Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm lý Phật giáo trong Tây Du Ký.

08/04/201319:06(Xem: 11567)
Tâm lý Phật giáo trong Tây Du Ký.

Tay Du Ky



TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Đôi lời thưa gởi

Sau khi Đại lão Hòa thượng thượng Thiện hạ Siêu - Bổn sư của chúng tôi viên tịch, hàng môn đồ pháp quyến đã cố gắng sưu tập các bài giảng, bài viết của Hòa thượng được tìm thấy rải rác trong các báo, trong các di cảo lẻ tẻ còn sót lại và trong cuộn băng từ mà Hòa thượng đã giảng cho Tăng Ni Phật tử khắp ba miền đất nước từ trước tới nay. “Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký” là tác phẩm tiếp theo trong loạt các tác phẩm mà chúng tôi đã sưu tập và xuất bản trong gần 5 năm qua như: Cương yếu Giới luật (2002), Chữ nghiệp trong đạo Phật (2002), Thức biến (2002), Lược giảng kinh Pháp hoa (2003), Phật ở trong lòng (2003), Hư tâm học đạo (2003), Giới thiệu Kinh Thủ Lăng Nghiêm (2004).

Do hàng môn đồ tứ chúng của Hoà thượng muốn gợi lại hình ảnh, kỷ niệm về vị Thầy vô cùng kính yêu của mình; do sợ mất đi những pháp ngữ của một bậc tôn túc suốt 65 năm tu tập, xây dựng và phát huy ngôi nhà Phật giáo Việt Nam, qua việc nghiên cứu và phổ biến giáo lý của Đức Phật, dạy dỗ đồ chúng, khai thị Phật pháp cho hàng Tăng Ni Phật tử của Hòa thượng, chúng tôi chưa có thuận duyên sắp xếp các phần sưu tập theo từng chủ đề. Phần sưu tập này: “Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký” cũng chỉ có thể được xem như là một động tác cất giữ tài liệu về Hòa thượng một cách chắc chắn hơn để tránh mất mát, thất lạc. Trong ý nghĩa đó, chúng tôi nỗ lực thực hiện tập sách này để kịp dịp kỷ niệm ngày giỗ thứ II của Hòa thượng, gọi là chút lòng thành tưởng nhớ kính dâng lên vị Thầy đầy lòng từ bi và trí tuệ.

Chúng tôi kính mong chư đọc giả đồng tình, thông cảm với chúng tôi; đồng thời, cũng hy vọng tập sách nhỏ này cũng có thể mang lại ít nhiều lợi lạc cho quí vị.

Tổ đình Từ Đàm, Trọng Hạ, Ất Dậu 2005

Thay mặt hàng Môn đồ đồng sự,

Tỳ-kheo Thích Hải Ấn

TƯỞNG NIỆM

TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN SIÊU

(1921 – 2001)

Hòa thượng Bổn sư của chúng tôi họ Võ, thế danh Trọng Tường, Pháp danh Tâm Phật, tự Trí Đức, hiệu Thiện Siêu, Tổ đời thứ 43 dòng Lâm Tế.

Hòa thượng sinh tại làng Thần Phù, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, thành phố Huế trong một gia đình Nho phong tin Phật, xuất gia tuổi còn rất sớm, kiên trì giới luật, dốc chí tu học Phật pháp, Hòa thượng là một trong những học Tăng ưu tú về mặt trí tuệ cũng như đức hạnh được Giáo sư Đốc giáo ban cho tự hiệu là Trí Đức.

Kể từ phong trào chấn hưng Phật giáo đến nay, từ Bắc vào Nam, Hòa thượng luôn diễn xướng pháp âm trên giảng tòa các đạo tràng Pháp hội, là ngôi sao không bao giờ tắt ở các Phật học đường, Học viện, Viện Nghiên cứu, là chỗ trụ tâm yên ổn cho bao thế hệ Tăng Ni sinh khắp miền đất nước.

Trước tác, phiên dịch, diễn giảng Phật Pháp, đào tạo và giáo dục Tăng tín đồ, lợi lạc chúng sanh là cứu cánh cuộc hành trình hóa đạo của Hòa thượng.

Báo thân viên mãn, Hòa thượng thị tịch năm 53 hạ lạp.

Chúng con Môn đồ pháp quyến, lớp lớp Tăng Ni học chúng cùng đệ tử đã được ơn Pháp nhũ, nhất tâm đồng niệm đảnh lễ.

