Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Tánh không theo học phái Trung luận

05/01/201116:48(Xem: 13223)
7. Tánh không theo học phái Trung luận

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TU
Bản tiếng Anh:Practicing Wisdom - Nhàxuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de laSagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

7
Tánh không theo họcphái Trung luận

BÌNH GIẢI

Tâm thức của ngườiA-la-hán

Theo cách bìnhgiải của Khentchen Kungzang Palden, trong phần này Tịch Thiên đưa ra những luậncứ chứng chứng minh tánh cách thượng đẳng của Trung đạo.

44. Đạo Pháp bắtnguồn từ cuộc sống xuất gia đích thực nơi tu viện, tuy nhiên trở thành một nhàsư đích thực không phải là chuyện dễ : một tâm thức còn vướng mắc trong kháiniệm thật khó để đạt đến Niết-bàn.

45. (Đại Tỳ-ba-saluận) Sự giải thoát là kết quả hiển hiện tức thời khi gạt bỏ được dục vọng.
(Trung đạo) Nhưngngười ta vẫn nhận thấy hậu quả của nghiệp đối với những kẻ không còn mang dụcvọng.

Theo văn bản này,nếu ta nhấn mạnh trên sự kiện theo đó căn bản Đạo Pháp của Phật là Tăng đoàn,không cần đến học thuyết về Tánh không, thì các tỳ kheo của Tăng đoàn không thểnào trở thành A-la-hán được.
Về điểm này, nhữngngười thuộc Tiểu thừa có thể đáp lại rằng có thể gây dựng một Tăng đoànA-la-hán không cần phải chấp nhận học thuyết Tánh không, bởi vì đắc quả Tứ diệuđế đủ để đạt được sự giải thoát toàn vẹn, thoá khỏi chu kỳ hiện hữu. Người pháiTrung phản kháng lại rằng : nếu muốn thực hiện sự giải thoát khỏi chu kỳ hiệnhữu, thì sự thực hiện Tánh không là một điều không thể thiếu, bởi vì nguyênnhân thứ nhất trói buộc ta trong thế giới luân hồi là vô minh, nó xúi dục tatin vào tánh cách hiện thật của mọi hiện tượng. Nếu không nhổ bỏ tận gốc nguyênnhân ấy, sẽ không có cách nào khác hơn để đưa đến giải thoát. Chưa thực hiệnđược Tánh không, thì việc thiền định Tánh không chỉ đủ sức giúp ta lưu lạitrong thể dạng phi khái niệm mà thôi. Nếu tự cho là thoả mãn khi chận đứng đượctư duy không cho chúng trỗi dậy, sẽ không đủ để đưa đến giải thoát khỏi chu kỳhiện hữu, trong bất cứ trường hợp nào.
Tiết 46 nêu lên sựkhác biệt giữa những nhà bình giải :

46. (Đại Tỳ-bà-saluận) Chắc chắn họ đã hoá giải được hết những xung năng làm nguyên nhân cho sựtái sinh.
(Trung đạo) Họkhông còn vướng vào bất cứ một xung năng nào phối hợp với dục vọng, nhưng tạisao họ lại không thể vướng vào những xung năng phối hợp với lầm lẫn ?

Các người Tiểuthừa phản kháng rằng mặc dù người A-la-hán, đã giải thoát khỏi luân hồi, vàcũng có thể chưa loại trừ được hết những vướng mắc liên hệ với những biểu đồquen thuộc phát sinh từ lầm lẫn, nhưng dù sao, nhờ vào sự kiện đã đạt được giảithoát, họ cắt đứt được căn nguyên của luân hồi và thoát khỏi sự tái sinh.

Tịch Thiên xác nhận rằngchỉ khi nào ta dấn thân trên con đường tu tập và thực hiện được đồng loạt vôngã về con người và cả vô ngã về mọi hiện tượng, khi đó ta mới có thể đạt đượcthể dạng hiểu biết toàn năng một cách trọn vẹn, tức sự Giác ngộ của Phật. Conđường đó chỉ được trình bày trong các kinh sách Đại thừa, các kinh sách ấy đượcxem như trội hơn sự giảng huấn Tiểu thừa. Đối với những người A-la-hán, dù đãđược giải thoát khỏi luân hồi, người ta vẫn quan sát thấy nơi họ hậu quả phátsinh từ những vết hằn của nghiệp. Ví dụ như trường hợp của Xá - lỵ - phất(Shariputra) và Mục - kiền - liên (Maudgalyayana) (44), có thể các vị ấy đãđược giải thoát khỏi luân hồi, nhưng vẫn có thể chưa giải thoát khỏi những biểuđồ quen thuộc tạo dựng bởi những thể dạng tâm thức u mê từ trước.

47. Xung năng bắt nguồntừ giác cảm : và giác cảm vẫn còn được quan sát thấy nơi những người A-la-hán.Họ vẫn còn mang khái niệm và như thế họ còn vướng vào những khái niệm ấy.

Dù sao những vịđược gọi là A-la-hán như trên đây, theo những người Tiểu thừa đã hoàn toàn đượcgiải thoát khỏi luân hồi, tránh khỏi mọi « dục vọng », nhưng họ vẫn còn phát lộmột hình thức bám níu nào đó, nếu họ còn vướng trong trạng thái vô minh căn bảnbám vào khái niệm của « cái ngã ». Đối với điều này, những người Tiểu thừa cóthể đáp lại rằng những vị A-la-hán không thể biểu lộ bất cứ một dục vọng nào,bởi vì tâm thức của họ đã được giải thoát khỏi những yếu tố bấn loạn. Nhữngngười phái Trung đạo lại lập luận rằng những vị được gọi là A-la-hán, vì chưnghọ vẫn còn giác cảm và ý thức, họ sẽ bám níu vào những cảm tính ấy và xem đó làthật, và từ đó sẽ sinh ra bám níu : ngay cả theo quan điểm của người Tiểu thừa,các vị ấy cũng chưa phải là hoàn toàn được giải thoát khỏi luân hồi, bởi vì họvẫn còn mang một tiềm năng tái sinh.

Trong tiết sau đây, TịchThiên tuyên bố rằng, khi nào tâm thưc của một cá thể vẫn còn bị trói chặt vàokhái niệm hiện thực của mọi vật thể và mọi hiện tượng, khi đó họ vẫn chưa thoátkhỏi sự bám níu và cả sự thèm muốn.

48. Tâm thức ngưngnghỉ giống như thể dạng lắng sâu vào vô thức, nó vẫn còn có thể xuất hiện trởlại nếu chưa thực hiện được Tánh không. Vậy hãy cố gắng vun trồng Tánh không.

