Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trang Nghiêm Cõi Phật, Trang Nghiêm Tâm Mình

21/11/201712:28(Xem: 12930)
Trang Nghiêm Cõi Phật, Trang Nghiêm Tâm Mình

 phat di da tiep dan




TRANG NGHIÊM CÕI PHẬT

TRANG NGHIÊM TÂM MÌNH

 

 

            Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh, vị Phật gần gũi trong tâm tưởng Phật tử khắp năm châu bốn biển, bất luận mầu da, tiếng nói, bất luận giầu nghèo, sang hèn, bất luận nam nữ, già trẻ ….

            Ngài là ai mà không ngừng cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh như thế?

            Ngài phát những đại nguyện gì mà chúng sanh nào nương theo lời dạy đều thấy mình được có phần trong kho báu vô tận mà Chư Phật chỉ cho?

            Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã giới thiệu cõi Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà dưới dạng vô vấn tự thuyết, nghĩa là không chờ ai hỏi mà Ngài đã lấy Trưởng lão Xá Lợi Phất làm đối tượng để chỉ bày cho thính chúng gồm 1200 vị Tỳ-Kheo cùng vô lượng Chư Thiên các cõi.

            Đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá Lợi Phất rằng:

            “Từ đây qua phương Tây, quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có Đức Phật hiệu A Di Đà, hiện nay đang thuyết pháp” (*)

            Từ lời mở đầu này mà 26 thế kỷ qua, chúng sanh đã có Kinh A Di Đà như bửu bối hộ mạng để an vui tụng niệm, Tín Nguyện tuân theo và Hành trì miên

mật.

            Tín, Nguyện, Hành chính là tôn chỉ của pháp môn Tịnh Độ mà bất cứ ai nương theo đầy đủ cũng sẽ đạt được giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, phút lâm chung được Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng phóng quang tiếp dẫn về thế giới Tây Phương Cực Lạc.

            Tín là tin sâu.Nguyện là mong muốn hết sức tha thiết. Hành là thực hành việc trì danh hiệu Phật A Di Đà.

 

            Hành giả tin sâu những gì?

            - Tin Đức Thích Ca Như Lai là đấng Giác Ngộ hoàn toàn.

            - Tin cõi Tây Phương Cực Lạc là cõi có thật, do Đức Phật A Di Đà làm Giáo Chủ.

            - Tin Chư Phật sáu phương đều ca ngợi pháp môn Tịnh Độ là công đức bất khả tư nghì.

            - Tin cõi Ta-bà ngũ trược do chiêu cảm ác nghiệp của chúng sanh; còn cõi Cực Lạc thanh tịnh là do tịnh nghiệp chúng sanh mà thành.

 

            Hành giả nguyện thiết những gì?

            - Nguyện được thấy Phật A Di Đà.

            - Nguyện hướng về tánh giác vốn mỗi chúng sanh đều sẵn có.

            - Nguyện ly khổ, đắc lạc, nghĩa là bỏ bát khổ cõi Ta-bà (sinh, lão, bệnh, tử, xa người thương, gần người ghét, cầu không được, năm ấm không an); Đạt an lạc cõi Cực Lạc là vui hóa sinh hoa sen, vui tự tại không bệnh, vui thọ mạng, không tứ đại phân ly …

            - Nguyện được lên ngôi cửu phẩm, không còn thối chuyển.

 

            Hành giả hành trì những gì?

            - Chỉ một lòng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, niệm thiết tha chân thật, niệm thành tiếng hoặc niệm thầm nhưng cố gắng kết những câu niệm Phật thành chuỗi, thành phiến, để đạt được nhất tâm bất loạn.

            Tín, Nguyện, Hành là ba món tư lương mà những hành giả tu pháp môn Tịnh Độ cần phải có, trên lộ trình về Tây Phương Cực Lạc.

            Được vãng sanh hay không là do hành giả có hay không có, Tín và Nguyện.

            Đạt phẩm vị cao hay thấp là do hành giả Hành trì cạn hay sâu.

            Hành giả pháp môn Tịnh Độ, ngoài niệm hồng danh Đức Phật A Di Đà, còn được hướng dẫn tụng hai kinh Đại Thừa là Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh.

