Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật A Di Đà

02/04/201719:32(Xem: 9328)
Phật A Di Đà


phat a di da-2

PHẬT A DI ĐÀ

o0o

T/S Lâm Như-Tạng

o0o

 

A-NGHIÊN CỨU MỘT

I-AMITABHÃ (sanscrit)

Amitabutsu (Tiếng Nhật)

Phật A Di Đà

Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật,  Vô Lượng  Quang Phật, Tây Phương Phật.

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca  giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng  già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…

Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương  mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.  Ngài có đời sống dài vô hạn lượng nên còn có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật.

Ai muốn sanh về cõi nước Cực Lạc của Ngài thì nên phát tâm trì niệm danh hiêu ngài không xao lảng, trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, tiếp tục cho đến Nhất Tâm Bất Loạn. Người ấy khi chết sẽ được Đức Phật và chư Thánh Chúng hiện diện đón về cõi Cực Lạc.

Trong khi giảng kinh Pháp Hoa, Đức Phật Thích Ca cho biết rằng, từ kiếp xa xưa Ngài với đức A Di Đà và mười bốn vị Phật khác hiện nay ở trong 16 cõi là mười sáu người con của đức Phật Đại Thông Trí Thắng (Mahãbhidj Ãdjnãnabhibhũ), khi đức Phật nầy còn là thái tử chưa xuất gia. Sau khi đức Đại Thông Trí Thắng  thành Phật thì 16 vị vương tử ấy xuất gia. 16 vị vương tử được cha trưyền dạy phương pháp tu trì, tinh tấn  tu tập, thành 16 vị  Sa Di Bồ Tát , được đức Đại Thông Trí Thắng  thọ ký quả vị Phật cho.

Tất cả nay đều thành Phật:  Phương Đông,  Phật A Sơ và Phật Tu Di Đảnh; phương Đông Nam, Phật  Sư Tử Âm và Phật Sư Tử Tướng; Phương Nam, Phật Hư Không Trụ và Phật Thường Diệt; Phương Tây Nam, Phật Đế Tướng và Phật Phạm Tướng; Phương Tây, Phật A Di Đà và Phật Độ Nhất Thiết Thế Gian Khổ Não; phương Tây Bắc, Phật Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Thần Thông và Phật Tu Di Tướng; Phương Bắc, Phật Vân Tự Tại và  Phật Vân Tự Tại Vương; Phương Đông Bắc, Phật Hoại Nhứt Thiết Thế Gian Bố Úy và Phật Thích Ca Mâu Ni.

Hoa sen là tiêu biểu cho công đức của đức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà giáng xuống cõi thế đầy ô trược phiền não cũng như hoa sen mọc lên từ bùn lầy.

Hiện tại sự niệm tưởng đức Phật A Di Đà rất thạnh hành. Tịnh Độ Tông là Tông Phái của những nhà tu trì theo tín ngưỡng Phật A Di  Đà, nguyện sanh về cõi Cực Lạc của Ngài. Ba bộ kinh chính của Tông Tịnh Độ là  Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Đức Phật A Di Đà thường hiện thân đi tiếp dẫn chúng sanh  có duyên tu niệm, Có hai vị Bồ Tát  chầu hai bên. Người ta gọi là A Di Đà Tam Tôn. Chính ở cõi Cực Lạc cũng thường có hai vị Bồ Tát chầu theo Ngài. Phiá tay trái của Ngài là Quan Thế Âm Bồ Tát, phiá tay mặt của Ngài là Đại Thế Chí Bồ Tát. Người tu theo Tịnh Độ thường thờ tượng Tam Tôn nầy.

Mật Tông cũng thờ Phật A Di Đà nhưng họ gọi là Cam Lồ Vương Như Lai. Chú của Phật A Di Đà họ gọi là Cam Lồ chú, Cam Lồ minh.

II-MƯỜI BA DANH HIỆU CỦA PHẬT A DI ĐÀ

13 danh hiệu của Đức Phật A Di Đà. Tức là cách dịch khác của Thập Nhị Quang Phật , cọng thêm bản danh là Vô Lượng Thọ Phật thành 13 hiệu. Kinh Vô Thọ quyển thượng viết: “Vì vậy Vô Lượng Thọ Phật còn có các danh hiệu là:   

1-VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT

Vì đời sống của Ngài dài lâu vô hạn.

2-VÔ LƯỢNG QUANG PHẬT

Hào quang của Ngài chiếu sáng vô cùng tận và trí tuệ không thể nghĩ bàn.

3-VÔ BIÊN QUANG PHẬT

Hào quang của Phật chiếu sáng không biết đến đâu là cùng tận, chiếu đến đâu thì giải thoát cho chúng sinh đến đó.

4-VÔ NGẠI QUANG PHẬT

Hào quang của Ngài không có gì ngăn ngại, chiếu khắp các cảnh giới, tự tại như hư không, nơi nào cũng soi khắp.

5-VÔ ĐỐI QUANG PHẬT

Hào quang của Ngài vượt trội hơn hết không có hào quang nào so sánh được, hào quang thanh tịnh của Ngài không có hào quang nào hơn được.

6-DIỆM VƯƠNG QUANG PHẬT

Đức Phật có hào quang tỏa sáng hơn hết.

7-THANH TỊNH QUANG PHẬT

Đức Phật có hào quang rất thanh tịnh.

8-HOAN HỶ QUANG PHẬT

Đức Phật có hào quang rất  hoan hỷ, ai được hào quang của Ngài soi rọi đều được đánh tan các mê dục tối tăm, trở nên sáng suốt minh mẫn.

9-TRÍ HUỆ QUANG PHẬT

Đức Phật có hào quang trí tuệ, hào quang ấy chiếu tới đâu thì đánh tan các tối tăm mê đắm, chúng sanh trở nên sáng suốt minh mẫn.

10-BẤT ĐOẠN QUANG PHẬT

Hào quang của Phật chiếu sáng không bao giờ dứt.

11-NAN TƯ QUANG PHẬT

Hào quang của Phật không thể suy xét cho cùng, trừ ra chỉ có bậc Phật mới biết được mà thôi.

12-VÔ XƯNG QUANG PHẬT

Hào quang của Phật  không thể đo lường nổi, hào quang ấy rời khỏi các tướng không thể biết cho cùng.

13-SIÊU NHẬT NGUYỆT QUANG PHẬT

Ánh sánh của mặt trời mặt trăng không thể sánh bằng hào quang của đức Phật. Vì ánh sáng của mặt trời và mặt trăng không thể chiếu rọi đến những nơi bị che lấp, ngăn bít, không thể chiếu đến các nơi địa ngục tăm tối, càng không thể chiếu rọi đến tâm ý của người ta. Ngược lại hào quang của Phật A Di Đà có thể chiếu soi đến khắp cả, không có ngăn ngại dù là tâm ý của người ta…

III-BA MƯƠI BẢY DANH HIỆU

Dựa theoTán A Di Đà Kệ của ngài Đàm Loan, trong sách Tịnh Độ Hòa Tán ngài Thân Loan (vị tăng thuộc Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản) đã nêu ra 37  đức hiệu của đức Phật A Di Đà như sau:

Vô Lượng Quang, Chân Thực Minh, Vô Biên Quang, Bình Đẳng Giác, Vô Ngại Quang, Nan Tư Nghì, Vô Đối Quang, Tất Kinh Y, Quang Diệm Vương, Đại Ứng cúng, Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỷ Quang, Đại An Úy, Trí Tuệ Quang, Bất Đoạn Quang, Nan Tư Quang, Vô Xứng Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang, Vô Đẳng Đẳng, Quảng Đại Hội, Đại Tâm Hải, Vô Thượng Tôn, Bình Đẳng Lực, Đại Tâm Lực, Vô Xưng Phật, Bà Già Bà, Giảng Đường, Thanh Tịnh Đại Nhiếp Thụ, Bất Khả Tư Nghì Tôn, Đạo Tràng Thụ, Chân Vô Lượng, Thanh Tịnh Lạc, Bản Nguyện Công Đức Tụ, Thanh Tịnh Huân, Công Đức Tạng, Vô Cực Tôn, Nam Mô Bất Khả Tư Nghì Quang.   



B-NGHIÊNG CỨU HAI

Theo Phật Học Tự Điển tiếng Anh, Phật A Di Đà , được viết như sau:

“Amita, boundless, infinite; tr. By Vô Lượng, immeasurable. The Buddha of infinite qualities, known as A Di Đà Phật, Amitãbha, tr. Vô Lượng Quang, boundless light. Amitãyus, tr. Vô Lượng Thọ, boundless age, or life, and among the esoteric sects Amita, Cam Lồ Vương sweet-dew king.

An imaginary being unknown to ancient Buddhism,  possibly of  Persian or Iranian origin, who has eclipsed the historical Buddha in becoming the most popular divinity in the Mahãyãna pantheon. His name indicates an idealization rather than an historic personality, the idea of eternal light and life. The origin and date of  the concept are unknown, but he has always been associated with the west, where in his Paradise, Sukhãvati, the Western Pure Land, he receives to unbounded happiness all who call upon his name (cf. the Pure Lands, Tịnh Độ of Maitreya and Aksobhya).

This is consequent on his forty-eight vows, especially the eighteenth, in which he vows to refuse Buddhahood until he has saved all living beings to his Paradise, except those who had committed the five unpardonable sins, or were guilty of  blasphemy agnaist the Faith.

While his Paradise is theoretically only a stage on the way to rebirth in the final joys of  Nirvãna, it is popularly considered as the final tresting-place of those who cry Na-mo Amita Buddha  or Blessed be or Adoration to Amita Buddha.

The Pure Land, Tịnh Độ, sect is especially devoted to this cult,  which arises chiefly out of  the Sukhãvativyũha, but Amita is referred to in many other texts and recognized, with differing interpretations and emphasis, by the other sects. Eitel attributes the first preaching of  the dogma to “a priest from Tokhara” in A.D. 147, and says that Fa-hsien and Hsũan-tsang make no mention of the cult. But the Chinese Pilgrim Huệ Nhựt (Hui-jih) says he found it prevalent in India 702-719. The first translation of  the Amitãyus sutra, eirca A.D. 223 – 253, had disappeared when the K’ai-yuan catalogue was compiled A.D. 730.

The eighteenth vow occurs in the tr. By Dharmaraksa A.D. 308. With Amita is closely associated  Avalokitesvara, who is also considered as his incarnation, and appears crowned with,  or bearing the image of Amita. In the trinity of Amita, Avalokitesvara appears on his left and Mahãsthãmaprãptã on his right.

Another group  of  five includes Ksitigarbha and Nãgãrjuna, the latter counted as the second patriarch of  the Pure-land sect. One who calls on the name of Amitabha is styled A Di  Đà Thánh, a saint of  Amitãbha. Amitãbha is one of the Five “Dhãni Buddhas” Năm Phật, q.v. He has many titles, amongst which are the following twelve relating to him as Buddha of  light, also his title of eternal life: Vô Lượng Quang Phật, Buddha of  boundless light; Vô Biên Quang Phật, Buddha of  unlimited light; Vô Ngại Quang Phật, Buddha of  irresistible light; Vô Đối Quang Phật, Buddha of  incomparable light; Viêm Vương Quang Phật, Buddha of  yama or flame king light; Thanh Tịnh Quang Phật, Buddha of  pure light; Hoan Hỷ Quang Phật, Buddha of  joyus light; Trí Huệ Quang Phật, Buddha of  wisdom light; Bất Đoạn Quang Phật, Buddha of  unending light; Nan Tư Quang Phật, Buddha of  inconceivable light; Vô Xưng Quang Phật, Buddha of  indescribable light; Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật, Buddha of  light surpassing that of sun and moon; Vô Lượng Thọ Phật, Buddha of  boundless age.

As Buddha he has, of course, all attributes of a Buddha, including  the Trikãya, or Pháp Báo Hóa Thân, about which in re Amita there are differences of  opinion in the various schools. His esoteric germ-letter is Hrĩh, and he has specific manuel-signs. Cf. A Di Đà Kinh, of wich with commentaries there are numerous editions.                                         



C-NGHIÊN CỨU BA

I-AMITA-BUDDHA

Tiếng Phạn viết là Amita-Buddha.  Vị Giáo Chủ thế giới Cực Lạc Phương Tây. Cũng gọi là A Di Đà Phật, A Nhị Đá Phật, A Nhị Đả Phật. Gọi tắc là: Di Đà, Amita. Dịch ý là: vô lượng. Ngoài ra còn có tên tiếng Phạn là: Amitãbha. Dịch âm là: A Di Đà Bà, A Di Đả Bà. Dịch ý là: Vô Lượng Quang.

Lý do tại sao gọi là Phật A Di Đà, theo kinh A Di Đà do ngài Cưu Ma La Thập dịch thì Đức Phật nầy có vô lượng ánh sáng và tuổi thọ vô lượng cho nên gọi là Phật A Di Đà. Nhưng theo Kinh A Di Đà bản tiếng Phạn và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thụ thì Đức Phật nầy có tuổi thọ vô lượng, ánh sáng nhiệm mầu vô biên cho nên gọi là Phật Vô Lượng Thọ, Phật Vô Lượng Quang.

Một Đức Phật mà có hai tên gọi nghĩa là không giống nhau. Trường hợp các Đức Phật khác chưa thấy như thế. Trong các kinh điển ở thời kỳ đầu, như Kinh Ban Chu Tam Muội, Kinh Đại A Di Đà, Kinh Duy Ma Cật v.v…cũng chỉ có danh hiệu A Di Đà. Cho nên suy ra có thể biết tên hiệu Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang là do đời sau đã dựa theo nghĩa gốc của những danh từ ấy mà đặt ra.

Theo Kinh Hậu xuất A Di Đà Phật Kệ, Kinh Bình Đẳng Giác, Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thụ v.v…thì tên hiệu của Phật A Di Đà là vô lượng thanh tịnh. Thế giới của Ngài ở gọi là thế giới thanh tịnh, thế giới Cực Lạc.

Theo Kinh Vô Lượng Thọ quyển thượng, về bản duyên thành đạo của Phật A Di Đà, trong kiếp quá khứ lâu xa, khi Đức Phật Thế Tự Tại Vương ở đời, có một quốc vương phát tâm cầu đạo vô thượng, bỏ ngôi vua xuất gia, tên là Tỳ Kheo Pháp Tạng, tu hành tại nơi Đức Phật Thế Tự Tại Vương, biết rỏ Tịnh Độ của chư Phật, trải qua năm kiếp tư duy, rồi phát ra 48 nguyện thù thắng. Từ đó về sau Ngài không ngừng chứa góp công đức, cách nay mười kiếp, nguyện hành tròn đầy, thành Phật A Di Đà, cách thế giới Ta Bà nầy mười vạn ức cõi Phật về phía tây, nhờ phúc báo kiến tạo được cõi Tịnh Độ.

