Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần IV: Vượt Qua Các Chướng Ngại

03/12/201016:29(Xem: 10753)
Phần IV: Vượt Qua Các Chướng Ngại

NGHỆ THUẬT TẠO HẠNH PHÚC - THE ART OF HAPPINESS

Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt ma và Bác Sĩ Howard C. Cutler
Dịch Giả: Tỳ kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, Fresno, California, Hoa Kỳ - Phật Lịch 2547 - D.L. 2003

PHẦNIV
VƯỢTQUA CÁC CHƯỚNG NGẠI

CHƯƠNG12
ĐƯỜNGDẪN ĐẾN QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI

QUÁTRÌNH THAY ĐỔI

"Chúngta đã thảo luận về khả năng hạnh phúc bằng cách tiếntới loại bỏ cách hành xử và trạng thái tâm tiêu cực củachúng ta. Nói chung, cái gì là phương pháp đạt được hạnhphúc để vượt qua những ứng xử tiêu cực và có nhữngthay đổi tích cực trong đời sống của con người?" Tôi hỏi.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trả lời, "Bước đầu tiên liên quan đếnhọc tập, giáo dục.

"Trướcđây, tôi có nói đến tầm quan trọng của học tập..."

"Cóphải Ngài muốn nói về sự quan trọng của sự hiểu biếtvề những cảm xúc và hành xử tiêu cực tai hại đến thếnào cho sự theo đuổi hạnh phúc và những cảm xúc tích cựclại rất hữu ích ra sao?

"Phải.Nhưng trong lúc thảo luận về con đường dẫn đến nhữngthay đổi tích cực của chính mình, thì học tập là bướcđi đầu tiên. Cũng có những nhân tố khác như: niềm tin chắc,quyết tâm, hành động, và nỗ lực. Vậy bước kế tiếplà phát triển niềm tin chắc. Học tập và giáo dục rấtquan trọng vì chúng giúp người ta phát triển niềm tin chắcvề nhu cầu cần thay đổi và giúp tăng cường trách nhiệmcủa con người. Niềm tin chắc muốn thay đổi sẽ phát triểnthành quyết tâm. Kế tiếp, ta biến quyết tâm thành hành động- quyết tâm mạnh mẽ muốn thay đổi khiến chúng ta có nỗlực bền bỉ để thực hiện những thay đổi thực tế. Nhântố nỗ lực cuối cùng này có tính chất quyết định.

"Chonên, thí dụ, nếu bạn muốn không hút thuốc nữa, trướctiên bạn phải ý thức là hút thuốc có hại cho cơ thể.Bạn phải được dạy dỗ. Tôi nghĩ, chẳng hạn, sự thôngtin và giáo dục công chúng về hậu quả tai hại của hútthuốc để thay đổi hành động của con người, tôi nghĩrằng ngày nay một số người hút thuốc tại các nước PhươngTây ít hơn ở các nước cộng sản như Trung Hoa vì sự hiệulực của thông tin. Nhưng chỉ học không thôi chưa đủ. Bạnphải tăng cường ý thức đó cho đến khi tiến tới tin chắcvề những hậu quả tai hại của hút thuốc. Điều này củngcố sự quyết tâm thay đổi. Cuối cùng, bạn phải nỗ lựclập kiểu thói quen mới. Đấy là con đường mà thay đổivà sự biến đổi nội tâm xẩy ra trong mọi sự việc, bấtcứ vấn đề gì mà bạn đang cố hoàn thành.

"Giờđây, dù bạn đang tìm cách thay đổi hành vi nào, dù bạnđang hướng nỗ lực vào bất cứ mục tiêu đặc biệt nàohay hành động nào, bạn cần phải bắt đầu bằng cách pháttriển một sự sẵn sàng mạnh mẽ hay mong ước làm việcđó. Bạn cần phải có lòng nhiệt tình to lớn. Và ở đây,ý thức cấp bách là nhân tố chủ chốt. Ý thức cấp báchnày là một nhân tố mạnh mẽ giúp bạn vượt qua các khókhăn. Thí dụ, kiến thức về những hậu quả nghiêm trọngcủa bệnh AIDS đã tạo ra một ý thức cấp bách đã ngănchặn hoạt động tình dục của nhiều người. Tôi nghĩ rằng,thường khi bạn nhận được thông tin xác đáng, thì ý thứcvề tính chất nghiêm trọng và cam kết sẽ tới.

"Vìvậy ý thức cấp bách này có thể là một nhân tố quan trọngđem lại sự thay đổi. Nó sẽ cho chúng ta nguồn sinh lựcto lớn. Ví dụ trong một biến động chính trị, nếu có mộtý nghĩ tuyệt vọng, sẽ có có một ý thức cấp bách to lớn- đến nỗi người ta quên cả đói, và không có cảm gì mệtmỏi hay kiệtsức trong việc theo đuổi mục tiêu của họ.

"Ýnghĩa quan trọng của sự cấp bách không chỉ áp dụng đểvượt khó khăn ở mức độ cá nhân, mà cón còn ở mức độcộng đồng và toàn cầu. Khi tôi ở St Louis, tôi gặp ôngthống đốc. Tại đây, nạn lụt nặng nề mới xẩy ra. ôngthống đốc cho tôi biết khi lụt mới xẩy ra, ông rất quanngại về tính chất chủ nghĩa cá nhân của xã hội, có thểdân chúng không mấy góp phần hợp tác, họ có thể khôngcam kết dân thân vào nỗ lực phối hợp và cộng tác này.Nhưng khi việc khủng hoảng xẩy ra, ông hết sức sửng sốtbởi sự đáp ứng của dân chúng. Dân chúng hết sức hợptác và dân thân vào nỗ lực phối hợp ứng phó với nhữngvấn đề lụt khiến ông hết sức cảm kích. Cho nên theo tôi,điều này cho thấy muốn đạt được mục tiêu quan trọng,chúng ta cần một sự đánh giá cao ý thức cấp bách, giốngnhư trường hợp này, cơn nguy cấp bách đến nỗi dân chúngtự động tham gia các lực lượng và phản ứng nhanh lúc nguykịch Bất hạnh thay, "ông nói một cách buồn bã, "thườngthường chúng ta không có ý thức cấp bách đó".

Tôihết sức ngạc nhiên nghe thấy ông nhân mạnh sự quan trọngcủa ý thức cấp bách căn cứ vào ân tượng sâu sắc củangười Tây Phương. Về thái độ "Mặc kệ nó " của ngườiÁ Châu sinh ra bởi tin rằng có nhiều kiếp sống, nếu bâygiờ không xẩy ra, thì bao giờ cũng xẩy ra vào lần kế tiếp.

"Nhưngrồi câu hỏi làm sao Ngài có thể phát triển ý thức nhiệttình mạnh mẽ để thay đổi hoặc ý thức cấp bách trongđời sống hàng ngày? Có một con đường đặc biệt nào củaPhật Giáo giải quyết vấn đề không?" Tôi hỏi Ngài.

"Đốivói những người hành trì Phật Giáo, có nhiều kỹ thuậtđược dùng để tạo ra lòng nhiệt tình". Đức Đạt Lai LạtMa trả lời." Muốn sản sinh lòng tin và lòng nhiệt tình chúngta tìm thấy trong kinh điển Phật Giáo cuộc thảo luận vềtính quý báu của đời sống con người. Chúng ta nói về baonhiêu tiềm năng nằm trong phạm vi cơ thể, ý nghĩa của nónhư thế nào, những mục đích thiện mà nó có thể đượcsử dụng lợi ích và thuận lợi có hình dạng con người,vân vân... Và những cuộc thảo luận này là để thấm nhuầnlòng tin cậy và lòng can đảm và dem lại ý thức cam kếtsử dụng thân người của ta một cách tích cực.

"Rồi,muốn sản sinh ý thức cấp bách góp phần vào việc tu tậptinh thần, người hành trì phải nhớ đến vô thường, cáichết. Khi chúng ta nói đến vô thường trong phạm vi này làchúng ta đang nói bằng ngôn ngữ rất thông thường, khôngphải về khía cạnh huyền ảo của quan niệm vô thường.Nói một cách khác, chúng ta phải nhớ rằng một ngày nàođó, chúng ta sẽ không còn ở đây nữa. Loại hiểu biếtđó, sự nhận thức vô thường đó được khuyến khích, chonên khi nó đi đôi với sự đánh giá cao về tiềm năng tolớn của đời sống con người, nó sẽ cho ta ý thức vềsự cấp bách mà chúng ta phải sử dụng trong mọi giờ phút."".

