Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VI. Thư gởi

21/07/201207:45(Xem: 9530)
VI. Thư gởi

Những bản văn căn bản của
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN

Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck

HT Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt
có so sánh với tiếng Nhật

VI. Thư gởi

1. Thư gởi ông Giám Đốc xuất bản Harrassowitz

Hòa Thượng Thích Như Điển

Phương Trượng Chùa Viên Giác

Karlsruher Str. 6

30519 Hannover

Tel.: 0511/8796314

Email: [email protected]

Homepage: www.viengiac.de

Kính gởi: Ông Giám Đốc Harrassowitz Verlag

Kreuzberger Ring 7 b-d

65205 Wiesbaden

Tel.: 0611/5300

Kinh thưa Ông Giám Đốc

Tôi xin tự giới thiệu về mình để Ông Giám Đốc được biết như sau:

Cách đây 40 năm về trước, tôi đã du học tại Nhật Bản và đã tốt nghiệp Đại Học tại đó. Đến năm 1977 tôi đến Đức và thành lập Chùa Viên Giác tại Hannover để chăm lo đời sống tinh thần cho người tỵ nạn Phật tử Việt Nam và những Phật tử người Đức. Phật giáo Việt Nam là Phật giáo Đại Thừa, tu theo Thiền và Tịnh Độ.

Trong thời gian qua tôi đã có cơ duyên đọc tác phẩm “Quellentexte des japanischen Amida-Buddhismus” của Ông Christian Steineck, ISBN 3-447-03 823-3. NE. Steineck, Christian [Hrsg.] GT ISSN 0340-6702 do nhà xuất bản của Ông ấn loát. Sau khi đọc tác phẩm này, tôi thấy có giá trị lịch sử và tư tưởng về Tịnh Độ Tông; do vậy tôi đã dịch tác phẩm này ra tiếng Việt, để người Việt ở Đức và khắp nơi trên thế giới có cơ hội làm quen với Tịnh Độ Tông Nhật Bản. Sách không bán, mà do các Phật tử khắp nơi cúng dường tịnh tài để in và sau đó phát không cho các Phật tử.

Vậy tôi xin gởi thư này đến Ông để xin phép được xuất bản bằng tiếng Việt trong năm 2012 này; đồng thời tôi xin gởi một thư tiếng Nhật đến Ông Christian Steineck và kính nhờ Ông Giám Đốc chuyển dùm. Xin thành thất biết ơn Ông trước.

Trân trọng kính chào


2. Brief an Herrn Vorsitzenden des Harrassowitz Verlag

Hochehrwürdiger Thich Nhu Dien

Gründerabt der Pagode Vien Giac

Karlsruher Str. 6

30519 Hannover

Tel.: 0511-8796314

Email: [email protected]

Homepage: www.viengiac.de

An Herrn Vorsitzenden des Harrassowitz Verlag

Kreuzberger Ring 7 b-d

65205 Wiesbaden

Tel: 0611-5300

Hannover, den 12. Februar 2012

Sehr geehrter Herr Vorsitzender,

Ich darf mich kurz vorstellen bevor ich Ihnen mein Vorliegen darbringe.

Vor 40 Jahren habe ich in Japan studiert und hatte dort den Magisterabschluss gemacht. 1977 kam ich nach Deutschland, gründete die Pagode Vien Giac in Hannover und betreue seitdem die vietnamesischen sowie deutschen Buddhisten in Deutschland. Wie Sie wissen, gehört der vietnamesische Buddhismus zu der Mahayana-Tradition. Die Hauptpraxis konzentrieren sich auf Zen und Reines-Land Schule.

Im letzten Monat habe ich die Möglichkeit gehabt, das Buch mit dem Titel "Quellentexte des japanischen Amida-Buddhismus" von Christian Steineck zu lesen. Das Buch mit der ISBN 3-447-03823-3. NE., GT ISSN 0340-6702 wurde von Christian Steineck herausgegeben, welches von Ihrem Verlag gedruckt wurde. Aus diesem Buch erfahre ich den historischen Wert und die Gedankenauffassung der japanischen Reines-Land-Schule. Ich habe mir die Zeit genommen und dieses Werk aus dem Deutschen ins Vietnamesische übersetzt, damit die Vietnamesen auf der ganzen Welt auch über den japanischen Amida-Buddhismus lernen und praktizieren können. Der Druck dieses Buches sollte durch Spenden finanziert werden und das Buch soll kostenfrei den Interessierten zukommen.

Mit diesem Schreiben möchte ich Sie um Erlaubnis bitten, das Buch in der vietnamesischen Sprache in diesem Jahr 2012 veröffentlichen zu dürfen. Ich lege hierin auch einen Brief an Herrn Christian Steineck bei, den ich auf Japanisch verfasst habe und möchte Sie bitten, ihm diesen Brief weiterzuleiten. Vielen herzlichen Dank im Voraus.

