Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Pháp quán đảnh của Mật Tông có ý nghĩa gì?

02/01/201205:43(Xem: 15101)
30. Pháp quán đảnh của Mật Tông có ý nghĩa gì?

PHẬT GIÁO LÀ GÌ

Nguyên tác: HT Thích Tịnh Không
Việt dịch: Thích Tâm An

30.
PHÁP QUÁN ĐẢNH CỦA MẬT TÔNG CÓ Ý NGHĨA GÌ?
    Hiện tại mật tông rất thịnh hành, tiếp thọ pháp quán đảnh của mật tông có đúng nghiệp chướng được tiêu trừ không? Làm thế nào có thể nhanh chóng tiêu trừ nghiệp chướng?
    Pháp quán đảnh tuy là hình thức, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong đó, chúng ta không thể không biết. Vẫy mấy giọt nước lên đầuchúng ta, liệu nghiệp chướng của chúng ta có tiêu trừ hết không? Chúng ta có thể tin tưởng điều này được không? Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ nghiệp chướng là gì? Nghiệp có nghĩa là gì? Nghiệp là một hành động tạo tác, nói một cách đơn giản, là cái làm chướng ngại cho tự tánh giác ngộ của chúng ta. Đối với vũ trụ nhân sinh, chúng ta luôn khởi nhận thứcsai lầm, hành động tạo tác đều sai lầm, đó gọi là nghiệp. Nghiệp chướngkhi được phá vỡ rồi thì tâm chúng ta sẽ hoàn toàn thanh tịnh. Như vậy, làm sao chỉ vẫy có vài giọt nước trên đầu chúng ta là nghiệp chướng của chúng ta tiêu trừ được! Nếu nghiệp chướng thật sự được tiêu trừ, tất nhiên tâm chúng ta sẽ được thanh tịnh. Ngược lại, tâm chúng ta vẫn còn khởi niệm vọng tưởng, phân biệt và chấp trước, điều đó chứng tỏ nghiệp chướng chúng ta không có tiêu trừ. Đối với vũ trụ nhân sinh, quá khứ và vị lai, chúng ta không có việc gì không hay, không có việc gì không biết, đó mới gọi là nghiệp chướng của chúng ta chân chính được trừ diệt,chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt. Trong khi làm phép quán đảnh, tâm chúng ta vẫn còn phân biệt chấp trước, không giảm thiểu mà lại tăng thêm, như vậy không có hiệu quả. Lão tổ cư sĩ Hoàng Niệm trong sách chú giải Kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ. Vì Ngài là vị thầy của mật tông, lời của Ngài là sự thật, không lừa dối. “Quán” nghĩa là gia trì từ bi, cũng là sự quan tâm chăm sóc chân chính, ái hộ giúp đỡ. Đó là ý của chữ quán.“Đảnh” là đại pháp không có gì cao bằng, nói một cách khác, là đem đạipháp không gì cao hơn để trao truyền cho chúng ta, đây gọi là quán đảnh. Điều đó có nghĩa, không phải chỉ vẫy vài giọt nước trên đầu chúng ta mà gọi là quán đảnh, như vậy là mê tín. Quán đảnh là một biểu pháp, lấy nước cam lồ để quán đảnh. Cam lồ biểu trưng cho Phật pháp, là pháp cao tột cùng. Nếu hiểu được đạo lý này rồi, chúng ta mới hiểu được kinh Vô Lượng Thọ là đại pháp, không có kinh điển nào hơn. Chúng ta đem Kinh Vô Lượng Thọ đọc từ đầu đến cuối một lần, chẳng những Phật A Di Đà trao truyền quán đảnh cho chúng ta một lần, mà mười phương tất cả chư Phật đều làm phép quán đảnh cho chúng ta mà chúng ta không hay không biết. Mười phương tất cả chư Phật đều hoằng dương pháp môn này, giảng giải kinh này. Đó là ý nghĩa chân chính của pháp quán đảnh, không lừa dối. Ngược lại chúng ta không hiểu đạo lý, lại đi cầu thầy mật tông làm phép quán đảnh, vẫy vài giọt nước cho chúng ta để nghiệp chướng được tiêu trừ. Thật ra, nghiệp chướng chẳng những không tiêu trừ mà còn tăng trưởng nữa, vì chúng ta sa ngã vào con đường mê cảm , đã mê cảm tất nhiên sẽ tạo tác những hành động sai quấy, đã hành động sai quấy nghiệpchướng sẽ tăng thêm, như thế không đạt được lợi ích của công đức. Vậy làm sao có thể tiêu trừ nghiệp chướng? Đây là vấn đề các bạn đồng tu cầnnên hiểu rõ.