"Suytưởng về vô thường và cái chết của chúng ta dường nhưlà một kỹ thuật mạnh" Tôi nhận xét, " giúp thúc đẩy ta,phát triển ý thức cấp bách đem lại những sự thay đổitích cực. Kỹ thuật này có thể sử dụng cho người khôngphải Phật Tử được không?

"Tôinghĩ rằng ta có thể nên cẩn thận trong việc áp dụng nhữngkỹ thuật khác nhau cho người không phải là Phật Tử." Ngàinói một cách suy tư." Có lẽ có thể áp dụng nhiều hơn trongsự tu tập Phật Giáo: "Rút Cuộc".. Ngài cười, " ta có thểsử dụng sự suy tưởng đúng là cho mục tiêu trái ngược-"Ồ, không cần gì bảo đảm là ngày mai tôi còn sống, chonên tốt hơn là tôi nên có nhiều điều vui hôm nay!"

"Ngàicó gợi ý gì cho người không phải là Phật Tử, cách pháttriển ý thức cấp bách?"

Ngàitrả lời, "Như tôi đã lưu ý, đó là chỗ có thông tin vàgiáo dục dồi dào. Thí dụ, trước khi tôi gặp một số chuyêngia hay các nhà chuyên môn, tôi không có ý thức gì về khủnghoảng môi sinh. Nhưng một khi tôi gặp họ rồi, và họ giảnggiải những vấn đề mà chúng ta đang đối mặt, thì tôinhận thức được tính nghiêm trọng của tình hình. Điềunày cũng có thể áp dụng cho những vấn đề khác mà chúngta phải đối đầu.

"Nhưngđôi khi, dù có tin tức, chúng ta vẫn không có nghị lực đểthay đổi. Làm sao ta có thể vượt qua được?" Tôi hỏi Ngài.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma ngưng một chút để suy nghĩ rồi nói, " Tôinghĩ ở đây chúng ta có nhiều loại khác nhau. Một loại cóthể phát sinh từ một số nhân tố sinh học, nhân tố nàycó thể gây ra tính lãnh đạm hay thiếu nghị lực. Khi nguyênnhân là tính lãnh đạm hay thiếu nghị lực do nhân tố sinhhọc, ta cần phải tác động vào lối sống của ta. Cho nên,nếu ta cố gắng ngủ cho đủ, ăn uống điều độ, khônguống rượu, vân vân.., những điều ấy làm cho đầu óc tasáng suốt hơn. Trong một số trường hợp, ta cũng cần đếnthuốc men hay những vật lý trị liệu nếu nguyên nhân làdo bệnh tật. Nhưng có một loại lãnh đạm hay lười biếngkhác - loại này phát sinh do nhược điểm của tâm..."

"Phải,chính là loại mà tôi đề cập tới"

"Muốnvượt qua loại lãnh đạm này, và tạo ra sự cam kết và lòngnhiệt tình là để khắc phục cách hành xử hay tâm trạngtiêu cực, tôi nghĩ phương pháp hiệu quả nhất, và có lẽgiải pháp duy nhất là luôn luôn ý thức những hậu quả pháhoại của hành xử tiêu cực. Ta cần phải luôn nhắc nhởmình về những hậu quả phá hoại ấy.

Nhữnglời nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma nghe có vẻ đúng, tôilà một thầy thuốc trị bệnh tâm thần, tôi ý thức sâuxa về số hành xử tiêu cực và cách suy nghĩ đã trở thànhcố hữu nặng như thế nào, khó khăn biết bao cho một sốngười để thay đổi. Giả sử là có những nhân tố có độnglực tâm lý dang hoạt động, tôi đã bỏ ra không biết baonhiêu thì giờ vào quan sát và phân tích kỹ lưỡng nhữngsự chống đối thay đổi của bệnh nhân. Đắn đo điềunày, tôi hỏi:

"Ngườita thường muốn có những sự thay đổi tích cực trong đờisống, tham gia và những hành động lành mạnh hơn, vân vân...Nhưng đôi khi hồ như đó chỉ là quán tính hay sự chốnglại... Làm sao Ngài có thể giải thích việc đó xẩy ra nhưthế nào? "Thật dễ dàng..." Ngài bắt đầu một cách tựnhiên.

"Dễdàng?"

"Chínhlà vì chúng ta hoàn toàn có thói quen hay làm việc theo mộtsố cách nào đó. Rồi chúng ta phần nào bị hư hỏng, chỉthích làm những điều mình muốn làm, những điều mình thườngvẫn làm."

"Nhưnglàm sao có thể vượt qua được những điều đó?

"Bằngcách dùng quá trình làm quen với hoàn cảnh thuận lợi củata. Do tính quen thuộc liên tiếp, nhất định chúng ta có thểlập được kiểu hành xử mới. Đấy là một thí dụ: TạiDharamsala tôi luôn luôn dậy và bắt đầu làm việc lúc 3:30sáng, mặc dù tại Arizona, tôi dậy vào lúc 4:30 sáng, tôi ngủthêm được một giờ", Ngài cười."Lúc đầu bạn cần phảicó chút cố gắng để tập cho quen, nhưng sau một vài tháng,nó trở thành thường lệ và bạn không cần phải nỗ lựcđặc biệt nữa. Cho nên dù bạn đi ngủ muộn, bạn có thểcó khuynh hướng muốn ngủ thêm ít phút nữa, nhưng bạn vẫndậy vào lúc 3:30 sáng mà không phải có một ý định gì đặcbiệt cả, và bạn có thể dậy và làm các công việc thườnglệ hàng ngày. Đó là do sức mạnh của thói quen.

"Chonên, bằng nỗ lực kiên định, chúng ta có thể khắc phụcđược bất cứ hoàn cảnh tiêu cực nào và làm những thayđổi tích cực trong đời sống chúng ta. Nhưng bạn vẫn cầnhiểu rằng sự thay đổi thật sự không thể xẩy ra trongmột đêm được. Bây giờ, thí dụ, trường hợp của chínhtôi, tôi cho rằng nếu tôi so sánh tâm trạng bình thườngcủa tôi ngày nay với 20 hay 30 năm trước đây chẳng hạn,rõràng là có một sự khác biệt lớn. Nhưng sự khác biệt này,xẩy ra bước một, tôi bắt đầu học Phật Giáo khoảng nămhay sáu tuổi, nhưng vào lúc đó tôi không quan tâm gì đếnlời Phật dạy, " Ngài cười, "Mặc dầu người ta gọi tôilà hiện thân cao nhất. Tôi cho rằng không phải cho đến nămtôi khoảng 16 tuổi, tôi mới thực sự có một số cảm giácnghiêm túc nào đó về Phật Giáo. Và tôi cố gắng bắt đầutu tập đứng đắn. Rồi qua nhiều năm, tôi bắt đầu pháttriển sự am hiểu sâu xa về những nguyên tắc Phật Giáo,về những cách tu tập, lúc mới đầu dường như khó có thểthực hành được và hầu như là trái tự nhiên, nhưng rồitrở nên rất tự nhiên và dễ hiểu. Điều này xẩy ra quasự làm quen dần dần. Đương nhiên, tiến trình này đã mấtdến hơn 40 năm.

"Chonên, bạn biết đây, trong thực tế, sự phát triển tinh thầncần có nhiều thì giờ. Nếu ai đó nói, "Ồ, qua nhiều nămkhó nhọc mọi việc đã thay đổi ", tôi nghiêm chỉnh đồngý. Có nhiều khó khăn thay đổi là đúng và lâu dài. Nếumột người nào đó nói 'õ chỉ trong một thời gian ngắn,hai năm chẳng hạn, đã có một sự thay đổi lớn lao' tôinghĩ rằng điều đó không thực tế."

Trongkhi con đường thay đổi của Đức Đạt Lai Lạt Ma là hợplý không cần phải bàn cãi, có một vấn đề dường nhưcần phải điều hòa:

"Ngàiđã nói đến sự cần thiết phải có một mức nhiệt tìnhvà quyết tâm cao độ để biến đổi tâm, để có nhữngthay đổi tích cực. Nhưng cùng lúc chúng ta thừa nhận sựthay đổi đích thực xẩy ra rất chậm và phải mất nhiềuthì giờ ". Tôi ghi nhận."Khi thay đổi xẩy ra rất chậm chạp,rất dễ trở nên chán nản. Có bao giờ Ngài cảm thấy chánnản bởi mức tiến bộ chậm chạp về sự tu tập tinh thầncủa Ngài hay chán nản ở những lãnh vực khác trong đờisống của Ngài."

