Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

18. Lễ Hội Phật Giáo

14/05/201107:52(Xem: 6381)
18. Lễ Hội Phật Giáo

Tấm lòng rộng mở
THUẦN HÓA TÂM HỒN
Nguyên tác: Taming the Monkey Mind
Tác giả: Thupten Chodron - Dịch giả: Thích Minh Thành

Phần Ba
TRUYỀN THỪA LỜI PHẬT DẠY

XVIII. LỄ HỘI PHẬT GIÁO

Lễ hội, sinh nhật, lễ thành hôn và lễ tang

Phật giáo sử dụng âm lịch nên ngày Rằm và ngày cuối tháng là thời gian dành cho những sinh hoạt lễ hội. Đông đảo cư sĩ Phật tử về chùa tụng kinh, cầu nguyện và làm các công đức qua việc bố thí cúng dường. Có người thọ trì Bát quan trai giới trọn ngày. Trong những ngày này nhiều ngôi chùa ở Trung Quốc cung cấp bữa ăn trưa chay tịnh miễn phí cho dân chúng.

Ngày Rằm và ngày cuối tháng cũng đánh dấu ngày tăng ni sám hối và bố tát để được thanh tịnh. Tăng chúng tụng đọc và ôn lại những giới điều đã thọ và đề khởi trở lại ý chí nghiêm trì giới luật.

Lễ hội quan trọng nhất của Phật giáo là lễ Phật Đản làm sống lại kỷ niệm Đức Phật chứng được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề. Lễ Phật Đản được đón mừng vào ngày Rằm tháng tư, nhằm tháng năm hay tháng sáu tây lịch. Trong dịp lễ hội này người Phật tử thường tụ tập về chùa chiền, thọ trì Bát quan trai giới và tham dự các khóa lễ.

Một số tông phái Phật giáo cho rằng ngày Rằm tháng tư cũng là ngày Phật Niết bàn, trong khi một số tông phái khác lại cử hành lễ Phật Đản vào ngày mùng 08 tháng tư. Vào ngày lễ Phật Đản một số nơi tổ chức lễ tắm Phật với nước thơm để tưởng nhớ đến sự kiện chư thiên tắm thái tử khi Ngài vừa mới chào đời.

Bảy tuần lễ sau ngày Phật Đản là lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên tức bài kinh Chuyển Pháp Luân. Đây là ngày tưởng nhớ đến sự kiện Đức Phật tuyên thuyết Tứ thánh đế ở vườn Lộc Uyển.

Theo Phật giáo Tây Tạng thì 4 lễ hội đặc biệt quan trọng về cuộc đời của Đức Phật gồm có trước hết là lễ Phật Đản và lễ Phật Chuyển Pháp Luân; kế đến, ngày 15 tháng giêng âm lịch là lễ hội kỷ niệm Phật hiển bày những phép thần thông để đối trị với những người bất tín, dắt dẫn họ trở về Chánh đạo và lễ hội thứ tư được đón mừng vào một tuần sau mùa an cư kiết hạ. Đây là lễ kỷ niệm ngày Đức Phật trở về thế gian sau khi đã ở trên thiên giới ba tháng để thuyết pháp độ cho mẫu thân.

Từ thời Phật mỗi năm chư tăng ni đều cấm túc an cư ba tháng trong mùa mưa. Ở Ấn Độ trong mùa mưa, muông thú và côn trùng sinh sản rất nhiều, để cho chúng không bị vô tình dẫm đạp, Đức Phật đã huấn thị tăng ni ở cố định một nơi trong suốt thời gian ba tháng, không nên di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác.

Đây là thời gian ẩn cư của Tăng-già, trong suốt thời gian này chư tăng không được phép thọ nhận y phục, giường nằm... Cuối thời gian an cư này có một lễ hội, sau lễ hội là lễ dâng y Kathinađể người tại gia cư sĩ cúng dường y áo và vật dụng cho Tăng-già vì trong mùa mưa thời tiết ẩm ướt những vật dụng của chư tăng đã bị hư hại.

Ở Trung Quốc, người Phật tử còn tổ chức lễ vía nhiều vị Bồ Tát. Những lễ hội này đánh dấu những ngày tháng quan trọng được kinh điển đề cập như lúc vị Bồ Tát ấy được sinh ra, lần đầu tiên phát đại nguyện thí xả hay những đại thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sinh.