Nam mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn, Tứ Thập Tam Thế, húy thượngTâm hạPhật, tựTrí Đức, hiệuThiện Siêu, Trú trì Từ Đàm, Thiền Tôn nhị tự, kiến lập trị Thuận Hóa Phật giáo Học viện Hòa thượng Giác linh.

Ngưỡng mong Giác linh Hòa thượng Bổn sư thùy từ hộ niệm cho đạo nghiệp của chúng con.

Cố đô Thuận Hóa, năm Qúy Mùi,

tiết Trọng Thu tháng tám ngày tốt.

MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN, HỌC CHÚNG

PHẬT TỬ ĐỒNG TƯỞNG NIỆM

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2012(Xem: 10003)
Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình. Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác. Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ.
18/04/2012(Xem: 5806)
Giống như năm yếu tố của môi trường vật chất - không, đất, nước, lửa, và gió - là vô giới hạn, vì thế chúng sinh mà con người vị tha tìm cầu để hướng dẫn ra khỏi khổ đau tới thể trạng giác ngộ là vô giới hạn trong con số. Sức mạnh trái tim của Bồ tát là như thế, các ngài cam kết với nhiệm vụ này trong việc hổ trợ tất cả chúng sinh - mà không có bất cứ giới hạn nào của thân hay thù, quốc gia hay chủng tộc - từ mỗi một loại khổ đau.
18/04/2012(Xem: 5272)
Một khi đã phát sinh thái độ vị tha đặc biệt là tự chúng ta phải mang đến lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng việc giải thoát họ khỏi khổ đau và nổi kết họ với hạnh phúc, chúng ta phải lượng định chúng ta có khả năng để hoàn thành điều này hay không trong tình trạng hiện tại. Hầu hết chúng ta thường sẽ quyết định rằng chúng ta không có. Thế thì tiến hành như thế nào?
14/04/2012(Xem: 5382)
Cùng với từ ái, bi mẫn là khuôn mặt của lòng vị tha. Đấy là một cảm giác từ chiều sâu của trái tim mà chúng ta không chịu đựng nổi khổ đau của người khác mà không hành động để giải thoát. Khi bi mẫn được lớn mạnh hơn, ý chí của chúng ta cũng lớn lên tương ứng để chính mình cố gắng vì ợi ích của tất cả chúng sinh, ngay cả nếu ta phải làm việc ấy đơn độc.
13/04/2012(Xem: 14618)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
12/04/2012(Xem: 3982)
Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngã. Đức Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp nào cũng đều được liễu ngộ cả.
12/04/2012(Xem: 5414)
Phật Pháp Cao Siêu Khó Nghĩ Bàn Là Người Học Đạo Lắm Gian Nan Siêng Tu Tịnh độ Đúng Chân Lý Quyết Được Vãng Sanh Đến Lạc Bang. Ánh hào quang của Đấng Điều Ngự Thích Ca Mâu Ni tỏa ra vô vàng tia sáng chiếu khắp vũ trụ nhân sinh. Lúc ấy đã biểu hiện được lòng từ bi bao la của Đức Phật, xoa dịu bao vết đau thương của tất cả chúng sanh và ban nguồn an vui bất tận cho muôn loài. Giáo lý của Đức Thế Tôn quả là cao siêu tuyệt diệu, có đủ năng lực đưa người từ bến mê sang bờ giác, từ sanh tử đến quả vị Niết bàn an vui tự tại, nếu ai thực hiện tu theo giáo pháp của Ngài đã thuyết.
07/04/2012(Xem: 5167)
Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành tựu việc tốt cho người. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm. Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương. Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu quả có thể tu hành được như những đ
06/04/2012(Xem: 6963)
Chúng ta phải biết rằng: Nếu người học đạo mà chưa hiểu thấu rõ cái nguồn cội của tự tâm và vạn pháp thì không thể nào rời Phật ra được.
06/04/2012(Xem: 3841)
Người niệm Phật mà được sự hộ niệm của chư Phật, nhiếp trì nguyện lực của Phật A Di Đà thì lúc mạng chung vào thẳng ngôi bất thoái, tự giác tiến tu thẳng đến thành Phật. Kinh A Di Đà nói: “Những chúng sinh sinh lên nước ta đều là bất thoái chuyển, trong số đó có rất nhiều người một đời được bổ xứ làm Phật, số ấy rất nhiều, không thể tính đếm hết được”. Suy xét câu một đời được bổ xứ thành Phật, tức là thân sau chót, như vậy há không phải một đời tức được thành Phật sao?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]