Ngàinói: "Có chứ, chắc chắn có"

Tôihỏi: "Ngài xử trí với việc ấy ra sao?"

"Ởmột chừng mực nào đó trong việc tu tập tinh thần của tôinếu tôi gặp một số trở ngại hay khó khăn, tôi thấy nórất hữu dụng để lùi lại và có một quan điểm lâu dàichứ không phải một quan điểm ngắn hạn. Về mặt này, tôithấy nghĩ về một bài kệ đặc biệt cho tôi lòng can đảmvà giúp tôi giữ vững quyết tâm. Cấu kệ ấy như sau:

Chừngnào còn có chỗ tồn tại
Chừngnào còn chúng sanh
Xincho tôi được sống
Đểxua tan nỗi khổ trên thế gian này.

"Tuynhiên, trong chừng mực liên quan đến cuộc tranh đấu cho tựdo của Tây Tạng, nếu tôi sử dụng niềm tin này, những vầnthơ ấy- phải sẵn sàng chờ đợi "hết vạn kỷ này đếnvạn kỷ khác ...chừng nào còn có chỗ tồn tại " và vânvân... thì tôi nghĩ rằng tôi sẽ là kẻ dại dột. Ở đâyta cần phải dồn hết tâm trí tức khắc và tích cực hơn.Đương nhiên, trong tình trạng này, sự tranh đấu cho tự do,khi tôi nghĩ về nỗ lực 14 và 15 năm thương lượng mà khôngkết quả, khi tôi nghĩ đến 15 năm thất bại, tôi nhiễm mộtcảm giác nôn nóng hay nản lòng. Nhưng cảm nghĩ nản lòngnày không làm tôi mất can đảm đến mức mất không hy vọng".

Nhânmạnh vấn đề thêm một chút nữa tôi hỏi Ngài, "Nhưng đúngra là cái gì ngăn cản Ngài không mất hy vọng?

"Dùtrong tình trạng của Tây Tạng, tôi nghĩ rằng quan sát tìnhhình từ một triển vọng rộng hơn, nhất định sẽ có ích.Cho nên, chẳng hạn tôi nhìn tình hình bên trong Tây Tạng từmột tiển vọng hẹp chỉ tập trung vào điều đó, rồi thìtình hình có vẻ hầu như vô vọng. Tuy nhiên khi nhìn từ mộttriển vọng rộng hơn, nhìn từ triển vọng thế giới, thìtôi thấy tình hình quốc tế trong đó toàn bộ hệ thốngcộng sản và độc tài đang sụp đổ, ngay cả Trung Hoa cũngcó phong trào dân chủ và tinh thần của người Tây Tạng vẫncòn cao. Cho nên tôi không bỏ cuộc".

Căncứ vào kiến thức rộng và sự rèn luyện về triết lý vàthiền định Phật Giáo, quả là thú vị thấy Đức Đat LaiLạt Ma nhận biết học tập và giáo dục là bước thứ nhấtmang đến sự biến đổi bên trong chứ không phải là sựtu tập tinh thần huyền bí. hay tiên nghiệm. Mặc dù giáo dụcđược thừa nhận chung là quan trọng trong việc học tậpnhững kỹ năng mới hay để bảo đảm công việc nhưng vaitrò của giáo dục là một nhân tố chủ yếu để giành hạnhphúc đã không được mọi người chú ý tới. Tuy nhiên cácnghiên cứu ngay cả giáo dục lý thuyết thuần túy cũng trựctiếp liên kết tới cuộc sống hạnh phúc. Nhiều cuộc khảosát đã tìm thấy kết luận là mức giáo dục càng cao đãcó mối tương quan tích cực với sức khỏe càng tốt và sốngcàng thọ, và thậm chí còn bảo vệ cá nhân khỏi suy nhược.Trong cố gắng xác định lý do vì sao tác động của giáodục có nhiều lợi ích, các khoa học gia đã lý luận là nhữngcá nhân có giáo dục tốt hơn nhận thức được nhiều hơnvề những yếu tố rủi ro xho sức khỏe, có nhiều khả nănghơn trong việc chọn lựa lới sống lành mạnh hơn, cảm nhậnđược quyền hạn được trao và tự trọng hơn, có kỹ nănggiải quyết vấn đề tốt hơn, và có những chiến lượcđối phó hiệu nghiệm hơn - tất cả những nhân tố có thểgóp phần cho đời sống hạnh phúc và lành mạnh hơn. Cho nên,nếu chỉ giáo dục lý thuyết đơn thuần liên hệ đến đờisống hạnh phúc hơn, thì sự học tập và giáo dục mà ĐứcĐạt lai Lạt Ma nói mạnh đến như thế nào - giáo dục đặcbiệt tập trung vào sự hiểu biết và thi hành toàn bộ cácnhân tố dẫn đến một hạnh phúc trường cửu?

Bướckế tiếp trong con đường thay đổi của Đức Đạt Lai LạtMa đòi hỏi phải tạo ra 'quyết tâm và lòng nhiệt tình'.Bước này cũng được khoa học hiện đại Tây phương chấpnhận là một nhân tố quan trọng trong việc đạt mục tiêucủa mình. Trong một cuộc nghiên cứu, chẳng hạn, nhà tâmlý học giáo dục Benjamin Bloom đã khảo sát đời sống củamột số người Hoa Kỳ thành đạt như nghệ sĩ, lực sĩ,và khoa học gia. ông khám phá ra nỗ lực và quyết tâm chứkhông phải tài năng thiên phú dẫn đến thành công trong lãnhvực của mình. Vì trong bất cứ lãnh vực nào khác, ta cóthể cho rằng nguyên tắc này được áp dụng đồng đềuvào nghệ thuật tạo hạnh phúc.

Nhữngnhà khoa học nghiên cứu cách cư xử của con người đã nghiêncứu sâu rộng cơ cấu đề xướng, duy trì và hướng dẫnnhững hoạt động của chúng ta liên quan đến lãnh vực nàylà việc nghiên cứu "động cơ thúc đẩy của con người".Những nhà tâm lý học nhận dạng ra ba loại động cơ chính.Loại thứ nhất, động cơ chính yếu, là nỗ lực căn cứvào nhu cầu sinh học phải được đáp ứng để tồn tại.Thí dụ loại này gồm có nhu cầu về thực phẩm, nước vàkhông khí. Một loại động cơ khác đòi hỏi con người cầnphải có sự kích thích và thông tin. Những nhà điều tra nghiêncứu giả thuyết rằng đó là nhu cầu bẩm sinh, bắt buộcđể trưởng thành, phát triển và hoạt động hệ thống thầnkinh. Loại cuối cùng, gọi là động thứ yếu, là những độngcơ căn cứ vào những nhu cầu đòi hỏi có học vân và nhữngnỗ lực. Những động cơ thứ yếu này liên quan đến nhucầu cần phải thành công, có quyền lực, địa vị và thànhtích. Ở mức động cơ thúc đẩy này, hành vi và nỗ lựccủa ta có thể bị ảnh hưởng bởi những thế lực xã hộivà được định hướng do học tập. Chính trong giai đoạnnày, những lý thuyết về tâm lý học hiện đại trùng hợpvới quan niệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về "quyết tâm vàlòng nhiệt thành". Tuy nhiên trong hệ thống của Đức ĐạtLai Lạt Ma, tạo ra được nỗ lực và quyết tâm không chỉsử dụng để tìm cầu thành công vật chất mà còn để pháttriển khi ta đạt được sự hiểu biết rõ ràng hơn về cácnhân tố dẫn đến chân hạnh phúc và được sử dụng vàocác mục tiêu cao hơn như lòng tốt, từ bi, và mở mang tinhthần.

"TinhTân" là nhân tố cuối cùng mang đến về sự thay đổi. ĐứcĐạt Lai Lạt Ma nhận dạng tinh tân là một nhân tố cầnthiết để thiết lập điều kiện mới. Thay đổi lối ứngxủ và tư tưởng tiêu cực nhờ điều kiện mới là ý tưởngkhông những được đồng quan điểm với tâm lý gia Tây Phương,mà thực ra còn là nền tảng củapháp điều trị cách ứngxử hiện đại. Loại điều trị này dựa vào lý thuyết cănbản là phần lớn con người biết tình trạng của họ (cátính, lề thói...), và bằng cách đưa ra chiến lược tạocác điều kiện mới, phép điều trị cách ứng xử chứngtỏ rất hữu hiệu với hàng loạt vấn đề.

