Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cõi An Lành - Hạnh Phúc (ý nghĩa và thần lực của việc niệm Nam Mô A Di Đà Phật)

05/12/202104:38(Xem: 5007)
Cõi An Lành - Hạnh Phúc (ý nghĩa và thần lực của việc niệm Nam Mô A Di Đà Phật)
phat di da tiep dan

CÕI AN LÀNH - HẠNH PHÚC
(Ý NGHĨA và THẦN LỰC (1) của việc Niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT)

Chấp hai tay cúi đầu miệng niệm Phật
A Di Đà chào chúc thật cao sâu
Khỏe sáng suốt cùng chân lý nhiệm mầu
Được trường thọ thăng hoa trong cuộc sống…

Sống trong một thế giới vô thường biến đỗi, với đầy sự nhiễu nhương, tang thương, chết chóc, do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, xảy ra trước mắt hằng ngày, gây lắm khổ đau, điển hình như Covid-19 (với đầy ác khí) như hiện nay, cũng khiến cho nhiều người lo sợ, khủng hoảng và thức tĩnh. Thấy rõ được rằng, mọi cơ sở vật chất, với nhiều năm đầu tư xây dựng, chỉ một cơn động đất, sóng thần hay bão lửa, lũ lụt nổi lên, sẽ tan tành theo mây khói. Một đời người với biết bao nhiêu lo toan, tính toán, hy vọng, ước mơ, một cơn đại dịch xảy ra, đành âm thầm ra đi trong tức tưởi, không một người thân đưa tiễn, tất cả tài sản bao năm gầy dựng, phải bỏ lại, không mang theo được gì!

Nhất là tiến bộ của khoa học với tiện nghi vật chất hiện đại, cả 2 năm rồi vẫn chưa khống chế được dịch bệnh, vacxin này ra, thì virus khác xuất hiện, còn đe dọa sẽ có những biến chủng nguy hiểm hơn gấp bội, như “Omicron” đang gây hoảng loạn, sẽ hoành hành và diễn biến khá phức tạp, cũng như hình ảnh mọi người phải “bịt miệng” và “húc cùi chỏ” khi gặp nhau, thật là khó chịu, mất thẩm mỹ, mà vẫn chưa có một dụng cụ hay cách chào đẹp mắt hữu hiệu nào thay thế.

Trong khi đó đất nước Bhutan hay Bộ Tộc Kogi, cũng như các Tu Viện Phật Giáo thường ở những nơi rừng vắng, Tu Sĩ và những người dân nơi đây, sống hòa thuận với thiên nhiên, không chạy theo “vật chất hay tiến bộ khoa học”, tất cả đều sống rất an lành và hạnh phúc.

Từ đó nhiều người đã thấy được phần “tinh thần” là quan trọng, quyết định cho hạnh phúc hoặc khổ đau và còn mãi cũng như theo ta suốt đời này, sang kiếp khác. Nên đa số đã hướng về tâm linh, lo TU HÀNH, mà pháp Tu Tịnh Độ Niệm Phật A Di Đà là dễ thực hiện và phổ cập nhất.  

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thấy và thương chúng sanh đang oằn oại trong phân biệt với đầy dục vọng ở cõi thế gian này, nên đã “thị hiện” làm Giáo Chủ cõi Ta bà, chỉ bày cho chúng ta, thấy được Phật tánh trong từng người và giới thiệu Cõi Tây Phương Cực Lạc để chúng sanh hướng về, lo tu hành hầu thoát khổ.

Tại sao phải hướng về Tây Phương Cực Lạc ? Vì khi mọi người lo “hướng ngoại tìm cầu” sẽ trải nghiệm và thấm thía được sự khổ đau, lúc đó ai ai khi sống, cũng muốn tìm đến chốn bình an và khi chết được về Cõi Cực Lạc, nơi mà “Chúng sanh không có khổ đau, chỉ hưởng An Lạc, nên gọi Cực Lạc”. Nhưng muốn về được Cõi Cực Lạc, phải Tu hành miên mật, một lòng tin tưởng, chí thành niệm Phật cầu vãng sanh về cõi ấy. Chứ không thể “Chỉ dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được vãng sanh về cõi nước ấy”.

