Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơ Thiền, ly dục ly bất thiện pháp, đúng sai tự minh định

20/10/202117:31(Xem: 6305)
Sơ Thiền, ly dục ly bất thiện pháp, đúng sai tự minh định


Phat Di Da


Sơ Thiền

ly dục, ly bất thiện pháp,

đúng sai tự minh định

 

Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ” (Trung Bộ Kinh, 52 Kinh Bát Thành). 

Kinh văn quá súc tích về sơ thiền như vậy khó có thể thấm thấu được thâm ý của Thế Tôn, tạo ra nhiều kiến giải của các bút giả, hành giả, học giả vv, khiến quý Phật tử hoang mang. Sau đây là một trong những kiến giải của một hành giả được một đạo hữu chuyển cho Tâm Tịnh về sơ thiền:

Hai bài kinh: Kinh Sa Môn Quả và Tiểu Kinh Dụ Lõi Cây, Phật dạy: “Tỳ kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh vời tầm với tứ (có giác có quán). Muốn đạt được cảnh giới này vị này phải ly dục nơi các căn, tức là thanh lọc nhiễm ô nơi các căn. Để ly dục, vị này học hạnh viễn ly, hạnh Tỷ kheo (hạnh xuất gia) theo lời dạy trong kinh: “Ở đây có người vì lòng tin xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình”. Nếu là cư sĩ học hạnh viễn ly, vị này phải giác được lỗi họa của các dục và triệt để xa lìa ngũ dục. Nói cách khác, vị này với tâm ý không có ôm giữ tài sản lớn, tài sản nhỏ, quyến thuộc vv, và không mê cái thân này. Để hỗ trợ viễn ly, vị này phải thành tựu giới đức, tức là sống trong giới hạnh của một Phật tử. Vì thành tựu giới đức và thấy được lỗi họa của các dục vị này mới có thể ly dục, tức là không sống với dục lạc thế tục (ác pháp), không mề mờ vô ký với dục (bất thiện pháp). Do ly dục, ly bất thiện pháp vị này sống trong cảnh giới sơ thiền.”

 

Sau đây là lời dạy của Ni Sư, Thiền Sư  Ayya Khema về sự hiểu lầm việc xả ly (viễn ly):

Từ “xả ly” (detached) thường bị hiểu lầm vì các bài giảng thường không nói rõ “ly dục và ly bất thiện pháp’. Một số kinh chỉ nói đơn giản rằng sơ thiền là trạng thái đạt được do xả ly. Do đó có sự hiểu lầm cho rằng chúng ta phải rời bỏ cuộc sống bình thường hiện tại, để vào rừng tu một thời gian dài. Tu trong rừng cũng là tốt, nhưng không cần thiết. “Xả ly” không có nghĩa gì hơn là ngay lúc ấy, ta không có tâm ái dục hay bất thiện

(Tôi là ai ? Một phương pháp hành thiền, Chương IV: Sơ Thiền Ni Sư Ayya Khema Chuyển Ngữ: Diệu Liên Lý Thu Linh - Diệu Ngộ Nguyễn Thị Mỹ Thanh 2008 Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. HCM 2010) 

Để biết rõ sơ thiền (tầm tứ, ly dục ly bất thiện pháp), nên nghe theo lời dạy của Thế Tôn (giải thích rất rõ như đoạn kinh văn trong Tương Ưng Niệm Xứ (a),Tương Ưng Bộ Chương III) như sau:

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo sống, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vị ấy trú, quán thân trên thân, hoặc thân sở duyên (kàyàrammano) khởi lên, hoặc thân nhiệt não (kàyasmin parilàho), hoặc tâm thụ động, hoặc tâm phân tán hướng ngoại (bahiddha va cittam vikkhipati); do vậy, này Ananda, Tỷ-kheo cần phải hướng tâm đến một tướng tịnh tín (pasàdaniyenimitta). Do vị ấy hướng tâm đến một tướng tịnh tín, hân hoan (pàmujjam: Thắng hỷ) sanh. Người có tâm hân hoan, hỷ sanh. Người có tâm hỷ, thân được khinh an. Người có tâm khinh an, lạc thọ sanh. Người có tâm lạc thọ, tâm được định tĩnh. Vị ấy tư sát như sau: "Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã đạt đượcNay ta rút lui (patisamharàmi) (khỏi đối tượng tịnh tín)". Vị ấy rút lui, không tầm, không tứ. Vị ấy rõ biết: "Không tầm, không tứ, nội tâm chánh niệm, ta được an lạc".