            Hai Kinh này đều giới thiệu cõi nước đẹp đẽ của vị Giáo Chủ Tây Phương và cùng đề cập đến một chi tiết đặc biệt, do lòng từ bi vô lượng của Chư Phật đối với chúng sanh. Đó là, cõi Cực Lạc không chỉ hoàn toàn dành cho bậc Thánh đã giác ngộ mà cũng có chỗ cho kẻ phàm phu. Chúng sanh nào quyết tâm tinh tấn niệm Phật, quyết buông bỏ hệ lụy thế gian, quyết xin được vãng sanh về Cực Lạc thì phút lâm chung, dù còn nghiệp cõi này chưa trả hết, Chư Phật vẫn hoan hỷ cho “quẩy nghiệp mà đi”, danh từ nhà Phật gọi là “đới nghiệp vãng sanh”, lên cõi Phật sẽ tu tiếp và xả tiếp.

            Thế nên, người trang nghiêm cõi Phật, là trang nghiêm tâm mình.Hãy trang nghiêm tâm mình thì Tịnh Độ hiện tiền.Cũng tiếng chim đó, cũng làn gió đó, cũng ánh trăng đó, nhưng khi tâm thanh tịnh, ta sẽ như nghe vọng thanh âm thuyết pháp, như nhạc trời vang tiếng vi diệu, khiến người nghe sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng …

           

            Vào thời điểm gần kề Lễ Vía Đức Phật A Di Đà, chúng tôi đủ duyên được về dự khóa tu Vô Lượng Thọ tại Trang Nghiêm Tịnh Độ Đạo Tràng, thành phố Perris, miền Nam California. Thật ra, nơi này mới chỉ là khởi nguyện của Thượng Tọa Thích Thường Tín, muốn đáp ứng tấm lòng khao khát của một số Phật tử chuyên tu niệm Phật, mong được có một nơi yên tịnh để cùng nhau ngày đêm niệm Phật, quyết định vãng sanh đời này, chỉ một đời này thôi.

            Vậy mà, như một sự sắp đặt mầu nhiệm, cứ từng yếu tố, từng thuận duyên, Trang Nghiêm Tịnh Độ Đạo Tràng tại thành phố Perris đã hình thành. Vì là đất mới nên tuy còn nhiều việc cần sắp xếp, Thầy cũng muốn mở khóa tu 7 ngày, như một hình thức chí thành khấn trình, bộc bạch tấm lòng cùng mười phương Chư Phật.

            Cũng vì chưa đủ tiện nghi nên chưa thông báo rộng rãi khóa tu, mà chỉ một số Phật tử biết thôi.Vậy mà bạn đạo thầm gọi nhau, khiến căn nhà hai tầng, vào giờ chỉ tịnh, không đâu là không có người.

            Kinh Vô Lượng Thọ được chia làm ba phần cho ba thời khóa trong ngày, để mỗi ngày đều tụng trọn bộ. Ngoài ba thời tụng kinh là chính, thời khóa được Thầy uyển chuyển hài hòa qua những hình thức hành trì như kinh hành, lễ Phật, nghe Pháp, nghe lời khai thị của các vị Tổ pháp môn Tịnh Độ, pháp đàm, niệm Phật tự do …. Thời khóa liên tục mỗi ngày từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối, và mỗi ngày qua, là mỗi chứng kiến những sự việc bất ngờ.Chẳng hạn như, tu xong một ngày, Thầy ra sân trước, không biết ai đã dọn đống gạch ngổn ngang trên lối đi, vào một góc gọn gàng.Qua một hôm khác lại thấy ai đã san bằng những ụ đất nhấp nhô ở hai bên lối vào cửa chính, khiến nhãn quan được vô cùng an lạc trên đường vào đạo tràng.Rồi những hàng cây khô đâm chỉa đó đây ngoài vườn sau cũng được ai đó cắt tỉa, khiến những bước kinh hành được an toàn. Cứ thế, góc sân này, lối sỏi kia, đống gỗ nọ … mọi bừa bộn, ngổn ngang mà chủ cũ để lại đã mỗi ngày đều được “ai đó” dọn dẹp.

            Thì ra, tiếng niệm Phật đã cảm động lòng người.Chính những thanh niên, thiếu nữ đưa bà, đưa mẹ tới tu, thấy những bừa bãi ngổn ngang bên ngoài chưa kịp dọn, mà phát tâm chấp tác. Một người thấy, hai người nghe, rồi ba người tới, bốn người theo … họ gọi nhau, làm “trang nghiêm cõi Phật”.    