Trong kinh Đại Tập Phật dạy: Thời Mạt pháp vạn ức người tu không được một người giải thoát, chỉ nương pháp môn Niệm Phật mới có thể ra khỏi được luân hồi. Trong kinh Bửu Tích Phật thưa với Phụ Vương Tịnh Phạn: Phụ Vương nên niệm danh hiệu của Phật A-di-đà nơi cảnh Tây phương Cực Lạc, tinh tấn chuyên cần thì sẽ thành Phật, vui mừng niệm Phật sẽ được Vô Sanh Pháp Nhẫn và Phật cũng dạy cho Hoàng Hậu Vi Đề Hy pháp môn niệm Phật.

“Người niệm Phật dù bản thân không thấy được ánh sáng phát ra, nhưng người cõi âm, như quỷ thần… đều nhìn thấy. Càng thuần thành niệm Phật thì ánh sáng càng lớn, bởi danh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là danh hiệu ánh sáng. Ma quái ác quỷ sẽ không thể quấy phá người niệm Phật được vì luôn có ánh sáng Phật A Di Đà nhiếp thủ. Người niệm Phật ở đâu chỗ đó sẽ yên ổn, cõi âm cũng được hưởng lợi ích từ Phật hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”. PS Huệ Viễn

Vậy chúng ta hãy tìm hiểu về “thần lực và diệu dụng” của hồng danh sáu chữ: Nam Mô A Di Đà Phật.

- Nam Mô: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.

- A: Có nghĩa là Vô, Không

- Di Đà: Có nghĩa là Lượng

- Phật: Người Giác ngộ

A Di Đà Phật, cũng có nghĩa: Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức. Cũng là tên chung của tất cả pháp giới chư Phật!

Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ, hoặc cũng có nghĩa là: Quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ, với Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức, hay pháp giới chư Phật!

Có câu: “Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại”. Cây lúa càng chín hạt càng chắc, đầu sẽ rủ xuống, còn cỏ dại thích thể hiện bản thân, lúc nào cũng ngẩng đầu lên. Nhưng bông lúa luôn được coi trọng, cỏ dại lại chẳng được đoái hoài” …

Cho nên Nam Mô là thể hiện sự vững mạnh, vô ngã, vị tha, từ đó có được cái Đức qua sự khiêm cung, để hưởng được sự gia hộ của Chư Phật. Còn nếu chỉ biết hiu hiu tự đắc, muốn thể hiện “cái ta” thì chỉ là “cỏ dại” bị “tổn đức” mà thôi. Cho nên thường niệm Nam Mô là nhắc nhỡ chúng ta luôn sống khiêm cung, để có được Phước Đức là như vậy.

Vì sao phải hướng về Phật A Di Đà ?

Phật A Di Đà, nhờ phát 48 lời đại nguyện, trong đó có nguyện: “Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sanh, nếu xưng danh hiệu tôi, đều sinh về nước của tôi, hóa sinh trong hoa sen, được quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác” chủ yếu Ngài hướng vào sự chuyển hóa những ý nghĩ, lời nói và hành động của chính mình, theo chiều hướng thiện lành, để đạt được tự tánh thanh tịnh cho tự thân và giáo hóa muôn loài. Ở Cực Lạc  sẽ được Trường Thọ, Đầy Đủ Trí Tuệ và Tràn Đầy Công Đức.

 

Niệm Phật A Di Đà là một cách tu, đơn giãn, dễ dàng, không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần tin tưởng và chí thành tưởng niệm đến Ngài, dầu đang bận rộn hay những lúc thảnh thơi, ở nơi đâu cũng được. Ta sống là nhờ vào hơi thở, nên chỉ cần “hít vào A Di, thở ra Đà Phật” là an ổn rồi, vừa có điều kiện để tiếp tục cuộc sống, vừa tu hành có được công đức.   