Trongkhi khoa học mới khám phá ra rằng khuynh hướng của 'gen' rõràng là đóng một vai trò trong cách phản ứng đặc thù trướcviệc đời của một cá nhân, hầu hết các nhà khoa học xãhội và các nhà tâm lý học cảm thấy rằng phần lớn cáchứng xử, suy nghĩ và cảm nhận của con người là do họctập và điều kiện hoàn cảnh, ấy là do sự dạy dỗ vàảnh hưởng của văn hóa và xã hội chung quanh chúng ta. Vàvì người ta tin rằng cách ứng xử phần lớn được thiếtlập bởi điều kiện tùy thuộc, được củng cố và khuếchđại bởi "thói quen" đưa đến khả năng như Đức Đạt LaiLạt Ma khẳng định, phá bỏ các điều kiện có hại hay tiêucực và thay thế chúng bằng điều kiện có ích, nâng cao đờisống.

Tinhtân bền bỉ thay đổi cách ứng xử bên ngoài không nhữnggiúp ích cho việc khắc phục những thói xấu mà còn có thểthay đổi thái độ và cảm nghĩ cơ bản. Những cuộc thửnghiệm cho thấy không những thái độ và đặc diểm tâm lýcủa chúng ta quyết định cách ứng xử, một khái niệm thườngđược chấp nhận, mà cách ứng xử của chúng ta cũng cóthể thay đổi thái độ của chúng ta. Những nhà nghiên cứuthấy cả đến một cái cau mày, hay nụ cười giả tạo cũngcó khuynh hướng gây nên những cảm xúc giận dữ hay hạnhphúc, điều này có ý là "trải qua những cảm xúc", và làmđi làm lại trong cách ứng xử tích cực cưối cùng sẽ manglại sự thay đổi thật sự ở bên trong. Điều này có thểcó những hàm ý quan trọng trong cách xấy dựng một cuộcsống hạnh phúc hơn của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nếu chúngta bắt đầu bằng một hành động đơn giản giúp đỡ thườngxuyên người khác chẳng hạn, dù chúng ta không cảm thấyđặc biệt tử tế hay quan tâm, chúng ta có thể nhận ra biếnđổi bên trong đang xẩy ra, khichúng ta dần dà phát triểntừ bi đích thực.

MONGƯỚC THỰC TẾ

Đểdem lại sự biến đổi và thay đổi đích thực bên trong,Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân mạnh đến tầm quan trọng củasự tinh tân bền bỉ. Đó là một tiến trình diễn tiến từngbước một. Điều này trái ngược hẳn lại với sự nẩynở của các "kỹ thuật và phép chữa trị tự lực sửa sangnhanh' trở nên quá đại chúng trong văn hóa Tây Phương trongnhững thập niên gần đây... những kỹ thuật từ "xác nhậntích cực" đến "khám phá đứa con bên trong của bạn".

Phươngpháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho thấy sự phát triển vàtrưởng thành chậm. Ngài tin tưởng vào sức mạnh to lớncủa tâm thấm chí đến mức vô hạn - nhưng đó là tâm đãđược huân luyện có hệ thống, được nhắm đúng hướngvà tập trung, tâm được tôi luyện bằng nhiều năm kinh nghiệmvà biết suy luận. Phải mất nhiều thời gian lâu mới làmcho cách ứng xử và thói quen của tâm góp phần vào nhữngvấn đề của chúng ta. Cũng phải mất nhiều thời gian tươngđương để thiết lập những thói quen mới đem lại hạnhphúc. Không có gì ngoài các thành tố thiết yếu này: quyếttâm, tinh tân và thời gian. Đấy là những bí quyết thựcsự của hạnh phúc.

Khiđã dân thân trên con đường thay đổi, điều quan trọng làđề ra những mong ước hợp lý. Nếu những mong ước quácao tự chúng ta sẽ thất vọng. Nếu mong ước quá thấp, tadễ dàng chấp nhận giới hạn của chúng ta và không sẵnsàng vươn tới tiềm năng thực sự của chúng ta.Sau cuộcđàm luận về tiến trình thay đổi, Đức Đạt Lai Lạt Magiải thích:

"Khôngbao giờ bạn nên bỏ qua tầm quan trọng phải có một tháiđộ thực tế - phải nhậy cảm và tôn trong tình hình thựctế cụ thể của bạn trong khi bạn trên con đường tiếntới mục tiêu tối hậu. Công nhận những khó khăn cố hữutrên con đường của bạn, và sự thật nó đòi hỏi phảimất thì giờ và tinh tân bền bỉ. Quan trọng là phải nhớphân biệt tâm giữa lý tưởng và tiêu chuẩn để đánh giásự tiến bộ của bạn. Chẳng hạn là một Phật Tử, bạnđặt lý tưởng rất cao : giác ngộ viên mãn là mong ướctối hậu của bạn.Tin rằng giác ngộ viên mãn là thành tựulý tưởng không phải là một cực đoan. Nhưng mong ước đạtđược nhanh chóng, ngay tại chỗ trở thành cực đoan. Dùngđiều đó làm tiêu chuẩn cho lý tưởng bạn trở nên chánnản và hoàn toàn mất hy vọng khi không nhanh chóng đạt đượcgiác ngộ. Cho nên bạn cần các phương pháp thực tế. Mặtkhác nếu bạn nói, "Tôi sẽ tập trung ngay bây giờ, đó làđiều thiết thực, và tôi không cần quan tâm đến tươnglai hay cuối cùng đạt được chủ yếu Phật Quả" thì đólại là một cực đoan khác. Cho nên chúng ta cần tìm ra cáchgiải quyết ở khoảng giữa. Chúng ta cần tìm ra thế quânbình. "Xử lý vấn đề mong ước thực ra là một vấn đềphức tạp. Nếu bạn có những mong muốn thái quá mà khôngcó nền móng chính đáng, thì nó thường dẫn đến có vấnđề Mặt khác, không có mong ước và hy vọng, không có khaokhát thì không có tiến bộ. Một số hy vọng rất cần thiết.Cho nên tìm thế quân bình thích đáng không phải là dễ dàng.Ta phải suy xét tình hình ngay tại chỗ".

Tôivẫn còn có những sự nghi ngờ dai dẳng mặc dù dứt khoátchúng ta có thể sửa chữa một số lối ứng xử và tháiđộ tiêu cực nếu đủ thời gian và tinh tân, thực ra cóthể loại bỏ được những xúc cảm tiêu cực tới mức độnào? Nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi bắt đầu: "Chúngta có nói đến đến smột thực tế là hạnh phúc cơ bảntùy thuộc vào việc loại bỏ cách ứng xử và tình trạngtinh thần tiêu cực - như giận dữ, sân hận, tham lam và vânvân..."

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma gật đầu.

"Nhưngnhững loại cảm xúc ấy dường như là một phần tự nhiênthuộc bản chất tâm lý. Tất cả con người đều kinh quanhững cảm xúc xấu ấy ở mức độ này hay mức độ khác.Và nếu điều đó là đúng, phải chăng ghét bỏ, phủ nhận,và chiến đấu với một phần của chính mình là hữu ý?Tôi muốn nói dường như không thực tế, thậm chí trái tựnhiên nếu cố gắng loại bỏ hẳn cái gì đó mà nó là mộtphần không thể thiếu trong bản chất tự nhiên của chúngta? Lắc đầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời "Đúng, mộtsố người cho là giận dữ, sân hận và những cảm xúc tiêucực khác là một phần tự nhiên trong tâm chúng ta. Họ cảmthấy vì chúng là một phần tự nhiên của bản chất chúngta, không có cách chi có thể thay đổi những trạng thái tinhthần này. Nhưng điều đó sai. Thí dụ, tất cả chúng ta sinhra trong một tình trạng vô minh (không biết gì). Trong nghĩaấy, vô minh cũng hoàn toàn tự nhiên. Dù sao, khi chúng ta còntrẻ, chúng ta hầu như không biết gì. Nhưng khi chúng ta lớnlên, ngày lại ngày, qua giáo dục và học tập chúng ta cóthể giành được kiến thức và xua tan vô minh. Tuy nhiên nếuchúng ta sao lãng với chính mình trong tình trạng vô minh khôngcó ý thức mở mang sự học hỏi, chúng ta sẽ không thể xuatan vô minh. Cho nên, nếu chúng ta bỏ quên mình trong "trạngthái tự nhiên" mà không nỗ lực xua tan vô minh, thì các nhântố đối kháng hay tác động của giáo dục và học tập khôngtự nhiên mà đến. Và cũng giống như vậy, nhờ rèn luyệnthích đáng, chúng ta dần dần có thể giảm những cảm xúctiêu cực và tăng thêm trạng thái tâm tích cực như tình thươngtừ bi và khoan dung"

"Nhưngnếu những điều này lại là một phần của tâm trí chúngta, rút cục làm sao ta có thể thành công trong việc chiếnđấu chống lại cái gì đó là một phần của chính chúngta?"