Hiện nay Ngài vẫn còn đang giảng Pháp ở cõi ấy. Ngài là giáo chủ cõi Tịnh Độ, tiếp dẫn những người niệm Phật A Di Đà cầu sanh về cõi nước của Ngài.

Trong những kinh luận đại thừa hiện còn có tới hơn trăm bộ nói về Phật A Di Đà và những việc ở cõi Tịnh Độ của Ngài. Như vậy rõ biết tín ngưỡng Di Đà và giáo nghĩa Tịnh Độ đã đi sâu vào lòng người biết dường nào.

Theo Kinh Ban Chu Tam Muội, quyển thượng, Đức Phật A Di Đà có 32 tướng tốt, ánh sáng chói lọi, đẹp đẽ không gì sánh kịp.  Theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ, thân của Phật Vô Lượng Thọ rực rỡ như trăm nghìn ức mầu vàng Diêm  Phù Đàn của cõi trời Dạ Ma…Thân cao lớn…Mắt Ngài trong sáng rõ ràng và rộng lớn…

Thân Ngài có vô số tướng tốt, trong mỗi tướng tốt có vô số nét đẹp, trong mỗi nét đẹp có vô số ánh sáng soi khắp thế giới trong mười phương thu nhiếp chúng sanh niệm Phật.

Tại xứ Tây Tạng Phật A Di Đà được xem như hai Đức Phật: Vô Lượng Thọ Phật và Vô Lượng Quang Phật. Nếu cầu trí tuệ thì quy y Phật Vô Lượng Quang, nếu cầu phúc lạc sống lâu thì quy y Phật Vô Lượng Thọ.

Trong Mật Giáo, Phật A Di Đà tượng trưng cho Trí Diệu Quan Sát của Pháp Thân Đại Nhật Như Lai, gọi là Cam Lồ Vương . Trong mạn đồ la Kim Cương Giới, gọi là A Di Đà Như Lai thân thụ dụng trí tuệ, ngồi giữa nguyệt luân (vòng mặt trăng) ở phía tây. Thân Ngài mầu vàng ròng, kết ấn Tam Ma Địa, chủng tử là (hrĩh), mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cương, hình Tam Muội Da là hoa sen.

Trong Mạn Đồ La Thai Tạng Giới gọi là Vô Lượng Thọ Như Lai, ngồi phía Tây của Viện Trung Đài Bát Diệp. Thân Ngài mầu vàng lợt hay vàng ròng, mắt nhắm, mình mặc áo mỏng, ngồi kiết già trên hoa sen báu, bắt ấn nhập định. Chủng tử là (sam), mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cương, hình Tam Muội Da là hoa sen mới nở.

Tham khảo: X. Kinh Lại Tra Hòa La Sở Vấn Đức Quang; Kinh Quyết Định Tổng Trì; Kinh Hiền Kiếp Q.1, Q.3; Kinh Tế Chư Phương Đẳng Học; Kinh Đại Pháp Cự Đà La Ni Q.17; Vô Lượng Thọ Kinh Ưu Bà Đề Xá; Luận Thập Trụ Tỳ Bà sa Q.5, phẩm Dị Hành; Vãng Sanh Luận Chú; Quán Kinh Sớ (Thiện Đạo)…       

II-TÂY PHƯƠNG TAM TÔN

A Di Đà Tam Tôn, cũng gọi là Tây Phương Tam Thánh. Đó là nói về Đức Phật A Di Đà và hai vị Bồ Tát đứng hầu hai bên. Đức Phật A Di Đà đứng giữa, bên trái là Bồ Tát Quan Thế Âm, bên phải là Bồ Tát Đại Thế Chí. Kiểu tượng Di Đà Tam Tôn bắt nguồn từ Ấn Độ. Bức tranh vẽ trên vách của hang thứ 9 trong những hang đá ở A Chiên Đa là di phẩm của tượng Tam Tôn được gìn giữ.

Tượng A Di Đà Tam Tôn sớm nhất tại Trung Quốc là tượng Tam Tôn được khắc vào niên hiệu Nguyên tượng năm đầu (538) đời Đông Ngụy. Ở Nhật Bản thì bức tranh vẽ trên vách trong Kim Đường chùa Pháp Long và Quất phu nhân niệm trì Phật là nổi tiếng hơn cả. Hình tướng phổ thông nầy đều làm theo phép quán thứ 8 trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Kinh nói quán tưởng hai bên Phật A Di Đà có hoa sen lớn, Bồ Tát Quán Thế Âm ngồi trên tòa sen bên trái; Bồ Tát Đại Thế Chí ngồi trên tòa sen bên phải.

Kinh Bất Không Quyên Sách Thần Biến Chân Ngôn quyển 5 cũng nói như thế. Bởi vì Bồ Tát Quán Thế Âm tượng trưng cho Bi (tình thương), biểu tỏ nghĩa dưới hóa độ chúng sinh, cho nên đặt ở bên trái. Còn Bồ Tát Đại Thế Chí thì tượng trưng cho Trí (trí tuệ), biểu tỏ nghĩa trên cầu Bồ Đề, vì thế đặt bên phải.

Ngoài ra, Kinh Quán Tự Tại Bồ Tát Tam Thế Tối Thắng Tâm Minh Vương thì nói bên trái Phật A Di Đà là Quán Tự Tại, bên phải là Kim Cương Thủ.

III-CẢNH TÂY PHƯƠNG TỊNH ĐỘ

Tranh vẽ  biểu hiện cảnh Tịnh Độ Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Cũng gọi là Tây Phương Tịnh Độ Biến, Tây Phương biến tướng, Tịnh Độ Mạn Đà La, Cực Lạc biến mạn đồ la. Ở Trung Quốc, người đầu tiên vẽ tranh nầy là ngài Thiện Đạo đời Đường. Quán Niệm Pháp Môn của ngài Thiện Đạo nói nếu có người y theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ v.v…vẽ cảnh Tịnh Độ trang nghiêm, ngày đêm quán tưởng đất báu, niệm niệm không rời thì có thể trừ diệt tội sống chết trong tám mươi ức kiếp.

Kim Ngân Nê Họa Tịnh Độ Biến Tướng Tán của Lý Bạch nói Tần phu nhân ở quận Phùng Dực dùng kim nhũ vẽ Tịnh Độ biến tướng Phương Tây để cầu siêu cho chồng là Vi Công, quan Thứ Sử Hồ Châu. Cứ theo Lịch Đại Danh Họa Ký của Trương Ngạn Viễn đời Đường chép thì trên vách phía tây của Đại Phật Điện trong chùa An Quốc có Tây Phương Biến do Ngô Đạo Tử vẽ.  Trong Tiểu Phật Điện chùa Vân Hoa có Tịnh Độ biến do Triệu Vũ Thụy vẽ. Đến đời Tống Liên Xã Niệm Phật và tranh vẽ Tịnh Độ biến khá thịnh hành.

Pháp Nhiên Thượng Nhân Truyện Ký quyển 2 của Nhật Bản chép, vào đời Tống, Tuấn Thừa Phòng Trùng Nguyên đến Trung Quốc thỉnh được Quán Kinh Mạn Đồ La về Nhật Bản. Gần đây, mấy loại tranh A Di Đà Tịnh Độ biến đã được tìm thấy ở Đôn Hoàng. Ở Nhật Bản, từ thời Bạch Phụng (673 – 685) về sau, dần dần mới có họa phẩm Tịnh Độ biến như bức tranh vẽ trên vách hiện còn ở chùa Pháp Long, nhưng kiểu tranh đơn giản chỉ có hình A Di Đà Tam Tôn, các Trời và cảnh người vãng sinh trong ao báu.

Bức tranh Tịnh Độ biến ở Viện A Di Đà, cứ theo A Di Đà Viện Bảo Vật Trướng chép thì trong bảo điện đặt hai bậc trên dưới thờ Phật A Di Đà Tam Tôn, mười vị Bồ Tát Âm Thanh, hai vị La Hán. Trong những bức tranh Tịnh Độ biến hiện còn thì Đương Ma Mạn Đồ La là bức tranh rõ ràng tỉ mỉ và hoàn bị hơn cả.

Tham khảo: Vãng Sanh Tây Phương Tịnh Độ Thụy Ứng San Truyện; Tây Phương Yếu Quyết Thích Nghi Thông Qui; Quán Kinh Cửu Phẩm Đồ Hậu Tự (Nguyên Chiếu); Bạch Thị Văn Tập quyển 70, q.71; Dậu Dương Tạp Trở Tục Tập quyển 5; Thường Lạc Phường Triệu Cảnh Không Tự Điều; Diên Lịch Tự Tọa Chủ Viên Trân Nguyện; Lạc Bang Văn Loại quyển  2, q.3; Thập Di Vãng Sanh truyện, q.hạ v.v…

IV-MẠN ĐỒ LA A DI ĐÀ

Đó là Mạn Đà La lấy Phật A Di Đà làm Tôn Vị chính để kiến lập. Cũng gọi là A Di Đà Mạn Đồ La. Gồm có Lý Thú Mạn Đà La kiến lập theo hình thức Kim Cương Giới, Cửu Phẩm Mạn Đồ La và Bát Mạn Đồ La kiến lập theo hình thức Thai Tạng Giới.

1-MẠN ĐỒ LA LÝ THÚ

Trong Mạn Đồ La Lý Thú, chính giữa vẽ Phật A Di Đà, trước sau và hai bên đều vẽ 4 vị Bồ Tát: Kim Cương Pháp, Kim Cương Lợi, Kim Cương Nhân và Kim Cương Ngữ. Bên trong và ngoài 4 góc đều đặt 4 Nội, Ngoại cúng dường. Bốn cửa Đông, Nam, Tây, Bắc đều vẽ hình Thiên Nữ biểu thị tham muốn, hình rắn biểu thị tức giận, đầu heo biểu thị ngu dại và hoa sen biểu thị Niết Bàn.

2-MẠN ĐỒ LA CỬU PHẨM

Trong Mạn Đồ La Cửu Phẩm trên đài hoa sen nở ở Viện Trung Đài Bát Diệp là Phật A Di Đà thượng phẩm thượng sinh, chung quanh đặt tám phẩm A Di Đà, bốn góc viện trong có bốn Bồ Tát Kim Cương Pháp, Kim Cương Lợi, Kim Cương Nhân, Kim Cương Ngữ. Viện thứ hai có 12 vị Quang Phật, bốn nhiếp Bồ Tát, bốn Ngoại Cúng Dường. Viện thứ ba có 24 vị Bồ Tát.

3-MẠN ĐỒ LA TÁM ĐẠI BỒ TÁT

Trong Mạn Đồ La nầy chính giữa vẽ Phật A Di Đà, chung quanh đặt tám vị đại Bồ Tát: Quán Tự Tại,Từ Thị, Hư Không Tạng, Phổ Hiền, Kim Cương Thủ, Văn Thù, Trừ Cái Chướng và Địa Tạng. Bên ngoài là bốn Nhiếp và tám Cúng. Ngoài ra còn có Cửu Tự Mạn Đà La là tổng hợp của Cửu Phẩm Mạn Đà La và Bát Mạn Đà La.

Tham khảo:  Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích quyển hạ; kinh Bát Đại Bồ Tát Mạn Đà La (Bất Không); kinh Bát Đại Bồ Tát Mạn Đồ La (Thiện Vô Úy) ; Vô Lượng Thọ Nghi Quĩ v.v…

V-NĂM TÔN MẠN ĐỒ LA

Mạn Đồ La nầy cũng gọi là A Di Đà Năm Tôn Mạn Đồ La. Chỉ Đức Phật A Di Đà và 4 vị Bồ Tát: Quan Âm, Thế Chí, Địa Tạng  và Long Thọ đứng hầu hai bên. Hoặc chỉ bức tranh vẽ  Đức Phật A Di Đà là vị Tôn ngồi giữa và đặt 4 vị Bồ Tát nói trên đứng hầu hai bên. Trong kinh điển chưa thấy xuất xứ của bức tranh nầy.

Theo A Di Đà Quyển trong Giác Thiền Sao do vị tăng Nhật Bản là Giác Thiền soạn thì người ở vùng Tịnh Châu đời Đường đều niệm Phật A Di Đà, đến lúc sắp chết, năm vị Thánh nầy sẽ hiện ở trước mặt để tiếp dẫn. Tuy nhiên thuyết nầy cũng không biết chắc đã căn cứ vào đâu.

Theo Tham Thiên Thai Ngũ Đài Sơn Ký quyển 1 của vị tăng Nhật Bản khác là Thành Tầm (1011 – 1081) ghi chép thì Kim Đường của thiền viện Hộ Thánh do vua ban hiệu ở núi Thiên Thai có tượng Phật A Di Đà cao một trượng 6 thước và tượng 4 vị Bồ Tát đứng hầu hai bên.

Hiện nay còn Tượng A Di Đà 5 Tôn bằng đá có khắc dòng chữ: Đường Nghi Phụng Tam Niên (năm Nghi Phụng thứ 3 đời Đường) và tượng A Di Đà 5 Tôn bằng đồng lá. Trong hai tượng nầy, hai vị Tùy Kheo và hai vị Bồ Tát đều đứng hai bên. Vị Tỳ Kheo bên trái  dáng mặt già nua xấu xí, vị Tỳ Kheo bên phải dáng mặt trẻ trung đẹp đẽ. Theo tượng đó mà suy ra rằng tượng hai vị Tỳ Kheo nầy đã được làm phỏng theo Tượng Tam Tôn thời Đông Ngụy, năm Thiên Bình thứ 4 (537) và niên hiệu Vũ Định năm đầu (543). Phổ thông cho rằng tượng hai vị Tỳ Kheo nầy là ngài Xá Lợi Phất và A Nan chuyễn hóa mà thành.

VI-NĂM MƯƠI VỊ BỒ TÁT VÀ PHẬT A DI ĐÀ

Đây là một bức tranh Tịnh Độ lấy Phật A Di Đà làm trung tâm mà vẽ tượng Phật và 50 vị Bồ Tát. Theo tập Thần Châu Tam Bảo Cảm Thông Lục quyển trung của ngài Đạo Nguyên đời Đường viết thì xưa kia, Bồ Tát Ngũ Thông ở chùa Kê Đầu Ma bên Thiên Trúc đến thế giới Cực Lạc xin đức Phật A Di Đà ban cho tượng của Ngài, khiến chúng sinh cõi Ta Bà nguyện sinh về cõi Tịnh Độ, nhờ vào hình tượng của Phật mà đạt được điều ước nguyện. Đức Phật bằng lòng. Khi Bồ tát trở về thì tượng Phật đã đến rồi. Đó là trên các lá cây có hình tượng Phật và 50 vị Bồ Tát đều ngồi trên hoa sen. Bồ Tát liền lấy những lá ấy đem về vẽ ra truyền bá khắp gần xa.