Phương pháp tu đơn giản này với “Tin sâu” rằng: đức A Di Đà không bao giờ Nguyện dối. Chỉ cần ta chân thật niệm danh hiệu của Ngài là “chắc chắn được vãng sinh”. Đặc biệt Tin mình dẫu có là phàm phu, gia quyến buộc ràng, giới định huệ không có, vẫn nương nơi Bổn Nguyện này mà lìa xa tam giới.

Và ”Nguyện thiết” rằng: “Chỉ nguyện cầu vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ, không một mảy may mong cầu phước báo nhân thiên. Phải tha thiết như bị rớt xuống hầm xí, cầu được gấp thoát ra; Như đang bị tù, chỉ đau đáu nghĩ đến về nhà”. niệm Phật, giúp ta có chánh niệm, theo hơi thở gom tâm về một chỗ, một khi “gom tâm về một chỗ, thì mọi việc đều thông suốt”, cũng là phương tiện hữu hiệu giúp tự lực cho chính mình tránh đi những xao lãng và cám dỗ của tội lỗi.

Chí tâm niệm Phật theo hơi thở ra vào, từ đó “ba nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương” như trong Kinh có dạy. Để có được “tâm an” thì “vạn sự an theo” và cũng giúp cho “quốc độ tịnh” và “thế giới hòa bình” từ đó có được ánh sáng tỉnh thức, giúp cho tâm: thấy, biết, nhận định được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống. để biết sống đạo đức, qua bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả, sẵn có trong mỗi người chúng ta.

Hằng niệm Phật là một hình thức chánh niệm giúp chúng ta sống tích cực trong khoảnh khắc hiện tại, không có thời gian cho ta “thị phi” tạo tội, là liệu pháp trấn an tâm lý tuyệt vời, từ đó giảm stress, bớt các cảm xúc tiêu cực, không còn tức giận, thù hận hay chấp trước, làm giảm sự thèm khát, tham lam, thay vào đó là nuôi dưỡng tâm Bồ đề, biết sẻ chia, để giúp đỡ mọi người thoát khỏi đau khổ, tạo hy vọng, giúp chúng ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong tương lai.

Niệm Phật nhất tâm bất loạn (2), là khi ta có được trạng thái tĩnh lặng của tâm. Muốn đạt trạng thái đó, chúng ta phải miên mật, phát tâm Bồ đề mong muốn giác ngộ, hiểu và thực hành các giáo pháp của Phật, làm nhiều việc thiện để tích lũy công đức, thường xuyên thực hành thiền, niệm Phật để giảm dần các cảm xúc tiêu cực.

 

Kinh nghiệm của tự thân, áp dụng “thiền tịnh song tu”, “ngồi thiền” giúp thân nghiêm trang ngay thẳng, khi ngồi thiền, vừa niệm Phật, vừa theo dõi hơi thở để quán chiếu khắp toàn thân, bằng cách thực hiện hít vào rồi theo dõi và dẫn hơi thở từ đỉnh đầu chạy xuống toàn thân đến những ngón chân, thở ra cho thoát ra ngoài, quay lại, hít vào theo dõi và dẫn hơi thở chạy ngược lại, từ các ngón chân, qua toàn thân, đến đỉnh đầu thở ra. Phương pháp này giúp rất dễ nhiếp tâm.

Trong thời buổi nhiễu nhương, loạn động, với tiện nghi vật chất hiện đại, sẽ dễ dàng dẫn dắt chúng ta đi vào đường ma, lối quỷ. Con người không có nhiều thời gian để tu tập, nên pháp môn niệm Phật là dễ dàng thực hiện nhất.

