Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 07: Bốn nguyên tắc phân biệt chánh tà

14/12/201206:20(Xem: 5862)
Chương 07: Bốn nguyên tắc phân biệt chánh tà

CỬA VÀO TỊNH TÔNG

Pháp sư Tịnh Không giảng
Cư sĩ Ngô Chân Độ ghi lại
Việt dịch: Thích nữ Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

Chương 7
Bốn nguyên tắc phân biệt chánh tà


Trong kinh Lăng Nghiêmghi: “Ngày nay tà sư thuyết pháp nhiều như số cát sông Hằng”. Chúng ta phân biệt tà chánh từ nơi đâu? Hễ trái với bốn nguyên tắc của Đức Phật dạy là ma nói.

1. Không tương ứng với lợi ích.

Đây là ma nói. Hay nói cách khác những pháp học này thực sự không có lợi ích; không có lợi ích thì có tổn hại. Tổn hại những điều gì? Tôi không cần nói, các vị nghĩ thử thì sẽ thấy được.

2. Tương ứng với phi pháp.

Lời dạy hoàn toàn chống trái với giáo pháp của Đức Phật.

3. Nhất định tương ứng với phiền não.

Chúng ta tu học pháp môn của họ, chẳng những phiền não không thể tiêutrừ mà ngày càng tăng trưởng. Tăng trưởng tham, sân, si, mạn, ganh tị tăng trưởng thì càng tạo thêm tội nghiệp.

4. Tương ứng với sinh tử.

Cũng chính là nói ma không chủ trương thoát khỏi luân hồi. Họ dạy mọingười sau khi chết, sẽ nhanh chóng tái sinh làm người. Sau khi chết, chúng ta muốn làm người, có được thân người không? Không được. Lời Đức Phật dạy là chân thật. Phật nói ví dụ, con người sau khi chết, đời sau làm được lại thân người, như đất dính trong móng tay; không được làm thân người thì như đất khắp quả địa cầu. Cho nên, con người khi mất thânnày, đời sau làm lại được thân người, thật là hiếm có; không phải ai cũng có thể làm được.

Những người nào được làm thân người trở lại? Trong kinh Đức Phật giảng rất nhiều. Đời này giữ năm giới, tu mười điều thiện được rất tốt thì đời sau mới được làm người. Năm giới là không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Mười điều thiện: thân ba, khẩu bốn, ý ba. Ở đây tôi không cần nói tỉ mỉ, các vị tự nhớ lại. Trọn đời này, chúng ta có thể thực hành năm giới và mười điều thiệnđược tám mươi phần trăm thì đời sau chắn chắc không mất thân người. Nếunhư không có tám mươi phần trăm này thì đời sau không có hi vọng.

Vì vậy, ma thuyết pháp thì tương ứng với sinh tử, tương ứng với sáu đường luân hồi, không dạy chúng ta ra khỏi sáu đường. Khi chúng ta tiếp xúc với tất cả chúng sinh, bạn bè thân thuộc và người quen biết cũng nênthuyết pháp cho họ, khuyên họ đoạn ác tu thiện, khuyên họ niệm Phật vãng sanh là tương ứng với bốn nguyên tắc của Đức Phật dạy. Nếu chúng tanói pháp mà không tương ứng bốn nguyên tắc này thì những điều chúng ta nói là tà pháp. Điều này chúng ta phải ghi nhớ kĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2011(Xem: 3228)
Không nhiều người tin, nhưng trước nền văn minh chưa đạt tới “viên mãn” của Trái đất này, có nền văn minh khác đạt đến cực thịnh và đã tàn lụy. Chiểu theo chu trình phát triển vũ trụ thì điều đó thường hằng diễn ra liên tục trong tam giới. Bây giờ ngành khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật minh chứng cho một trình độ siêu việt, có niên đại sau khi trái đất hình thành.
03/02/2011(Xem: 6654)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
02/02/2011(Xem: 3025)
Thời thiền sư Nam Tuyền … Nhà Đông nhà Tây tranh nhau một con mèo. Nam Tuyền thấy liền đề khởi: “Nói được thì không chặt”. Chúng không nói được. Nam Tuyền chặt con mèo làm hai khúc. Người xưa giải thích : Hàng Tông sư một động một tịnh, một ra một vào, hãy nói ý chỉ thế nào? Câu chuyện chặt con mèo, trong tùng lâm khắp nơi bàn tán xôn xao. Có người nói: “Chỗ đề khởi liền phải”. Có người nói: “Ở chỗ chặt”. Hoàn toàn không dính dáng!
24/01/2011(Xem: 14838)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
22/01/2011(Xem: 3245)
Sự tự biến hiện, chưa bao giờ hiện hữu trong trạng thái đối tượng, được nhìn thấy một cách sai lầm trong trạng thái một đối tượng. Qua vô minh, tự nhận biết sáng tỏ bị trải nghiệm một cách sai lầm trong trạng thái một ‘tôi’. Qua tham ái với nhị nguyên đối đãi chủ thể và đối tượng, chúng ta bị trói buộc trong thế giới phan duyên. Mong là gốc rễ của lầm lẫn được tìm thấy. --The Third Karmapa, Đại Thủ Ấn: Vô lượng Hoan hỉ và Tự do.
18/01/2011(Xem: 2878)
Thế giới đang hiện hữu trước mặt chúng ta đây là do duyên khởi, hay duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân duyên hợp lại mà có mặt. Một vật trước mặt chúng ta hiện giờ là do nhiều yếu tố mà có mặt: năng lượng, những hạt, bốn lực, tốc độ, nhiệt độ, trường không-thời gian… và tất cả những tương tác với chung quanh. Đó là chưa kể đến sự sống và ý thức tác động lên nó như thế nào.
17/01/2011(Xem: 13973)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
11/01/2011(Xem: 5512)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
08/01/2011(Xem: 6343)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổ và thất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
05/01/2011(Xem: 4643)
Kinh Hoa Nghiêm cho thấy Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh. Ngài biết được những kiếp quá khứ của Ngài và thấy sự tiến hoá của các pháp bắt nguồn từ ngũ ấm, tiến đến quốc độ và tạo thành chúng sanh. Và từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh văn, rồi tu hành quán pháp nhân duyên theo Duyên giác. Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567