"Đểcân nhắc cách chống lại cảm xúc tiêu cực, rất cần biếttâm con người hành hoạt ra sao", Đức Đạt Lai Lạt Ma trảlời." Bây giờ, tâm con người đương nhiên rất phức tạp.Nhưng nó cũng rất tài tình. Nó có thể tìm ra nhiều cáchgiải quyết nhiều tình trạng và hoàn cảnh. Đối với mộtvấn đề tâm có khả năng tiếp nhận những cách nhìn khácnhau, qua đó nó có thể suy nghĩ về những vấn đề khác nhau.

"Trongphạm vi tu tập Phật Giáo, khả năng tiếp nhận những cáchnhìn khác nhau được dùng trong một số cách thiền tập trongđó bằng tinh thần bạn phân lập chính mình thành những khíacạnh khác nhau rồi tham gia đối thoại với nhau. Chẳng hạn,trong một buổi thiền tập để nâng cao tính vị tha, qua đóbạn tham gia cuộc đối thoại giữa "thái độ tự cho mìnhlà trung tâm của bạn", cái tôi là hiện thân của tính tựcho mình là trung tâm với chính bạn là người tu tập tinhthần. Hồ như có một quan hệ đối thoại. Ở đây cũng nhưvậy, mặc dù những nét tiêu cực như sân hận và giận dữlà một phần của tâm bạn, nhưng bạn có thể dùng sự cốgắng trong đó bạn lấy giận dữ và sân hận làm đối tượngvà bạn chiến đấu với nó.

"Thêmvào, từ kinh nghiệm hàng ngày, bạn thường thấy mình trongtình trạng tự trách mình hay tự phê bình mình. Bạn nói,"ôi ngày ấy, ngày đó, tôi đã tự hạ mình. Rồi bạn tựphê bình bạn. Hay, bạn trách cứ mình đã làm điều sai hayđã không làm điều đó, và bạn cảm thấy giận mình. Chonên ở đây cũng vậy, hồ như bạn tham gia vào vào cuộc đốithoại với chính bạn. Trong thực tế không có hai cái tôiriêng biệt, đó chỉ là sự tiệm tiến duy nhất của cùngmột cá nhân. Dẫu vậy phê bình mình, cảm thấy giận dữvới chính mình là khôn ngoan. Đó là điều bạn biết rõ từkinh nghiệm riêng của bạn.

"Chonên mặc dù trong thực tế chỉ có một sự tiệm tiến cánhân mà thôi, nhưng bạn có thể tiếp nhận hai cách nhìn khácnhau. Điều gì xẩy ra khi bạn tự phê bình? Cái tôi đang phêbình được tiến hành từ một cách nhìn của chính bạn làmột tổng thể toàn bộ bản thân của bạn, và cái tôi đangbị bị phê bình là một cái tôi từ một cách nhìn của mộtkinh nghiệm đặc biệt hay của một biến cố đặc biệt.Cho nên bạn có thể nhìn thấy mối quan hệ của cái tôi -với-cái-tôinày.

Đểnói rõ thêm về điểm này, có thể là rất hữu ích nếusuynghĩ vế các khía cạnh thuộc cá tính của một người. Hãylấy thí dụ một nhà sư Tây Tạng. Người đó có thể cóý thức về cá tính riêng từ cách nhìn của bản thân làmột nhà sư, chính mình là một nhà sư'. Và rồi người đócũng có thể có mức độ cá tính riêng không quan tâm nhiềuđến tình trạng là một nhà tu hành mà là nguồn gốc sắctộc, như một người Tây Tạng. cho nên người ấy có thểnói "Tôi là một người Tây Tạng". Rồi ở một mức độkhác, người ấy có thể có một cá tính khác trong đó tìnhtrạng tu hành và sắc tộc không đóng bất cứ vai trò quantrọng gì. Người ấy có thể nghĩ, "Tôi là một con người".Cho nên bạn có thể thấy những cách nhìn khác nhau trong cátính riêng của mỗi người. "Những gì điều này cho thấylà khi chúng ta hiểu về một cái gì đó bằng khái niệm,chúng ta có thể có khả năng nhìn vào một hiện tượng từnhiều góc độ khác nhau. Và khả năng nhìn sự việc từ nhiềugóc độ khác nhau hoàn toàn là lựa chọn, chúng ta có thểnhắm vào một góc độ đặc biệt nào đó, vào một khíacạnh đặc biệt nào đó của hiện tượng đó và áp dụngmột cách nhìn đặc biệt nào đó. Khả năng này hết sứclà quan trọng khi ta tìm cách nhận biết và loại bỏ mộtsố khía cạnh tiêu cực của chính mình và nâng cao nhữngnét tích cực. Vì khả năng áp dụng cách nhìn khác, chúngta có thể tách mình ra làm nhiều phần rồi tìm cách loạibỏ và chiến đấu với chúng.

"Bâygiờ, để xem xét thêm đề tài này, một câu hỏi rất quantrọng phát sinh: Mặc dù chúng ta có thể tham gia vào việcchiến đấu chống lại giận dữ, sân hận và những trạngthái tiêu cực khác của tâm, nhưng cái gì bảo đảm hay chắcchắn chúng ta có thể giành chiến thắng?

"Khinói về những trạng thái tiêu cực của tâm, phải nhân mạnhrằng tôi đề cập đến điều mà chúng tôi gọi là Nyon Mongtrong tiếng Tây Tạng hay Kesha trong tiếng Phạn. Từ này cónghĩa đen là 'đau đớn ở bên trong'."Đó là một từ dài,cho nên nó thường được dịch là 'ảo tưởng'. Chính từnguyên học của tiếng Tây Tạng, chữ Nyong Mong cho bạn hiểuý nghĩa, đó là một sự cố xúc cảm và nhận thức bấtthần làm bạn khổ tâm, phá hoại sự thanh thản, đầu óccủa bạn, gây xáo trộn trong tâm trí bạn khi nó phát sinh.Nếu bạn chú ý thật kỹ, rất dễ nhận ra bản chất gâykhổ sở của những "ảo tưởng" ấy chỉ vì chúng có khuynhhướng phá hoại sự an tĩnh và sự nhanh trí. Nhưng để xemchúng ta có thể khắc phục được chúng không thì khó hơnnhiều. Đó là câu hỏi trực tiếp liên quan đến toàn bộkhái niệm về sự nhận thức đầy dủ tiềm năng của tinhthần chúng ta có thể đạt được hay không. Và đó là mộtcâu hỏi rất nghiêm túc và khó.

"Chonên, cớ gì chúng ta phải chấp nhận rằng những xúc cảmkhổ sở và sự cố nhận thức hay 'ảo tưởng' cuối cùngsẽ bị bật gốc hay bị loại bỏ khỏi tâm chúng ta. Trongtư tưởng Phật Giáo có ba tiền đề hay căn cứ mà chúngtôi tin tưởng rằng điều đó có thể xẩy ra.

"Tiềnđề thứ nhất là tất cả những trạng thái tâm bị "đánhlừa", tất cả những tư tưởng và cảm xúc khổ sở, thựcchất là bị bóp méo, trong đó chúng bám chắc vào nhận thứcsai về hoàn cảnh thực tế. Dù mạnh đến đấu, thì trongcảm xúc tiêu cực ấy không có nền móng vững chắc. Chúngdựa vào vô minh. Mặt khác, mọi xúc cảm hay những trạngthái tâm tích cực như tình thương, từ bi, tuệ giác, vânvân... có nền móng vững chắc. Khi tâm trải qua những trạngthái tích cực này, không còn có sự bóp méo. Hơn nữa, nhữngnhân tố tích cực này có căn cứ trên thực tế. Chúng cóthể được kiểm chứng bằng kinh nghiệm của chính chúngta. Hồ như có rèn luyện căn bản và bén rễ trong lý trívà hiểu biết điều này không đúng với những xúc cảm khổsở như giận dữ và sân hận. Thêm vào đó tất cả nhữngtrạng thái tích cực của tâm có đặc tính nâng cao khả năngcủa chúng và tăng thêm tiềm năng của chúng đến mức vôhạn, nếu bạn tu tập chúng đều đặn qua rèn luyện và làmquen không ngừng..."

Tôingắt lời Ngài, "Ngài có thể giải thích một chút nữa vềđiều mà Ngài muốn nói qua trạng thái tâm tích cực có một'cơ sở vững chắc và trạng thái tâm tiêu cực ckhông cócơ sở vững chắc?

