉ cần niệm danh hiệu Đức Phật nào cũng được vì một vị A Là Hán được thành tựu quả Phật cũng có 10 danh hiệu: Chánh Biến Tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô Thượng Sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật , Thế Tôn và như đã đọc phần trên điều tốt nhất nên nhớ kỹ lời Đức Phật đã giảng cho Phụ vương Tịnh Phạn "Tất cả chúng sanh còn ở trong sanh tử, thành tâm niệm Phật cũng chính như thế. Chỉ hay chăm niệm luôn chẳng dứt, quyết định sanh ngay cõi Phật. Đã được vãng sanh tức có thể cải biến tất cả điều ác trở thành đại từ bi”
Chúc mừng bạn …suy nghĩ được nghĩa lý Phật Đạo
Pháp môn Niệm Phật …khó thể nghĩ bàn
Lợi ích vô cùng dù bận rộn chốn thế gian
Niệm hết vọng …ngộ nhập chân tâm thoát ly sanh tử
“Tự tánh Di Đà …Duy tâm Tịnh độ” …này bạn lữ
Phương tiện giáo hoá tuỳ thuận chúng sanh
Thành tâm niệm nhớ Phật ..căn cơ dù chậm, lanh
Quyết định về ngay cõi Phật …Niết Bàn thù thắng
Hãy phát nguyện dứt ác ngữ, dục lạc không chìm đắm
Tội diệt, phước sanh… luôn tinh tấn nghĩ rằng
Tâm mình phải là Phật, Phật chính là Tâm
Không còn loạn ý, định tĩnh …mặt trời huệ phát chiếu!!
Dù Nam Tông, Bắc Tông ….thật là cần yếu!
Khi biết niệm Phật …hoa sen báu trong loài người
Khí lực sung mãn, nhan sắc nhuận tươi
Chư Thiên, Hộ Pháp, Bồ Tát…thường xuyên xuất hiện
Người tin Phật Pháp rồi …
phát tâm đại dõng mãnh - niệm niệm.
Huệ Hương
(ST trên mạng và tham khảo Kinh Lời Vàng)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2011(Xem: 4038)
Chữ “nhẫn” trong chữ Hán được viết như sau: 刃 (nhận) +心 (tâm) = 忍 Chữ 刃 (nhận) nghĩa là sự nguy hiểm, mũi nhọn, chém giết Chữ 心 nghĩa “tim”, chữ tâm được dùng rất phổ biến như tâm cảnh心境, tâm địa心地 nghiên cứu về hiện tượng ý thức gọi là tâm lý học 心理學, Phật học thì thượng gọi vạn pháp duy nhất tâm, gọi tắc duy tâm 唯心
22/09/2011(Xem: 4489)
Chúng sanh tạo tác ác nghiệp, đó là cội gốc chân thật của bệnh khổ. Bởi vì Phật, Bồ Tát, A La Hán không tạo ác nghiệp, cho nên các Ngài không bệnh. Đạo lý chính ngay chỗ này. Nếu Phật Bồ Tát bị bệnh thì đó là thị hiện, đó là hoằng pháp. Ví dụ như bệnh của Ngài Duy Ma Cật là hoằng pháp lợi sanh, không phải Ngài bệnh thật, Ngài không thể bị bệnh, Ngài không có lý do gì để bị bệnh.
15/09/2011(Xem: 4411)
Tự nhận rằng, là người của công việc, hay đi lại đó đây, ngay cả trong mùa an cư, do đó với riêng tôi, việc thực hiện đúng thời khóa công phu theo phương thức truyền thống là điều bất khả! Mặc dù vậy, tự trong sâu thẳm của lòng mình, mong mỏi được đọc tụng toàn bộ kinh tạng trong mùa an cư dường như là một sở nguyện đã manh nha từ lâu...
14/09/2011(Xem: 4966)
Hạnh phúc và khổ đau lưu xuất từ những hành động quá khứ của chúng ta. Để định nghĩa nghiệp (karma) trong vài chữ, người ta có thể nói: hãy làm tốt, tất cả sẽ tốt; nếu làm xấu, tất cả sẽ xấu. Karma - nghiệp - có nghĩa là "hành động". Nó hoạt động theo ba mặt: thân, lời, và ý. Nó sản sinh ra ba loại hậu quả: xấu, không xấu và trung tính, và diễn ra trong hai thời: trước tiên người ta nghĩ đến điều sắp làm, đó là hành động ý định, rồi những động lực tâm thức hiện thực thành một hành vi thân xác hay lời nói, đó là hành động cố ý.
13/09/2011(Xem: 4606)
Đức Phật tại thế, mọi người được sống hạnh phúc bên cạnh bậc đại Đạo sư minh triết tuyệt vời, cho nên không cần đặt ra vấn đề tìm hiểu về Phật. Nhưng khi Phật nhập Niết bàn, mọi người đều có chung suy nghĩ rằng cần góp nhặt lời Phật dạy để truyền cho nhau tu hành. Trong lần kiết tập đầu tiên, dĩ nhiên không thể trùng tuyên đầy đủ lời Phật dạy, cũng như không được mọi người tán thành hoàn toàn. Thật vậy, những chứng nhân quan trọng đã từng trực tiếp nghe Phật thuyết pháp như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên đã nhập Niết bàn. Ngoài ra, lịch sử cũng ghi rõ đại đệ tử thuyết pháp bậc nhất Phú Lâu Na và 500 Tỳ kheo không đồng ý với những gì được kiết tập. Họ đã đến hang động khác để trùng tuyên lại.
02/09/2011(Xem: 6664)
Khoa học là sự hiểu biết về thế giới hiệntượng bên ngoài và các ứng dụng của sự hiểu biết ấy. Đấy là cách định nghĩa củakhoa học ngày nay. Thế nhưng cũng có một lãnh vực hiểu biết khác, thiết lập trênnguyên tắc tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác, đặc biệt liên hệ đên cáchiện tượng bên trong (tức nội tâm), và được ứng dụng vàocác hiện tượng như tri thức hay tâm thức chẳng hạn... Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
30/08/2011(Xem: 5575)
Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát. Trong trường hợp này, người tìm đến Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát rất cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa Đạo Phật “nguyên thủy” và các Đạo Phật không phải là “nguyên thủy”, giữa Chánh pháp và Phi pháp.
25/08/2011(Xem: 7391)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự Thật – Tương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
25/08/2011(Xem: 6315)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
22/08/2011(Xem: 7179)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫn và trí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]