Năm Vĩnh Bình (58 – 75), Minh Đế nhà Hán, nhân nằm mộng thấy Phật, mới sai sứ đi cầu pháp, đón được ngài Ca Diếp Ma Đằng v.v… về Lạc Dương, Sau đó, cháu của ngài Ma Đằng xuất gia làm sa môn, đem tượng Phật và 50 vị Bồ Tát ấy đến Trung Quốc truyền bá. Chưa bao lâu lại mang tượng trở về Ấn Độ.

Nhưng bức tranh nầy không được lưu truyền rộng lắm, thêm vào đó, từ thời Ngụy Tấn đến nay đã quá lâu lại trải qua tai nạn diệt Pháp nên Kinh Tượng cũng do đó mà bị mai một. Đến đầu đời nhà Tùy, sa môn Minh Hiến được ngài Đạo Trường ở Cao Tề biếu một  bức tranh nầy, nói rõ nguồn gốc và sự trao truyền. Từ đó bức tranh được vẽ lại và lưu hành khắp trong nước. Người thợ vẽ lúc bấy giờ là Tào Trọng Đạt ở Bắc Tề chuyễn vẽ bức tranh nầy.

Các nhân sĩ đời Đường phần nhiều cũng truyền vẽ tượng nầy để làm tôn vị chính. Còn có tranh A D Đà Tịnh Độ Biến Tướng được lưu truyền ở đời sau tuy nhiều nhưng phổ thông đều do Ngũ Thông Mạn Đồ La nầy là xưa nhất.

A Di Đà Quyển trong Giác Thiền Sao do vị tăng người Nhật Bản là Giác Thiền soạn, có chép kiểu tranh vẽ 52 thân tượng của Phật A Di Đà. Nhưng đó có phải là Mạn Đồ La từ đời Đường truyền lại không thì có cách nào biết chắc được.

Tham khảo: Pháp Uyển Châu Lâm quyển 15; Đồ Tượng Sao quyển 2 v.v…

VII-ĐẠI TÂM CHÚ A DI ĐÀ

Đại Tâm Chú A Di Đà là chân ngôn của đức Phật A Di Đà.Cũng gọi là A Di Đà Đại Tâm chú, Thập cam lồ chú, Bạt nhất thiết  nghiệp chướng căn bản đắc sinh Tịnh Độ thần chú, Vô Lượng Thọ Như Lai căn bản Đà La Ni. Đà La Ni căn bản biểu tỏ nội chứng, bản thệ, công đức của Vô Lượng Thọ Như Lai, có đủ các công đức hiện đời nầy được yên ổn, tội chướng tiêu diệt, sau khi chết, được sinh về cõi Tịnh Độ an dưỡng  Cực Lạc. Bài chú được đọc tụng phổ thông hơn cả là Đà La Ni căn bản của đức Vô Lượng Thọ Như Lai trong  Vô Lượng Thọ Như Lai tu quán hành cúng dường nghi quĩ do ngài Bất Không đời Đường dịch.

Ngoài ra, Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sanh Tịnh Độ thần chú do ngài Cầu Na Bạt Đà La đời Lưu Tống dịch. Phật thuyêt A Di Đà Phật căn bản bí mật thần chú kinh do ngài Bồ Đề Lưu Chi  đời Bắc Ngụy dịch. Đà La Ni tập kinh do ngài A Địa Cù Đa đời Đường dịch. A Di Đà Phật thuyết chú, mất tên người dịch. Phật Thuyết Cam Lồ Đà La Ni Kinh do ngài Thực Xoa Nan Đà đời Đường dịch v.v…Tất cả các Kinh trên đây đều có ghi chép bài chú nầy, tuy  câu văn có hơi khác nhau.

Tham khảo: A Di Đà kinh Bất Tư nghì  thần lực truyện.

Ngoài ra còn có A Di Đà Chân Ngôn, có 3 loại: Nhất Tự Chú, Tiểu Chú và Đại Chú.

Nhất Tự Chú: chỉ có một chữ

Tham khảo: Bất Không Thần Biến Kinh, q.28; Lý Thú Thích… 

Tiểu Chú còn gọi là Tâm Chú; vốn có tên là Vô Lượng Thọ Như Lai Tâm Chân Ngôn. Vô Lượng Thọ Tu Nguyện Hạnh Cúng Dường Nghi Quỉ: Chân Ngôn Vô Lượng Thọ Như Lai Tâm là: “Úm A Mật Lật Đát Đính Tinh Hạt La Hồng”. Chân ngôn nầy nếu tụng đủ 10 vạn biến thì sẽ được thấy đức A Di Đà Như Lai, sau khi chết sẽ được sinh vào cõi Cực Lạc.

Tham khảo: Ngủ Tự Cửu Tự Bí Thích.

Đại Chú vốn có tên là A Di Đà Như Lai Căn Bản Đà La Ni. Còn A Mật Lật Đát trong lời chú của Đại Chú tức là Cam Lộ, có 10 tiếng, gọi là Thập Cam Lộ Minh .

Tham khảo: Vô Lượng Thọ Giáo Hành Nghi Quỉ; các bộ nghi quĩ khác còn có Vô Lượng Thọ Như Lai Quyền Ấn Chân Ngôn v.v…    

VIII-BÁO HÓA DỊ

Phật có ba thân đó là Pháp Thân, Báo Thân và Hóa Thân.  Pháp Thân đó là sự bình đẳng của chư Phật. Báo Thân y theo hạnh nguyện ở nhân vị tu hành. Còn Hóa Thân thì nương theo cơ duyên giáo hóa, có vô số loại khác nhau.

Hai thân Báo, Hóa của Đức Phật A Di Đà có nói trong kinh Bi Hoa. Ngoài ra trong kinh Quan Âm Thọ Ký có nói về sự nhập diệt của đức Phật A Di Đà và bổ xứ của đức Quan Âm và Thế Chí. Lại Nữa Kinh Cổ Âm Thanh có nói về cha mẹ, quốc độ tòa thành của đức Phật A Di Đà đều là hóa thân Phật của cõi Hóa Độ. Hóa Độ lại có 2 loại Uế và Tịnh. Hóa Độ của đức Phật A Di Đà cũng vậy. Những điều mà các kinh nói ở trên là các hóa độ Uế và Tịnh. Cho nên thế giới Ngũ Trược cũng gọi là thế giới Anh Lạc. Lại còn có Hóa Độ Uế Ác, như đức Thích Ca ở cõi Ta bà. 

Tham khảo:  Đại Trí Độ Luận quyển 36.

Thân Độ mà kinh Vô Lượng Thọ trình bày đều là Báo Thân và cõi Báo Độ. Ánh sáng và mệnh thọ của thân đều vô lượng. Cõi nầy rộng lớn không bờ bến. Những người nguyện sinh vào cõi nầy của Tịnh Độ Môn, chỉ giới hạn ở cõi Phật Độ nầy. Nhưng về cõi nầy, có sự tranh luận giữa hai tông Thánh Đạo và Tịnh Độ. Các nhà Thánh Đạo như Thiên Thai, Từ Ân đều nói: Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà có hai tướng Hóa Độ và Báo Độ. Đã có vô lượng Bồ Tát chúng thì đối với các vị chúng sinh này đó là Báo Độ, Báo Thân.

Hàng Phàm Phu, Thinh Văn vãng sinh, nói là cõi đó có vô số người, trời và Thinh Văn đó là sinh ở Hóa Độ mà nhìn thấy Hóa Thân. Nếu không có Hóa Độ thì họ như kẻ phàm phu chưa cắt đứt được các hoặc thì không thể  đưọc sinh ra ở Báo Độ. Sự phán định của Kinh và Luận rất rỏ ràng. Nhưng hai cõi nầy không phải đâu khác. Một là ở trên thế giới, kẻ phàm phu  trước ngôi Thánh Địa cũng thấy Hóa Độ. Bồ Tát trên ngôi Thánh Địa cũng thấy Báo Độ. Cho nên Phật Địa Luận có nói: Khi đức Thích Ca Như Lai nói về Phật Địa Kinh, đại chúng ở ngôi Thánh Địa biến hóa thân ở Uế Độ mà được nhìn thấy sự thuyết pháp. Như vậy là ở cùng một cõi mà Thánh Phàm đều cùng ở, cho nên Tông Thiên Thai nói là: Cõi Phàm Thánh cùng ở.

Nhìn từ góc độ của Người, Trời và Thanh Văn thì nơi đó ắt là Hóa Độ. Ở nơi Hóa Độ nầy, nghe pháp siêng tu, lên ngôi Thánh, được nơi ở là Báo Thân Báo Độ. Các tướng của Hóa Độ nói được rõ ràng là cái thuyết của Cổ Âm Thanh Kinh và Cửu Phẩm Vãng Sinh được nói trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh. Đó là cơ cảm của phàm phu và Nhị Thừa. Nếu là Bồ Tát của Thông Giáo thì cảm thấy Liệt Thắng Ứng Thân ở cõi Phương Tiện Hửu Dư. Nếu là Bồ Tát của Biệt Giáo cảm thấy Thắng Ứng Báo Thân ở Thực Báo Độ. Nếu là Bồ Tát của Viên Giáo thì cảm thấy Pháp Thân ở cõi Thường Tịch Quang. Đó là sự trình bày đầy đủ của Thiên Thai Quán Kinh Sớ và Tịnh Danh Kinh Sớ.

Nhưng vì Hóa Độ là An Lạc Tịnh Độ, không có năm điều ô trược và nhiều hoạn nạn, dể tăng tiến Phật Đạo, cho nên người tu thường thường nguyện sinh đến cõi nầy. Nhưng các sư của Tịnh Độ Tông như Đàm Loan và Đạo Xước lại chỉ ra: “A Di Đà kinh nói: Chúng sinh vãng sinh sang đều A Bệ Bạt Trí”. Trong 48 nguyện của Vô Lượng Thọ kinh có hai nguyện Quang và Thọ nói về cuộc sống con người mà Kinh đặt ra, hơn nữa lại có tên người, trời v.v…Cho nên khi đem kinh giảng thuyết về Phật thì tự nhiên thông hiểu.

Các Thinh Văn, Bồ Tát, trời và người, trí tuệ thần thong đều là một loại, hình trạng không khác nhau, nhưng thuận theo nhiều cách, cho nên có những tên như vậy. Chúng sinh ở cõi kia đều là Bồ Tát, đó đúng là Báo Độ vậy.

Nhưng Thánh Tông đem những văn nầy coi là Biệt thời ý thú trong 4 ý thú mà Nhiếp Đại Thừa Luận nêu ra thì không cho phép phàm phu trực tiếp trở thành Bồ Tát A Bệ Bạt Trí. Nhưng Tịnh Độ Tông thì nói hai tông Thánh và Tịnh vốn có con đường khác nhau, đó là hoằng nguyện của ý riêng Di Đà, không thể coi là qui luật thông thường.                 

 

 

PHẦN HAI: KINH A DI ĐÀ

A-NGHIÊN CỨU MỘT

I-KINH A DI ĐÀ 

Sukhavati-Vyũha (scr,), Amydakyõ (Japanese), Petit Sũtra D’Amida (French), đó tức là Phật Thuyết A Di Đà Kinh, 1 quyển, La Thập đời Tấn dịch, là một trong 3 bộ kinh của Tông Tịnh Độ. Kinh nầy nói tóm tắt về các việc Y Chính trang nghiêm của cõi Tịnh Độ Tây Phương, xưng tán công đức vô lượng vô biên của đức Phật A Di Đà, khuyến khích mọi người chấp trì xưng tụng danh hiệu của đức Phật A Di Đà một cách nhất tâm bất loạn.

Việc làm nầy rất quan trọng vì những ai thực hiện tốt thì khi lâm chung sẽ được đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Cực Lạc của Ngài. Trừ nhân duyên phúc đức của hạng tiểu thiện căn, kinh nầy chỉ thuận cho loại người căn cơ thuần thục.

Các nhà chú thuật như sau: A Di Đà Kinh Nghĩa Ký, 1 quyển, Trí Khải đời Tùy trình bày, Quán Đỉnh ghi chép. A Di Đà Kinh Nghĩa Thuật, Thông Tán Sớ, 3 quyển, Khuy Cơ đời Đường soạn. A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển, Nguyên Hiểu đời Đường thuật. A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển, Khuy Cơ đời Đường soạn. A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ, 1 quyển, Trí Viên đời Tống Thuật. A Di Đà Kinh Nghĩa Sớ Văn Tri  Kỉ, 3 quyển, Nguyên Hiểu đời Tống thuật, Giới Độ ghi. A Di Đà Kinh Cú Giải, 1 quyển, Tính Trừng đời Nguyên cú giải. A Di Đà Kinh Lược Giải, 1 quyển, Đại Hữu đời Minh kể. A Di Đà Sớ Sao, 4 quyển, Châu Hoằng đời Minh thuật.

A Di Đà Kinh Sớ Sao Sự Nghĩa, 1 quyển; A Di Đà Sớ Sao Vấn Biện, 1 quyển; A Di Đà Sớ Sao Diễn Nghĩa, 4 quyển, Cổ Đức Pháp Sư đời Minh diễn nghĩa, Tái Thuận định bản. Tịnh Độ Dĩ Quyết, 1 quyển, Đại Huệ đời Minh giải thích. A Di Đà Kinh Yếu Quyết, 1 quyển, Trí Húc giải. A Di Đà Kinh Thiệt Tướng, 1 quyển, Tịnh Đĩnh soạn. A Di Đà Trực Giải Chính Hành, 1 quyển, Liễu Căn chú. A Di Đà Kinh Lược Chú, 1 quyển, Tục Pháp lục chú. A Di Đà Kinh Lược Giải Viên Trung Sao, 2 quyển, Đại Hựu đời Minh thuật, Truyền Đăng sao lục. A Di Đà Kinh Trích Yếu Dị Giải, 1 quyển, Chân Trung thuật. A Di Đà Kinh ƯỚc Luận, 1 quyển, Bành Thế Thanh thuật. A Di Đà Kinh Yếu Giải Tiện Mông Sao, 3 quyển, Trí Húc đời Minh yếu giải Đạt Mặc Tạo sao lục, Đạt Lâm tham đính. A Di Đà Kinh Sớ Sao Hiệt, 1 quyển, Chu Hoằng đời Minh sớ sao, Từ Hòe Đình hiệt nghĩa. A Di Đà Kinh Ứng Nghiệm Phụ.

