Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[31 - 41]

06/04/201214:48(Xem: 5475)
[31 - 41]

TỊNH ĐỘ VẤN ĐÁP

Tỳ kheo Thích Giác Nhàn sưu tập

31/Hỏi: Tạp niệm từ đâu sinh?

Đáp: Tâm ta chỉ có một niệm, niệm Phật tức là nó, tạp niệm cũng là nó. Chỉ nhân ta niệm Phật chưa tinh chuyên, nên niệm trần còn vẩn vơ đó thôi.

32/Hỏi: Làm sao trừ được tạp niệm kia?

Đáp:Không cần phải trừ, chỉ đem tâm niệm hoàn toàn để lên danh hiệu Phật, tạp niệm lần lần tan biến.

33/Hỏi: Nhưng rủi tinh lực yếu kém suy mỏi, không thể khiến cho nó tiêu mất, phải làm sao?

Đáp: Người đạo lực chưa thuần thục nên tán loạn nhiều, phải thâu nhiếp sáu căn lần lần sẽ được thanh tịnh. Nếu chưa làm được như thế, thì mở mắt nhìn chăm chú tượng Phật mà niệm hoặc nhắm mắt chuyên tưởng chân dung mà niệm, tạp niệm sẽ tiêu.

34/Hỏi: Cách ấy cũng hay, nhưng sợ e lần lần mỏi mệt tạp niệm lại nổi lên thì sao?

Đáp: Trong tâm mờ tối, nên bị ngoại cảnh kéo lôi, niệm Phật không đắc lực, thậm chí vọng niệm dày đặc không tan. Nhưng đừng vội vàng nóng nảy, phải lắng định tâm tư, niệm chậm rãi hiệu Phật ra từ nơi tâm, phát thành tiếng nơi miệng, rồi lại vào nơi tai, tự tâm nghĩ miệng niệm tai nghe tiếng niệm. Cứ tuần tự như thế vọng niệm sẽ lần lần tiêu mất.

35/Hỏi: Phương pháp trên quá hay chỉ e người căn tánh quá tối, không làm được lại phải làm sao?

Đáp: Nên đem sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” mà niệm. Khi niệm ghi nhớ rành rẽ tiếng thứ nhất là Nam, tiếng thứ hai là Mô, tiếng thứ ba là A, tiếng thứ tư là Di, như thế đủ sáu chữ, liên hòa không dứt, thì vọng niệm không còn chỗ xuất sinh. Đây là phương cách tuyệt diệu nên ghi nhớ rõ.

36/Hỏi: Dụng tâm thế nào mà không bị tán loạn?

Đáp: Nên vận dụng thân, miệng, ý mà niệm, không để ý đến tán hay định, chỉ làm sao cho câu niệm Phật không hở dứt, tự sẽ được nhất tâm, hoặc cũng có thể gọi chính nó là nhất tâm. Nhưng phải niệm mãi không thôi, giống như mẹ lạc con thơ, rồng mất trái châu bổn mạng, thì không còn lo gì tán loạn, không cầu nhất tâm mà tự được nhất tâm. Chẳng nên cưỡng ép cho quy nhất, vì dù cưỡng ép cũng không thể được, thật ra chỉ do người tu siêng năng hay biếng trễ mà thôi! Nghĩ thương cho người đời nay, phần nhiều tu mà không hiệu nghiệm, ấy cũng bởi lòng tin còn cạn cợt, nhân hạnh không chân. Lắm kẻ chưa từng lập hạnh, đã muốn cho người biết trước, trong thì tự phụ, ngoài lại khoe khoang, tỏ ý chỗ sở đắc, để được mọi người cung kính, thậm chí có kẻ nói dối là mình đã trông thấy tịnh cảnh, hoặc thấy được cảnh giới nhỏ, hay những tướng tốt trong giấc chiêm bao. Thật ra chính họ cũng không phân biệt đó là chân hay vọng, nhưng cũng cứ khoe khoang bừa ra. Những kẻ tâm hạnh kém ấy, tất bị ma làm mê hoặc, nguyện hạnh lần lần lui sụt, trôi theo dòng sinh tử luân hồi. Như thế há chẳng nên dè dặt ư?