Ngàiminh định, "Thí dụ, từ bi là một cảm xúc tích cực. Đểphát tâm từ bi, bạn bắt đầu bằng cách công nhận bạnkhông muốn khổ đau và bạn có quyền có hạnh phúc. Điềunày có thể kiểm chứng hay được công nhận có giá trịbằng kinh nghiệm của chính bạn. Rồi bạn công nhận rằngnhững người khác, cũng giống mình, cũng không muốn khổđau và họ cũng có quyền có hạnh phúc. Điều này trở thànhcơ sở để bạn bắt đầu phát tâm từ bi.

"Vềcơ bản, có hai loại cảm xúc và trạng thái tâm: tích cựcvà tiêu cực. Một cách phân loại những cảm xúc ấy là,bằng hiểu biết thì những cảm xúc tích cực là những cảmxúc có thể chứng minh, và những cảm xúc tiêu cực thì khôngthể chứng minh được. Chẳng hạn, ở phần trên chúng tacó thảo luận về đề tài tham dục, làm sao có thể có thamdục tích cực hay tham dục tiêu cực. Tham dục vì nhu cầucăn bản là một loại tham dục tích cực. Nó có thể chứngminh được. Dựa vào thực tế là tất cả chúng ta đều sốngvà có quyền sinh tồn Và muốn tồn tại, có một số thứchúng ta cần đến, một số nhu cầu cần phải có. Vậy loạitham dục này có nền móng vững chắc. Và như chúng ta đãthảo luận, có những loại tham dục tiêu cực như dục vọngvà tham lam quá đáng. Những loại tham dục này không dựa vàonhững lý do có căn cứ, và thường gây rắc rối và làm phứctạp cho đời sống. Những loại tham dục này đơn giản làdựa vào cảm nghĩ bất mãn, muốn nhiều, cả đến nhữngthứ không thực sự cần thiết. Những loại tham dục nàykhông có lý do vững chắc ủng hộ chúng. Cho nên, trên phươngdiện này, chúng ta có thể nói những xúc cảm tích cực cómột nền móng vững vàng có giá trị, và những xúc cảm tiêucực không có nền móng có giá trị này".

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma tiếp tục cuộc khảo sát tâm con người,mổ xẻ cách hoạt động của tâm trí bằng sự xem xét tỉmỉ như nhà thực vật học sử dụng trong việc xếp loạicác loài hoa hiếm.

"Bâygiờ điều này mang chúng ta tới tiền đề thứ hai dựa vàolời khẳng định rằng những cảm xúc tiêu cực có thể trừtận gốc và loại bỏ. Tiền đề này căn cứ trên thực tếlà các trạng thái tâm tích cực có thể thực hiện vai trònhư thuốc giải độc cho những khuynh hướng tiêu cực vàtrạng thái ảo tưởng của tâm. Cho nên tiền đề thứ hailà khi bạn nâng cao khả năng của những nhân tố giải độc,sức mạnh của nó càng lớn thì bạn càng có thể giảm thiểusức mạnh của các đau đớn tinh thần và cảm xúc, bạn càngcó thể giảm thiểu ảnh hưởng và hiệu qủa của nhữngvấn đề đó.

Khinói về việc loại bỏ trạng thái tiêu cực của tâm, cómột điểm phải nhớ. Trong phạm vi tu tập Phật Giáo, sựtrau dồi một số các đức tính tích cực tinh thần đặctrưng như nhẫn nại, khoan dung, tử tế, vân vân... có thểthực hiện vai trò chất giải độc đặc biệt cho những trạngthái tiêu cực của tâm như giận dữ, sân hận, và luyếnái. Dùng chất giải độc như tình thương và từ bi có thểgiảm thiểu đáng kể mức độ hay ảnh hưởng của nhữngđau đớn tinh thần và cảm xúc, nhưng vì người ta tìm cáchchỉ loại bỏ một số cảm xúc đau đớn riêng hay cá nhân,vềmột ý nghĩa nào đó, chúng có thể chỉ được coi là biệnpháp cục bộ. Về cơ bản những xúc cảm khổ sở này nhưluyến ái và sân hận, bắt rễ nơi vô minh - quan niệm sailầm về bản chất thực sự của thực tế. Cho nên, dườngnhư có một sự nhất trí trong tất cả các truyền thốngPhật Giáo là muốn khắc phục hoàn toàn những khuynh hướngtiêu cực này, ta phải dùng thuốc giải độc cho vô minh -"nhân tố Trí Tuệ". Điều này không thể thiếu được "Nhântố Trí Tuệ" đòi hỏi phải có hiêu biết thấu đáo vềbản chất thực sự của thực tế. "Vậy, trong phạm vi truyềnthống Phật Giáo, chúng ta không những có thuốc giải độcđặc biệt cho trạng thái đặc biệt của tâm, thí dụ, nhẫnnại, khoan dung thực hiện vai trò thuốc giải độc đặc biệtcho giận dữ và sân hận, mà chúng ta còn có thuốc giải độcchung - thấu hiểu bản chất cơ bản của thực tế- nó thựchiện vai trò giải độc cho tất cả những trạng thái tiêucực của tâm. Nó cũng giống như loại bỏ một cấy có chấtđộc: bạn có thể loại bỏ những hậu quả có hại bằngcách chặt những cành cấy chính và lá cấy, hay bạn có thểloại bỏ toàn bộ cái cấy bằng cách tìm rễ nó và bậtrễ đi.

Kếtluận cuộc thảo luận về khả năng loại bỏ trạng tháitinh thần tiêu cực, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích, "Tiềnđề thứ ba nói về bản chất cốt lõi của tâm là thuầnkhiết. Nó căn cứ vào niềm tin là ý thức căn bản tiềmẩn tinh tế không bị ô nhiễm bởi những xúc cảm tiêu cực.Bản chất của nó là thuần khiết, một trạng thái đượccoi là "Sáng Tỏ". Bản chất căn bản này của tâm cũng đượcgọi là Phật Tính. Cho nên, vì những xúc cảm tiêu cực khôngphải là một phần nội tại trong Phật Tính, ta có khả năngloại bỏ chúng và thanh tịnh tâm.

"Vìvậy dựa vào ba cái tiền đề này Phật Giáo chấp nhận nhữngđau đớn tinh thần và cảm xúc cuối cùng có thể loại bỏđược nhờ chủ tâm trau dồi các sức mạnh giải độc nhưtình thương, từ bi, khoan dung, và vị tha, và nhờ những sựtu tập khác như thiền định."

Kháiniệm bản chất tiềm ẩn của tâm là thanh tịnh và chúngta có khả năng loại bỏ hoàn toàn những kiểu suy nghĩ tiêucực là một đề tài mà tôi đã được nghe Đức Đạt LaiLạt Ma nói trước đây. Ngài đã so sánh tâm như một ly nướcđục ngầu, trạng thái tinh thần đau đớn giống như nhữngchất "dơ bẩn" hay bùn có thể loại bỏ để thấy bản chấtthanh tịnh cơ bản của nước. Điều này có vẻ trừu tượngmột chút, để đi vào sự quan tâm thực tiễn nhiều, tôingắt lời.

"Xinnói như thế này người ta chấp nhận khả năng loại bỏxúc cảm tiêu cực của mình, thậm chí bắt đầu từng bướctiến theo hướng ấy. Tuy nhiên từ những cuộc thảo luậncủa chúng ta, tôi cảm thấy phải có một nỗ lực ghê gớmđể loại bỏ mặt tối - nghiên cứu thật nhiều, suy tư,áp dụng không ngừng những nhân tố giải độc, tu tập thiềnđịnh mạnh mẽ, và vân vân... Việc đó có thể thích hợpcho một nhà sư hay cho một người có thể dành nhiều thìgiờ và chú tâm vào việc tu tập. Nhưng một người bình thườngthì sao, có gia đình và vân vân..., người đó có thể khôngcó thì giờ hay cơ hội để thực hành những kỹ thuật nàymạnh? Với những người ấy phải chăng thích hợp hơn làchỉ cố gắng kiểm soát nhũng xúc cảm khổ sở của họ,học cách chấp nhận chúng, và giải quyết chúng đúng cách,hơn là loại bỏ chúng hoàn toàn? Cũng giống như các bệnhnhân có bệnh tiểu đường. Họ có thể không có cách chữakhỏi bệnh, nhưng giữ gìn việc ăn uống, uống insulin vânvân... họ có thể kiểm soát được bệnh và ngăn chặn triệuchứng và dị chứng tiêu cực của bệnh này."