Mit freundlichen Grüßen

Hochehrw. Thich Nhu Dien

3. Brief an Herrn Christian Steineck

tinhdoNB-01-content


3.1 Thư đồng ý của nhà xuất bản

tinhdoNB-02-content

3.2 Bản văn dịch thư đồng ý của nhà xuất bản

Harrassowitz Verlag (Nhà xuất bản Harrassowitz)

Kreuzberger Ring 7b-d

65205 Wiesbaden

Wiesbaden, ngày 19.6.2012

vbk/vnc

E-Mail: [email protected]

Kính gởi: Hòa Thượng Thích Như Điển

Karlsruher Str. 6

30519 Hannover

Christian Steineck: Những bản văn căn bản Tịnh Độ Tông Nhật Bản

Thưa Hòa Thượng Thích Như Điển

Tôi xin cảm ơn Thầy về lá thơ Thầy đã viết có liên hệ về việc dịch tác phẩm “Những bản văn căn bản Tịnh Độ Tông Nhật Bản” ra tiếng Việt. Ông Christian Steineck đã đồng ý cho dịch quyển sách của ông ta và để phân phát cho những thành viên và tổ chức của Phật Tử Việt Nam tại Đức. Để tiện cho mọi việc rõ ràng, tôi xin gởi kèm theo đây cho Thầy một “Hợp đồng đồng ý” bằng hai bản và xin gởi lại cho chúng tôi một bản đã ký tên.

Xin kính chào.

Otto Harrassowitz GmbH & Co. KG

Ký thay

Tiến Sĩ Barbara Krauß

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2024(Xem: 285)
Đức Phật là Đại Y Vương, bậc tuệ tri mọi pháp, Thầy của trời người. Sau khi giác ngộ, trở thành bậc Chánh Đẳng Giác. Ngài đi khắp nơi thuyết pháp độ sinh, kết quả là độ thoát vô số chúng hữu tình, đặc biệt để lại cho đời một kho tàng Chánh Pháp mà theo đó tùy theo căn cơ, sở trường của hành giả ứng dụng để chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Những gì Ngài thuyết là từ tự thân thực chứng của Ngài (chứ không nghe từ ai cả), có nghĩa có văn từ sơ thiện, trung thiện cho đến hậu thiện, thiết thực trong hiện tại, có khả năng hướng thượng, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, đến để mà thấy, được người trí tự mình giác hiểu.
15/10/2024(Xem: 532)
Đây là câu hỏi hay, cũng là vấn đề khó biện giải bằng thức tri và tưởng tri của một người học Phật, ngoài trừ Bậc Tuệ Tri Mọi Pháp, Bậc Toàn Thiện, Toàn Giác, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ, Điệu Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn mới có thể làm cho vấn đề sáng tỏ, làm cho khai thị, làm cho khai ngộ, làm cho minh hiển "như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc... "
06/10/2024(Xem: 597)
Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa. Pháp sư Huệ Viễn được coi là Tổ đầu tiên của Tịnh tông Trung Hoa; thành lập Bạch Liên Xã quy tụ được hơn ba ngàn cả tăng lẫn tục toàn các bậc hào kiệt trong đời, trong đó có 18 vị là bậc thượng thủ, để lại cho hậu thế đời sau vô số câu chuyện vãng sinh ly kỳ. Đây là tông phái siêu việt, với nhiều đặc thù thuộc Đại thừa viên đốn. Gọi Đại thừa bởi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả. Viên, bởi tông này lý sự vẹn toàn, tóm thâu cả Tiểu thừa giáo, Đại thừa thỉ giáo, Đại thừa chung giáo và Đại thừa đốn giáo. Đốn, vì tông này không luận bàn về pháp tướng mà chỉ chuyên về chân tánh, không cần trải qua nhiều thứ lớp, tu tập trong một đời có thể chứng lên quả vị Bất thối chuyển. Đây chính là những điểm siêu xuất, đặc thù của tông Tịnh Độ.
20/09/2024(Xem: 1431)
Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.
30/08/2024(Xem: 619)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 856)
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
28/08/2024(Xem: 1675)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
28/06/2024(Xem: 1917)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
06/05/2024(Xem: 1094)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ. So với hai kinh kia thì kinh A Di Đà ngắn, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung không quá thâm sâu hay mật nghĩa như những kinh Đại Thừa khác. Phật tử bắc tông phần nhiều ai cũng đọc tụng và khá nhiều người thuộc nằm lòng.
16/04/2024(Xem: 1122)
Một đám đông Mỹ-Mễ-Mít làm việc chung với nhau, ngày nào cũng đùa giỡn rần rật, chơi khăm rồi cười sằng sặc, tán dóc đủ thứ chuyện trên đời, từ chính trị cho đến chuyện súng ống tràn lan, giá xăng tăng… Nhưng nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là chuyện bóng cà na và chuyện đàn bà. Y cũng là một tên tích cực trong nhóm, thậm chí còn nổi trội về những trò gây cười. Y là tay nghịch ngầm và có nhiều ý tưởng mới, hễ y ra tay hay góp lời là cả đám cười hả hê. Những lúc câu chuyện trở nên thô tục quá thì y giật mình nhớ lại vấn đề chánh niệm nên ngưng nói. Giữ chánh niệm không phải là dễ, nhất là khi ở trong một môi trường mọi người đều thất niệm hay không biết chánh niệm là gì, quả thật những chuyện đùa , chuyện sắc dục nó hấp dẫn và dễ dãi hơn là chuyện chánh niệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]