37/Hỏi: Niệm hồng danh đức A Di Đà Phật, có thể tiêu trừ nghiệp vô minh tăm tối và được vãng sinh, sao có người xưng niệm mà vô minh vẫn còn, lại không mãn nguyện là duyên cớ gì?

Đáp:Do không như thật tu hành, cùng với danh nghĩa không hợp nhau, ấy chẳng biết Như Lai là chân thật tướng. Lại có ba thứ không tương ưng:

1. Là lòng tin không thuần, khi còn khi mất.

2. Là lòng tin không quy nhất, thường đổi thay không quyết định.

3. Là lòng tin không được tương tục hằng bị tạp niệm làm cho gián đoạn.

Cho nên khi niệm Phật phải nhiếp tâm đừng cho tán loạn, nếu niệm được tương tục tức là tín tâm, là nhất tâm, là thuần tâm. Niệm như vậy mà không được vãng sinh là vô lý.

38/Hỏi: Niệm Phật có mấy cách?

Đáp:Niệm Phật có hai cách, niệm ra tiếng và tưởng niệm.

Niệm ra tiếng cũng như trong tụng kinh nhưng chỉ dùng một câu danh hiệu Phật thôi. Tụng kinh là phải ở trước bàn thờ, còn niệm danh hiệu thì ở đâu cũng được.

Tưởng niệm là tự mình buộc lòng nhớ nghĩ đến danh hiệu Phật.

39/Hỏi: Niệm danh hiệu Phật cũng được lợi ích như tụng kinh chăng?

Đáp:Tâm của mỗi người vốn thanh tịnh. Nay phải bị khổ vì nhơ nhiễm tưởng, như là tham muốn, hy vọng, mong cầu, tranh đoạt, luyến tiếc, giữ gìn, lo lắng, buồn phiền, chán nản, thất vọng, giận hờn, oán trách, sợ hãi, e ngại, v..v.. Chúng nhơ nhiễm tưởng này thay phiên nhau đến với ta. Vì thế nên cần phải thủ sẵn câu danh hiệu Phật, để niệm lên hầu chặt đứt các thứ tư tưởng nhơ nhiễm đó. Chúng nhơ nhiễm tưởng không còn, thì tâm mới được yên nghỉ, tâm được yên nghỉ, là người đắc được an lạc.

Công dụng của sự niệm Phật đặc sắc hơn tụng kinh. Vì sao? Bởi nhơ nhiễm tưởng lúc nào cũng phát sinh. Còn câu danh hiệu lúc nào cũng có thể niệm được. Vì được lợi ích như vậy nên ngoài thời công phu tụng kinh, phải thường niệm danh hiệu Phật luôn.

40/Hỏi:Muốn giữ một niệm tưởng hằng trụ nơi tâm, để giải thoát ác tưởng, thì dùng danh ngôn nào cũng được, hà tất phải niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà?

Đáp:Lời nói gợi cảm giác. Người nghe một lời nói thành thật, sinh được cảm giác thuơng mến. Trái lại nghe một lời nói xảo trá là sẽ sinh những cảm giác ghét bỏ, sân hận, mặc dù người nghe là người thiện.

Nghe lời nói nào?Tâm sinh cảm giác nào?Rồi cảm giác nào đem đến ảnh hưởng nào?

Tiếng niệm Phật cũng là một lời nói. Niệm tưởng nghĩa là làm cho tâm mình nói để cho tâm mình nghe. Người tu cần nghe âm thanh danh hiệu Phật để hưởng cảm giác an lạc. Bởi kinh nghiệm cho biết âm thanh này có một tiềm lực lành rất mạnh mẽ.

Một câu ca vọng cổ làm cho người nghe buồn khóc được. Bởi đấy là lời sáng tác của một nhạc sĩ đa sầu, đa cảm.

