Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Thường niệm Di Đà là hành Bồ Tát đạo

13/04/201203:21(Xem: 12051)
25. Thường niệm Di Đà là hành Bồ Tát đạo

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

 

Thường niệm Di Đà là hành Bồ Tát đạo

Chư thiện hữu tri thức! Hằng ngày chúng ta niệm Phật, ngoài những thời gian quy định sáng tối; còn lại trong tất cả các thời gian khác như làm việc tại cơ xưởng, văn phòng, trồng rau, nấu cơm, quét nhà, giặt áo, may vá, tiếp khách...chúng ta đều phải thường xuyên niệm Phật. Từng giờ từng phút trôi qua câu Phật hiệu A Di Đà Phật luôn hiên hữu trong tâm niệm của chúng ta. Trong lúc có khách đến thăm nhà, khi nhìn thấy khách hai tay ta chắp lại miệng niệm: Nam Mô A Di Đà Phật! Khi khách ra về ta cũng chắp tay tiễn đưa bằng câu: Nam Mô A Di Đà Phật!

Câu phật hiệu chúng ta niệm hàng ngày là tự độ riêng mình, nhưng khi câu Phật hiệu ấy đã thoát ra ngoài miệng và âm thanh của tiếng niệm Phật đã truyền qua tai của mọi người chung quanh; nhất là câu niệm Phật ấy đã được phát ra trong lúc tiếp và tiễn khách, làm cho những người bạn của ta nghe nhiều lần tiếng niệm Phật mà phát sanh thiện tâm. Từ nơi nhân thiện này mà những chúng sanh ấy phát đại tín tâm đi vào Phật đạo.

Do nơi niệm Phật của chúng ta mà đã mang lại nhiều sự lợi ích cho những người chung quanh, gây chủng tử Phật đạo nơi tâm thức của nhiều người, cho nên biết rằng công đức của sự niệm phật không phải chỉ cứu độ một người được giải thoát là lìa Ta Bà sanh Tây Phương mà còn độ được nhiều người tăng trưởng chủng tử Phật. Một hành động phát sanh từ nơi thân khẩu ý của chúng ta, vừa giải thoát cho mình lại làm lợi ích cho một số người chung quanh, dầu sự lợi ích đó là nhiều hay ít cũng đều được xem như là hành Bồ Tát đạo, tuy rằng ta chưa phát Bồ Tát tâm. Như vậy, chính ta là người đang thay phật làm việc phật sự, nên quả nhất định sẽ là quả Phật, tức là sẽ sanh về Tây Phương mà gặp Phật A Di Đà. Hãy tinh tấn mà niệm Phật, thay vì chào ông, chào bà,, chào anh, chào chị, hello, good morning.. thì chúng ta hãy chào bằng câu Nam Mô A Di Đà Phật hoặc chào anh chị tôi về, hẹn gặp lại, good bye.. cũng thay bằng câu Nam Mô A Di Đà Phật thì vừa lợi mình mà lại lợi người, thiện căn tăng trưởng, đạo nghiệp mau thành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2011(Xem: 7737)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
02/02/2011(Xem: 3540)
Thời thiền sư Nam Tuyền … Nhà Đông nhà Tây tranh nhau một con mèo. Nam Tuyền thấy liền đề khởi: “Nói được thì không chặt”. Chúng không nói được. Nam Tuyền chặt con mèo làm hai khúc. Người xưa giải thích : Hàng Tông sư một động một tịnh, một ra một vào, hãy nói ý chỉ thế nào? Câu chuyện chặt con mèo, trong tùng lâm khắp nơi bàn tán xôn xao. Có người nói: “Chỗ đề khởi liền phải”. Có người nói: “Ở chỗ chặt”. Hoàn toàn không dính dáng!
24/01/2011(Xem: 17685)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
22/01/2011(Xem: 3769)
Sự tự biến hiện, chưa bao giờ hiện hữu trong trạng thái đối tượng, được nhìn thấy một cách sai lầm trong trạng thái một đối tượng. Qua vô minh, tự nhận biết sáng tỏ bị trải nghiệm một cách sai lầm trong trạng thái một ‘tôi’. Qua tham ái với nhị nguyên đối đãi chủ thể và đối tượng, chúng ta bị trói buộc trong thế giới phan duyên. Mong là gốc rễ của lầm lẫn được tìm thấy. --The Third Karmapa, Đại Thủ Ấn: Vô lượng Hoan hỉ và Tự do.
18/01/2011(Xem: 3498)
Thế giới đang hiện hữu trước mặt chúng ta đây là do duyên khởi, hay duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân duyên hợp lại mà có mặt. Một vật trước mặt chúng ta hiện giờ là do nhiều yếu tố mà có mặt: năng lượng, những hạt, bốn lực, tốc độ, nhiệt độ, trường không-thời gian… và tất cả những tương tác với chung quanh. Đó là chưa kể đến sự sống và ý thức tác động lên nó như thế nào.
17/01/2011(Xem: 17436)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
11/01/2011(Xem: 6187)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
08/01/2011(Xem: 7003)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổ và thất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
05/01/2011(Xem: 5156)
Kinh Hoa Nghiêm cho thấy Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh. Ngài biết được những kiếp quá khứ của Ngài và thấy sự tiến hoá của các pháp bắt nguồn từ ngũ ấm, tiến đến quốc độ và tạo thành chúng sanh. Và từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh văn, rồi tu hành quán pháp nhân duyên theo Duyên giác. Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân.
05/01/2011(Xem: 3793)
Nhân loại đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba của Tây lịch. Nhưng từ đó đến nay, quả vị giác ngộ của Phật vẫn luôn luôn là thách thức lớn nhất đối với nhân loại – không phải vì quả vị ấy huyền bí, siêu hình hay không thực tế, mà vì mảnh đất thực tiễn của tâm ấy ít ai thử bước vào, thử nếm, thử trải. Do đó sự giác ngộ của Phật mãi mầu nhiệm trong ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]