Cho nên niệm A Di Đà Phật, để chào, chúc nhau, rồi hỏi hay đồng ý nhau… cũng dùng câu niệm Phật, trở thành sinh hoạt quen thuộc hằng ngày của người con Phật, rồi các Đạo Tràng Niệm Phật, lạy Phật, Ban Hộ Niệm… để Cầu Nguyện cho người bệnh (an tâm người sống). Tiếp Dẫn cho những người hấp hối hay sắp vãng sanh (độ cho người chết), mọc lên khắp mọi nơi, cũng nhằm tạo cơ hội để cùng nhau niệm Phật, tạo điều kiện sẻ chia và môi trường tốt, ngày đêm hằng tu tập cho những người muốn tìm về nguồn cội, có cuộc sống an lành, cũng có được nhiều kết quả khả quan.

Hình ảnh “hiệp chưởng” chấp hai tay trước ngực và cúi đầu chào nhau (thân), (miệng) niệm Nam Mô A Di Đà Phật, (ý) chân thành cầu chúc lành cho nhau, biểu thị lòng tôn kính, tán dương nhau, sẽ thâu nhiếp loạn tâm, cũng có ý nghĩa úp mười pháp giới vào nhau, dung hợp các phạm trù đối lập, biểu thị “hiểu” và “hành” hợp nhất, cũng là thật tướng của vũ trụ vạn pháp, tìm về bản nguyên chân diện mục, hình ảnh cho hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, không tranh đấu và không làm tổn thương nhau. Có như vậy mới dễ dàng giao hữu thân thiện nơi trần gian và thành tựu được vô thượng bồ đề với đạo, thật nhiều ý nghĩa. một ứng xử có sức lan tỏa tốt, là nét đẹp văn hóa Phật Giáo rất đặc sắc, đã đi vào tâm thức người con Phật ở khắp mọi nơi.

Sau khi bị Covid-19, để tránh lây lan, các lãnh tụ thế giới, không còn bắt tay nữa, mà chuyển qua chấp hai tay lại chào nhau, thật là đẹp ! Nhưng không hiểu vì sao bây giờ lại là “húc cùi chỏ” để chào nhau, thấy thật là khó coi và hình ảnh này đã khiến cho các cường quốc trên thế giới đang đi vào đối đầu với nhau và có thể chiến tranh sẽ xảy ra.

Covid-19 đã ra một “thông điệp” từ khi mới xuất hiện, rồi suốt 2 năm hoành hành, cho đến hôm nay nhiều nơi vẫn còn phải bị “bịt miệng, ở yên một chỗ, cách ly và phong tỏa” mới có thể tránh được đại dịch và điều đặc biệt môi trường biển và bầu khí quyển, trở lại được sự trong sạch. Qua đây chắc mọi người sáng tỏ thêm “Đời là vô thường” mọi tiến bộ của khoa học với bao tiện nghi cũng không thể mang lại bình yên, hanh phúc lâu dài cho nhân loại được. Mà nhu cầu của con người là mong được bình an, hạnh phúc. Vậy hãy “dừng lại” vì theo thuyết “duyên khởi”, “cái này sanh, thì cái khác cũng sẽ sanh” chỉ có “ở yên một chỗ và bịt miệng”, tức là phải bớt nhu cầu đi lại, ăn uống, hưởng thụ về tiện nghị vật chất, mới được yên. Từ đó quán chiếu lại bản thân  hướng vào tinh thần (phần còn mãi) để lo tu tạo Phước Đức, phát huy năng lượng nhân bản, sống phụng sự, với tâm “ít muốn, biết đủ”, vui với những gì hiện có, dành hết tâm trí vào việc làm của mình và chí thành niệm Nam Mô A Di Đà Phật để chào chúc nhau

Thiện Niệm này với Thần Lực của Hồng Danh Phật, vừa an được tâm, vừa cầu nguyện, chia sẻ cho Trí Tuệ, Công Đức và Trường Thọ lan tỏa. Được như vậy mọi việc xem như chu toàn, lúc đó thế giới này sẽ không còn “ngã chấp”, vắng tham - sân - si, mọi người đều ăn hiền, ở lành, tâm ý an tịnh, không sát hại, tôn trọng nhau, hài hòa và biết bảo vệ hành tinh xanh đầy năng lượng này, cùng sẻ chia để lợi lạc cho nhau, đúng là một Cõi An Lành, Hạnh Phúc, Lý Tưởng, biết bao.    