Người nghe tiếng niệm Phật sẽ được một tinh thần sáng suốt, thư thái, an lạc và ổn định. Vì sao? Bởi đây là lời sáng tác của đấng hoàn toàn sáng suốt, hoàn toàn thư thái, hoàn toàn an lạc và hoàn toàn ổn định.

Chúng ta chịu ơn của Đức Phật rất trọng ở các điểm này. Vì sao? Nếu không có Phật chỉ dạy, thì khó mà có được âm thanh tưởng, có đầy đủ năng lực diệu dụng.

Nhờ có âm thanh tưởng của Đức Phật A Di Đà mà người tu trở nên cao quý, được nhiều hiểu biết, hết lầm lạc, giải thoát khổ và thành Phật ở tương lai. Vì lợi ích như thế nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Nhà không phòng bị, cướp đến thình lình, đành chịu mất của. Cũng như lúc sống mà không tu tập niệm Phật, nên khi cái chết đến là đành thọ quả khổ. Dẫu có gặp người khuyên bảo, nhưng tâm niệm yếu ớt, đâu chống trả nổi với những luồng sóng ác nghiệp. Vì vậy, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Mỗi ngày thân thể đều bị dơ bẩn vì bui bặm, nên cần phải tắm rửa mới được khỏe khoắn. Cũng như vậy, tâm mỗi ngày bị những ác tưởng không nhiều thì ít, nên cần phải niệm tưởng danh hiệu Phật, để tẩy bớt uế nhiễm, hầu tâm được tự tại. Vì được lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Người làm điều lành hay điều dữ vì các sự nhớ quên. Vì sao? Nhớ sự việc ác của kẻ khác mới có thể làm ác được. Và nhớ sự việc lành của kẻ khác mới có thể làm lành được. Và quên sự việc lành của ke khác mới có thể làm ác được.