Khi lan tỏa vào nhiều khu vực văn hóa khác nhau, Phật giáo đã hội nhập với những hoạt động văn hóa ở những nơi đó. Kết quả là những hoạt động văn hóa cổ xưa được duy trì nhưng lại mang sắc thái của Phật giáo. Một ví dụ là Tết Nguyên Đán. Đây là một lễ hội của nền văn hóa có trước Phật giáo. Ở Tây Tạng, không khí nô nức của ngày Tết hòa quyện với không khí nhiệt thành cúng dường cầu nguyện và các khóa lễ của nhà chùa để cúng dường phẩm vật lên chư Phật, chư Bồ Tát và những vị Hộ Pháp Già-lam.

Hơn nữa, ở Lhasa (thủ đô của Tây Tạng) Đại Lễ Hội Cầu Nguyện vào đầu thế kỷ thứ 14 thu hút tăng ni và tín đồ Phật tử khắp mọi nơi ở đất nước Tây Tạng trẩy hội về đây tham dự. Trong thời gian lễ hội này Đức Đạt-lai Lạt-ma hay những vị hành giả vĩ đại khác sẽ đăng đàn giáo hóa. Hào hứng và thú vị hơn cả là những cuộc biện luận đạo lý giữa những ứng viên muốn tốt nghiệp Geshe (tiến sĩ của Tây Tạng)...

Lễ thành hôn, sinh nhật, và lễ tang

Không có lễ nghi chính thức dành cho đứa bé mới chào đời trong gia đình theo Phật giáo. Tuy nhiên cha mẹ được phép dâng phẩm vật cúng dường và cầu nguyện đồng thời cầu thỉnh những khóa thiền tụng để hồi hướng phước đức cho đứa bé. Khi đủ lớn khôn để hiểu được Chánh pháp thì đứa trẻ được phép thọ lễ quy y và chính thức trở thành người Phật tử.

Đối với Phật giáo lễ cưới được xem như là một việc thế tục. Thật ra, Đức Phật ngăn cấm chư tăng ni không được làm mai mối hay tiến hành lễ cưới. Điều này nhằm giúp tăng ni giữ gìn phạm hạnh như đã được lãnh thọ đồng thời giúp tăng ni có thêm thì giờ để học hỏi giáo pháp và thiền định.

Đôi khi những cư sĩ Phật tử cử hành lễ cưới với tiết mục thảo luận Phật pháp. Có trường hợp, sau khi làm lễ cưới xong hai vợ chồng mới cùng đi đến chùa lễ Phật, cúng dường hay tài trợ cho một buổi lễ cầu nguyện để tạo những thiện nghiệp chung hầu có một cuộc sống gia đình hạnh phúc sau này. Lúc đó chư tăng hay chư ni tụng một thời thiền tụng hay đọc lên lời chú nguyện chúc phúc cho hai vợ chồng được nhiều phước lạc an vui, lợi lạc cho tất cả mọi người.

Trong những lúc cuộc sống vợ chồng có vấn đề người ta thường đến chùa thỉnh cầu chư tăng niệm kinh, thiền tụng hay cầu nguyện. Tuy nhiên, người Phật tử không cầu nguyện Đức Phật giống như cầu nguyện một vị thần toàn năng và yêu cầu Phật giải quyết những vấn đề của mình. Người Phật tử có niềm tin chân chánh rằng không người nào, kể cả Đức Phật, là toàn năng. Nếu có một người toàn năng thì người ấy chắc chắn đã giải quyết tất cả vấn đề của tất cả mọi người rồi.

Chúng ta cũng không nên cầu xin Đức Phật hãy tha thứ và đừng có phạt tội chúng ta nữa dù chúng ta đã làm những hành động tai hại. Chư Phật có lòng từ bi vô hạn và không bao giờ làm hại bất cứ người nào, dù là làm hại với danh nghĩa của "công lý." Những nỗi đau khổ của chúng ta là do những bất thiện nghiệp mà chúng ta đã làm trong đời này hay nhiều đời trước.