II-ĐẠI A DI ĐÀ KINH

Tức bộ Phật Thuyết Đại A Di Đà Kinh, 2 bản. Một là Tiến Sĩ Vương Nhật Hưu đời Tống đem các bản kinh dịch thời trước san bổ và đính chính, 2 quyển. Một bản nữa là tên gọi khác của bộ A Di Đà Tam Đa Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá Độ Nhân Đạo Kinh.

 

B-NGHIÊN CỨU HAI

I-APARIMITÃYUS-SŨTRA

Kinh nầy gọi là A Di Đà Tam Da Tam Phật Tát Lâu Phật Đàn Quá  Độ Nhân Đạo Kinh, Đại A Di Đà Kinh, 2 quyển. Do ngài Chi Khiêm Đời Ngô (222 – 280) dịch, thu vào Đại Chánh tạng tập 12. Kinh nầy là bản dịch khác của Kinh Vô Lượng Thọ và là một bộ kinh được thành lập sớm nhất trong các bản dịch Kinh Vô Lượng Thọ.

Tham khảo: Lịch Đại Tam Bảo Kỉ, quyển 5; Khai Nguyên Thích Giáo Lục, quyển 2; Đại A Di Đà Kinh.

II-SUKHÃVATYAMRTA-VYŨHA

Dịch âm là Tốc Ca Ngõa Đê A Di Lí Đát Vĩ Dụ Ha, 1 quyển. Cũng gọi là Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh , Tiểu Vô Lượng Thọ Kinh, Tiểu Kinh, Tứ Chỉ Kinh,  được in vào Đại Chánh Tạng tập 12. Một  trong 3 bộ kinh Tịnh Độ. Kinh nầy vốn được biên soạn ở miền Bắc Ấn Độ vào lúc mà tín ngưỡng Phật A Di Dà đang thịnh hành, sau khi Kinh Đại Vô Lượng Thọ đã được thành lập, tức vào khoản thế kỷ thứ nhất. Kinh nầy đã được ngài Cưu Ma La Thập (Kumãrajĩva  344 – 414) dịch ra Hán Văn vào năm Hoàng Thủy thứ 4 (404) đời Diêu Tần.

Sau bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập có hai bản dịch khác nữa: Kinh Tiểu Vô Lượng Thọ, Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ.

1-KINH TIỂU VÔ LƯỢNG THỌ

Kinh nầy có 1 quyển, do ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch vào đầu năm Hiếu Kiến (454 – 456) đời Hiếu Vũ Đế  nhà Lưu Tống. Bản dịch nầy đã bị thất lạc từ lâu, hiện chỉ còn văn chú và văn lợi ích.

2-KINH XƯNG TÁN TỊNH ĐỘ PHẬT NHIẾP THỌ

Kinh nầy có 1 quyển, do ngài Huyền Trang dịch niên hiệu Vĩnh Huy năm đầu (650) đời vua Cao Tông Nhà Đường, cũng được in vào Đại Chánh Tạng tập 12. Bản dịch của ngài La Thập, văn dịch ngắn gọn, trong sáng và trôi chảy nên được rất nhiều người đọc tụng. Nội dung kinh nầy trình bày sự trong sạch đẹp đẽ ở cõi Tịnh Độ phương tây của Phật A Di Đà, chư Phật khen ngợi và khuyến khích chúng sinh cầu sinh về Tịnh Độ. Chư Phật sáu phương ấn chứng và trì danh niệm Phật, khiến cho tín ngưỡng Tịnh Độ được xác nhận rõ ràng và dễ dãi.

Có rất nhiều bản chú sớ về kinh nầy, trọng yếu hơn cả thì có: A Di Đà Kinh Nghĩa Ký, 1 quyển, của ngài Trí  Khải; A Di Đà Kinh Pháp Sự Tán, 2 quyển, của ngài Thiện Đạo; A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển, của ngài Tuệ Tịnh; A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển và A Di Đà Kinh Thông Tán Sớ, 3 quyển, của ngài Khuy Cơ; A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển của ngài Nguyên Hiếu v.v…

Sau thời gian nhân việc đại học Oxford san hành Kinh A Di Đà bản tiếng Phạn, Nhật Bản bèn dấy lên phong trào nghiên cứu kinh nầy rất sôi nỗi. Như Đằng Ba Nhất Như  soạn  Kinh A Di Đà văn Phạn dịch ra bốn thứ tiếng Nhật, Anh, Trung Hoa, Triều Tiên; Địch Nguyên Vân Lai soạn ba bộ kinh Tịnh Độ Phạn, Tạng, Nhật , Anh đối chiếu và Mộc Thôn Tú Hùng  soạn The Smaller  Sukhãvatĩ-vyũha,  Description of Sukhãvatĩ; The Land of  Bliss, collaterating Sanskrit, Tibetant, Chinese texts with commentarial foot- notes.

Tham khảo: Xuất Tam Tạng Ký Tập quyển 2; Khai Nguyên Thích Giáo Lục q.4,  q.5, q.8; Chí Nguyên Pháp Bảo Khám Đồng Tổng Lục q.3, v.v…

 III-CỔ ÂM THANH VƯƠNG ĐÀ LA NI KINH

Kinh nầy còn có tên gọi là A Di Đà Cổ Âm Thanh Vương Đà La Ni Kinh, 1 quyển, không rõ người dịch. Gọi tắt là Cổ Âm Thanh Vương Kinh, Cổ Âm Thanh Kinh, được in vào Đại Chánh Tạng tập 12. Nội dung tường thuật đức Phật ở thành Chiêm Ba nói về thế giới Cực Lạc bên phương Tây và công đức trang nghiêm của đức Phật A Di Đà cho các vị Tỳ Kheo nghe. Ngài nói, tên nước của Phật A Di Đà là Thanh Thái, cha là Nguyệt Thượng, mẹ là Thù Thắng Diệu Nhan, con là Nguyệt Minh, đệ tử thị giả là Vô Cấu Xưng, đệ tử Trí Tuệ là Hiền Quang. Sau hết ngài dạy: thọ trì đọc tụng Đại Đà La Ni Cổ Âm Thanh Vương, sáu giờ chuyên niệm suốt ngày đêm, chỉ trong 10 ngày nhất định được thấy đức Phật A Di Đà.

Nhờ có nói về cha mẹ của đúc Phật A Di Đà mà bộ Kinh nầy nổi tiếng.

Tham khảo: Đà La Ni Tạp Tập, q.4; Lịch Đại Tam Bảo Kỉ, q.13; Khai Nguyên Thích Giáo Lục, q.6 v.v…

IV-KINH A DI ĐÀ NGHĨA SỚ

1-A DI ĐÀ KINH SỚ TINH TỰ

Kinh nầy có 1 quyển, ngài Cô Sơn Trí Viên đời Tống soạn. Kinh nầy còn được gọi là Phật thuyết A Di Đà Kinh Sớ Tinh Tự đưọc in vào Đại Chánh Tạng tập 37. Đây là sách chú thích Kinh A Di Đà do ngài Cưu Ma La Thập dịch. Trước khi giải thích phần chính văn, soạn giả lập ra 5 lớp nghĩa sâu kín như sau.

a/-Lấy hai đức Phật đã chứng quả ở hai cõi là đức Thích Ca Mâu Ni cõi Ta Bà và dức Phật A Di Đà ở cõi Tịnh Độ làm tên Kinh.

b/-Lấy thực tướng Phương Đẳng làm thể của Kinh.

c/-Lấy Tín, Nguyện, Tịnh Nghiệp làm Tông Chỉ của Kinh.

d/-Lấy bỏ khổ được vui làm dụng.

e/-Lấy Sinh Tô Phương Đẳng Đại Thừa làm Giáo. Toàn văn chia làm 3 phần: Tựa, Chính Tông, Lưu Thông, rồi lần lược theo thứ lớp mà giải thích chương cú.

2-CHÚ THÍCH A DI ĐÀ KINH NGHĨA SỚ

Sách nầy có 1 quyển, ngài Linh Chi Nguyên Chiếu đời Tống soạn, được in vào Đại Chánh Tạng tập 37. Đây cũng là sách chú thích bản dịch kinh A Di Đà của ngài Cưu Ma La Thập. Trước phần chính văn soạn giả lập ra 4 môn: Giáo, Lý, Hành, Quả.

a/-GIÁO: Giáo lại chia làm 2 là Giáo Hưng và Giáo Tướng.

Giáo Hưng: Trình bày ý nghĩa đức Như Lai ra đời, mục đích là khiến chúng sinh chán nỗi khổ Ta Bà, hâm mộ Tịnh Độ Cực Lạc, tinh chuyên trì niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà để được vãnh sanh.

Giáo Tướng: Nói rõ Giáo Môn Tịnh Độ là Pháp Đại Thừa, viên đốn thành Phật.

b/-LÝ: Lý là thể của Giáo. Nói về nghĩa chung, Đại Thừa là Lý được giải thích rõ ràng  (lý sở thuyên). Nói về nghĩa riêng, lấy công đức Y Báo, Chính Báo trang nghiêm không thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà tu nhân cảm quả làm lý sở thuyên.

c/-HÀNH: Là Tông Chỉ của Giáo. Nói theo nghĩa chung thì chỉ cho 6 Độ, muôn hạnh. Nói theo nghĩa riêng thì chỉ cho Tịnh Nghiệp. Kinh nầy chuyên nêu rõ pháp trì danh, đó chính là Tông Chỉ của Kinh.

d/-QUẢ: Là Dụng của Giáo. Quả gần được thân Pháp tính ở Tịnh Độ Đồng Cư. Quả xa được A Nậu Bồ Đề, không trở lui, chứng Pháp Thân trong sạch, ở cõi Pháp Tính, rốt ráo thành Phật.

V-A DI ĐÀ KINH SỚ

1-NGÀI KHUY CƠ CHÚ THÍCH

Ngài Khuy Cơ viết  A Di Đà Kinh Sớ, 1 quyển,  được in vào Đại Chánh Tạng tập 37. Sách nầy chú thích kinh A Di Đà do ngài Cưu Ma La Thập dịch. Sách được chia làm 7 môn như  sau.

a/-Giải rõ thân Phật A Di Đà  gồm Báo Thân và Hóa Thân. Bồ Tát Thập Địa thấy thân Thụ Dụng của Phật. Bồ Tát dưới Thập Địa và phàm phu chỉ thấy Thân Ứng Hóa của Phật.

b/-Về cõi Phật, giải rõ 4 loại: Cõi Pháp Tính, cõi Tự Thụ Dụng, cõi Tha Thụ Dụng, cõi Biến Hóa.

c/-Giải rõ ý nghĩa không trở lui.

d/-Giải rõ tâm khen ngợi nghiêng hẳn về một bên, trích dẫn lời trong kinh Tùy Nguyện Vãng Sinh. Nếu nói trong mười phương đều có Tịnh Độ thì tâm chúng sinh sẽ lơ là không vội vã. Nếu chỉ nêu rõ một cảnh Tịnh Độ thì tâm chúng sinh ân cần thiên trọng. Vì thế nên chỉ khen ngợi Tịnh Độ Phương Tây.

e/-Nói sơ lược về Thể Tính: Tịnh Độ lấy Trí Duy Thức của Phật và Bồ Tát làm Thể.

f-Trình bày bộ loại nhiều ít, nêu rõ tông thú.

g-Phân Tích, giải thích nghĩa văn chính trong kinh.

2-NGUYÊN HIẾU CHÚ THÍCH

Sa Môn Nguyên Hiếu người nước Tân La (Triều Tiên ngày nay) soạn sách A Di Đà Kinh Sớ, được in vào Đại Chánh Tạng tập thứ 37. Đây cũng là sách chú thích kinh A Di Đà bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập. Trước hết soạn giả trình bày đại ý nói kinh nầy mang ý nghĩa lớn lao của việc đức Phật ra đời là cửa chính yếu để vào đạo của 4 chúng Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Ba Di, tai nghe tên Kinh liền vào một thừa, không còn trở lui. Miệng niệm danh hiệu Phật thì ra khỏi ba cõi không quay lại nữa.

Giải thích Tông Chỉ của Kinh, bảo Kinh nầy lấy vượt qua ba cõi và hai thứ trong sạch làm Tông Chỉ, khiến cho chúng sinh đối với đạo Vô Thượng không còn trở lui. Sau cùng, giải thích văn Kinh, lấy nhiều thiện căn phúc đức nhân duyên phát tâm Bồ Đề trong phần Chính Tông làm hạnh tu chính yếu và lấy việc trì niệm tên hiệu Phật từ một đến 7 ngày làm hạnh tu phù trợ, nhờ đó mà được vãng sanh.

VI-A DI ĐÀ KINH SỚ SAO

 Ngài Châu Hoằng đời nhà Minh soạn A Di Đà Kinh Sớ Sao, 4 quyển, được in vào Vạn Tục Tạng tập 33. Nội dung sách giải thích Kinh A Di Đà do ngài Cưu Ma La Thập dịch, rồi phỏng theo tác phẩm Hoa Nghiêm Kinh Sớ Diễn Nghĩa Sao của ngài Trừng Quán, soạn giả lại tự làm lời sao để giải thích thêm. Bản sớ sao nầy chia làm 3 môn như sau.

1-GIẢI THÍCH ĐẠI Ý

Giải thích đại ý bộ Kinh trong phần tựa đề  chung.

2-GIẢI THÍCH TỪNG CHƯƠNG

Giải thích từng chương của văn Kinh.

3-PHẦN CUỐI GIẢI THÍCH CHÚ

Trong phần cuối cùng, giải Nghĩa chú Vãng Sanh.

Riêng trong phần giải thích văn Kinh lại có 10 môn: Giáo khởi sở nhân, Tạng Giáo Đẳng nhiếp, Nghĩa thâm quản, Sở bị giai phẩm, Năng thuyên thể tính, Tông thú chỉ qui, Bộ loại sai biệt, Dịch thích tụng trì, Tổng thích danh đề, Biệt giải văn nghĩa.

Ngài Châu Hoằng dựa vào ý chỉ chủ yếu của kinh Hoa Nghiêm mà suy diễn nghĩa lý trong văn kinh rồi phán định rằng Kinh A Di Đà thuộc về Đốn Giáo, thông cả Chung Giáo và Viên Giáo. Mỗi môn đều xứng lý giải thích, phát huy ý nghĩa sâu xa của Kinh và bảo phải đầy đủ cả Tín, Nguyện, Hành.

Sau cùng nêu ra thần chú Đắc Sinh Tịnh Độ, bản dịch của ngài Cầu Na Bạt Đà La đời Lưu Tống, khuyên người trì tụng.