Cái niệm tưởng danh hiệu Phật có năng lực tác dụng làm cho tâm quên sự việc ác và nhớ sự việc lành của kẻ khác. Bởi thế cho nên, điều lành dễ làm mà điều ác khó làm. Vì được lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Các sự khổ lại đều do “thức tâm”. Âm thanh của danh hiệu Phật thành tự cái “thức tâm” thanh tịnh và an lạc.Vậy nên lúc nào muốn giải thoát khổ, là chỉ cần tưởng đến danh hiệu Phật. Luôn luôn được hạnh phúc bình an tĩnh lặng nơi tâm. Vì được lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Người tu hành tưởng niệm danh hiệu Phật, dùng cái tưởng ấy làm nơi ẩn trú tránh được các thứ biết cảm khổ đau làm tổn hại tâm mình. Nên gọi đó là “trụ xứ tưởng giải thoát khổ” cũng như nhà ở che chở được nắng mưa. Vì lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Người tu niệm tưởng danh hiệu Phật, dùng cái tưởng này để quán sát thấy biết những thứ tư tưởng của mình. Nên gọi là “Trụ xứ quán sát”, cũng như đèn pha rọi cho thấy những vật trong đêm tối. Vì lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Người tu niệm tưởng danh hiệu Phật, dùng cái tưởng này để làm hột giống để sinh các thức tưởng bi và giác ở nơi tâm mình. Nên gọi đó là “Phật công đức tưởng tạng” cũng như kho chứa đựng nhiều báu vật của vua. Vì lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Người tu niệm tưởng danh hiệu Phật dứt được những ác tưởng nổi lên bất thần, giải thoát được những thứ biết cảm tổn hại làm khổ, thấy biết phân biệt được các thứ tư tưởng thiện ác ở nơi tâm mình, và sinh được các thứ tư tưởng Đại bi và Đại giác. Vì được lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Con bị khổ chỉ kiếm cha mẹ để nương tựa. Vì kinh nghiệm cho thấy rằng chỉ có cha mẹ mới hết lòng thương con. Cũng thế, người tu bị khổ chỉ niệm tưởng danh hiệu Phật ở nơi tâm mình làm chỗ nương tựa. Với kinh nghiệm cho thấy rằng chỉ có tư tưởng này mới che chở cho mình hữu hiệu thôi. Vì sao? Người bị các khổ nạn hay là sắp chết, thấy tất cả bên ngoài đều bất lực không cứu mình được. Chỉ còn nước niệm Phật mới có thật lực giải thoát được khổ. Vì lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Lúc bị khổ con đến với cha mẹ để được an ủi và cho các thứ đồ chơi để vui mừng. Cũng thế, đương thời bị khổ, người tu niệm tưởng danh hiệu Phật. Cái niệm tưởng này được duy trì vững bền nơi tâm, sẽ sinh ra các kiến thức chân chính an ủi dỗ dành, và cũng đồng thời thành tựu các đức tính lành để thỏa thích. Vì được lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Ở trong đời chẳng ai thương mình bằng mình thương mình cả. Vậy thì phải biết chính mình mới làm được những việc chắc chắn là đem lại hạnh phúc cho mình. Do lẽ đó nên không ỷ lại vào kẻ khác để làm được sự lợi ích cho mình. Vì sao? Mình muốn ngon miệng, thì phải chính mình ăn mới hưởng được vị ngon đó. Cũng thế, với pháp môn niệm Phật thì không ai tu thế cho mình được. Phải chính mình tu mới chắc chắn giải thoát được khổ cho mình. Vì lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Pháp môn niệm Phật là một thứ tâm tưởng. Tâm tưởng này có những năng lực nào ở nơi đức Phật A Di Đà, thì ở nơi người đắc niệm cũng vậy. Vì sao? Chân lý cho biết thể tánh của Phật và tất cả chúng sinh không phải hai. Không phải hai nghĩa là đồng. Bởi cớ đồng thể tánh với nhau nên pháp được niệm ở đâu là bình đẳng tâm thành thành tựu ở nơi đó, nghĩa là chí thành tựu các lực giải thoát khổ ở nơi tâm các niệm tưởng. Và lại đồng thể tánh thì không có riêng khác. Bởi chân lý không có riêng khác của sự đồng thể tánh đó mà biết rằng: mình ở trong tâm Phật và Phật cũng ở trong tâm mình, nên khi tâm mình niệm xoay lại niệm pháp nào của Phật thì mình hoàn toàn hưởng được năng lực tác dụng đã sẵn có của pháp đó. Vì được lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Vì đồng thể tánh với Phật, nên tâm mình niệm tưởng Phật thì các công đức của Phật sẵn có sẽ khởi lên nơi tâm mình để giải thoát cho mình. Các thứ công đức Phật đó cũng gọi là Phật thức. Mà Phật thức cũng tức là Phật tưởng, cũng tức là thân Phật. Có được Phật thức ở nơi tâm mình thì làm sao chẳng được sáng suốt, chẳng được vô úy (không sợ hãi), chẳng được biện tài vô ngại, chẳng được trang nghiêm.v..v.. Vì được lợi ích như thế, nên Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Lại như vầy nữa:

Các hạnh đều do nguyên nhân nơi tư tưởng, cũng tức là trí, còn trí là do nguyên nhân cảm giác, cũng tức là thức. Vậy người niệm tưởng Phật sẽ được Phật trí, vô sư trí, căn bản trí, bình đẳng tánh trí, diệu quan sát trí, thành sở tác trí.v..v.Tâm có được các trí trên thì các hạnh mới tương xứng với quả Phật ở vị lai. Vì được lợi ích như thế nên đức Phật khuyên chúng ta phải thường niệm luôn.

Có những công đức và trí huệ chúng ta tu cả đời mà vẫn chưa được. Nay chỉ niệm một danh hiệu Phật lại được trí và đức hiện khởi nơi tâm mình, thì biết rằng pháp môn niệm Phật “mầu nhiệm” “mầu nhiệm”.