Cho đến khi nàodục vọng còn tồn tại, những điều kiện đưa đến tái sinh cũng sẽ còn tồn tạitrong chuỗi dài tiếp nối liên tục của tâm linh nơi mỗi cá thể. Do đó, trongdòng tâm thức của một cá thể còn thiếu sót sự thực hiện Tánh không, những yếutố buộc chặt cá thể ấy vào chu kỳ hiện hữu vẫn còn có thể hiển hiện trở lại.

Chúng ta có thể kể ra đâytrường hợp một người chìm trong thể dạng phi khái niệm không còn vướng mắc vàotư duy : khi người này trở ra khỏi thể dạng lắng sâu đó, quá trình tư duy vềkhái niệm lại tiếp tục chuyển động. Vậy, muốn được hoàn toàn giải thoát khỏinhững xu hướng bám níu vào khái niệm về sự hiện hữu thật của mọi vật thể, bắtbuộc phải thực hiện được Tánh không.

Thực hiện được Tánhkhông là một điều cần thiết
để tự giải thoát khỏiluân hồi

Theo lời bìnhgiảng của Minyak Kunzang Seunam, các tiết trên đây cho thấy thực hiện Tánhkhông là một điều bắt buộc, dù chỉ để thoát khỏi chu kỳ hiện hữu. Câu hỏi sauđây được các người Tiểu thừa nêu lên : « Thực hiện được Tánh không đâu còn cóích lợi gì vì khi biết ứng dụng các lời giảng huấn về Tứ diệu đế là ta đã thoátra khỏi thế giới luân hồi ? » Theo ý nghĩa văn bản, nhất là từ tiết 44 đến tiết48, nếu căn bản giáo lý của Phật là Tăng đoàn gồm có các vị A-la-hán, tất nhiêntrong trường hợp đó không có giáo lý về Tánh không, như thế chẳng những sẽkhông thể nào đạt được Giác ngộ hoàn hảo, tức là Phật tính, mà cũng không đạtđược sự giải thoát khỏi thế giới luân hồi. Khi nào tâm thức ta còn vướng mắcvào xu hướng cụ thể hoá các đối tượng, sẽ không có khả năng nào đưa đến giảithoát.

Khi nào còn có ngườiphản kháng lại và cho rằng họ có thể đạt được giải thoát bằng cách chỉ cần tutập bằng thiền định về mười sáu phạm trú của Tứ diệu đế, chẳng hạn như vôthường, và đồng thời phủ nhận « cái ngã » như là một thực thể mang tính cáchhiện thực và tự chủ là đủ ; thì lúc đó người phái Trung đạo sẽ sẽ đứng ra phủnhận ý kiến ấy và lập luận rằng sự thực hiện vô-ngã thuộc vào một cấp bậc thôthiển như thế không thể nào đưa đến giải thoát toàn vẹn được. Theo những ngườiTiểu thừa, một vị A-la-hán là một sinh linh đã hoàn toàn đạt được giải thoát,nhưng thật sự sinh linh ấy chưa hẳn là một vị A-la-hán, bởi vì trong dòng tiếpnối liên tục của tâm linh vẫn còn sự bám níu vào khái niệm về sự hiện hữu thậtvà nội tại của các hiện tượng. Một cá thể như thế vẫn còn biểu lộ xúc cảm và tưduy, chẳng hạn như dục vọng, và cho thấy vẫn còn dấu vết của hậuquả phát sinh từ nghiệp, từ những biểu đồ quen thuộc, và tiếp tục như thế.

Tuy nhiên những ngườiTiểu thừa cũng có thể nhấn mạnh trên sự kiện một cá thể như thế, nhờ vào sứcmạnh thực hiện về vô ngã, có thể tự giải thoát ra khỏi dục vọng sinh ratừ giác cảm. Dù sao, những người Trung đạo cũng lưu ý ta về định nghịacủa dục vọng theo những người Tiểu thừa không được đầy đủ, bởi vì định nghia vềkhái niệm đó chỉ giới hạn trên lãnh vực thô thiển, tức là những biểu lộ của dụcvọng và và sự ý thức về dục vọng. Trong tâm thức của người A-la-hán, vẫn cònnhững dạng thể tinh tế của dục vọng, nhưng theo những người Tiểu thừa, nhữngdạng thể tinh tế ấy họ không xem là những vết ô trọc. Trong khi những ngườiTiểu thừa chấp nhận có hai thứ vô minh – một là căn nguyên gây ra chu kỳ hiệnhữu và hai là một loại vô minh tinh tế hơn –, thì chúng tôi cũng xác định cóhai loại dục vọng khác nhau – một là thể dạng nhận thức rõ rệt về dục vọng vàmột loại khác tinh tế hơn. Như vậy, ngay trong tâm thức của một vị gọi làA-la-hán vẫn còn chấp chứa một sự bám níu tinh tế vào ý niệm về sự hiện hữuthật. Cho đến khi nào cấu trúc tâm thần của ta vẫn còn mang xu hướng cụ thể hoácác đối tượng và tin vào sự hiện hữu thật của mọi vật thể, thì khi ấy ta vẫnchưa có thể nói là đã được giải thoát khỏi sự dục vọng và bám níu.

Chỉ thực hiện đượcvô-ngã trên những cấp bậc thật thô thiển chưa đủ ; cần nhất phải thực hiện đượcTánh không về sự hiện hữu nội tại của con người và của mọi hiện tượng. Khi nàosự hiểu biết sâu xa về bản thể của Tánh không vẫn còn thiếu sót, thì dù cho tưduy và những xúc cảm bấn loạn có tạm thời suy yếu trong các cấp bậc thô thiểnđi nữa, thì chúng vẫn có thể sẳn sàng trỗi dậy trong phạm vi mà chúng vẫn còn hiệndiện, với một tiềm năng nào đó, trong cấu trúc tâm thần của ta. Vì thế, sự thựchiện Tánh không thật cần thiết, chẳng những để đạt được giác ngộ hoàn hảo, màcòn giúp để đạt được sự giải thoát khỏi chu kỳ hiện hưu nữa.