"Phải,đúng là như vậy" Ngài vui vẻ trả lời."Tôi đồng ý vớibạn. Dù người ta thực hiện biện pháp nào, nhỏ đến đâuchăng nữa để học cách giảm thiểu ảnh hưởng của cảmxúc tiêu cực thì điều đó rất hữu ích. Nó nhất địnhgíúp cho ta có đời sống hạnh phúc hơn và thỏa mãn hơn.Tuy nhiên, người cư sĩ có thể đạt được mức độ nhậnthức tinh thần cao- một số người có công ăn việc làm,có gia đình, có quan hệ tình dục với người hôn phối, vânvân... Và không chỉ như thế, nhưng còn có những người khôngbắt đầu rèn tập nghiêm túc cho đến cuối cuộc đời, khihọ vào khoảng 40, 50, hay có khi 80, mới có thể trở nên tinhthông"

Tôihỏi Ngài: "Có bao giờ đích thân Ngài gặp những người màNgài cảm thấy họ đã đạt được trạng thái tinh thầncao này không?

"Tôinghĩ rằng rất khó, rất khó để phán xét. Tôi nghĩ rằngnhững người tu tập thành thật không bao giờ khoe ra nhữngthứ ấy". Ngài cười.

Nhiềungười phương Tây tìm đến niềm tin tôn giáo làm nguồn củahạnh phúc, nhưng đường lối giải quyết căn bản của ĐứcĐạt Lai Lạt Ma khác hẳn những tôn giáo Tây Phương trongđó phụ nhiều hơn vào cách lập luận và huân luyện tâmhơn là vào đức tin. Trong một số khía cạnh, lối giải quyếtcủa Đức Đạt Lai Lạt Ma giống khoa học tâm trí, một hệthống mà mà ta có thể áp dụng rất giống cách người tasử dụng trong tâm lý liệu pháp. Nhưng những gì mà ĐứcĐạt Lai Lạt Ma đưa ra còn đi xa hơn nữa. Trong khi chúng tađã quen với khái niệm dùng kỹ thuật điều trị tâm lýnhư cách chữa trị cách hành vi để nhắm vào các thói xấuđặc biệt - hút thuốc, uống rượu, nổi nóng - chúng ta khôngquen trau dồi những thuộc tính tích cực- như tình thương,từ bi, nhẫn nại, rộng lượng làm vũ khí chống lại nhữngcảm xúc và trạng thái tinh thần tiêu cực. Phương pháp giànhhạnh phúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma căn cứ vào một kháiniệm cách mạng: trạng thái tinh thần tiêu cực không phảilà một phần nội tại của tâm, chúng là những trở ngạinhất thời che lấp sự biểu lộ trạng thái vui sướng vàhạnh phúc tiềm ẩn tự nhiên

Hầuhết các trường điều trị tâm lý truyền thống Tây Phươngcó khuynh hướng tập trung vào sự điều chỉnh chứng loạnthần kinh chức năng của ta chứ không nhắm vào toàn bộ quanđiểm con người. Những trường này khảo sát tiểu sử cánhân, mối quan hệ, kinh nghiệm hàng ngày (kể cả những giấcmơ và những ý nghĩ kỳ quặc), thậm chí cả mối quan hệvới bác sĩ chuyên khoa trong cố gắng giải quyết những mâuthuẫn nội tâm, những động cơ vô ý thức, và những độnglực tâm lý của bệnh nhân góp phần vào khó khăn và bấthạnh của họ Mục đích là để giành được chiến lượcứng phó lành mạnh hơn, điều chỉnh và cải thiện các triệuchứng chứ không trực tiếp huân luyện tâm để có hạnhphúc.

Nétkhác biệt nhất trong phương pháp huân luyện tâm của ĐứcĐạt Lai Lạt Ma liên quan đến khái niệm trạng thái tâm tíchcực có thể thực hiện vai trò thuốc giải độc trực tiếpđối với những trạng thái tâm tiêu cực. Tìm sự so sánhlối giải quyết này với khoa học ứng xử hiện đại, cólẽ cách chữa trị bằng nhận thức là gần gũi nhất. Hìnhthái điều trị tâm lý này ngày càng trở nên được ưa chuộngvào những thập niên vừa qua và đã cho thấy rất hiệu nghiệmtrong việc điều trị hàng loạt những vấn đề phổ biến,đặc biệt là rối loạn tâm trạng như suy nhược và lo ấu.Được phát triển bởi những nhà điều trị bằng tâm lýnhư Bác Sĩ Albert Ellis và Bác Sĩ Aaron Beck, cách điều trịnhận thức hiện đại căn cứ vào khái niệm những xúc cảmgây rối loạn và cách ứng xử sai lầm gây ra bởi sự suynghĩ méo mó và niềm tin phi lý. Cách điều trị nhắm vàogiúp người bệnh nhận dạng quan sát, và sửa chữa có hệthống những suy nghĩ bị bóp méo ấy. Những tư tưởng đượcuốn nắn, trong một ý nghĩa nào đó, trở thành thuốc giảiđộc cho những kiểu suy nghĩ bị bóp méo mà chúng là nguồnkhổ đau của người bệnh.

Thídụ một người bị hắt hủi bởi một người khác và phảnứng với cảm giác khổ đau thái quá. Trước hết bác sĩchuyên khoa điều trị bằng nhận thức giúp cho người ấynhận ra dạng niềm tin không hợp lý tiềm ẩn. Thí dụ, "tôiphải phải luôn luôn được hầu hết mọi người thươngyêu và bằng lòng trong suốt cuộc đời tôi, hay nếu khôngđược điều đó thật là ghê gớm, tôi thật đáng khinh."Người chữa bệnh trình bày với người đó bằng chứng cớchứng tỏ niềm tin không thực tế này. Mặc dầu, lối giảiquyết này có vẻ là hời hợt, nhưng nhiều cuộc nghiên cứucho thấy cách điều trị nhận thức có tác động Chẳng hạntrong trường hợp buồn phiền suy nhược, bác sĩ chuyên khoađiều trị bằng nhận thức lập luận là tư tưởng tự chuốclấy thất bại tiêu cực của con người tạo sơ hở cho buồnphiền suy nhược. Cũng chẳng khác gì quan niệm của ngườiPhật Tử là tất cả những xúc cảm đau đớn bị bóp méo,người điều trị bằng nhận thức quan niệm những tư tưởngbuồn phiền suy nhược tiêu cực phát sinh là những tư tưởng"về cơ bản bị bóp méo". Trong buồn phiền suy nhược, suynghĩ có thể bị bóp méo bởi cách nhìn biến cố được ăncả ngã về không hay phổ thông quá mức (có nghĩa nếu bạnmất việc hay không lên lớp, tự động bạn nghĩ rằng, "tôi hoàn toàn thất bại") hay chỉ chọn lựa nhận thấy mộtsố biến cố (có nghĩa, ba điều tốt và hai điều xấu cóthể xẩy ra trong một ngày, nhưng người buồn phiền quênđi điều tốt mà chỉ nhắm vào điều xấu). Cho nên chữatrị bệnh suy nhược, với sự giúp đỡ của người điềutrị, bệnh nhân được khuyến khích giám sát sự bộc pháttự động của các tư tưởng tiêu cực (Thí dụ "tôi hoàntoàn vô dụng") và tích cực sửa chữa những suy nghĩ méomó ấy bằng cách thu thập các tin tức và chứng cớ tươngphản hay bác bỏ nó (như: "tôi đã làm việc nhọc nhằn đểnuôi hai đứa con", "Tôi có tài năng về ca hát", " Tôi đãlà người bạn tốt" " Tôi vẫn tiếp tục một công việckhó khăn, vân vân...) Những nhà nghiên cứu đã chứng minhbằng cách thay đổi lối suy nghĩ bị bóp méo bằng tin tứcxác đáng, ta có thể mang lại sự thay đổi cảm nghĩ và cảithiện tâm trạng của con người.

Chúngta thay đổi cảm xúc và chống lại ý nghĩ tiêu cực bằngcách áp dụng đường lối suy nghĩ khác là thực tế hỗ trợthêm cho lập trường của Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ta cóthể khắc phục trạng thái tinh thần tiêu cực nhờ áp dụngcác thuốc giải độc hay tình trạng tinh thần tích cực tươngứng. Khi thực tế này được phối hợp với bằng chứngkhoa học mới đây chúng ta có thể thay đổi cấu trúc vàchức năng của bộ não bằng cách trau dồi các tư tưởngmới, thì khái niệm chúng ta có thể đạt hạnh phúc do huânluyện tâm dường như là một khả năng thực sư.