41/Hỏi: Phật nói các pháp tu để đến quả Phật đều là phương tiện. Vậy Tây phương cực lạc thế giới là cảnh giả hay thật?

Đáp:Nếu nhận cảnh giới của loài người là thật, thì cảnh thế giới Tây phương Cực lạc là thật. Bằng nhận cảnh giới của loài người là giả, thì cảnh thế giới Tây phương Cực lạc cũng là giả luôn.Vì sao?

Cảnh thế giới được gọi là giả, là bởi nó không trường tồn vĩnh viễn, có thể bị tâm lực chuyển đổi lúc nào cũng được. Như lời Phật nói trong kinh Kim Cang: “các tướng pháp hữu vi đều như mộng huyễn, như bọt bóng, như sương, như điện chớp”.

Với các lời của kinh này, ý Phật muốn nói cho chúng ta đừng đánh theo các cảnh hoặc sắc tướng không bền vững mà bị khổ.

Người tu còn sợ cảnh ác của thế gian, là nên tạo pháp A Di Đà Phật để đời sau được vãng sinh về thế giới Tây phương Cực lạc. Bằng tâm cứng cỏi, rắn chắc thì ở thế giới nào cũng được. Vì sao? Tâm thanh tịnh thì ở thế giới nào cũng thanh tịnh. Như người có tâm buồn thì cảnh vui cũng hóa thành buồn, tâm đã được vui thì cảnh buồn cũng hóa vui.

Giữ được tánh Niết Bàn thì ở đâu cũng là thế giới của Phật.

Phật nói: “Pháp giới không thật mà cũng không hư”. Vì sao? Thế giới Tây phương Cực lạc được gọi là không thật là vì khi tâm người tu không còn dính mắc hai tướng khổ lạc nữa.

Còn nghĩa không hư của thế giới Tây phương Cực lạc là đối với những tâm còn bị ngoại cảnh chuyển được. Như vậy có được cảnh Cực lạc để người hưởng lạc.

Bởi thế trước khi chọn pháp tu hãy quan sát trình độ tâm lực của mình!

Nếu mình làm chủ được sự sống chết và không còn run động trước sự quyến rũ của các sắc đẹp, danh lợi, vinh hoa phú quý, run rẩy sợ hãi trước những cảnh khổ đau, đói rét, bệnh tật phân ly, uy hiếp bởi những ham muốn và cạm bẫy của sát thịt, thì chọn pháp nào cũng được, bằng chưa được, nên tạo pháp A Di Đà Phật, để đời sau sinh về thế giới Tây phương Tịnh Độ của Phật A Di Đà là thượng sách.

Hoằng Pháp ngày 01-01-2001

Sưu tập: Tỳ Kheo Thích Giác Nhàn

MƯỜI CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH, TƯỢNG PHẬT

  1. Một là, những tội đã tạo từ trước, nhẹ thì được tiêu trừ, nặng thì chuyển thành nhẹ
  2. Hai là, thường được thiên thần ủng hộ, tránh được tất cả tai ương, hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm cướp, đao binh, ngục tù.
  3. Ba là, vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu oan trái của đời trước cũng như đời này.
  4. Bốn là các vị Hộ Pháp, Thiện Thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa, ác quỷ, rắn độc hùm beo tránh xa không dám hãm hại.
  5. Năm là tâm được an vui, ngày không gặp việc nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộng. Diện mạo hiền sang, mạnh khỏe, an lành, việc làm thuận lợi, được kết quả tốt.
  6. Sáu là chí thành hộ pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y phục đầy đủ, gia đình hòa thuận, phước lộc đời đời.
  7. Bảy là, lời nói, việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến, ngợi khen.
  8. Tám là, ngu chuyển thành trí, bệnh lành, mạnh khỏe, khốn nghèo chuyển thành thịnh đạt. Nếu nhàm chán thân nữ, mệnh chung liền được nam thân.
  9. Chín là vĩnh viễn xa lìa đường ác, sanh về cõi thiên, tướng mạo, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy.
  10. Mười là hay vì tất cả chúng sanh trồng các căn lành. Lấy tâm cầu của chúng sanh làm phước điền cho mình. Nhờ được công đức ấy đạt được vô lượng phước thù thắng. Sanh ra nơi nào cũng được thấy Phật, nghe Pháp, phước huệ rộng lớn, chứng đạt lục thông, sớm thành Phật quả.