Những khi gặp cảnh khổ trong đời sống thì việc đọc kinh điển, thiền tụng hay cúng dường có hai lý do. Một, những việc làm này xóa đi những dấu ấn ác nghiệp trong tâm thức chúng ta và khiến cho những ác nghiệp này không trổ quả trong tương lai. Hai, tạo nên những nghiệp thiện để trổ quả phước lạc sau này. Có khi những lễ cầu an như vậy được cử hành ở gia đình của thiện tín cư sĩ, cũng có khi được tổ chức tại chùa hay tu viện.

Khi người ta mệnh chung, chư tăng thường được cung thỉnh đến để thiền tụng cầu siêu, hồi hướng phước lạc cho người vừa mất. Nội dung bài kinh có khi là những lời chỉ dạy dành cho người đang hấp hối hay là người đã chết nhằm giúp người ấy sinh vào cảnh giới tốt đẹp. Những bài kinh khác thì lại có tác dụng vun bồi thiện nghiệp, hồi hướng cho tất cả chúng sinh, đặc biệt là cho người đang hấp hối hay đã chết.

Mặc dầu trong văn hóa Á Đông, thì người ta thường thỉnh mời chư tăng hay chư ni làm lễ cầu siêu nhưng thật ra ngay cả những người thiện tín cư sĩ cũng có thể làm làm lễ cầu siêu được. Trong những trung tâm Phật giáo ở phương Tây, thường thường cả cư sĩ lẫn chư tăng cùng làm lễ chung với nhau. Chúng ta không nên có ý tưởng, "Tôi là người đời nên tôi không thể nào thực hiện thiền tụng được." Cũng không nên có ý nghĩ rằng tôi mướn quý thầy đến tụng niệm, thế thì tôi khỏi tụng. Khi chúng ta có mối tương quan mật thiết với người bệnh hay mệnh chung thì tự thân chúng ta cầu nguyện, tụng kinh, cúng dường để hồi hướng phước lạc cho người đó là có tác dụng rất lớn.

Lễ hội Phật giáo thì rất nhiều và phong phú. Những điều được nêu lên ở đây chỉ là một số nét đặc trưng tiêu biểu mà thôi. Hãy thoải mái đi đến những ngôi chùa, tu viện hay trung tâm tu học Phật giáo trong những ngày lễ hội. Hãy thưa hỏi những nhà tu về ý nghĩa của những lễ nghi và lễ hội. Cũng vậy, mỗi khi bạn viếng thăm chùa bạn không cần phải tham dự vào những chương trình tu tập mà bạn chưa hiểu. Ngay cả việc lạy Phật bạn cũng nên tìm hiểu nội dung ý nghĩa như thế nào. Tinh thần của đạo Phật là tự do thắc mắc và tự do tìm hiểu. Hãy sử dụng tinh thần rộng mở này để học hỏi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2010(Xem: 12412)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
12/11/2010(Xem: 21038)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
10/11/2010(Xem: 8280)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
07/11/2010(Xem: 11176)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
07/11/2010(Xem: 9389)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 23495)
Ẩn tu nào phải cố xa đời! Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi! Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
04/11/2010(Xem: 4968)
Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho thần thức người đã mất được nhẹ nhàng, siêu thoát về các cõi lành. Trong kinh Địa Tạng có nói rõ tác dụng của sự cầu nguyện cho người chết rằng: Trong 7 phần công đức, người cầu siêu được hưởng sáu phần, người chết chỉ hưởng được một phần mà thôi.
02/11/2010(Xem: 5202)
Điều cực kỳ quan trọng là phải biết đâu là cách thức tốt nhất để dẫn dắt đời sống hàng ngày của ta. Điều này tuỳ thuộc vào việc ta thấu hiểu những gì là hành động tâm linh và những gì không phải, sự khác biệt giữa Pháp và những gì không phải là Pháp. Những lợi lạc của sự thấu hiểu này thì thật vô biên, không thể tin nổi.
02/11/2010(Xem: 5192)
Trong khóa nhập thất Hayagriva Tối Mật tại Viện Vajrapani, Tháng Chín, Tháng Mười năm 1997, Lama Zopa Rinpoche đã ban cho các đệ tử lời khuyên dạy sau đây. Việc này xảy ra khi Rinpoche giải thích một luận văn dài cho sadhana (1) Hayagriva Tối Mật, khi giảng thêm về tiết đoạn quy y:
02/11/2010(Xem: 9123)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]