Thế Tôn giải thích rõ về tâm chánh trực trong Tăng Chi Bộ chương 6: Sáu Pháp _Lục niệm: Niệm Phật, Niệm Pháp, Niệm Tăng, Niệm Giới, Niệm Thí, Niệm Thiên): Đây là những đề mục hướng tâm tịnh tín (tầm tứ), khi hướng tâm tịnh tín trên một tướng (chẳng hạn như Niệm Phât), thì tâm được chánh trực (Tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối do dựa vào Như Lai: tức là ly dục, ly bất thiện pháp có tầm có tứ do hướng tâm tịnh tín một trong sau đề mục này: Xin quý hiền hữu nghe lời giảng của Thế Tôn rất rõ ràng, dễ hiểu (không cao siêu) dễ tỏ ngộ như sau:

Niệm Phật:

Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai: "Đây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Khi nào, này Mahànàma, Thánh đệ tử niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Như Lai. Và này Mahànàma, một Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Này Mahànàma, về vị Thánh đệ tử này, được nói như sau: "Với quần chúng không bình thản, vị ấy sống bình thản. Với quần chúng có não hại, vị ấy sống không não hại. Nhập được pháp lưu, vị ấy tu tập niệm Phật".

(Tăng Chi Bộ Kinh, Chương sáu, Phẩm I, Đáng Được Cung Kính, Hòa Thượng Thích Minh Châu).

Những lời Phật dạy trong đoạn kinh văn này hiển bày rõ ràng Ly dục ly bất thiện pháp khi ngồi thiền (do hướng tậm tịnh tín vào một tướng như Niệm Phật: do dựa vào Như Lai nên tâm chánh trực: Tâm không bị tham sân si chi phối: tức là lúc đó trạng thái tâm là ly dục ly bất thiện pháp, vì “Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã đạt được (Tương Ưng Niệm Xứ (a ), cũng được Thiền Sư Ayya Khema giải thích rõ như trên.

Khi vào sơ thiền, mà từ đây hành giả quán thấy sơ thiền là pháp hữu vi do suy tư tác thành, nên vô thường, chịu sự biến hoại, khổ, và sanh tâm nhàm chán, không chấp thủ (vô ngã), thì sẽ được giải thoát (lời giải thích của Thế Tôn rất đơn giản dễ hiểu, trực chỉ vì lòng từ mẫn của bậc tuệ tri mọi pháp: Quý thiện hữu có thể tham khảo bài kết tập ‘Mười Một Cửa Giải Thoát’từ những lời dạy của Như Lai theo link sauhttps://thuvienhoasen.org/a29855/muoi-motcua-giai-thoát để biết thêm chi tiết.

Vì vậy, Đệ tử chánh tông của Như Lai phải thừa tự pháp:

Ai có lòng tin Như Lai, lòng tin ấy được an trí, có căn đế, an trú và chắc chắn, một lòng tin không bị lôi kéo bởi Sa môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một vị nào ở trên đời, vị ấy có thể nói: "Ta là con chính tông của Thế Tôn, sinh ra từ miệng, do Pháp sinh, do Pháp tạo ra, là con cháu thừa tự của Pháp". 

Trường Bộ kinh Nikàya: 27 Khởi thế nhân bổn

 

Ngay thời khắc nhập Niết bàn, Thế Tôn từ mẫn để lại lời di huấn tối thượng (thường luôn khởi lên trong tâm con trong thời mạt pháp khiến cho tâm con bất động, không một chút dao động trước rừng kiến chấp của bất kể ai, ngay cả những  Tỷ kheo), là kim chỉ nam cho cho bốn chúng đệ tử hiện thời và vị lai: “Pháp và luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào điều gì khác.” 

Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sinh khắp pháp giới

Đồng sanh Tây Phương Tịnh Độ

Theo Đại Bát Niết Bàn Kinh - Trường Bộ Kinh Nikàya

Tâm Tịnh cẩn tập

 

 

facebook
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2011(Xem: 9740)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
01/03/2011(Xem: 4612)
Có một số Phật tử cho rằng khi con người đạt tới giải thoát là lúc họ trở vể với bản thể chân tâm tuyệt đối, hoà đồng vào bản thể của vũ trụ vô biên trong một trạng thái hằng hữu vĩnh cửu. Nhận định trên đã được dẫn xuất từ nguồn tư tưởng Bà La Môn và từ những nhận xét sai lầm về Phật giáo. Cho nên, để có một cái nhìn rõ ràng hơn về đạo giải thoát của đức Phật, chúng tôi viết bài tiểu luận này nhằm nêu lên sự khác biệt giữa quan niệm giải thoát của Phật giáo và của Bà La Môn giáo. Bài viết được dựa phần lớn vào những tư liệu hiện có, vào kinh điển của Phật giáo và Bà La Môn giáo đang lưu truyền.
21/02/2011(Xem: 12065)
Mỗi người chúng ta thường chỉ nhận biết được một số những khía cạnh nhất định nào đó mà chúng ta cho là khổ đau, và vẫn không ngừng đắm say trong vô số những niềm vui nhỏ nhặt...
19/02/2011(Xem: 17695)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
11/02/2011(Xem: 7338)
Tinh tấn có ba phương diện. Phương diện thứ nhất được gọi là “tinh tấn giống như áo giáp,” là để phát triển một dũng khí và chịu đựng đầy hoan hỉ...
11/02/2011(Xem: 9105)
Hiện nay, thời khóa mỗi ngày của tôi nhất định phải có là: sáng sớm thức dậy tụng phẩm Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm, Kinh Kim Cang, bài kệ phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà” rồi hoàn kinh niệm Phật. Nếu tụng ra tiếng thì hơn 2 tiếng đồng hồ, nếu tụng thầm thì trên dưới một tiếng rưỡi. Năm nay tôi đã 94 tuổi nên chỉ thực hiện thời khóa bằng cách tụng thầm mà thôi, chứ tụng ra tiếng thì không nỗi nữa rồi. Sở dĩ tôi nói kỹ như vậy để chúng ta biết rõ cách tu tập của mình là phải có sự liên tục hằng ngày. Không nên lúc có, lúc không. Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.
11/02/2011(Xem: 4263)
Bởi ai và như thế nào các vũ khí của địa ngục được tạo ra? Ai đã làm những nền địa ngục nóng rực? Và từ nơi đâu những ngọn lửa của địa ngục? Sakyamuni dạy ‘ Tất cả chúng đều sinh ra từ tâm bị vọng tưởng’ --- Tịch Thiên. Nhập bồ tát hạnh. (Santideva. Bodhicaryavatara)
10/02/2011(Xem: 4576)
Trong khi đánh máy lại quyển sách này Trí Đạt có uớc mong là chỉ cần thấy một người cảm nhận cái hay của nó mà phát tâm hành thiền : Đó là hạnh phúc lớn lao của Trí Đạt.
07/02/2011(Xem: 3776)
Không nhiều người tin, nhưng trước nền văn minh chưa đạt tới “viên mãn” của Trái đất này, có nền văn minh khác đạt đến cực thịnh và đã tàn lụy. Chiểu theo chu trình phát triển vũ trụ thì điều đó thường hằng diễn ra liên tục trong tam giới. Bây giờ ngành khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật minh chứng cho một trình độ siêu việt, có niên đại sau khi trái đất hình thành.
03/02/2011(Xem: 7630)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]