Chùa Pháp Hoa SA, viết xong ngày 4/12/2021 (1/11/Tân Sửu) Để Kính Mừng Lễ Vía Phật A Di Đà.

Thích Viên Thành



GHI CHÚ: _ Biết được rằng THẦN LỰC của HỒNG DANH A DI ĐÀ PHẬT rất diệu dụng, nên nhiều người có Tâm Tốt đã sáng tạo, chế biến ra những máy niệm Phật dùng pin, hay dùng năng lượng mặt trời, rất tiện dụng và nhiều lợi ích. Nên Viên Thành mỗi khi về quê hoặc đi đám tang người thân quên hay ai cần, đều được biếu tặng (xem như Bố Thí Pháp) đến nay đã được hàng ngàn máy, đề nghe trong nhà hay gắn ở ngoài trời, tại các Tịnh thất, sân Chùa, Tự viện hay Nghĩa trang, với ngày đêm râm rang câu niệm Phật, hay ra rã các bài giảng Pháp, đã giúp chuyển hóa cho rất nhiều người dương an được tâm, cõi âm nương vào thần lực của A Di Đà Phật mà siêu sanh tịnh độ. Cụ thể là những nơi gắn hay để máy niệm Phật, đều được bình an và ai tin tưởng hành theo để có được tâm an tịnh, đều gặp được nhiều điều may mắn…

(1) THẦN LỰC: Ngoài việc chí thành niệm Phật, với “nhất tâm bất loạn” hiện tại có được cuộc sống an lành, khi lâm chung sẽ được Chư Phật, Bồ Tát đón về Cõi Tây Phương Cực Lạc…

Còn có những diệu dụng khác như:

“NẾU NƠI NÀO CÓ NHỮNG CÁI CHẾT BẤT ĐẮC KỲ TỬ , XẢY RA TRÙNG LẶP THÌ PHẢI BIẾT NƠI ĐÓ CÓ OAN QUỶ THẾ MẠNG. ĐÂY LÀ CÁCH MÀ ĐỨC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT CHỈ DẠY CÁCH CHÚNG TA HOÁ GIẢI.

Lấy miếng Sắt Tây trắng, gắn vào một cây cột , viết chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT bằng tâm cung kính, từ bi,sau đó đến chỗ cao ráo sạch sẽ trong vùng đất , dựng lên.

Do nhờ tấm lòng từ bi, muốn cứu giúp chúng sanh oan hồn uổng tự không còn phải chịu cảnh thế mạng oan uổng , ngay nơi Tâm này đã tương ưng với Tâm của Đức Phật A DI ĐÀ, hơn nữa trong Danh Hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT này, vốn là ĐỨC HIỆU của Chân Tâm Bổn Tánh , của Quang Minh, Thọ Mạng vì thế luôn luôn phóng quang, mắt thường chẳng thể nhìn thấy.

Từ đây về sau nhờ oai thần bổn nguyện của Đức A DI ĐÀ PHẬT, nơi này sẽ Vĩnh viễn không còn hiện tượng chết trùng lặp nữa.

Ấn Quang Đại Sư dạy:

Nơi nào có tai nạn chết người,nên vẽ khắc chữ A DI ĐÀ PHẬT tại nơi đó nhờ oai thần nguyện lực của đức từ phụ sẽ hoá giải nghiệp chướng cho những vong hồn nơi đó. Nương nơi công đức đó mà họ được siêu thoát, nếu không nơi đó sẽ sẩy ra tai nạn hàng năm!