Hiểu biết Tánh khôngtheo Cụ duyên tông (Prasangika)
và Y tự khởi tông(Svatantrika)

Khi ta tu tập đểhiểu biết Tánh không, thật quan trọng phải hiểu rằng các học phái triết họcPhật giáo nhận thức có phần khác nhau về khái niệm đó. Các người thuộc học pháiTrung Đạo - Y tự khởi tông xác nhận rằng tất cả mọi hiện tượng hoàn toàn khônghiện hữu thật sự, họ nói như thế có nghĩa là thế nào ? Mặc dù họ phủ nhận sựhiện hữu nội tại, nhưng họ tuyên bố rằng tất cả mọi hiện tượng hàm chứa một mộtbản thể tự nơi chúng (svabhava) (45), và như thế đương nhiên họ đã chấp nhậnmột tầm mức hiện hữu khách quan nào đó. Họ quy định bản thể cá biệt đó, hay làcái cách thức hiện hữu đó, dựa trên sự nhận thức không bị lừa phỉnh. Vì thế họchủ trương rằng không có một cách thức hiển hiện hiện nào (tức tự tính hay tựthể nào theo kinh sách Hán-Việt) có thể hiển hữu một cách tự chủ và độc lập vớitâm thức nhận biết được nó. Tuy nhiên, bởi vì các hiện tượng vẫn mang một sắcthái nào đó của thực tại khách quan, những cảm nhận vững chắc nhất định phảiđược xem như không bị lừa phỉnh. Học phái Trung đạo - Cụ duyên tông, ngược lại,đã phủ nhận khái niệm về bản thể tự tại, và tuyên bố rằng các hiện tượng khônghàm chứa một bản thể tự tại nào cả hay bất cứ một cách thức hiện hữu (tự tính,tự thể) khách quan nào hết.

Đối với những ngườithuộc Cụ duyên tông, tất cả những sự cảm nhận thông thường của ta đều bị lừaphỉnh bằng cách này hay cách khác. Chẳng hạn như sự cảm nhận thị giác của ta vềmột cái bình là vững chắc đối với chính cái bình trong phạm vi mà vật thể ấyhiện hữu thật sự ; nhưng sự cảm nhận ấy vẫn không chắc tránh khỏi bị lừa phỉnhvì nó nhận biết cái bình như có một sự hiện hữu độc lập – như hàm chứa một thứhiện thực nội tại nào đó. Trái lại, theo những người thuộc Y tự khởi tông, sựcảm nhận thị giác đó về cái bình không những là vững chắc đối với cái bình, màcòn vững chắc đối với sự hiện thực nội tại của vật thể ấy, một vật thể mà nónhận biết như hiện hữu một cách khách quan, như hàm chứa một bản thể tự tại.Hơn nữa, sự cảm nhận muốn được vững chắc phải phản ảnh đích thực so với bảnchất của vật thể được cảm nhận. Đối với những người Cụ duyên tông, cái bìnhkhông có một sự hiện hữu nội tại và khách quan nào cả, ngay cả trên lãnh vựcngôn từ quy ước, bởi vì họ không chấp nhận có tự tính. Vì thế, sự cảm nhận bằngthị giác nhận biết đối tượng của nó như là có thật một cách khách quan và hàmchứa một bản thể tự tại là một sự cảm nhận sai lầm.

Người Y tự khởi tông chủtrương có một hình thức tự tính nào đó, vì thế trong chiều hướng dựa vảo sự tintưởng này, họ không chấp nhận ý kiến cho rằng sự lôi cuốn hướng về các vật thểlà sai lầm. Trái lại, những nguời Cụ duyên tông xác nhận rằng sự lôi cuốn đó làsai lầm và đấy là một ví dụ điển hình về những xúc cảm khổ đau. Vì chưng có sựkhác biệt trong cách xác định những đối tượng phải phủ nhận và trong cách địnhnghĩa vô minh tinh tế, nên hai học phái đã hiểu khác nhau về các thể dạng tâmthức phát sinh từ vô minh.

Các cấp bậc khác nhaucủa Tánh không về con người

Chúng ta hãy tạmngưng và suy nghĩ thêm, hãy dùng một cá thể nào đó làm đối tượng cho sự phântích của ta. Tánh không của cá thể này có thể hình dung trên nhiều cấp bậc. Vídụ, ta có thể xem cá nhân đó không hàm chứa một thực tại thường trực nào cả,không mang đặc tính độc nhất và độc lập ; kế tiếp, nó không hàm chứa một thựctại tự chủ có tính cách thực thể nào cả ; sau cùng, nó không hàm chứa một sựhiện hữu nội tại nào hết. Vì thế, Tánh không của một hiện tượng duy nhất, chẳnghạn như một nhân dạng, có thể nhận biết qua nhiều cấp bậc khác nhau, với nhiềumức độ tinh tế khác nhau.

Khái niệm về một cái tôiđộc nhất, trường tồn và độc lập chính là khái niệm của cái gọi là atman, hay «cái tôi », khái niệm này các học phái ngoài Phật giáo thuộc các truyền thống Ấnđộ cổ xưa đưa ra ; cái tôi đó được xem như hiện hữu độc lập với những cấu hợpvật chất và tinh thần và vì thế được hình dung như một người kiểm soát viên haymột vị quản lý đứng ra điều khiển cá thể đó, người kiểm soát viên hay vị quánlý ấy là một thực tại vững chắc có tính cách thực thể. Sự phủ nhận khái niệm đóliên đới với một một cấp bậc được quy định trong Tánh không. Trong một cấp bậckhác, người ta xem sự vắng mặt hay Tánh không của một cá thể như là một cơ sởhay một quy chiếu thật sự của danh từ chỉ định « con nguời », mặc dù cá thể làquy chiếu cho danh từ « con người », nhưng nó không phải là một quy chiếu cótính cách tự tại – độc lập với ngôn ngữ và tư duy. Sự tương liên giữa một cáthể và danh từ « con người » chỉ hiện ra bằng quy ước mà thôi. Tiếp theo đó tacó thể xem Tánh không của con người hiện hữu một cách thật sự, đúng như cáchđịnh nghĩa của những ngươi Y tự khởi tông. Sau cùng, trên cấp bậc tinh tế nhất,người ta xem Tánh không về sự hiện hữu nội tại của một cá thể là Tánh không phủnhận tất cả mọi tự tính nội tại.

Vì vậy, đối với một thựcthể duy nhất, chẳng hạn như con người, ta có thể phân biệt năm cấp bậc nhậnbiết khác nhau về vô ngã, hay là Tánh không. Ngược lại ta cũng phân biệt đượcnăm mức độ lầm lẫn về sự kiện cụ thể hoá. Năm cấp bậc đó đi từ cấp bậc thô thiểnnhất đến cấp bậc tinh tế nhất. Cũng thế, ta có thể thiết lập các mức độ xúc cảmbấn loạn khác nhau – như giận dữ, hận thù, bám níu, ganh ghét – liên đới vớicác cấp bậc cụ thể hoá về con người.