Tham khảo: Phật Điển Sớ Sao Mục Lục , quyển hạ; Tịnh Độ Chân Tông Giáo Điển Chí, quyển 3 v.v… 

 

 

 

Tham Khảo: Bản tiếng Sanskrit và bản tiếng Anh của Tran Quang Dang bên dưới: quangdangvtcity.bolgspot.com   

Tran Quang Dang

Tuesday, June 17, 2014

Amitabha Sutra in Sanskrit (SANSKRIT)

sukhavativyuhah (samksiptamatrka) - Mahayana Bliss GRAVE SITE (Elementary Economics)


sukhavativyuhah |

(Samksiptamatrka |)

 

|| sarvajnaya namah ||

 

Maya evam srutam | Bhagavan sravastyam samaye ekasmin mahata bhiksusamghena jetavane'nathapindadasyarame sardhamardhatrayodasabhirbhiksusatairabhijnatabhijnataih viharati sthavirairmahasravakaih sma sarvairarhadbhih | sariputrena tadyatha-sthavirena ca, ca mahakapphinena mahakasyapena mahamaudgalyayanena ca ca ca revatena mahakausthilena mahakatyayanena ca ca ca anandena nandena suddhipanthakena ca ca ca bharadvajena gavampatina rahulena ca ca ca aniruddhena vakkulena kalodayina ca ca | etaiscanyaisca sambahulairmahasravakaih | sambahulaisca bodhisattvairmahasattvaih | kumarabhutena manjusriya tadyatha ca, ca ajitena bodhisattvena, bodhisattvena gandhahastina ca, ca nityodyuktena bodhisattvena, aniksiptadhurena ca bodhisattvena | etaiscanyaisca sambahulairbodhisattvairmahasattvaih | devanamindrena sakrena ca, ca sahampatina Brahmana | etaisvanyaisca sambahulairdevaputranayutasatasahasraih || 1 ||

 

Tatra khalu sma-asti sariputramamantrayati bhagavanayusmantam sariputra buddhaksetranamatikramya pascime sukhavati kotisatasahasram digbhage nāma buddhaksetram ito lokadhatuh | Tatra amitayurnama tisthati etarhi samyaksambuddha dhriyate tathagato'rhan yapayati, dharmam tatkim desayati manyase ca sa lokadhatuh sariputra sukhavatityucyate karanena kena? Tatra khalu sattvanam punah nasti lokadhatau sukhavatyam sariputra cittaduhkham kayaduhkham na | apramananyeva sukhakaranani | SA lokadhatuh sukhavatityucyate karanena tena || 2 ||

 

saptabhirvedikabhih saptabhistalapanktibhih punaraparam kinkinijalaisca sariputra samalamkrta sukhavati samantato'nupatiksipta lokadhatuh darsaniya caturnam ratnanam Citra | rupyasya vaiduryasya suvarnasya tadyatha sphatikasya | || tadbuddhaksetram evamrupaih samalamkrtam buddhaksetragunavyuhaih sariputra 3 ||

 

punaraparam sariputra puskarinyah-tadyatha sukhavatyam suvarnasya lokadhatau rupyasya saptaratnamayyah vaiduryasya musaragalvasya asmagarbhasya lohitamuktasya saptamasya sphatikasya ratnasya | samatirthakah kakapeya astangopetavariparipurnah suvarnavalukasamstrtah | ca puskarinisu catvari Tasu sopanani samantaccaturdisam ratnanam-tadyatha citrani suvarnasya darsaniyani rupyasya caturnam vaiduryasya sphatikasya | ca puskarininam samantadratnavrksa TASAM ratnanam-tadyatha jatascitra suvarnasya darsaniyah rupyasya saptanam vaiduryasya saptamasya musaragalvasya lohitamuktasyasmagarbhasya sphatikasya ratnasya | Tasu ca Jatani nilani puskarinisu nilavarnani santi nilanirbhasani PADMANI nilanidarsanani | pitavarnani pitanirbhasani pitani pitanidarsanani | lohitavarnani lohitanirbhasani lohitani lohitanidarsanani | avadatavarnani avadatanirbhasani avadatani avadatanidarsanani | citranirbhasani citranidarsanani citravarnani citrani sakatacakrapramanaparinahani | || tadbuddhaksetram evamrupaih samalamkrtam buddhaksetragunavyuhaih sariputra 4 ||

 

Tatra buddhaksetre nityapravaditani punaraparam divyani sariputra turyani | ca mahaprthivi suvarnavarna ramaniya | Tatra ca divasasya puspavarsam buddhaksetre pravarsati triskrtvo divyanam triskrtvo ratrau mandaravapuspanam | Sattva upapannaste Tatra ekena ye buddhanam vandanti purobhaktena anyallokadhatun kotisatasahasram gatva | ca tathagatam punarapi ekaikam tameva puspavrstibhirabhyavakirya lokadhatumagacchanti kotisatasahasrabhih divaviharaya | || tadbuddhaksetram evamrupaih samalamkrtam buddhaksetragunavyuhaih sariputra 5 ||

 

Tatra buddhaksetre sariputra hamsah punaraparam kraunca mayurasca santi | te triskrtvo kurvanti ratro samgitim samnipatya divasasya triskrtvo sma, rutani pravyaharanti svakasvakani ca | TESAM pravyaharatamindriyabalabodhyangasabdo niscarati | Tatra TESAM eight sabdam srutva buddhamanasikara manusyanam utpadyate, dharmamanasikara utpadyate, samghamanasikara utpadyate | sariputra tiryagyonigataste tatkim sattvah manyase? punarevam drastvyam na | tatkasmaddhetoh? Tatra buddhaksetre sariputra nirayanam namapi nasti, tiryagyoninam yamalokasya nasti | te punah paksisamghastenamitayusa dharmasabdam nirmita tathagatena niscarayanti | || tadbuddhaksetram evamrupaih samalamkrtam buddhaksetragunavyuhaih sariputra 6 ||

 

Tatra buddhaksetre sariputra punaraparam TESAM talapanktinam TASAM ca ca valgurmanojnah sabdo kinkinijalanam niscarati-tadyathapi vateritanam nāma sampravaditasya sariputra valgurmanojnah kotisatasahasrangikasya sabdo divyasya caryaih turyasya niscarati, evameva sariputra kinkinijalanam TASAM ca ca vateritanam valgurmanojnah talapanktinam sabdo TESAM niscarati | Tatra TESAM eight sabdam srutva manusyanam samtisthati buddhanusmrtih Kaye, Kaye dharmanusmrtih samtisthati, samghanusmrtih samtisthati Kaye | || tadbuddhaksetram evarupaih samalamkrtam buddhaksetragunavyuhaih sariputra 7 ||

 

tatkim manyase karanena kena sa tathagato'mitayurnamocyate sariputra? tasya ca khalu punah TESAM tathagatasya sariputra manusyanamaparimitamayuhpramanam | tena karanena tathagato'mitayurnamocyate sa | tasya ca Kalpa anuttaram Dasa tathagatasya samyaksambodhimabhisambuddhasya sariputra || 8 ||

 

tatkim manyase karanena kena sa tathagato'mitabho namocyate sariputra? tasya khalu apratihata tathagatasyabha sariputra punah sarvabuddhaksetresu | tena karanena tathagato'mitabho namocyate sa | tasya ca na sukaram sariputra pramanamakhyatum yesam sravakasamgho tathagatasyaprameyah suddhanamarhatam | || tadbuddhaksetram evamrupaih samalamkrtam buddhaksetragunavyuhaih sariputra 9 ||

 

Sattva buddhaksetre punaraparam upapannah sariputra suddha ye Bodhisattva amitayusastathagatasya avinivartaniya sukaram pramanamakhyatumanyatraprameyasamkhyeya ekajatipratibaddhastesam na iti bodhisattvanam sariputra gacchanti | Tatra khalu sattvaih buddhaksetre sariputra pranidhanam punah kartavyam | tatkasmaddhetoh? saha hi nāma tatharupaih yatra samavadhanam satpurusaih bhavati | Sattva buddhaksetre sariputra amitayusastathagatasya kusalamulena navaramatrakena upapadyante | And the kuladuhita kascicchariputra Yah And the tasya bhagavato'mitayusastathagatasya kulaputro namadheyam srosyati, manasikarisyati srutva cases, ekaratram And the dviratram And the triratram And the caturatram And the pancaratram And the sadratram And the saptaratram vaviksiptacitto manasikarisyati, yada sa karisyati kulaputro And the kuladuhita And the Kalam, Kalam kurvatah tasya sravakasamghaparivrto so'mitayustathagatah bodhisattvagunapuraskrtah puratah sthasyati | Kalam karisyati so'viparyastacittah ca | Kalam laid buddhaksetre sukhavatyam tasyaivamitayusastathagatasya krtva lokadhatavupapatsyate | eva sampasyamana sariputra tasmattarhi vadami-satkrtya idamarthavasam And the kuladuhitra And the Tatra buddhaksetre kulaputrena kartavyam cittapranidhanam || 10 ||

 

nāma sariputra parikirtayami ahametarhi tadyathapi eight, DISI aksobhyo evameva nāma purvasyam sariputra tathagato meruprabhaso merudhvajo nāma nāma tathagato tathagato manjudhvajo mahamerurnama nāma tathagato tathagatah | Disi ganganadivalukopama evampramukhah purvasyam sariputra buddhaksetrani Buddha jihvendriyena samchadayitva svakasvakani nirvethanam bhagavantah kurvanti | || dharmaparyayam pratiyatha nāma sarvabuddhaparigraham yuyamidamacintyagunaparikirtanam 11 ||

 

Disi candrasuryapradipo daksinasyam tathagato evam nāma tathagato yasahprabho merupradipo nāma nāma tathagato tathagato'nantaviryo maharcihskandho nāma nāma tathagatah | Disi ganganadivalukopama evampramukhah daksinasyam sariputra buddhaksetrani Buddha jihvendriyena samchadayitva svakasvakani nirvethanam bhagavantah kurvanti | || dharmaparyayam pratiyatha nāma sarvabuddhaparigraham yuyamidamacintyagunaparikirtanam 12 ||

 

Disi amitayurnama pascimayam nāma evam tathagato'mitaskandho tathagato tathagato'mitadhvajo maharatnaketurnama nāma tathagatah tathagato suddharasmiprabho mahaprabho nāma nāma tathagatah | Disi ganganadivalukopama evampramukhah pascimayam sariputra buddhaksetrani Buddha jihvendriyena samchadayitva svakasvakani nirvethanam bhagavantah kurvanti | || dharmaparyayam pratiyatha nāma sarvabuddhaparigraham yuyamidamacintyagunaparikirtanam 13 ||

 

Disi maharcihskandho evamuttarayam tathagato nāma dundubhisvaranirghoso nāma nāma tathagato tathagato vaisvanaranirghoso duspradharso jaleniprabho nāma nāma tathagatah tathagatah adityasambhavo prabhakaro nāma nāma tathagato tathagatah | Disi ganganadivalukopama evampramukhah uttarayam sariputra buddhaksetrani Buddha jihvendriyena samchadayitva svakasvakani nirvethanam bhagavantah kurvanti | || dharmaparyayam pratiyatha nāma sarvabuddhaparigraham yuyamidamacintyagunaparikirtanam 14 ||

 

Disi simho yaso evamadhastayam nāma nāma tathagato tathagato yasahprabhaso dharmadharo nāma nāma tathagato tathagato dharmo dharmadhvajo nāma nāma tathagato tathagatah | Disi ganganadivalukopama evampramukhah adhastayam sariputra buddhaksetrani Buddha jihvendriyena samchadayitva svakasvakani nirvethanam bhagavantah kurvanti | || dharmaparyayam pratiyatha nāma sarvabuddhaparigraham yuiyamidamacintyagunaparikirtanam 15 ||

 

Disi brahmaghoso evamuparisthayam Tathagata nāma indraketudhvajarajo nāma nāma tathagato tathagato naksatrarajo gandhottamo maharciskandho nāma nāma tathagato tathagato gandhaprabhaso ratnakusumasampuspitagatro nāma nāma tathagato tathagatah sarvarthadarsi salendrarajo nāma nāma tathagatah tathagato sumerukalpo ratnotpalasrirnama nāma tathagatah tathagatah | Disi ganganadivalukopama evampramukhah uparisthayam sariputra buddhaksetrani Buddha jihvendriyena samchadayitva svakasvakani nirvethanam bhagavantah kurvanti | || dharmaparyayam pratiyatha nāma sarvabuddhaparigraham yuyamidamacintyagunaparikirtanam 16 ||

 

kena karanenayam dharmaparyayah tatkim sarvabuddhaparigraho manyase namocyate sariputra? And the kuladuhitaro kecicchariputra kulaputra ye dharmaparyayasya And the namadheyam srosyanti asya, va buddhanam TESAM dharayisyanti namadheyam Bhagavatam, sarve te buddhaparigrhita bhavisyanti, avinivartaniyasca bhavisyanti anuttarayam samyaksambodhau | Mā kanksayatha tasmattarhi pratiyatha sraddadhadhvam sariputra mama ca ca buddhanam Bhagavatam TESAM | And the kuladuhitaro ye kulaputra kecicchariputra buddhaksetre cittapranidhanam And the tasya bhagavato'mitayusastathagatasya karisyanti, krtam And the kurvanti And, sarve te'vinivartaniya bhavisyantyanuttarayam samyaksambodhau | Tatra buddhaksetra upapatsyanti cases, upapanna And the upapadyanti and | Tatra kuladuhitrbhisca kulaputraih tasmattarhi buddhaksetre sariputra cittapranidhirutpadayitavyah sraddhaih || 17 ||

 

nāma sariputra buddhanam tadyathapi bhagavatamevamacintyagunan TESAM ahametarhi parikirtayami, evameva sariputra parikirtayanti mamapi evamacintyagunan bhagavanta te Buddha | Bhagavatam sakyamunina sakyadhirajena suduskaram krtam | sahayam lokadhatavanuttaram sattvakasaye samyaksambodhimabhisambudhya drstikasaya sarvalokavipratyayaniyo ayuskasaye kalpakasaye dharmo klesakasaye desitah || 18 ||

 

tanmamapi sariputra sahayam paramaduskaram yanmaya sattvakasaye lokadhatavanuttaram drstikasaye samyaksambodhimabhisambudhya klesakasaya sarvalokavipratyayaniyo ayuskasaye dharmo kalpakasaye desitah || 19 ||

 

idamavocadbhagavanattamanah | ca ca bodhisattvah sariputraste ayusman sadevamanusasuragandharvasca bhiksavaste bhasitamabhyanandan bhagavato loko || 20 ||

 

nāma mahayanasutram sukhavativyuho ||

 (Samksiptamatrka |)

 

Translation Vietnamese Literature:

 

Mahayana Bliss GRAVE SITE

 

elementary economic

 

Translated from Sanskrit into Quang Dang Vietnamese culture

 

Male model position necessarily strain

 

 

Thus I heard: Once the Buddha at Sravasti, in the Garden Jetavana-Anathapindika, with increasing age Bhikshu all one thousand two hundred and fifty people, are Arahat, honorable undergraduate Thanh Van, was known people, such as:

 

Elders Sariputta, Maha-Moggallana, Maha-Kasapa, Maha-Kapina, Maha-Katyayana, Maha-Kausthila, Revata, Suddhipandaka, Nanda, Ananda, Rahula, Gavampati, Bharadvaja, Kalodayi, Vakkula, Aniruddha, and there are many great saint such documents.