-Vì thế một câu A Di Đà Phật bất khả tư nghì, chúng sanh nào may mắn mới gặp được, vì một câu phật hiệu qua tai thì Bồ Đề muôn thủa. Tương lai nhất định vãng sanh cực lạc”

ẤN QUANG ĐẠI SƯ

 

(2)  Để được “Nhất tâm bất loạn”, người tu chỉ cần Chú ý kỹ vào câu niệm Phật và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo của người tu nằm tại chỗ này) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật mà thôi. Như vậy, là niệm Phật được “Nhất tâm bất loạn” rồi đấy. (Chú ý: Đừng chú ý mạnh quá, sau khi nghỉ dụng công sẽ nặng đầu).

Pháp niệm Phật này còn có tên khác là “Pháp cột tâm một chỗ” (Chế tâm nhứt xứ) dù là người mới bắt đầu lần thứ nhất, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể đạt đến chỗ “Nhất tâm bất loạn”.

Để dễ dàng tiến đến “nhất tâm bất loạn”. “ Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm “A Di Đà Phật” là điều nhiếp 6 căn, tịnh niệm nối nhau:1. Ngay lúc niệm “A Di Đà Phật” Tâm chuyên chú vào danh hiệu “A Di Đà Phật”, là nhiếp Ý căn. 2. Miệng phải niệm cho rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Thiệt căn..3. Tai phải nghe đựơc rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Nhĩ căn. 4. Ba căn này nhiếp vào danh hiệu “A Di Đà Phật” thì Mắt quyết không thấy cảnh loạn khác là nhiếp Nhãn căn. 5. Mũi cũng không ngửi những mùi loạn khác là nhiếp Tỵ căn. 6. Thân phải cung kính là nhiếp Thân căn. 6 căn đã được nhiếp phục mà không tán loạn thì tâm không có vọng niệm. Chỉ có “A Di Đà Phật” là niệm mới là thanh tịnh niệm. Nếu thường luôn nhiếp cả 6 căn mà niệm, thì gọi là tịnh niệm nối nhau, nếu thường tịnh niệm nối nhau thì nhất tâm bất loạn, niệm “A Di Đà Phật” Tam-muội sẽ dần dần được! Niệm “A Di Đà Phật” phải thường tưởng sắp chết sắp đọa địa ngục thì không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết, không tương ưng cũng tự tương ưng. Dùng tâm sợ khổ để niệm “A Di Đà Phật” tức là cách hay nhất để thoát khổ, cũng là cách hay nhất trong tùy duyên tiêu nghiệp!”

“Trong khi đang mặc niệm bốn chữ A Di Đà Phật, người tu dùng con mắt tâm (tâm nhãn) quan sát trong thân (từ hai vai xuống tới rún) xem coi bốn chữ A Di Đà Phật khởi lên ở chỗ nào. Khi nước tâm (tâm thủy) lóng trong, người tu sẽ thấy được Điểm Niệm Phật (chỗ 4 chữ A Di Đà khởi lên)

Khi thấy được Điểm Niệm Phật rồi, người tu tập trung sự CHÚ Ý (CON MẮT TÂM) nhìn thẳng ngay vào Điểm Niệm Phật, giống như con mèo rình chuột vậy, không được lơi lỏng.

Trong khi vừa mặc niệm vừa chú ý, vừa chú ý vừa mặc niệm một cách miên mật (như mèo rình chuột), người tu sẽ phát hiện có ý nghĩ này hay ý nghĩ nọ (tạp niệm) khởi lên xen vào, thì nên biết rằng mình niệm Phật chưa được “Nhất tâm bất loạn”.

***
facebook
youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2015(Xem: 6024)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 6857)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 5879)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 6588)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 7981)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7108)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 6388)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7192)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6048)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
23/01/2015(Xem: 6571)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567