    Gửi ý kiến của bạn
    Tắt
    Telex
    VNI
    Tên của bạn
    Email của bạn
    22/04/2013(Xem: 10827)
    Nói chung, ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộ mà chúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị. Có những cõi Tịnh Độ ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, và ở trung tâm. Trong số đó, cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà là nơi dễ đến nhất và vì thế rất đặc biệt.
    22/04/2013(Xem: 7064)
    Ðạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu, là một biện chứng giải thoát, một con đường giải thoát. Giải thoát hết phiền não, hết bát khổ, ra ngoài tam giới tức là cõi dục, cõi sắc và vô sắc. Chân lý mà Ðức Phật diễn giải rất là hiển nhiên dễ dàng, nhưng cũng rất là huyền nhiệm mênh mang. Chân lý ấy có thể thu gọn trong một chữ Tâm hay chữ Như cũng được, nhưng nếu giải ra nói suốt một kiếp cũng chưa hết.
    22/04/2013(Xem: 6047)
    Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ. Lắng nghe càng rõ sức tam muội càng tự tập trung, tự thanh tịnh. Thanh tịnh càng rõ ràng càng tăng trưởng trí tuệ.
    22/04/2013(Xem: 11567)
    Tôi là một cư sĩ, tuy không phải là tu sĩ, nhưng tôi đã dành suốt 12 năm còn lại của đời tôi, với mỗi ngày 12 tiếng đồng hồ để học hỏi, nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Trong 12 năm này, tôi hầu như chấm dứt sự giao thiệp với bạn bè, hội hè, không đọc báo chí, không xem Tivi và nghe radio.
    22/04/2013(Xem: 6429)
    Người dòng Bà La Môn ở nước Thiên Trúc. Vào thời đại xa xưa, tại nước A Thâu Sa của xứ Thiên Trúc (vì nước Thiên Trúc vào thời cổ có 16 nước lớn) có một người dòng Bà La Môn (không thấy nói tên họ), anh chàng này bẩm tánh chân thật, nhưng ngu si vô trí lại khổ một nổi là tâm nhiễm ái thiên trọng, nên anh đối với vợ yêu thương quá mức, với tình chồng vợ không biết chán nhàm.
    22/04/2013(Xem: 5240)
    Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngả. Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp môn nào cũng đều được liễu ngộ cả.
    22/04/2013(Xem: 5348)
    Phật! Phật! Phật! Tâm! Tâm! Tâm Thức! Thức! Thức! Tỉnh! Tỉnh! Tỉnh. Ðó là hai câu thơ của ngài Thượng Sỹ Tuệ Trung, một vị công hầu đời Trần, đã từng cầm quân chống giặc Nguyên, sau bỏ đi tu Phật để suy ngẫm về cái hiện tượng của Tâm và cái lẽ của Thiền.
    22/04/2013(Xem: 8108)
    Trước khi đi vào phần trình bày phương pháp quán tưởng Niệm Phật, chúng tôi sẽ giới thiệu vài nét về các kinh điển liên quan đến pháp môn niệm Phật. Quán tưởng niệm Phật là một trong những phương pháp niệm Phật mà người ta thường hành trì, tùy theo khả năng vận dụng của mỗi người mà kết quả có sự sai biệt.
    22/04/2013(Xem: 5537)
    Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà, điều đó được nói trong 48 lời nguyện của Tỳ kheo Pháp Tạng (Dharmakara), tiền thân của Ngài.
    22/04/2013(Xem: 6520)
    Theo gương Sư trưởng, bằng tấm lòng thiết tha phụng sự Đạo pháp và chúng sanh, đệ tử chúng con đã kết tập những lời chỉ dạy của Thầy về pháp "Thiền Tịnh Song Tu" và ấn tống quyển sách này.
    facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
    Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
    nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

    May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
    Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
    may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
    the Land of Ultimate Bliss.

    Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
    Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
    Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
    Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
    Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
    Website: http://www.quangduc.com
    http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
    Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
    [email protected]