Những gì có thể xác địnhđược trong tiết này chính là sự hiểu biết liên quan đến những xúc cảm và tư duybấn loạn của Tiểu thừa còn tương đối thô thiển và thiếu sót : một cá thể chỉ vượt lên trên những xúc cảm và tư duy bấn loạn ở cấp bậc như thế chưa cóthể gọi là bậc A-la-hán, có nghĩa là chưa thoát khỏi chu kỳ hiện hữu. TịchThiên đưa ra trường hợp một cá thể – ngay khi đã loại bỏ được những cảm nhậnlầm lẫn đúng như đã được định nghĩa theo Tiểu thừa – vẫn chưa loai bỏ được vôminh và sự bám níu vào hiện hữu nội tại của mọi hiện tượng, cá thể này vẫn cònlưu giữ trong chuỗi tiếp nối tâm linh những dạng thể khuấy động, chúng hiểnbiểu lộ dưới hình thức xúc cảm và tư duy. Vì thế, cá nhân này không thể nàothực sự đạt được giải thoát khỏi thế giới luân hồi.

Ba tiết tiếp theo

Ba tiết sau đâytiếp tục so sánh giữa kinh điển Tiểu thừa và Đại thừa. Nhà bình luận người Ấnlà Prajnakaramati xác nhận Tịch Thiên không phải là người chủ xướng nêu lên sựso sánh này – các tiết trên đây thực sự chỉ góp một phần nhỏ vào những gì đãđược tranh luận từ trước.

49. Nếu các ôngchấp nhận những lời nói tương hợp với kinh điển như là những lời nói đúng thựccủa Phật, tại sao lại không chấp nhận đại đa số những lời giảng huấn Đại thừa,những lời giảng này cũng đều tương hợp với những kinh điển ấy ?

50. Nếu các ôngphủ nhận toàn bộ Đại thừa chỉ vì một phần không nằm trong kinh sách của cácông, thì tại sao lại không thể chấp nhận toàn bộ Đại thừa như những lời nói củaPhật, khi mà một phần trùng hợp với các kinh sách của các ông ?

51. Những lời nóimà Ma-ha Ca-diếp (Mahakashyapa) (46) cũng không hoàn toàn hiểu hết, có ai dámkết luận đấy là những lời không thể chấp nhận chỉ vì các ông cũng không hiểu ?

Tánh không là một chiếcchìa khoá

Có lẽ có một chútkhác biệt nhỏ nữa giữa hai cách bình giải, tôi sẽ dựa trên cả hai cách bìnhgiải này để đưa ra phần giải thích cho tiết sau đây, mặc dù theo tôi cả haicách bình giải đều dẫn đến một kết luận như nhau, theo như kết luận đó ngườiBồ-tát phải vượt lên trên hai thái cực – thái cực thứ nhất là chu kỳ hiện hữuvà thái cực thứ hai là sự an trú đơn lẽ trong Niết-bàn.

52. Khi đã được giảithoát khỏi bám níu và sợ hãi, người Bồ-tát lưu lại trong thế giới luân hồi vìlợi ích của chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau sinh ra từ vô minh. Đó làquả do sự thực hiện Tánh không đưa đến.

Chỉ có cách noitheo con đường tu tập về Tánh không người Bồ-tát mới có thể đạt được Phật tính,vì Phật tính hoàn toàn thoát ra khỏi hai thái cực nói đến trên đây. Tất cả cáctiết đã đề cấp trước đây đều cho thấy tầm quan trọng của luận thuyết căn bản vềthực hiện Tánh không, chẳng những nó cần thiết để đạt được giác ngộ hoàn hảo,mà còn giúp giải thoát ra khỏi thế giới luân hồi. Người Bồ-tát lưu lại trongchu kỳ luân hồi, họ không đi tìm sự an bình đơn độc cho chính họ trong cảnhgiới Niết-bàn ; họ tìm cách để tái sinh trở lại trong thế giới Ta-bà : đó chínhlà tấm lòng thương người của họ, lòng thương người là quả do sự thiền định vềTánh không đã mang đến cho họ.
Không có một cáchphủ nhận thỏa đáng nào về Tánh không có thể chứng minh được, không có một điềunghi ngờ nào cả về sự cần thiết phải thực hiện Tánh không.

53. Sự chỉ trích Tánhkhông không thể đứng cững được : không do dự gì cả trong việc tu tập về Tánhkhông.

54. Tánh không là liềuthuốc hoá giải bóng tối dầy đặc tạo ra từ dục vọng và từ bức màn đen che lấp sựhiểu biết. Làm sao ta không vun trồng tức khắc Tánh không nếu ta mong ước đạtđược sự hiểu biết siêu nhiên ?

55. Khiếp sợ những gìtạo ra đau đớn, cũng tạm chấp nhận được ! Nhưng Tánh không làm suy giảm đớnđau. Tại sao lại sợ nó ?

56. Sợ cái này hay cáikhác, khi nào vẫn còn tin rằng « cái tôi » là một cái gì đó, cũng tạm hiểu được! Nhưng nếu như không có « cái tôi », thì ai đứng ra để sợ hãi ?

Tịch Thiên xácnhận rằng thực hiện được Tánh không sẽ làm biến mất những xúc cảm bấn loạn vàtất cả những gì cản trở sự hiểu biết. Do đó, những ai ước muốn đạt được giácngộ vẹn toàn, đạt được Phật tính và sự hiểu biết siêu nhiên, phải tức khắc vunxới sự hiểu biết Tánh không.

Tịch Thiên cũng nói rằngsợ hãi là một phản ứng đương nhiên trước một thứ gì đó có thể tạo ra khổ đau ;nhưng trong tâm thức của người đã đạt được Tánh không, không còn chỗ nào dànhcho khổ đau nữa, vì khổ đau không còn một duyên cớ nào để tồn tại.
Nếu như có một thứgì gọi là « tôi » hay « cái tôi », thì vẫn còn duyên cớ cho sự sợ hãi. Trongphạm vi không còn cái tôi nữa, sẽ chẳng còn có ai để cảm thấy sợ hãi, vànhư thế làm sao sợ hãi có thể nổi lên được ?

Vô ngã đối với con người

Một phân đoạn quantrọng khác, bắt đầu từ tiết 57, xử dụng một cách lý luận thật chính xácđể thiết lập Tánh không. Phần thứ nhất trong phân đoạn này luận bàn về cáchthiết lập vô ngã thuộc về con người. Như tôi đã nói đến trên đây, Tánh khôngđược đề cập theo hai thể loại khác nhau : Tánh không thuộc về con người và Tánhkhông của mọi hiện tượng. Dựa trên danh xưng chỉ định bản thể của Tánh khôngthì chẳng có gì khác biệt giữa thể loại. Tuy nhiên, Tánh không về con ngườiđược xem như dễ thực hiện hơn so với Tánh không của mọi hiện tượng, đây là quanniệm dựa trên thứ tự trình bày của hai vấn đề trên đây trong kinh sách, cũngnhư trong văn bản của Tịch Thiên.