 

            Tới ngày thứ 7 của khóa tu thì đạo tràng đã tươm tất trong ngoài. Cây cảnh được cắt tỉa, rác rưởi khắp nơi được gom đi, lộ rõ khoảng đất trống thoai thoải như ngọn đồi,nên đã được Đại Đức Thích Thiện Đức chọn là nơi xứng đáng để trong tương lai gần, sẽ tạo bốn chữ nổi “A DI ĐÀ PHẬT” thật lớn, bằng xi măng, những trực thăng bay ngang qua cũng có thể nhìn thấy. 

            Trong suốt khóa tu 7 ngày với thời khóa liên tục từ sáng tới tối, với hơn ba chụcngười trong một không gian nhỏ mà không hề có tiếng điện thoại reo, không một tiếng nói lớn, không một bước chân vội vã. Đại chúng đều tuyệt đối hài hòa, an lạc, tương kính, và nhất là - không ai bảo ai - đều tự nguyện “trang nghiêm cõi Phật là trang nghiêm tâm mình”,một điều tưởng dễ nhưng thực tế rất khó, nếu mỗi cá nhân không ý thức giữ chánh niệm.

            Là Phật tử, ai cũng đã từng được tụng Kinh Vô Lượng Thọ, vậy mà trong khóa tu này, giờ pháp đàm, có những vị chia sẻ là không thời tụng kinh nào mà con không khóc. Người thì khóc ở Phẩm Bốn, khi tụng tới câu “Có đại quốc chủ, tên Thế Nhiêu Vương, nghe Phật nói pháp, vui mừng khai giải, tìm phát đạo ý, vô thượng chân chánh, bỏ nước từ ngôi, hành hạnh sa-môn, hiệu là Pháp Tạng …”(**); người thì rơi lệ khi tụng Phẩm Ba Mươi Tám,lúc Đức Phật chỉ dạy ngài A Nan: “Phật bảo A Nan: Các ông muốn thấy, Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác và chư vị Bồ Tát, các A La Hán, cõi nước đang ở, nên hướng về Tây, phía mặt trời lặn, cung kính đảnh lễ, xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật”.

            A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, mặt hướng về Tây, chắp tay đảnh lễ, rồi bạch Phật rằng: “Con nay nguyện thấy,thế giới Cực lạc, Phật A Di Đà, phụng sự cúng dường, trồng các căn lành.

            Đang khi đảnh lễ, bỗng dưng được thấy Phật A Di Đà, dung nhan quảng đại, sắc tướng đoan nghiêm, như ngọn núi vàng, vượt cao hơn hết, tất cả thế giới …”(**)

              Thường thì, phảicực kỳ xúc động mới khiến nước mắt rơi.Khóc trên những trang Kinh, hẳn là thân và tâm đều đang đặt trọn trên những trang Kinh ấy.Làm sao mà không cảm động khi đang ở Ta-bà bỗng ngỡ như vừa được về miền Cực Lạc. Thời gian và không gian hẳn đã được xông ướp bằng tâm lực chí thiết, chí thành của đại chúng, mới đạt tới “Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn” như vậy được.

            Lại có vị, tỏ lòng cám ơn Thầy đã mở khóa tu, bằng lời chia sẻ rất ý nhị:

            - Nói là gieo, nghe là gặt. Trong suốt khóa tu, Thầy đã ban pháp quá nhiều, chúng con chỉ việc gặt, và tha hồ mà gặt.

            Một vị khác tiếp lời, cho rõ ý hơn:

            - Thầy ban pháp là gieo hạt lành, chúng con được hưởng, chỉ gặt thôi. Nhưng thầy ban pháp, có phải chỉ là gieo thôi đâu, thầy cũng gặt đó chứ. Thầy gặt được sự hoan hỷ của Chư Phật khi nhìn xuống thế gian, còn thấy những nơi Chánh Pháp đang được hành trì, rao giảng.

 

            Đa tạ Thượng Tọa Thích Thường Tín đã phát tâm mở khóa tu Vô Lượng Thọ ở một địa danh chưa nhiều người biết, ở một nơi chưa đủ tiện nghi, nhưng bất ngờ, chính những thiếu thốn, những đơn sơ đó đã tình cờ chứng nghiệm được biết bao tấm lòng thiết tha vì Đạo Pháp.