 

There are many Bodhisattvas Ma Ha Tat as: Manjusiri pupil, Ajita Bodhisattva, Bodhisattva Gandhahasti, Normal Effort Bodhisattva, Aniksiptadhura Bodhisattva, and there are many Bodhisattvas Ma Ha Tat so, Christian Indra the king of heaven Trayastrimsa, United lord Brahma realms Saha, so have countless hundreds of thousands of gods from the question.

 

At that time, the Buddha told the elders Sariputta said Sariputta Hey! From here on the West than hundred thousand sentences detailed realms, has called the world's Buddha-Sukhavat (Bliss), with effect Amita Buddha Tathagata, Arhat, Enlightenment there is currently a public sermon reverently surrounded.

 

This Sariputta! Why is it called Sukhavat world? This Sariputta! Sukhavat beings in the world that does not have relatives suffering and mental suffering, often immeasurable life communications, so-called world Sukhavat.

 

This again Sariputta! The world has seven layers Sukhavat fence surround, seven layers of coconut palm trees, the little bell hung nets hanging exotic serious are formed by four treasures, such as gold, silver, opal, crystal.

 

This Sariputta! That Buddha adorned the magnificent colors so.

 

This again Sariputta! Sukhavat world by seven precious lotus pond as gold, silver, opal, crystal, ruby, emerald, coral composition. Eight merit water drinkable filled to the brim pond, pond pure golden sand. Stairs, walkways intersect all four sides of the pond with four treasures such as gold, silver, opal, crystal. The upper rooms look very good party favorite pond by seven precious as gold, silver, opal, crystal, ruby, emerald, coral decorations. In ponds with lotus flowers, blue green light, yellow light yellow, light red red, white white light, light colors, the colors, there are five types of shower diameter as the width wheel.

 

This Sariputta! That Buddha adorned the magnificent colors so.

 

This again Sariputta! That Buddha often tunes in heaven, pure gold globes very pleasing. In that Buddha realm, night three times, on three magic flowers rained Mandara time. The beings there, each person in the early morning to go to spend hundreds of thousands of the world to make offerings to the Buddhas. Each flower rain to countless hundreds of thousands

 

 spent the Tathagata question and return to international duty at the end of the day.

 

This Sariputta! That Buddha adorned the magnificent colors so.

 

This again Sariputta! In buddhaland birds including flamingos, birds, goats, peacocks, night three times, on three time together singing the gentle voice, the sound of a bird singing the base language, human language, language Bodhi section. Everyone there heard of this, all consciousness Buddha, born French mind, consciousness Increase anniversary.

 

This Sariputta! Does he think it was due to mammals born crime reports true? He do not think so. Why? This Sariputta! At that buddhafield no evil, which mammals do not have birth from the dead. The monks were by virtue birds Amita sound legal statement Tathagata want to save that variable turned out.

 

This Sariputta! That Buddha adorned the magnificent colors so.

 

This again Sariputta! In that Buddha realm, the wind blows the coconut palm trees, the nets, known as emit a pleasant spectacle. This Sariputta! Like hundreds of thousands of concurrent sentences chi music recital sky spectacle to the pleasant sound. Likewise, Sariputta! When the wind blows the coconut palm trees, the nets, also emits a sound like a pleasant spectacle. Everyone there heard the office hours, all relatives of the Buddha, the Dharma body pillars, pillars of the Sangha.

 

This Sariputta! That Buddha adorned the magnificent colors so.

 

This again Sariputta! Do you think that why it has the name of Amita Buddha does not? This Sariputta! Life of the Tathagata, and we the people is infinite, so that Tathagata called Amita. This Sariputta! Tathagata has awakened anuttara Samyaksambodhi far has ten lifetimes.

 

This Sariputta! Do you think why that Tathagata called Amita back again? This Sariputta! Tathagata light of that national screening all the Buddhas without obstacles, so that Tathagata called Amita. Sariputta! Tathagata boundless including Thanh Van disciples, are pure Arhat level, though there are examples also not easy to exaggerate.

 

This Sariputta! That Buddha adorned the magnificent colors so.

 

This again Sariputta! In Amita Buddha-Tathagata Buddha, the beings there are pure Bodhisattva any additional degradation of origin being the most moving. This Sariputta! Bodhisattvas like boundless, though examples can not exaggerate, could not keep up.

 

So, Sariputta! These beings should endeavor to pray to the Buddha born there. Why so? Place and name of the self-identity as such, is a friendly place where people share with each other. This Sariputta! Only much predestined beings are good grounds to reach the realm of Lord Buddha Tathagata Amita.

 

This Sariputta! If there are good men and good women's death to hear the title of Amita Buddha Tathagata, can listen and keep in mind, or a night, or two nights, or three nights or four nights, or five nights , or six nights, or seven nights, the mind is not wandering thoughts. If good men to death, this female-friendly time of death, dying, immediately see their virtue with Amita Tathagata Thanh Van disciples and bodhisattvas around the current front. Mind that people do not have crazy death, after death be born in the world of Lord Buddha realm Sukhavat Tathagata Amita.

 

Therefore, Sariputta! I realize this benefit should say: The men e, good woman should have discovered that your mind to the Buddha.

 

This Sariputta! It is currently approved as claiming the title; Sariputta! Orient Property also Buddha, [1] Meru Buddha Gaya, [2] the Great Buddha Meru, Meru Quang Buddhist, [3] Noble Buddha Gaya. [4] This Sariputta! Orient has countless such Bhagavan Buddhas, each of whom in his country currently Minister of Buddha covered throughout tongue honestly say that: The method he should believe the title is all households Buddhas anniversary canopy unthinkable claiming this merit.

 

Also, the South with Sun and Moon Sign Buddha, [5] List Van Quang Buddhist, [6] Diem Kien Buddhist University, [7] Meru Posted Buddha, [8] Endless Power Buddha. [9] Hey Sariputta! Southern has countless such Bhagavan Buddhas, each of whom in his country currently Minister of Buddha covered throughout tongue honestly say that: The method he should believe the title is all households Buddhas anniversary canopy unthinkable claiming this merit.

 

Likewise, western Amita Buddha, Amita Buddha Kien, Amita Buddha Gaya, Dai Quang Buddhist, Buddhist Cancer Foundation Bao Tinh Quang Buddhist. This Sariputta! West has countless such Bhagavan Buddhas, each of whom in his country currently Minister of Buddha covered throughout tongue honestly say that: The method he should believe the title is all households Buddhas anniversary canopy unthinkable claiming this merit.

 

Likewise, its northern Great Buddha Diem Kien and Quang Variable Yin Buddha, Buddha Statue Stock Yin, Nan Go Buddha, Japanese Buddha Sanh, Quang Buddhist Hammocks, Nhat Quang Buddhist. This Sariputta! Northern has countless such Bhagavan Buddhas, each of whom in his country currently Minister of Buddha covered throughout tongue honestly say that: The method he should believe the title is all households Buddhas anniversary canopy unthinkable claiming this merit.

 

Likewise, the lower with Lion Buddha, Buddhist Literature List, List Van Quang Buddha, Dharma Buddha, Tri Dharma, the Buddha Gaya France. This Sariputta! Phuong down with countless such Bhagavan Buddhas, each of whom in his country currently Minister of Buddha covered throughout tongue honestly say that: The method he should believe the title is all households Buddhas anniversary canopy unthinkable claiming this merit.

 

Also, the rooftop with discounts Yin Buddha, Buddha Tu Vuong, Indra Status United Buddha, Buddha Supreme Huong, Huong Quang Buddhist, Buddhist University Diem Kien, Bao Tinh Hoa Nghiem Buddhist Monkey, Great Buddha Sala Tho, Lam Bao Lien Hoa Khai Buddha, Buddha Bar Necessarily meaning, Sumeru Buddha Kalpa. This Sariputta! Rooftop method has countless such Bhagavan Buddhas, each of whom in his country currently Minister of Buddha covered throughout tongue honestly say that: The method he should believe the title is all households Buddhas anniversary canopy unthinkable claiming this merit.

 

This Sariputta! Do you think why the practice is called the Buddhas all households recite it? This Sariputta! If there are good men to death, yet good woman hears this title disciplines, will life over the title of Bhagavan Buddha, they will be all the Buddhas households anniversary, will be no transfer anuttara Samyaksambodhi quit. So Sariputta! He should accept my words and Bhagavan Buddha said.

 

This Sariputta! If there are good men to death, women's good will rise to the birth of the Buddha-Tathagata Amita Buddha, or is interested, or has interest, all of which will be no transfer anuttara Samyaksambodhi quit, when will the birth, are being or have been born up to the Buddha there. So, Sariputta! The men e, good woman should have to accept, give rise to the Buddha born there.

 

This Sariputta! It is currently approved as unthinkable profess the virtues of Bhagavan Buddha; This Sariputta, likewise, the Bhagavan Buddha merit also justified canopy's unthinkable to me: It's hard to replace! Sakyamuni Buddha Sakya clan of royal line, in the Saha world lifetimes have degenerative phenomena, beings degeneration, vision degeneration, lives degeneration, degenerative afflictions that anuttara Samyaksambodhi enlightenment, teaching methods national level for all.

 

This Sariputta! It is very difficult! Today in the world we have enough Saha beings phenomena degeneration, vision degeneration, degenerative afflictions, degraded lives, lives that enlightened anuttara degeneration Samyaksambodhi, legal guidance for all national level.

 

Buddha said this approach is complete, Sariputta elders, and the Bhikkhu with Bodhisattva, sun, people Asura, etc ... Listen Gandhara Buddha said, happy life serve the credit.

 

Business Mahayana Pure Title Adornment

 

elementary economic

 

[1] Aksobhya Buddha: Chinese translation, Akshobhya Buddha (阿閦鞞佛), or Real Buddha (不動佛). Aksobhya: No oscillation.

[2] Merudhvaja Buddha: Chinese translation, Meru General Buddhism (須彌相佛). Meru: Meru (disturb Sino須彌); dhvaja: flag, flag trees (Gaya -幢). So to translate that Meru Buddha Gaya.

[3] Meruprabha Buddha: Chinese translation, Meru Quang Buddhist (須彌光佛). Meru: Meru (disturb Sino須彌); Prabha: light (Optics -光)

[4] manjudhvaja Buddha: Chinese translation, Yew Yin Buddha (妙音佛). Manju: beautiful, magic, magic (Magic -妙); dhvaja: flag, flag trees (Gaya -幢). So to translate the Buddhist Trang Dieu.

[5] candrasuryapradipa Buddha: Chinese translation, Sun and Moon Sign Buddha (日月燈佛). Candra: Moon (Moon -月); Surya: Sun (Japan -日); pradipa: Lamps (Log -燈)

[6] Yasahprabha Buddha: Chinese translation, List Van Quang Buddhist. yasah: reputation (List Van -名聞); Prabha: light (Optics -光).

[7] Maharcihskandha Buddha: Chinese translation, Great Diem Kien Buddha (大焰肩佛). maharcih: fire (University Diem -大焰); skandha: shoulder, shoulder blade (Kien -肩).

[8] Merupradipa Buddha: Chinese translation, Meru Posted Buddha (須彌燈佛). Meru: Meru (disturb Sino須彌); pradipa: Lamps (Log -燈).

[9] Anantavirya Buddha: Chinese translation, Buddha of Boundless Effort (無量精進佛). Ananta: Infinite, unlimited, endless; virya: power, strength, vitality. So to translate the Buddhist Endless Resources.

 

Posted by Tran Quang Posted at 08:48

Labels: ECONOMIC Mahayana

 

Original text

Contribute a better translation

Tham khảo:

BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Kinh A Di Đà

Hán dịch: nhà Dao Tần, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập (402 CN) dịch
[1, 2]

Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, Saigon, Việt Nam

(Amitabha Sutra, Shorter Amitabha Sutra, Shorter Sukhavati-Vyuha Sutra)

1. Kỳ Viên đại hội [3]

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ Đức Phật ở nơi vườn Kỳ Thọ, cấp Cô Độc nước Xá-Vệ, cùng với một nghìn hai trăm năm mươi vị đại Tỳ kheo câu hội: đều là bậc A La Hán mọi người đều quen biết, như là:

Trưởng lão Xá-Lợi-Phất, Đại Mục-Kiền-Liên, Đại Ca-Diếp, Ma-Ha Ca-Chiên-Diên, Ma-Ha Câu-Hy-La, Ly-Bà-Đa, Châu-Lợi-Bàn-Đà-Già, Nan-Đà, A-Nan-Đà, La-Hầu-La, Kiều-Phạm-Ba-Đề, Tân Đầu-Lư-Phả-La-Đọa, Ca-Lưu-Đà-Di, Ma-Ha Kiếp Tân Na, Bạc-Câu-La, A-Nâu-Lầu-Đà, những vị đại đệ tử như thế.

Và hàng Đại Bồ Tát, Văn-Thù-Sư-Lợi: Pháp-Vương-Tử, A-Dật-Đa Bồ Tát, Càn-Đà-Ha-Đề Bồ Tát, Thường-Tinh-Tấn Bồ tát... cùng với các vị Đại Bồ tát như thế và với vô lượng chư Thiên như ông Thích-Đề-Hoàn-Nhơn..v..v.. đại chúng cùng đến dự hội [4]

2. Y báo, Chánh báo[5]

Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp.

3. Y báo trang nghiêm

Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc?

Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc. [6]

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc. [7]

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất.

Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.

Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch. [8]

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá Lợi Phất! Lại trong cõi nước của đức Phật đó, thường trổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời rưới hoa trời mạn đà la.

Chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm, đều lấy đãy hoa đựng những hoa tốt đem cúng dường mười muôn ức đức Phật ở phương khác, đến giờ ăn liền trở về bổn quốc ăn cơm xong đi kinh hành. [9]

Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Lại nữa, Xá-Lợi-Phất! Cõi đó thường có những giống chim mầu sắc xinh đẹp lạ thường, nào chim Bạch hạt, Khổng-tước, Anh-võ, Xá-lợi, Ca-lăng-tần-già, Cọng-mạng; những giống chim đó ngày đêm sáu thời kêu tiếng hòa nhã.