Cần phải hiểu rõ rằng sựhiện hữu nội tại không phải là một thứ bịnh thể xác hay một sự lẫn lộn tâmthần, có thể dùng một quá trình giác ngộ để chữa trị. Sự hiện hữu nội tại khôngphải là một thứ gì hiện hữu, và nhờ vào thiền định ta có thể trừ khử nó. Nóchưa bao giờ hiện hữu, ngược lại, mê lầm trong tâm thức thì có ; sự kiện phủnhận sự hiện hữu nội tại khác với sự kiện loại bỏ những u mê. Câu hỏi được đặtra như sau : « Nếu như sự hiện hữu nội tại chưa từng bao giờ xảy ra, tại sao talại cần phủ nhận nó ? » Mặc dù nó chưa từng xảy ra, nhưng vì vô minh căn bảncủa ta, ta lại cảm nhận nó như một thực tại.

Sự xác định về cái tôiphải được phủ nhận

Trong phần nàychúng ta sẽ luận bàn về về Tánh không của cái ngã, chúng ta cần phải hiểu thậtchính xác cái gì phải được gạt bỏ. Thiền định về Tánh không tùy thuộc vào sựxác định chính xác những đối tượng phải phủ nhận. Khi ta nói đến Tánh không, taphải hiểu thật kỹ lưỡng rằng, khi nói các vật thể « trống không về sự hiện hữunội tại », không có nghĩa tương đương như trường hợp ta không công nhận sự hiệndiện của những người nào đó trong một ngôi đền chẳng hạn. Trong trường hợp này,cái gì được định nghĩa như trống không, tức là ngôi đền, và ngôi đền trốngkhông cái gì, trống không người ta, hai thứ trống không ấy là hai thực thểriêng biệt. Trong khi đó, khi nói đến sự kiện phủ định một sự hiện hữu nội tại,trong trường hợp này, cái gì bị phủ định chính là tính cách hiển hiện bề ngoàicủa một vật thể.

Trước khi ta nói đến «vô ngả » thì cũng nên định nghĩa cái « ngã » là gì ? Khi Nguyệt Xứng(Chandrakirti) bình giải về tập luận Bốn trăm tiết (47) của Thánh Thiên(Aryadeva), có lưu ý chúng ta rằng mỗi khi nêu lên vấn đề vô ngã, thì chữ « ngã» chỉ địng một con người độc lập và tự chủ. Bất cứ đối với một vật thể gì haymột hiện tượng nào ta nêu lên làm ví dụ, nếu ta gán cho chúng một phương cáchhiện hữu có tính cách độc lập, thì cái đặc tính ấy sẽ trở thành cái ngã và làmđối tượng cho sự phủ nhận. Cách thức hiện hữu ấy chính là đối tượng mà ta phảiphủ nhận trong khuôn khổ giáo lý về vô-ngã.

Nguyệt Xứng đưa ra địnhnghĩa của cái ngã trong phần bình giải của ông về một tiết thật đặc biệt trongtập luận Bốn trăm tiết, ông tuyên bố rằng không có một vật thể nào, không cómột hiện tượng nào có thể là sản phẩm phát sinh từ những sức mạnh có tính cáchtự chủ. Chúng chỉ có thể hiện hữu trên bình diện nguyên tắc tương liên giữanhiều nguyên nhân và điều kiện – tức là nhờ vào những yếu tố khác. Do đó, chúngkhông có một bản thể độc lập và tự chủ nào cả, để ta có thể gọi đó là cái ngã.Trong phạm vi mà tất cả các hiện tượng không hàm chứa sự hiện hữu tự túc và vôđiều kiện như thế, người ta gọi chúng trống không về sự hiện hữu của chính chúng.

Cảm tính về cái tôi, haysự suy nghĩ cho rằng « chính tôi đây » hiển hiện lên trong ta và mang nhiều thểdạng khác nhau. Trong tập luận Nhập Trung đạo (48), Nguyệt Xứng có nói đến haikhía cạnh khác nhau vể sự cảm tính của « cái tôi » : sự gắn liền một cách đơngiản vào tri thức « cái tôi » và đối tượng của nó mà ta cho là hàm chứa một sựhiện hữu nội tại. Ta phải phủ nhận khía cạnh thứ hai tức đối tượng hàm chứatính cách hiện hữu nội tại, và không phủ nhận khía cạnh thứ nhất. Nguyệt Xứngxác nhận rằng cảm tính về « cái tôi » bám chặt vào cái gọi theo quy ước là «tôi », tức có nghĩa như là một chủ thể đối với các hành vi và cảm nhận của ta.Bị gắn chặt vào « cái tôi » ấy, nên ta cảm nhận thấy nó như hàm chứa mộtthực thể nội tại. Khái niệm về thực thể nội tại ấy về cái tôi đẩy ta vào chỗhoang mang và tạo ra tất cả mọi thứ xúc cảm bấn loạn : Nguyệt Xứng xác nhậnrằng chính người du-già phải nhận thấy được khái niệm đó và phải chuyên cần đểloại bỏ nó.

Dựa vào ngôn từ triếthọc, ta có thể phận biệt được được sự khác biệt, chẳng hạn một bên là một vậtthể hiển hiện với hình tướng bên ngoài, và một bên là một vật thể cảm nhận bằngquy chiếu. Dù sao, chỉ cần đơn giản dựa vào phương pháp nội quán (49) để khảosát cảm tính thông thường về cái « tôi », ta sẽ khám phá ra trong cảm tính đósự bám níu rất mạnh vào khái niệm về « cái ngã », và sự tin tưởng vào một thựcthể hiện hữu nội tại. Từ quan niệm chấp nhận một thực thể cá nhân thuộc về ta,sự cả tin vào một tác nhân độc nhất và tự chủ sẽ trở nên mạnh mẽ và mang tánhcách bản năng. Changkya (53) viết rằng một số người cùng thời đại với ông có vẽnhư tin vào một cái tôi hiện hữu một cách độc lập, thuộc vị trí « bên ngoài » –có nghĩa là đối tượng cần phải phủ nhận –, đồng thời họ vẫn giữ nguyên cáchnhận thức của họ về một cái tôi bẩm sinh. Tuy nhiên, không có một đối tượng phủnhận nào có thể tách rời ra khỏi « cái tôi », để có thể cảm nhận nó một cáchbẩm sinh, như tự nó hiện hữu. Cái tôi hiển hiện ra qua kinh nghiệm sốngthường nhật tự nó hàm chứa đủ mọi đối tượng phải phủ nhận. Mặc dù ta tu tập đểloại bỏ cái « tôi », nhưng nếu sự hiểu biết của ta về Tánh không lọt vào vònglẫn quẫn của ngôn từ qua những tên gọi có tính cách ngoại lai du nhập, chẳnghạn như « hiện hữu thật » và « hiện hữu » nội tại, ta sẽ gặp nguy cơ thả lỏngcho bản năng bám níu buộc ta vào cái tôi nguyên xi và toàn vẹn ; trong khi tađi tìm một cái tôi tưởng tượng, chẳng có một ảnh hưởng nào trên cảm tính bảnnăng của ta về cái tôi. Nếu ta rơi vào cạm bẫy đó, ta sẽ không phủ nhậnđược cái tôi mà còn tiếp tục để yên cho sự bám níu bẩm sinh tác hại. Khá lắm làta có thể phủ nhận được thể dạng thô thiển của đối tượng mà ta phải phủ nhận màthôi.