            Xưa, tăng đoàn ôm bình bát đi khất thực khắp nơi để gieo duyên, độ người, nào có tâm phân biệt, chọn lựa. Nơi nào có người cầu đạo nơi đó sẽ có bước chân trưởng tử Như Lai, chắc chắn như thế, nên đã 26 thế kỷ qua, thế sự có gặp bao tang thương dâu biển mà Đạo Phật vẫn thầm lặng phát huy “Ví như hư không, thích nghi trung đạo”

 

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Phật

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Pháp

Nam Mô Thường Trụ Thập Phương Tăng

 

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, trung tuần tháng 11/2017, sau khóa tu Vô Lượng Thọ)

(*) Kinh A Di Đà

(**) Kinh Vô Lượng Thọ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2011(Xem: 12024)
Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán...Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
08/08/2011(Xem: 4782)
Tìm hiểu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Trần Nhân Tông, trong số những bài học lớn về tư tưởng của Người, cũng là của thời nhà Trần vinh quang - nổi bật và sâu xa nhất chính là bài học về khai phóng nội lực, mà vì nó - Người đã đánh đổi tất cả để dấn thân tìm phương giáo hóa và vượt thoát cộng đồng. Sức mạnh nội lực của dân tộc dưới hào quang của vua trẻ Trần Nhân Tông
07/08/2011(Xem: 16209)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
01/08/2011(Xem: 16610)
"TámTiết thơ giúp tập luyện Tâm thức"là tựa của một bài thơ ngắn do một nhà sư Tây Tạng là Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) trước tác với chủ đích giúp phát huy tinh thần giác ngộ qua phép thiền định về hoán chuyển giữa ta và người khác, (một phép thiền định rất phổ thông của Phật giáo Tây Tạng: đó là cách tự nguyện xin được nhận về phần mình tất cả khổ đau của người khác, và trao lại cho họ tất cả những gì đạo hạnh của mình), và xem đấy là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống của chính mình... Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
29/07/2011(Xem: 6915)
Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa.
27/07/2011(Xem: 4865)
Nền tảng của khổ đau là vô minh si ám – sự lĩnh hội sai lầm về chúng sinh (ngã) và các đối tượng (pháp) tồn tại một cách cố hữu (có tự tính).Để phát sinh loại từ ái và bi mẫn thúc đẩy chúng ta kiếm tầm Phật quả, không phải cho riêng chúng ta mà vì lợi ích của những người khác, đầu tiên chúng ta phải đối diện với khổ đau bằng sự nhận diện những thể loại của nó. Đây là chân lý cao quý thứ nhất - khổ đế. Từ lúc chúng ta được sinh ra đến khi chết chúng ta đau khổ tinh thần và đớn đau thân xác (khổ khổ), khổ đau của sự thay đổi (hoại khổ), và khổ đau cùng khắp của điều kiện không thể kiểm soát (hành khổ). Chân lý thứ hai và thứ ba làm cho chúng ta thấu hiểu những nguyên nhân của khổ đau và cho dù những nguyên nhân ấy có được xóa đi hay không.
26/07/2011(Xem: 5915)
Chúng ta biết rằng đa phần các tín đồ theo Phật giáo thường là không có quy y Tam bảo. Bởi vì người đã quy y Tam Bảo thời thường lễ Phật đốt hương, nhưng người biết lễ Phật đốt hương thì chưa chắc đã quy y Tam Bảo. Tuy nhiên người chưa từng quy y Tam Bảo họ vẫn có thể xưng mình là tín đồ của Phật giáo mà chúng ta không thể phủ nhận sự tín ngưỡng của họ.
25/07/2011(Xem: 7499)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
24/07/2011(Xem: 5956)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
21/07/2011(Xem: 5138)
Khái niệm ‘nghiệp’ vốn đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiên ở đời : chính trên cơ sở của giáo thuyết về ‘nghiệp’ này mà Bà-la-môn giáo thiết lập hệ thống cứng ngắt về bốn giai cấp : Brahman(Bà-la-môn), Sát-đế-lợi, Tỳ-xá, Sudra(Thủ-đà-la). Đức Phật đã bác bỏ quan điểm giai cấp ấy, bằng câu nói : “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]