Tiếng chim đó diễn nói những pháp như ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần..v..v.. Chúng sanh trong cõi đó nghe tiếng chim xong thảy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng!

Xá-Lợi-Phất! Ông chớ cho rằng những giống chim đó thiệt là do tội báo sanh ra. Vì sao?

Vì cõi của đức Phật đó không có ba đường dữ. Xá-Lợi-Phất! Cõi của đức Phật đó tên đường dữ còn không có huống gì lại có sự thật. Những giống chim đó là do đức Phật A Di Đà muốn làm cho tiếng pháp được tuyên lưu mà biến hóa làm ra đấy thôi. [10]

Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng một lúc hòa chung.

Người nào nghe tiếng đó tự nhiên đều sanh lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

4. Chánh báo vô lượng thù thắng

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý ông nghĩ sao? Đức Phật đó vì sao hiệu là A Di Đà?

Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó, hào quang sáng chói vô lượng, soi suốt các cõi nước trong mười phương không bị chướng ngại vì thế nên hiệu là A Di Đà.

Xá-Lợi-Phất! Đức Phật đó và nhân dân của Ngài sống lâu vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, nên hiệu là A Di Đà. [11]

Xá-Lợi-Phất! Đức Phật A Di Đà thành Phật nhẫn lại đến nay, đã được mười kiếp.

Xá-Lợi-Phất! Lại đức Phật đó có vô lượng vô biên Thanh Văn đệ tử đều là bực A La Hán, chẳng phải tính đếm mà có thể biết được, hàng Bồ tát chúng cũng đông như thế.

Xá-Lợi-Phất! Cõi nước của đức Phật đó thành tựu công đức trang nghiêm dường ấy.

Xá-Lợi-Phất! Lại trong cõi cực lạc, những chúng sanh vãng sanh vào đó đều là bực bất thối chuyển.

Trong đó có rất nhiều vị bực nhất sanh bổ xứ, số đó rất đông, chẳng phải tính đếm mà biết được, chỉ có thể dùng số vô lượng vô biên a-tăng-kỳ để nói thôi!

Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó.

Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ. [12]

5. Nhơn sanh vãng lai

Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn.

Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.

Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. [13]

Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế.

Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.

6. Sáu phương Phật đồng khuyên tin

Xá-Lợi-Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A-Súc-Bệ-Phật, Tu-Di-Tướng Phật, Đại-Tu-Di Phật, Tu-Di-Quang Phật, Diệu-Âm Phật; Hằng hà sa số những đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Nam, có đức Nhật- Nguyệt-Đăng Phật, Danh-Văn-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tu Di-Đăng Phật, Vô-Lượng-Tinh-Tấn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng-Thọ Phật, Vô-Lượng-Tướng Phật, Vô-Lượng-Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại-Minh Phật, Bửu-Tướng Phật, Tịnh-Quang Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm-Kiên-Phật, Tối-Thắng-Âm Phật, Nan-Trở Phật, Nhựt-Sanh Phật, Võng-Minh Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư-Tử Phật, Danh-Văn Phật, Danh-Quang Phật, Đạt-Mạ Phật, Pháp-Tràng Phật, Trì-Pháp Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này".

Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm-Âm Phật, Tú-Vương Phật, Hương-Thượng Phật, Hương-Quang Phật, Đại-Diệm-Kiên Phật, Tạp-Sắc Bửu-Hoa-Nghiêm-Thân Phật, Ta La-Thọ-Vương Phật, Bửu-Hoa Đức Phật, Kiến-Nhất-Thiết-Nghĩa Phật, Như-Tu-Di-Sơn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: "Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này". [14]

Xá-Lợi-Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt-Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm?

Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.

Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.

Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

7. Thuyết kinh rất khó

Xá-Lợi-Phất! Như ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời nầy: "Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tất cả thế gian khó tin này".

Xá-Lợi-Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó! [15]

Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá-Lợi-Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A-Tu-La, v..v.. nghe lời của đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ mà lui ra. Phật nói kinh A Di Đà.


Thích Nghĩa:

[1]. Trong kinh này, đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuật nói chánh báo và y báo thù thắng trang nghiêm của đức Phật a Di Đà Phật.

[2]. Triều Tấn (Tàu), Diệu Hưng chiếm một phần đất xưng Vương, quốc hiệu là Tần nên gọi là Diệu Tần. Bậc thông hiểu tam tạng kinh, luật và luận, có thể giảng nói để dạy mọi người nên gọi là Tam Tạng Pháp Sư. Ngài Cưu Ma La Thập người xứ Thiên Trúc, qua Tàu làm một nhà dịch kinh chữ Phạn ra chữ Tàu có danh tiếng nhất.

[3]. Ông Cấp Cô Độc Trưởng Giả mua khu vườn của ông Kỳ Đà Thái Tử, con vua Ba-Tư-Nặc, nước Xá Vệ. Thái tử cúng luôn rừng cây trong đó, rồi hai người chung sức nhau dựng Tịnh Xá dể thỉnh Phật cùng chúng hội về ở. Do đó nên hiệp cả hai tên của hai người để đặt tên chốn ấy mà gọi là Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên vậy. Đệ tử của đức Phật rất đông, không phải chỉ có 1.250 người, nhưng vì 1.250 vị Đại A-La-Hán nầy là những vị được Phật độ trước và theo hầu cận bên Phật luôn, nên trong kinh thường ước lược nói số đó.

[4]. A-Dật-Đa là tên của đức Di-Lặc Bồ Tát. - Càn-Đà Ha-Đề Bồ Tát là ngài Bất-Hưu-Tưức Bồ Tát - Thích-Đề-Hoàn-Nhân là tên của Đế Thích, vua cõi trời Đao Lợi.

[5]. Y báo là chỗ nương ở, nhà cửa, ao rừng v..v.. gọi chung là cõi nước, trong đây y báo là nước cưc lạc. - Chánh báo là quả báo chánh thể, tức là loài người, trời, chim thú..v..v.. trong đây chánh báo là đức Phật A Di Đà cùng Bồ tát, Thanh Văn ..v..v..

[6]. Cõi nước ta đương ở đây gọi là Ta Bà có không biết bao nhiêu điều khổ lụy, nào tam khổ, bát khổ. Trái lại, bên cõi Cực lạc chỉ thuần có những điều vui sướng, nào tam lạc, bát lạc.

6.1 Khổ ở cõi Ta Bà

Tam Khổ:
1. Khổ khổ: mang thân sắc người nặng nề, nhơ uế, sống nay chết mai nầy đã khổ lắm rồi, mà trên cái khổ đó lại còn chồng thêm không biết bao nhiêu là sự khổ khác nữa, như già, bệnh, đói khát, nóng rét..v..v..

2. Hoại khổ: vô thường biến đổi, thân mạng như chỉ mành, tang thương xây chuyển, như sương đầu cỏ.
3. Hành khổ: trong mỗi niệm, tâm tưởng, biến chuyển luôn không ngừng.

Bát Khổ:
1. Sanh khổ: ở thai bào tối tăm nhơ uế, lọt lòng khổ trăm bề.

2. Lão khổ: lụm cụm già nua, mắt mờ tai điếc, trí lãng, lưng mỏi, gối dùn, mặt nhăn đầu bạc.
3. Bệnh khổ: đau rên bứt rứt, nhức nhối xót xa, ngồi nằm không yên, đi đứng không được.
4. Tử khổ: ngộp mệt, lộn tròng, méo miệng, chuyển xương, gân rút.
5. Cầu bất đắc khổ: lợi danh không toại, muốn phước trở mang họa, cầu thọ mà yểu vong.
6. Ái biệt ly khổ: cốt nhục phân tán, sanh biệt tử ly.
7. Oán tắng tội khổ: oan gia, đối đầu, cừu thù gặp gỡ.
8. Ngũ ấm xí thạnh khổ: thân tâm dời đổi biến diệt, phút phút chẳng dừng, như ngọn lửa phừng phừng không khác.

6.2 Vui ở Cực Lạc

Tam Lạc:
1. Lạc trung lạc: thân cùng độ đều thù thắng, thân nhẹ, cõi xinh, ấm no, khương kiện...

2. Bất biến hoại lạc: thân mạng trường tồn, cõi nước không thiêu diệt...
3. Bất động trí lạc: định huệ dung thông, chánh tri bất động...

Bát lạc:
1. Sanh Lạc: thác chất liên hoa, thanh tịnh hóa sanh..

2. Vô lão lạc: mãi mãi trẻ trung, không già không yếu...
3. Vô bịnh lạc: hằng hằng khương kiện, không bệnh, không đau yếu...
4. Vô tử lạc: thọ mạng vô cùng, trường sanh bất diệt...
5. Toại nguyện lạc: tùy ý quả toại, y thưc tự nhiên...
6. Vô ái biệt ly lạc: bạn lành hải chúng, thân cận không rời..
7. Vô oán tắng hội lạc: thuần là Thượng-Thiện-Nhân, đồng tâm xứng ý..
8. Vô ngũ ấm thạnh lạc: thân tâm thanh tịnh, thường trụ không dời..

Không đâu khổ bằng Ta Bà, không đâu vui bằng Cực Lạc, vì thế mọi người nên nhàm lìa chốn Ta bà mà nguyện về chốn Cực Lạc.

[7]. Bốn báu: vàng, bạc, lưu ly, pha lê. Trong đây nói bốn báu mà chính là gồm bảy báu: vàng ,bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, và mã não. Trong Quán Kinh nói: hoặc có thứ cây thuần bằng vàng, hoặc có thứ cây thuần bằng bạc..v..v.. hoặc có thứ cây thân vàng lá bạc, nhánh lưu ly..v..v.. - Dầu bằng chất thất bửu chớ vẫn là cây sống, cũng như cây bên này bằng chất gỗ.

[8]. Trong đây nói đất là chỉ thuận theo tiếng nầy mà gọi thế, chớ chính thật cõi cực lạc thuần bằng chất vàng.. Tuyệt không có thứ đất bùn cát sỏi. - Tám công đức của nước trong ao bên Cực Lạc:trong sạch, nhẹ nhàng, mát mẻ, ngon ngọt, đượm thuần, êm đềm hòa huỡn, uống vào hết đói khát, và bổ khỏe thân tâm.

[9]. Người nước Cực Lạc đều có thần túc thông, trong nháy mắt có thể đi trải qua vô lượng thế giới. Đi kinh hành là đi vòng quanh chậm rãi, vừa đi vừa suy gẫm tưởng niệm những pháp lành. Phật, Pháp và Tăng... Đi kinh hành có hai điều lợi ích: (1) Thâu nhiếp tâm tưởng vào chánh niệm, phục trừ tà niệm loạn tưởng cùng biếng lười ngủ nghỉ, và (2) điều hoà thân thể, huyết khí lưu thông, tiêu hóa dễ dàng.

[10]. Tinh, tấn, niệm, định, huệ: người tu hành có năm đức nầy thời vững chắc trên đường đạonhư cây có rễ nên gọi là ngũ căn (cội rễ). Nếu tất cả cảnh duyên không thể khuấy rối làm lay động được, thời năm đức trên gọi là ngũ lực (sức mạnh). Thất Bồ Đề Phần cũng gọi là Thất giác chi (7 đức giác ngộ) là Trạch pháp, Niệm, Tinh tấn, Hỉ, Khinh an, Định, và Xả. Bát Thánh Đạo Phần là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, và Chánh định. Ồ trong cõi Ta bà nầy, những loài chim nhiếp thuộc vào súc sanh đạo, một ác đạo trong lục đạo, do ác nghiệp tội khiên mà chiêu cảm ra khổ báo ấy. Chim bên Cực Lạc thời khác hẳn, không phải là giống vật do tội báo cảm vời sanh ra, mà do thần lực của đức A Di Đà biến hóa ra để làm cho pháp âm được lưu chuyển khắp trong nước.

[11]. Đoạn nầy là đức Phật tự định danh nghĩa của ba đức A di Đà, vì có hai điều vô lượng: (1) Vô lượng quang, (2) Vô lượng thọ, nên đức Phật bên nước Cực Lạc hiệu là a Di Đà.

[12]. A-bệ-bạt-trí (Phạn âm) Hán dịch là bất thối chuyển, vào bực này thời một mực đi trên đường Thánh thẳng đến thành Phật, không còn bị thối sụt xuống phàm phu hay Tiểu thừa nữa. Tất cả mọi người được sanh về cõi Cưc Lạc đều vào bực bất thối cả, trong hàng bất thối lại có vô số bậc nhứt sanh bổ xứ Bồ Tát (vì Bồ tát chỉ còn là Bồ tát trong một đời hiện tại, mãn đời hiện tại thời thành Phật, như hiện nay đức Di Lặc Bồ tát ở cung trời Đâu Suất nội viện là bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát vậy). Các bậc Thượng thiện nhân là chỉ các bậc Nhứt sanh bổ xứ Bồ tát.

[13]. Cõi Cực Lạc thù thắng trang nghiêm, phải có nhiều căn lành phước đức mới được sanh về đó. Niệm Phật được nhất tâm bất loạn thời là thành tựu căn lành phước đức rất lớn, đến khi lâm chung đức Phật A Di Đà cùng Quán Thế Aâm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát ..phóng quangđến rước, quyết định đặng sanh cõi Cưc Lạc. - Niệm Phật không còn móng tưởng gì khác, không có mảy may thinh sắc gì khác xen vào, vững vàng không xao động gọi là nhứt tâm bất loạn.

[14]. Người tu Tịnh Độ phải có đủ ba điều: Tín (tin thật), Hạnh (chuyên tâm niệm Phật) và Nguyện (thiết tha muốn được sanh về cõi Cưc Lạc) Trong ba điều nầy, lòng tin đứng trước cả mà cũng là nền tảng của tất cả căn lành vì thế nên chư Phật ở sáu phương đồng khuyên bảo, cho mọi người sanh lòng tin chắc chắn quyết định.

-- Hằng hà sa số: là số cát sông Hằng. Sông Hằng là con sống lớn bên Thiên Trúc, nguồn từ dãy núi Hi Mã, chảy ngang xứ Thiên Trúc, đổ vào Aán Độ Dương. Lòng sông và hai bên bãi có cát rất nhiều và rất mịn. Đương thời đức Phật thường nói pháp gần bên sông, nên phàm khi muốn chỉ một số lớn quá nhiều thời mượn số cát trong sông Hằng mà nói.

-- Tướng lưỡi rộng dài biểu tượng của sự thành thật. Trong kinh nói người nào chót lưỡi liếm đến đầu mũi, thời người ấy trong ba đời đã qua không hề có một lời nói dối. Lưỡi dài liếm đến đầu mũi còn như thế, huống nữa là rộng dài trùm khắp cả thế giới?