Vị Đại sư Tông-khách-ba(Tsongkhapa) có nói rằng một trong những điểm khó nhất của triết học Trung đạolà tiếp tục bảo toàn được thực thể của thế giới sự thực quy ước sau khi đả phủnhận sự hiển hữu nội tại của tất cả mọi hiện tượng. Như tôi đã nêu lên trênđây, nghi ngờ sẽ nổi lên một cách tự nhiên trong tâm thức ta như sau : « Mộtkhi mà ta đã phủ nhận sự hiện hữu nội tại của mọi hiện tượng, làm thế nào tavẫn có thể tiếp tục đề cập một cách hợp lý không mâu thuẫn về đặc tính cá thể ?». Câu hỏi này đi thẳng vào tâm điểm của vấn đề triết học. Cần phải phân biệtgiữa vật thể hình tướng và vật thể quy chiếu, vì điều này sẽ thúc đẩy ta đi tìmsự chính xác bằng cách không phủ nhận sự hiện hữu thật của cái tôi. Nếu hoàntoàn không có cái tôi, tại sao chúng ta lại ước vọng đạt đến giác ngộ. Ước vọngđó sẽ không có ý nghĩa gì cả vì sẽ không có ai đứng ra để theo đuổi con đườngđó !

Theo Tông-khách-ba, trừtrườnghợp thực hiện được trực tiếp Tánh không, tất cả những cảm nhận và kinhnghiệm của ta đều bị sự cảm nhận sai lầm về sự hiện hữu nội tại làm cho vấybẩn. Ta phải mạnh dạn nhận diện đối tượng cần phải phủ nhận. Cần phải sử dụngkinh nghiệm của chính bản thân ta và theo dõi khái niệm bẩm sinh của ta về « cái tôi » bùng lên từ bản năng như thế nào ; ta phải đặt lại vấn đề mộtcách thật khắc khe đối với những kinh nghiệm của ta. Nếu như « cái tôi » phảiphủ nhận lại hiện hữu, thì nó hiện hữu bằng cách nào ? Ít ra chúng ta cũng phảiý thức được là nó giống cái gì. Chỉ có phương pháp quán xét thật cẩn thận cáchthức thật sự mà ta nhận biết được « cái tôi » mới có thể giúp ta hiểu được tạisao sự thực hiện Tánh không sẽ phủ nhận được sự nhận thức về hiện hữu nội tại.

Trong tập luận Bốn trămtiết của ông, Thánh Thiên (Aryadeva) tuyên bố rằng hạt giống của chu kỳ hiệnhữu là tri thức, và chỉ có cách nhận thức được vô ngã của mọi vật thể – trongtrường hợp này là vô ngã của tri thức – ta mới loại bỏ được hạt giống đó. Khita đã hiểu được Tánh không của hiện hữu nội tại với một mức độ thật thâm sâu,nhất định sức mạnh của những xúc cảm bấn loạn, chẳng hạn như giận dữ và bámníu, sẽ suy giảm một cách quan trong. Giống như sự thực hiện Tánh không nớilỏng « nanh vuốt » đang bấu vào tư duy và xúc cảm đớn đau của ta.

Khi nhiều người tập họplại với nhau, mỗi người đều cho thấy những sợ sệt riêng, những hy vọng riêng vànhững kho khăn riêngcủa họ ; chúng ta đang đứng trước cảnh tượng với thật nhiềuthể dạng tâm thức khác nhau. Mỗi thể dạng như thế không có cơ sở và nền móngvững chắc gì cả, dù cho nó được cảm thấy bằng một sức mạnh nào cũng thế. Tuykhông hàm chứa sự hiện hữu nội tại, nhưng nó có vẻ như hoàn toàn vững chắc. Cóthể so sánh như một màn ảo thuật do một ảo thuật gia có tài đang trình diễn.Sau khi phân tích đến cùng, bản chất của sự hiện thực đó không tìm thấy. Cóphải là quái lạ hay không ?

Trong đời sống thườngnhật, ta hành động thật gay go, những hành động ấy thường bị thúc đẩy bởi nhữngthể dạng xúc cảm của tâm thức, chẳng hạn như giận dữ, kiêu căng và bám níu. Xúccảm mãnh liệt của ta đã hướng vào những đối tượng chính xác nào ? Nếu phải xácđịnh chúng, ta có tìm ra chúng hay không ? Thật sự ra có cái gì đó để tìm haykhông ? Đó là cách thức phải đặt lại câu hỏi cho những kinh nghiệm hằng ngàycủa ta. Tuy nhiên, nếu thái độ phán đoán ấy đưa ta đến kết luận rằng chẳng cóích lợi gì khi đi tìm Phật tính, đó là dấu hiệu chứng tỏ ta đang rơi vào chủnghĩa hư vô.

Có một lần Dromteunpa(54) đã nói như sau, trong khung cảnh của Tánh không bàn tay trống khôngt vàlửa cũng trống không, nhưng nếu ta đưa tay vào lửa, ta sẽ bị phỏng ngay ! Theoý tôi, rất là thật. Nếu ta hướng về một người nào đó và nói rằng : « Ồ, tất cảnhư là ảo giác, tất cả như trong giấc mơ, không có gì thật cả », và rồi ta lấymột cái kim đâm vào hắn, ta sẽ thấy hắn phản ứng như thế nào ? Hãy để cho hắnkhám phá xem có một thực thể nào hay không ! Tôi không hề nói rằng các vật thểkhông hiện hữu – các vật thể và các hiện tượng hiện hữu, chúng tạo ra tác độngtrên kinh nghiệm của ta về đau đớn hay thích thú. Những gì tôi muốn nói lànhững vật thể không hiện hữu theo cách thức mà ta gán cho chúng.