ẤN QUANG TỔ SƯ DẠY: Ấn tống Kinh, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên khi gặp chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh, hãy tinh tấn phát tâm Bồ Đề ấn tống để trồng cội phước đức cho mình và thân bằng quyến thuộc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2011(Xem: 4411)
Ở Tây Tạng nhiều đại hành giả sưu tập những sự thực hành tâm linh đưa đến giác ngộ trong một bộ sách gọi là Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ. Những giáo huấn hùng hồn về Đức Phật từ bi kể rõ chi tiết một loạt những sự thực hành mà một người may mắn có thể sử dụng cho việc rèn luyện nhằm để đạt đến giác ngộ. Các ngài chắt lọc những kinh luận Đạo Phật bao la và vô hạn mà không hy sinh bản chất tự nhiên hay sự sắp đặt cốt lõi của chúng.
17/12/2011(Xem: 3996)
Ngài Long Thọ mở đầu Trung Luận bằng một bài tụng kính lễ Đức Phật giảng lí tính duyên khởi và tịch lạc của niết bàn.
13/12/2011(Xem: 5087)
Sự thực hành chuyển hóa tâm thức của Phật giáo chủ yếu gồm ba pháp: Chỉ (hay Định), Quán, và Chỉ Quán song tu. Ba pháp này dựa vào ba khả năng của tâm thức con người: Sự tập trung (Chỉ), sự quan sát có khi cộng thêm với sự tưởng tượng (Quán), và thực hành cả hai cái ấy cùng một lúc. Quán là quán sát (to examine), quán tưởng (to visualize), tưởng tượng (to imagine); các học giả Tây phương dịch chữ Quán bằng ba động từ này. Mục đích của thực hành quán là để thấy sự thật vô ngã và vô pháp.
27/11/2011(Xem: 6193)
“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!
26/11/2011(Xem: 5226)
Ba la mật thứ tư: Tinh tấn Tsöndruthường được dịch là “tinh tấn.” Tuy nhiên, trong văn cảnh của Phật giáo, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhiều. Nó không chỉ hàm ý sử dụng nỗ lực và cần cù mà còn là cảm nhận sự thích thú và nhiệt tâm đối với các thiện hạnh.
23/10/2011(Xem: 10221)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
19/10/2011(Xem: 4800)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ. Bài thuyết pháp ấy không lời. Khi Đức Thế Tôn bước từng bước chân an lạc trở về Vườn Nai, các vị trong nhóm ông Kiều Trần Như đã tiếp nhận được ánh sáng hạnh phúc đó và đã chuyển hóa được năng lượng tiêu cực đang phát khởi trong tâm bằng cách quỳ dài xuống đất để đón tiếp.
13/10/2011(Xem: 4926)
Phần lớn các nhà nghiên cứu Tây phương vào thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo Nguyên thủy. Kinh điển Nguyên thủy được sưu tập và phiên dịch bởi những học giả có định kiến Phật giáo là ‘một tôn giáo trốn lánh đời và tiêu cực thụ động’. Họ bỏ qua những hoạt động của một số tăng già trong các phong trào chánh trị “chống thực dân ’ ở các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á và có lẽ xem các nhà sư liên hệ đến chính trị là những ‘chuyên viên quấy rối’. Ở Tây phương từ ngữ Phật giáo nhập thế chỉ mới xuất hiện gần đây.
12/10/2011(Xem: 7218)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
04/10/2011(Xem: 4038)
Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng tạo và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]