-- Một thái dương hệ là một tiểu thế giới. Một nghìn tiểu thế giới là một tiểu thiên thế giới. Một nghìn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới. Một nghìn trung thiên thế giới là một thế giới trải qua ba lần nhân cho số nghìn, nên gọi là Tam thiên đại thiên thế giới [1 tiểu thế giới x 1.000 x 1.000 x 1.000 = Đại thiên thế giới].

- Đại thiên thế giới của ta ở đây tên là Ta Bà dịch là Kham khổ ngụ ý rằng trong cõi nầy có vô lượng sự thống khổ, mà chúng sanh trong đó vẫn kham chịu được.

[15]. Ngũ Trược: (1) Kiếp trược: kiếp là chỉ cho thời đại, thời gian. Trong thời đại nào mà có các món trược dưới đây thời là thời đại đục nhơ. (2) Kiến trược: Những điêu mê chấp, tà kiến, điên đảo... (3) Phiền não trược: Các tâm niệm bất thiện như tham, sân, si, mạn bất tín... (4) Chúng sanh trược: Năm ấm (sắc, thọ,) hiệp hội sanh diệt chẳng dừng. (5) Mạng trược: Số thọ rất ngắn, sống nay chết mai, mạng sống trong hơi thở. Bốn món trên đây tánh cách nhiễu não, sai lầm, biến đổi vô thường nên gọi là trược (nhơ đục).

(Source: Hoa-Sen web page, http://www.jps.net/hoasen/ )


English version:

Sutra of the Buddha's Teaching On Amitabha

(Amitabha Sutra, Shorter Amitabha Sutra, Shorter Sukhavati-Vyuha Sutra
translated to Chinese by Kumarajiva, 402 CE)

Thus I have heard, at one time the Buddha dwelt at Shravasti, in the Jeta Grove in the Garden of the Benefactor of Orphans and the Forlorn, together with a gathering of Great Bhikshus, twelve-hundred fifty in all, all Great Arhats well-known to the assembly: Elders Shariputra, Mahamaudgalyayana, Mahakasyapa, Mahakatyayana, Mahakausthila, Revata, Suddhipanthaka, Nanda, Ananda, Rahula, Gavampati, Pindola-Bharadvaja, Kalodayin, Mahakaphina, Vakkula, Aniruddha, and others such as these, all Great Disciples, together with all the Bodhisattvas, Mahasattvas: Manjushri, Prince of Dharma; Ajita Bodhisattva, Gandhastin Bodhisattva, Nityodukta Bodhisattva, and others such as these, all Great Bodhisattvas, and together with Shakra, Chief among Gods, and the numberless great multitudes from all the heavens.

At that time, the Buddha told the Elder Shariputra, From here, passing through hundreds of thousands of millions of Buddhalands to the West there is a world called Utmost Happiness. In this land a Buddha called Amitabha right now teaches the Dharma.

Shariputra, why is this land called Utmost Happiness? All living beings of this country never suffer, but enjoy every bliss. Therefore it is called Utmost Happiness.

Moreover, Shariputra, this land of Utmost Happiness is completely surrounded by seven tiers of railings, seven layers of netting, and seven rows of trees, all formed from the four treasures, and for this reason called Utmost Happiness.

Moreover, Shariputra, in the land of Utmost Happiness are pools of the seven jewels, filled with the waters of eight meritorious qualities; the bottom of each pool is pure, covered with golden sands. On the four sides climb stairs of gold, silver, lapus lazuli, crystal, mother-of pearl, rubies, and carnelian.

In the pools bloom lotuses as large as carriage wheels with colors of green light, red light, yellow light, and white light, subtle, rare, fragrant, and pure. Shariputra, the Land of Utmost Happiness is crowned in splendor and virtues such as these.

Moreover, Shariputra, in this Buddhaland heavenly music always plays, and the ground is made of gold. In the six periods of the day and night a heavenly rain of mandarava flowers falls, and throughout the clear morning, each living being of this land offers sacks filled with myriads of wonderful flowers to the hundreds of thousands of millions of Buddhas of the other directions. At mealtime they return to their own countries and after eating they walk about. Shariputra, the Land of Utmost Happiness is crowned in splendor and virtues such as these.

Moreover, Shariputra, in this country there are always rare and unusual birds of many kinds and colors: white geese, cranes, peacocks, parrots, egrets, kalavinkas and two-headed birds. In the six periods of the day and night the flocks of birds sing forth harmonious and elegant sounds. Their clear and joyful calls proclaim the Five Roots, the Five Powers, the Seven Limbs of Bodhi, the Eightfold Path of Sages, and dharmas such as these. When living beings of this land hear their calls they are altogether mindful of the Buddha, mindful of the Dharma, and mindful of the Sangha.

Shariputra! Do not say that these birds are born as retribution for their sins. And why not? Because in this Buddhaland the three evil paths do not exist. Shariputra, even the names of the three evil paths are unknown in this Buddha's land; how much the less could they actually exist! Wishing to proclaim the Dharma's sound far and wide, Amitabha Buddha created these multitudes of birds by transformation.

Shariputra, in that Buddhaland when the gentle winds blow, the rows of jewelled trees and jewelled nets reverberate with fine and wondrous sounds, as a symphony of one hundred thousand kinds of music played in harmony. All who hear these sounds are naturally mindful of the Buddha, mindful of the Dharma, and mindful of the Sangha. Shariputra, the Land of Utmost Happiness is crowned in splendor and virtues such as these.

Shariputra, what do you think? Why is this Buddha called Amitabha? Shariputra, the brilliance of that Buddha's light is measureless, illumining the lands of the ten directions everywhere without obstruction. For this reason he is called Amitabha.

Moreover, Shariputra, the lifespan of that Buddha and that of his people extends for measureless, limitless asamkhyeyas of kalpas. For this reason he is called Amitayus. And, Shariputra, since Amitabha became a Buddha, ten kalpas have passed.

Moreover, Shariputra, that Buddha has measureless, limitless asamkheyas of Sound-Hearer disciples, their number incalculable. So too is the assembly of Bodhisattvas. Shariputra, that Buddhaland is crowned in splendor and virtues such as these.

Moreover, Shariputra, the living beings born in the Land of Utmost Happiness are all avaivartika. Among them are many who in this very life will dwell in Buddhahood. Their number is extremely many; it is incalculable. And only in measureless, limitless asamkyeyas of kalpas could they be counted.

Shariputra, those living beings who hear of this should vow: I wish to be born in that country. And why? Because those who are born there assemble in one place with people whose goodness is unsurpassed. Shariputra, if one has few good roots, blessings, and virtues, one cannot be born in that land.

Shariputra, if there is a good man or good woman who hears of Amitabha and holds his name whether for one day, two days, three, four, five days, six days, as long as seven days with one mind unconfused, when this person nears the end of life, before him will appear Amitabha and all the Assembly of Holy Ones. When the end comes, his mind will not be utterly confused, and in Amitabha's Land of Utmost Happiness he will quickly be reborn. Shariputra, because I see this benefit, I speak these words; and, if living beings hear this teaching they should make the vow: I wish to born in that land.

Shariputra, just as I now praise the inconceivable benefits arising from the merit and virtue of Amitabha, so too in the East does Akshobya Buddha, Sumeru Likeness Buddha, Great Sumeru Buddha, Sumeru Light Buddha, Wonderful Sound Buddha; all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all the Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.

Shariputra, in the Southern World, Sun-Moon Lamp Buddha, Sumeru Lamp Buddha, Celebrated Light Buddha, Great Radiant Shoulders Buddha, Sumeru Lamp Buddha, Measureless Vigor Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.

Shariputra, in the Western World, Measureless Life Buddha, Infinite Features Buddha, Measureless Curtain Buddha, Great Light Buddha, Great Clarity Buddha, Jewelled Likeness Buddha, Pure Light Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, protecting and bearing it in mind.

Shariputra, in the Northern World, Radiant Shoulders Buddha, Most Glorious Sound Buddha, Invincible Buddha, Sun-Birth Buddha, Luminous Net Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.

Shariputra, in the World Below, Lion Buddha, Well-Known Buddha, Celebrated Light Buddha, Dharma Buddha, Dharma-Curtain Buddha, Upholding Dharma Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.

Shariputra, in the World Above, Pure Sound Buddha, Constellation King Buddha, Superior Fragrance Buddha, Fragrant Light Buddha, Great Radiant Shoulders Buddha, Varicolored Jewels-Adorned Body Buddha, Sala Tree King Buddha, Jewelled Flower of Virtue Buddha, Discerning All Meanings Buddha, Like Sumeru Mountain Buddha, all Buddhas such as these, numberless as Ganges' sands, each in his own country gives forth a vast and far-reaching sound that pervades the threefold, great, thousand-world realm and proclaims these sincere and honest words: All you living beings should believe in this sutra which all Buddhas praise for its inconceivable merit and virtue, a sutra they protect and bear in mind.

Shariputra, what do you think? Why is it called Sutra which all Buddhas protect and bear in mind? Shariputra, if a good man or good woman hears this sutra and upholds it, and hears the names of all these Buddhas, this good man or good woman will also be one whom all Buddhas protect and bear in mind, and will attain non-retreat from anuttarasamyaksambodhi. Therefore, Shariputra, all of you should believe and accept my words and the words all Buddhas speak.

Shariputra, if there are people who have already made the vow, who now make the vow, or who will make the vow, I wish to be born in Amitabha's country, these people, whether born in the past, now being born there, or to be born there in the future, will all attain non-retreat from anuttarasamyaksambodhi. Therefore, Shariputra, all good men and good women who believe should make the vow, I wish to be born in that country.

Shariputra, just as I now praise the inconceivable merit and virtue of all Buddhas, all those Buddhas also praise my inconceivable merit and virtue, saying these words: Shakyamuni Buddha can accomplish extremely difficult and rare deeds in the Saha Land during the evil time of the Five Turbidities: during the time turbidity, the views turbidity, the affliction turbidity, the living beings turbidity, and the lifespan turbidity. He can attain anuttarasamyaksambodhi and for the sake of living beings proclaim this Dharma, which the whole world finds hard to believe.

Shariputra, you should know that I, in the evil time of the Five Turbidities, perform these difficult deeds, attain anuttarasamyaksambodhi, and for the entire world proclaim this Dharma which is difficult to believe, extremely difficult!

After the Buddha spoke this Sutra, Shariputra, all the Bhikshus, and the entire world of gods, humans, asuras, and others, hearing what the Buddha had said, joyously delighted in it, faithfully accepted it, bowed and withdrew.

(Source: Buddhist Text Translation Society, http://www.drba.org/ )


 

Về bản dịch tiếng Việt thì Kinh A Di Đà có rất nhiều bản dịch. Về bản dịch tiếng Anh và bản tiếng Sanskrit chúng tôi xin trích dẫn ghi trên để cống hiến quí độc giả.

 

Lâm Như-Tạng

 

Ý kiến bạn đọc
03/12/201905:15
Khách
Chân thành cảm tạ Thầy Nguyên Tạng và trang nhà Quảng Đức đã đưa bài nghiêng cứu nầy lên cho bà con cô bác cùng tham khảo. LNT.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 5405)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độ là hết sức sâu đậm. Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm và cần sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để xác định truyền thống tu học của người Phật tử Việt Nam, nhằm xây dựng các nguyên tắc tổ chức trong các tự viện nói riêng và đời sống tín ngưỡng.
22/04/2013(Xem: 5250)
Nhìn nhận một cách tổng quát về ý nghĩa giáo lý Đức Phật thuyết Pháp một đời mà nói, nếu rời xa ý nghĩa phương tiện thì không có nội dung tam tạng kinh điển Phật giáo xuất hiện ở thế gian này. Giáo lý là chiếc bè cứu vớt chúng sanh đang khổ đau vô cùng tận trong biển lớn sanh tử luân hồi.
22/04/2013(Xem: 5186)
Ðây là hai câu phú trong bài Cư Trần Lạc Ðạo phú của Sư tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, vị sáng tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền mang đậm đà bản sắc Việt nam. Có thể nói, hai câu phú trên đã đúc kết được phần nào cách lý giải mà các Thiền giả dành cho pháp môn Tịnh độ. Và đây cũng chính là nội dung của bài viết này muốn đề cập đến.
22/04/2013(Xem: 6131)
Phật pháp là pháp bình đẳng hoàn toàn không có cao thấp, tu tập bất kỳ pháp môn Phật pháp nào, cũng có công đức và cũng có thể thành Phật. Phật pháp vốn không có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa. Phật dạy vô lượng pháp môn, chẳng qua là tùy bệnh mà cho thuốc. Vì chúng sinh nghiệp lực không giống nhau, tâm lượng lại có lớn nhỏ. Phật phương tiện dẫn đạo chúng sinh nên nói Tiểu thừa và Đại thừa. Tất cả các pháp, vốn là không hai, không khác, đồng về một thật tướng.
22/04/2013(Xem: 5931)
Đại thừa Phật giáo đối với việc tự cầu giác ngộ của Tiểu thừa Phật giáo mà nói, thì chẳng những tự độ mà còn chuyên chở hết thảy chúng sinh đến Niết Bàn giác ngạn.
22/04/2013(Xem: 5694)
Những lời thống thiết xuất phát từ lòng từ bi vô lượng của chư Phật, chư tổ chính là kim chỉ nam cho chúng ta cứu vãn, khôi phục và làm rực rỡ nền văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Ý nghĩa văn hoá và phương pháp tu trì của Tịnh độ tông chẳng những có thể đáp ứng mong muốn của con người hiện đại ở trình độ cao mà còn có khả năng chữa trị có hiệu quả những căn bệnh của xã hội ngày nay.
22/04/2013(Xem: 5763)
Vấn đề tha lực và tự lực xưa nay vẫn được nhiều người tranh luận sôi nổi. Ở đây, NSGN trân trọng giới thiệu ý kiến của Minh Đức Thanh Lương, tác giả của Tịnh độ luận, Con đường lý tưởng Bồ tát đạo về mối quan hệ giữa tự lực và tha lực trong quá trình thực nghiệm tâm linh.
22/04/2013(Xem: 8533)
Cuốn “Di Đà Huyền Chỉ” ra đời đồng thời với bản dịch Việt ngữ “Thế Giới Nhất Hoa” vào cuối năm 2001. Cuốn “Thế Giới Nhất Hoa” đến nay vẫn còn ở các quày sách. Điều đó cho chúng ta thấy rằng Thiền Công án rất khó nuốt.
22/04/2013(Xem: 18032)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
22/04/2013(Xem: 10333)
Nói về đạo, thì không có đạo nào lớn bằng đạo Phật. Nói về lý, thì không có lý nào thâm cho bằng lý Phật. Còn nói về tu, thì không tu nào dễ cho bằng tu Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]