Không thể tìm thấy cái «tôi »

Sự cảm nhận của tavề hiện hữu thật sự mang hai sắc thái khác nhau : sắc thái thứ nhất là cảm nhậndo bẩm sinh và bản năng, hàng súc vật cũng có loại cảm nhận này, sắc thái tháithứ hai là cảm nhận cái « tôi » bằng cách lý luận hay bằng tư duy triết học.Sắc thái thứ hai của sự cảm nhận là sự bám níu vào cái tôi do tinh thần tạodựng ra. Sắc thái thứ nhất – là sự sát nhập do bản năng vào khái niệm hiện hữu– là nguồn gốc sinh ra chu kỳ hiện hữu. Muốn nhổ bỏ tận rễ sự sát nhập bẩm sinhhay bản năng đó, ta bắt đầu phủ nhận sự bám níu nội tại vào các hiện tượng thunạp bằng tâm trí.

Như tôi đã nói trướcđây, rõ ràng cái « tôi » – tức con người đứng ra chạm trán với những kẻ khác vàvới thế giới này, cảm nhận được những đớn đau và thích thú – hiển nhiên là hiệnhữu. Dù sao đi nữa, kinh nghiệm bản năng của cái « tôi » đã được xây dựng trênsự tin tưởng vào một cái « tôi » duy nhất và tự chủ, hàm chứa một thứ thực thểnội tại. Nếu một cái « tôi » như thế hiện hữu thật sự, nhất định ta phải tìm ranó khi ta đi tìm nó. Ta càng đi tìm sự thực tại của cái « tôi » ấy, ta phảicàng nhìn thấy nó một cách minh bạch hơn. Đúng thực thì cái « tôi » không hiệnhữu độc lập với tổng thể thân xác và tâm thức, nhưng nó cũng không hiện hữugiống như sự cảm nhận bẩm sinh và bản năng của ta đã giao phó nó cho ta. Nếumột cái « tôi » hiện hữu thật sự và nội tại, bắt buộc nó phải hiện hữu bêntrong những cấu hợp thể xác và tinh thần tạo ra con người. Nói cách khác, nóphải được tìm thấy bên trong thân xác ta và tâm thức ta.

Long Thọ (Nagarjuna)tuyên bố trong tập luận Vòng hoa trân quý rằng con người không phải thuộc thànhphần đất, không phải thành phần lửa, không phải thành phần nước, không phảithành phần khí, cũng không phải thành phần không gian. Nhưng nó cũng không hiệnhữu độc lập với những thứ ấy. Vì thế, nếu đi tìm con người hay cái « tôi », tasẽ không thể nào xác định được vị trí của chúng trong số những thành phần cấutạo ra thân xác. Nếu ta đi tìm vị trí của cái « tôi » trong chuỗi dàitiếp nối của tri thức, ta cũng sẽ không tìm ra nó. Tri thức là tri thức của mộtngười ; nó không phải là con người. Cũng thế, con người không phải là tổng thểcủa thân xác và tri thức hay chuỗi dài tiếp nối của tổng thể đó. Nếu ta phảitìm cho ra quy chiếu thật sự đứng phía sau danh xưng chỉ định con người hay cái« tôi », ta sẽ không tìm thấy nó một cách riêng biệt trong số những thành phầnkhác nhau của thân xác hay là trong từng khoảnh khắc riêng rẽ của tri thức. Tacũng không tìm ra nó trong tổng thể của thân xác và tâm thức, hay là bên ngoàitổng thể ấy, ta không tìm thấy bất cứ gì có thể giúp ta nhận diện như là mộtquy chiếu thật sự chỉ định con người hay cái « tôi ».

Long Thọ tuyên bố trongtập luận Nhập Trung đạo rằng ngay cả Như Lai – tức Đức Phật mà ta đã đặt hếtlòng tin và sự tôn kính – cũng không thể tìm thấy được nếu ta muốn tìm ra đúngquy chiếu thật sự của danh xưng chỉ định Như Lai. Những cấu hợp của Đức Phật,tức thân xác và tâm thức của Ngài, không thể xem như là Đức Phật ; Đức Phậtcũng không thể được xem như độc lập với thân xác và tâm thức của Ngài. Ngàikhông sở hữu những cấu hợp một cách nội tại, những cấu hợp cũng không phải làmột cơ sở nội tại của Ngài. Khi ứng dụng sự phân tích trên đây, ta sẽ không tìmthấy ngay cả Đức Phật. Chúng ta muốn nói lên chính xác điều gì đây khi xác nhậnrằng mọi vật thể và mọi hiện tượng đều trống không ? Trong chiều hướng tất cảmọi vật thể và mọi hiện tượng sinh ra từ sự kết hợp của nhiều nguyên nhân vàđiều kiện – tức những yếu tố khác với chúng –, chúng không hàm chứa bất cứ mộtbản chất độc lập và tự chủ nào cả. Sự vắng mặt của bản chất độc lập hay sự thựcthể nội tại đó gọi là Tánh không. Nếu cho rằng Tánh không là một thứ gì có tínhcách mang một bản thể riêng biệt khác với những vật thể và những hiện tượng làsai.

Vì thế, trở lại với vănbản của Tịch Thiên, ta sẽ thấy rằng mối quan tâm sau đây của ông là sự kiệnphải khảo sát các thành phần của thân xác, phải tự hỏi xem con người thuộc vàothành phần nào.

57-58-59- Tôi không phảilà răng, là tóc, là móng tay, là xương, là chất nhầy, là tính tình điềm đạm, làmủ, là nước miếng, là mở, là mồ hôi, là phổi, là gan, là ruột, là phẩn, là nướctiểu, là thịt, là da, là hơi nóng, là khí, là những lỗ rỗng trong cơ thể, làsáu loại cảm nhận.

Ta sẽ thấy trongphần sau, tác giả Hành trình đến giác ngộ khảo sát các thể dạng khác biệt củatri thức và các yếu tố khác của sự hiện hữu, để tự hỏi rằng mỗi thành phần nhưthế có thể thực sự xem là con người hay không.

THIỀN ĐỊNH

Giờ đây chúng tahãy tập thiền định vể Tánh không. Tịch Thiên có nói trong văn bản như thế này,khi ta đi tìm cái « tôi », thì rõ ràng là ta không tìm được nó. Tuy nhiên, điềuđó không nhất thiết có nghĩa là cái « tôi » không có, bởi vì do kinh nghiệm tabiết rằng ta cảm nhận được đau đớn và thích thú. Ta hiểu rằng những kinh nghiệmấy được nhận biết bởi một cái gì đó hay một người nào đó. Nếu ta đi tìm cái «tôi » đó, ta lại không tìm ra nó. Vậy, phải kết luận rằng nó chỉ có bằng têngọi (danh xưng), bằng khả năng chỉ định mang tính cách quy ước mà thôi.

