Tỷ kheo Thích Trí Siêu
12. Kết Luận
Sinh ra ở đời, không biết mình từ đâu đến, đến đây để làm gì, chết sẽ đi về đâu? Trong lúc sống không biết mình là ai, là cái gì? Tại sao lại gặp phải bao nhiêu đau khổ, buồn phiền, lo âu, sợ hãi, v.v...?
Đến với đạo để tìm câu trả lời nhưng nhiều khi chúng ta vội vàng tìm ngay một pháp môn để cầu giác ngộ hay giải thoát và quên đi những khoắc khoải ban đầu. Tất cả pháp môn như Thiền, Tịnh, Mật, đều hay và tốt cả nhưng ta cần nhớ lại mục đích tu hành của mình là gì? Đạo Phật là con đường của tuệ giác và nhờ tuệ giác soi sáng chúng ta mới thoát khổ, do đó nếu tu đúng theo đạo Phật thì ta phải thấy có sự chuyển hóa ngay nơi thân tâm mình, bớt lo âu, phiền não và có nhiều an lạc hơn.
Khái niệm về Ý, Tình, Thân không có gì đặc biệt mà chỉ là một cách nhìn khác về ngũ uẩn, một lối nhìn đơn giản và con người hơn, nhất là vấn đề Tình cần được triển khai hơn trong tương lai.
Tu theo giáo lý Nguyên Thủy thì cần hiểu về danh sắc, lục nhập, vô ngã. Tu theo giáo lý Đại Thừa thì cần hiểu về ngũ uẩn giai không hay Bát Nhã. Tu để chuyển hóa khổ đau trong hiện tại thì cần hiểu về Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não. Thấy được sự liên quan của bộ ba (Ý, Tình, Thân) thì ta cần phải tu sửa cả ba chứ không thể chỉ tu tâm hoặc tu thân thôi, đó là điều chính yếu của tập sách này.
Bạn đọc hiện đang tu theo bất cứ pháp môn nào cũng đều có thể áp dụng được khái niệm Ý, Tình, Thân để bổ túc, kiểm chứng và thăng hoa sự tu tập của mình.
-ooOoo-
Sách tham khảo
Đinh Sĩ Trang. Lời Phật dạy . Sách ấn tống ở Sydney 1998
Đoàn Trung Còn. Phật Học Từ Điển. Chùa Khánh Anh
Tâm Minh, Lê Đình Thám. Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Phật Học Viện Quốc Tế 1981
Thích Minh Châu. Kinh Pháp Cú. Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam 1989
Thích Minh Châu. Tăng Chi Bộ Kinh. 1988
Thích Minh Châu. Trung Bộ Kinh.
Thích Nhất Hạnh. Từng bước nở hoa sen. Lá Bối 1985
Thích Nhất Hạnh. Hạnh phúc, mộng và thực. Lá Bối 1999
Thích Thiện Hoa. Phật Học Phổ Thông. Chùa Khánh Anh
Thích Thiện Hoa. Tu tâm dưỡng tánh. Chùa Khánh Anh 1978
Thích Thanh Kiểm. Lược sử Phật Giáo Ấn Độ. Phú Lâu Na Tùng thư 21. 1991
Thích Thiện Siêu. Kinh Trường A Hàm. Phật Học Viện Quốc Tế 1986
Thích Thiện Siêu. Luận Thành Duy Thức. Phật Học Viện Quốc Tế 1997
Thích Trí Siêu. Đại Thủ Ấn. Thanh Vân tái bản 1998
Thích Trí Siêu. Đạo Gì. Thanh Vân xuất bản 1996
Thích Trí Siêu. Góp Nhặt. Thanh Vân xuất bản 1997
Thích Trí Siêu. Vô Ngã. Phật Học tái bản 2000
Thích Thiền Tâm. Niệm Phật Thập Yếu. Phật Học Viện Quốc Tế 1982
Thích Trí Tịnh. Kinh Đại Bát Niết Bàn. Chùa Khánh Anh
Thích Tâm Thiện. Tâm lý học Phật Giáo. 1998
Thích Thanh Từ. Yếu Chỉ Thiền Tông. Chùa Linh Sơn 1985
Viện nghiên cứu Phật Học Việt Nam. Trường A Hàm, Trung A Hàm. Ấn hành 1991.
-ooOoo-
Vài nét về tác giả
Thích Trí Siêu (Hoàng Quốc Bảo) sinh năm1962 tại Sàigòn. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự-Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris. Năm 1987 thọ Cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi.
Mặc dù xuất thân từ Đại Thừa, Thầy vẫn thích tầm sư học đạo, không ngần ngại du phương tham vấn học hỏi với các thầy thuộc nhiều truyền thống khác như: Nguyên Thủy, Zen, và Kim Cang thừa Tây Tạng.
Để chia xẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình, thầy đã viết và dịch:
Thiền Tứ Niệm Xứ
Bố Thí Ba La Mật
Đại Thủ Ấn
Vô Ngã
Bồ Tát Hạnh
Xin Cứu Độ Mẹ Đất
Đạo Gì?
Góp Nhặt
Ý Tình Thân
Trang web: http://trisieu.phapviet.com
[44] Ba cõi: dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Sáu đường: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a tu la, trời.
[45] Thuộc Tăng Chi Bộ Kinh, chương Bảy Pháp, phẩm Không Tuyên Bố. Thích Minh Châu.
[46] Kinh Trường A Hàm. Thích Thiện Siêu dịch. Trong Trường Bộ Kinh, có kinh tương đương là Giáo thọ Thi Ca La Việt ((Singalovadasutta), cũng nêu ra năm điều trên nhưng hơi khác đôi chút.
[47] Phật nói về Lục Hòa trong Kinh Kosambiya, kinh thứ 48 của Trung Bộ.