Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Sáu chữ Di Đà diệt trừ ngũ dục

13/04/201203:21(Xem: 7660)
06. Sáu chữ Di Đà diệt trừ ngũ dục

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

 

Sáu chữ Di Đà diệt trừ ngũ dục

Chúng ta đang sống ở thế giới này thường hay nghe nói đến ma quỷ, ta tưởng rằng ma là có ba đầu sáu tay, thường hay gây đau khổ cho người... hoặc ma quỷ có thể ăn thịt người như trong phim ma mà ta thường thấy. Nếu ma mà có thể ăn thịt người thì chúng cũng có thể giết được một mạng sống của ta một lần mà thôi. Nhưng ở đây, Phật dạy cho ta biết đó là ma ngũ dục: tài, sắc, danh, thực và thùy; năm thứ ma độc này hại hơn gấp trăm lần của con ma có thể ăn thịt người. Vì năm thứ dục nhiễm này có thể giết chết chúng ta trăm đời ngàn kiếp trong sự luân hồi đau khổ ở nơi ba ác đạo.

Trong kinh pháp Hoa Phật dạy: “người mà bị con ma ngũ dục sai khiến thì không thể vì họ mà nói kinh Pháp Hoa”. Không nghe được kinh Pháp Hoa là không thể thấy được tự tánh, là đắm chìm trong phiền não, là có cơ hội đi vào địa ngục, ngã quỷ, súc sanh. Người niệm Phật mà bị ma ngũ dục lôi cuốn, thì cơ hội sanh về Tây Phương rất mỏng manh, còn cơ hội đọa lạc vào ba đường ác thì rất dễ dàng.

Niệm Phật cầu sanh Tây Phương, cũng có nghĩa là ta cùng với ma ngũ dục đang đánh nhau. Nếu ta nương tay không quyết chiến đấu một cách mãnh liệt thì đối phương sẽ tiêu diệt ta; có nghĩa là ngũ dục sẽ tăng trưởng trong thâm tâm ta ngày càng nhiều đến khi ta bị thua trận. Cho nên, liên hữu niệm Phật nhất định phải dũng mãnh chiền đấu để tiêu diệt đối phương là năm con ma: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ.

Ưu Bà Tắc Giới kinh đức Phật có dạy: “Bồ Tát có hai loại; một Bồ Tát xuất gia, hai Bồ Tát tại gia. Bồ Tát xuất gia tu hành dễ, trái lại Bồ Tát tại gia tu hành khó”. Tại sao? Chúng ta hãy nhìn xem, người xuất gia ở chùa, phần nhiều thời giờ để vào việc: học Phật, tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, làm việc Phật sự, ít có thời giờ tiếp xúc với sự hơn thua ngoài xã hội. Trái lại người tại gia, trên có cha mẹ lo phụng dưỡng, dưới lo chăm sóc vợ (chồng), anh em, con, cháu, lại còn có bạn bè giao tiếp ơn nghĩa phải trái đối với xã hội, làng xóm...hầu hết thời gian lo cho cuộc sống gia đình, tâm ý tính toán suy nghĩ khó mà chu toàn không có điều khiếm khuyết. Mỗi việc mỗi việc phải nhẫn nhịn thì mới có thể trở thành một con người toàn thiện.

Trong luật thường dạy người phát tâm xuất gia học đạo giải thoát là một đại trượng phu; nhưng nếu là một sư sĩ tại gia, gia công tu tập tương tục không gián đoạn, tâm mong cầu giải thoát cũng là một bậc đại trượng phu không thua gì người xuất gia. Tại gia dư sĩ năm món ma chướng; tài, sắc, danh, thực, thùy luôn luôn bám sát bên mình, muốn để có khả năng tiêu diệt được ma ngũ dục, chỉ có sáu chữ Di Đà Thánh Hiệu mới có công năng giúp người tại gia hoàn thành sứ mạng để hiển bày tự tánh mà trực chỉ Tây Phương nhập vào dòng Thánh, chứng được bất thối vị. Thỉnh chư vị hãy tinh chuyên niệm Phật.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2015(Xem: 6578)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
22/01/2015(Xem: 10033)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
08/01/2015(Xem: 7752)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 8615)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
25/12/2014(Xem: 8038)
Là phật tử không gì quý hơn, vui hơn, an lạc hơn, giải thoát hơn được học hiểu chút chút các kinh đại thừa liễu nghĩa của Đức Phật dạy. Quy y Tam Bảo, tụng kinh nghe kinh, nghe thuyết pháp, đi chùa hơn 37 năm mà không biết kinh Phật dạy có 2 loại : kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa.
01/12/2014(Xem: 11108)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
19/11/2014(Xem: 14586)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
08/11/2014(Xem: 14684)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
07/11/2014(Xem: 10948)
Tôi có một người bạn cùng tu tịnh nghiệp. Ngoài việc làm Phật sự tại các chùa, thường hay niệm Phật cầu sinh Cực Lạc. Bạn tôi rất thích đọc kinh và nghe Pháp, nên tôi cứ nghĩ là anh đã thông hiểu pháp môn Tịnh Độ. Nhưng không dè, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, bạn tôi lại lo lắng than, chưa đạt nhất tâm và sợ sẽ không được vãng sinh Cực Lạc! Là tín đồ Tịnh Độ mà khi chết lại hồ đồ như thế thì thực là đáng tiếc!
29/10/2014(Xem: 7289)
Loài người chúng ta nhờ vào sáu giác quan mà có sự hiểu biết. Nhưng có rất ít người nhận ra rằng sự nhận biết của sáu giác quan chỉ giống như con gà con hình thành trong vỏ trứng. Tuy nhiên đủ sức mổ được vỏ trứng vỡ ra để thấy được cảnh giới bên ngoài thì rất ít, mà hầu hết bị chết trong vỏ trứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567