Hãy giữ lấy ý nghĩ ấytrong tâm thức, và tiếp tục khảo sát mọi vật, kể cả cái tôi của chính ta trongđó, xem chúng hiển hiện ra trong tâm thức như thế nào. Chúng có vẻ chỉ hàm chứamột quy chế danh xưng duy nhất hay là chúng hiển hiện ra trong một chiều hướngkhác ? Thật rõ ràng chúng có vẻ như không hàm chứa một thực thể danh xưng duynhất, nhưng cũng không hàm chứa một sự hiện hữu khách quan, nội tại – chúng cóvẻ như tự chúng hiện hữu. Chúng không có vẻ đơn giản hiện hữu qua một khả năngchỉ định : chúng tỏ ra như hàm chứa một quy chế khách quan và độc lập. Sự suytư sẽ kéo ta trở về với sự tin tưởng vững chắc và sâu xa rằng mọi vật thể khônghiện hữu theo như cách thức mà chúng hiển hiện ra với ta.

Trong giai đoạn thăngbằng của thiền định về Tánh không, ta không nên để vướng vào một bóng mờ nàocủa cảm tính chẳng hạn như « Cái này là Tánh không » hoặc là « Tôi đang thiềnđịnh về Tánh không ». Trái lại ta nên lắng sâu vào sự vắng bóng của hiện hữunội tại – tức sự kiện ta không thể tìm thấy các hiện tượng khi chúng làm đốitượng cho sự tìm kiếm bằng phân tích. Điều này giống như tâm thức ta hòa tantrong Tánh không. Ta không để cho bất cứ một ý nghĩ nào có tính cách nhịnguyên, chủ thể - đối tượng, có thể hiển hiện ra, không được rơi vàotrường hợp giống như ta đang quan sát một cái gì trước mặt « chính nó đây, đangở bên ngoài ». Hãy thiền định như thế trong vài phút về Tánh không.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 4144)
Trong thế giới này, trong vũ trụ này hoặc trong muôn ngàn vạn ức thế giới, có một con quỷ - không biết dung mạo của nó ra sao, nó bao nhiêu tuổi, nhưng quyền năng của nó thật ghê gớm. Đó là Con Quỷ Vô Thường
29/09/2011(Xem: 4070)
Chữ “nhẫn” trong chữ Hán được viết như sau: 刃 (nhận) +心 (tâm) = 忍 Chữ 刃 (nhận) nghĩa là sự nguy hiểm, mũi nhọn, chém giết Chữ 心 nghĩa “tim”, chữ tâm được dùng rất phổ biến như tâm cảnh心境, tâm địa心地 nghiên cứu về hiện tượng ý thức gọi là tâm lý học 心理學, Phật học thì thượng gọi vạn pháp duy nhất tâm, gọi tắc duy tâm 唯心
22/09/2011(Xem: 4511)
Chúng sanh tạo tác ác nghiệp, đó là cội gốc chân thật của bệnh khổ. Bởi vì Phật, Bồ Tát, A La Hán không tạo ác nghiệp, cho nên các Ngài không bệnh. Đạo lý chính ngay chỗ này. Nếu Phật Bồ Tát bị bệnh thì đó là thị hiện, đó là hoằng pháp. Ví dụ như bệnh của Ngài Duy Ma Cật là hoằng pháp lợi sanh, không phải Ngài bệnh thật, Ngài không thể bị bệnh, Ngài không có lý do gì để bị bệnh.
15/09/2011(Xem: 4423)
Tự nhận rằng, là người của công việc, hay đi lại đó đây, ngay cả trong mùa an cư, do đó với riêng tôi, việc thực hiện đúng thời khóa công phu theo phương thức truyền thống là điều bất khả! Mặc dù vậy, tự trong sâu thẳm của lòng mình, mong mỏi được đọc tụng toàn bộ kinh tạng trong mùa an cư dường như là một sở nguyện đã manh nha từ lâu...
14/09/2011(Xem: 4997)
Hạnh phúc và khổ đau lưu xuất từ những hành động quá khứ của chúng ta. Để định nghĩa nghiệp (karma) trong vài chữ, người ta có thể nói: hãy làm tốt, tất cả sẽ tốt; nếu làm xấu, tất cả sẽ xấu. Karma - nghiệp - có nghĩa là "hành động". Nó hoạt động theo ba mặt: thân, lời, và ý. Nó sản sinh ra ba loại hậu quả: xấu, không xấu và trung tính, và diễn ra trong hai thời: trước tiên người ta nghĩ đến điều sắp làm, đó là hành động ý định, rồi những động lực tâm thức hiện thực thành một hành vi thân xác hay lời nói, đó là hành động cố ý.
13/09/2011(Xem: 4621)
Đức Phật tại thế, mọi người được sống hạnh phúc bên cạnh bậc đại Đạo sư minh triết tuyệt vời, cho nên không cần đặt ra vấn đề tìm hiểu về Phật. Nhưng khi Phật nhập Niết bàn, mọi người đều có chung suy nghĩ rằng cần góp nhặt lời Phật dạy để truyền cho nhau tu hành. Trong lần kiết tập đầu tiên, dĩ nhiên không thể trùng tuyên đầy đủ lời Phật dạy, cũng như không được mọi người tán thành hoàn toàn. Thật vậy, những chứng nhân quan trọng đã từng trực tiếp nghe Phật thuyết pháp như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên đã nhập Niết bàn. Ngoài ra, lịch sử cũng ghi rõ đại đệ tử thuyết pháp bậc nhất Phú Lâu Na và 500 Tỳ kheo không đồng ý với những gì được kiết tập. Họ đã đến hang động khác để trùng tuyên lại.
02/09/2011(Xem: 6696)
Khoa học là sự hiểu biết về thế giới hiệntượng bên ngoài và các ứng dụng của sự hiểu biết ấy. Đấy là cách định nghĩa củakhoa học ngày nay. Thế nhưng cũng có một lãnh vực hiểu biết khác, thiết lập trênnguyên tắc tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác, đặc biệt liên hệ đên cáchiện tượng bên trong (tức nội tâm), và được ứng dụng vàocác hiện tượng như tri thức hay tâm thức chẳng hạn... Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
30/08/2011(Xem: 5584)
Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát. Trong trường hợp này, người tìm đến Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát rất cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa Đạo Phật “nguyên thủy” và các Đạo Phật không phải là “nguyên thủy”, giữa Chánh pháp và Phi pháp.
25/08/2011(Xem: 7403)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự Thật – Tương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
25/08/2011(Xem: 6332)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]