CHƯƠNG13
ĐỐITRỊ VỚI GIẬN DỮ VÀ SÂN HẬN

Nếuta tình cờ gặp một người bị tên bắn, ta không nên mấtthì giờ băn khoăn xem mũi tên từ đâu bay đến, hay đẳngcấp xã hội của người bắn, hay phân tích mũi tên đượclàm bằng gỗ nào, hay cách chế tạo đầu mũi tên. Tốt hơnlà ta phải nhắm ngay vào rút mũi tên ra. --Đức Phật ThíchCa Mâu Ni

Naychúng ta quay về một số "mũi tên", những trạng thái tiêucực của tâm phá hoại hạnh phúc của chúng ta, và nhữngthuốc giải độc tương ứng của chúng. Tất cả trạng tháitinh thần tiêu cực gây chướng ngại cho hạnh phúc của chúngta, nhưng chúng ta lại bắt đầu bằng giận dữ, dường nhưđó là một trong những chướng ngại lớn nhất. Giận dữđược nhà hiền triết học Stoic (Chịu đựng) Seneca mô tảlà một cảm xúc ghê tởm và điên cuồng nhất trong tất cảcác cảm xúc". Hậu quả phá hoại của giận dữ và sân hậnđã được chứng minh bằng tài liệu bởi các công cuộc nghiêncứu mới đây. Đương nhiên ta không cần bằng chứng khoahọc để nhận biết những cảm xúc này có thể làm lu mờsự suy xét của chúng ta nhu thế nào, gây ra cảm giác khóchịu cùng cực hay tàn phá những mối quan hệ cá nhân. Kinhnghiệm cá nhân có thể nói cho chúng ta biết điều đó. Nhưngnhững năm gần đây, sự chứng minh bằng tài liệu nhữnghậu quả thể chất tai hại của giận dữ và thái độ thùđịch ngày càng phổ biến. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấynhững cảm xúc này là nguyên nhân đáng kể của bệnh tậtvà chết non. Những nhà nghiên cứu như Bác Sĩ Redford Williamscủa Trường Đại Học Duke và Bác Sĩ Robert Sapolsky của TrườngĐại Học Stanford đã tiến hành việc nghiên cứu chứng minhgiận dữ, nổi nóng, và thù địch đặc biệt làm hại hệthống tim mạch. Ngày càng có quá nhiều bằng chứng về nhữnghậu quả tai hại của thái độ thù địch, thực ra, ngàynay nó được coi là một nhân tố nguy hiểm chính của bệnhtim, ít nhất cũng ngang bằng hay lớn hơn những nhân tố truyềnthống được công nhận như chất cholesterol cao hay áp huyếtcao.

Chonên, một khi thừa nhận những hậu quả tai hại của giậndữ và sân hận, câu hỏi kế tiếp là: Làm sao khắc phụcchúng?

Vàongày đầu tiên làm chuyên viên tâm lý cho một cơ sở điềutrị, tôi đang được chỉ đến văn phòng mới của tôi bởimột nhân viên hành chính thì tôi nghe thấy tiếng kêu thétkhủng khiếp vang lại từ cuối tòa nhà ...

"Tôigiận lắm"

"Nóito nữa lên"

"TÔIGIẬN LẮM"

"NÓITO NỮA LÊN, CHỈ CHO TÔI. ĐỂ TÔI XEM"

"TÔIGIẬN LẮM! TÔI GIẬN LẮM!! TÔI GHÉT ÔNG!!! TÔI GHÉT ÔNG!!!!"

Quảlà thực đáng sợ. Tôi lưu ý nhân viên này rằng hình nhưcó điều gì như thể là nguy cấp cần phải được lưu ýtới ngay.

"Xinđừng lo lắng gì về việc ấy " cô ta cười. Vừa mới cómột buổi điều trị cho một nhóm người ở cuối tòa nhà- giúp cho bệnh nhân tiếp xúc với cơn giận dữ của mình".

Vàocuối ngày hôm đó tôi gặp riêng bệnh nhân này. Bà ta cóvẻ mệt lử.

"Tôicảm thấy dịu đi rất nhiều" bà ta nói, " buổi điều trịthực tốt. Tôi cảm thấy hồ như tôi đã trút hết cả nỗigiận dữ của tôi ra ngoài".

Tuyvậy vào buổi điều trị kế tiếp ngày hôm sau, bà ta thuậtlại " Tôi chắc rằng rút cuộc tôi chưa trút được hếttất cả giận dữ của tôi ra ngoài. Ngay khi tôi ra về ngàyhôm qua, khi vừa ra xe khỏi bãi đậu xe thì một thằng xuẩnngốc nào đó chặn đường tôi và tôi hết sức giận dữ.Và tôi không ngớt nguyền rủa thầm thằng xuẩn ngốc nàysuốt dọc đường trở về nhà. Tôi nghĩ rằng tôi cần phảicó một vài buổi điều trị giận dữ nữa để có thể trúthết nó ra ngoài."

Bắttay vào chinh phục giận dữ và sân hận, Đức Đạt Lai LạtMa bắt đầu bằng cách điều tra bản chất của các xúc cảmphá hoại ấy. Ngài giải thích, "Nói chung, có nhiều loạicảm xúc tiêu cực hay khổ sở khác nhau, như tự phụ, caongạo, ganh ghét, tham dục, tham lam, hẹp hòi vân vân... Nhưngngoài những loại ấy ra, giận dữ và sân hận được coilà tai họa lớn nhất vì chúng là những chướng ngại lớnnhất cho việc phát triển từ bi và vị tha, và chúng phá hoạiđức hạnh và sự tĩnh lặng của tâm.

"Suyxét về giận dữ, có thể có hai loại. Một loại giận dữcó thể là tích cực. Có thể chủ yếu là do động cơ thúcđẩy của người ta. Có một số giận dữ do từ bi hay ýthức trách nhiệm thúc đẩy. Ở nơi giận dữ được thúcđẩy bởi từ bi, nó có thể được dùng làm sự thúc đẩyhay chất xúc tác cho một hành động tích cực. Trong nhữnghoàn cảnh ấy, cảm xúc của con người giống như giận dữcó thể hoạt động như một sức mạnh dẫn đến hành độngmau lẹ. Hồ như nó thể tạo ra nghị lực làm cho người tacó thể hành động nhanh chóng và dứt khoát. Nó có thể làmột ynhân tố thúc đẩy mạnh mẽ. Cho nên, đôi khi loạigiận dữ này có thể là tích cực. Tuy nhiên quá thông thường,là dù loại giận dữ này hồ như có thể hoạt động làvật bảo vệ và mang lại thêm sinh lực, thì sinh lực ấycũng là mù quáng, cho nên cũng không chắc chắn nó sẽ trởthành xấy dựng hay phá hoại lúc chung cuộc.

"Chonên dù trong những trường hợp hiếm hoi, một số loại giậndữ có thể là tích cực, nói chung, giận dữ dẫn đến cảmnghĩ xấu và sân hận. Và trong chừng mực liên quan đến,nó chẳng bao giờ là tích cực cả. Nó không có lợi ích gìcả. Nó bao giờ cũng hoàn toàn là tiêu cực.

"Chúngta không thể khắc phục giận dữ và sân hận chỉ bằng cáchnén chúng xuống. Chúng ta cần tích cực trau dồi những thứgiải độc cho sân hận như nhẫn nại và khoan dung. Theo kiểumà ta đã nói trước đây, để có thể trau dồi thành côngnhẫn nại và khoan dung, bạn cần phải tạo ra lòng nhiệttình, một sự ham muốn mạnh mẽ tìm kiếm nó. Lòng nhiệttình của bạn càng mạnh thì khả năng chịu đựng nhữngkhó khăn gặp phải trong quá trình này càng lớn. Khi bạn dânthân

vàotu tập nhẫn nại và khoan dung, trong thực tế, cái đang xẩyra là bạn dân thân vào cuộc chiến với giận dữ và sânhận. Vì là trong tình trạng chiến đấu, bạn tìm chiến thắng,nhưng bạn cũng phải chuẩn bị khả năng bị thua trận. Chonên khi bạn lấm trận, bạn không nên bỏ qua thực tế làtrong tiến trình này bạn sẽ đương đầu đầu với nhiềuvấn đề. Bạn phải có khả năng chịu đựng gian khổ. Ngườichiến thắng được giận dữ và sân hận qua tiến trình camgo như vậy là một anh hùng thực sự.

"Chínhbằng điều này trong tâm, chúng ta phát sinh lòng nhiệt tìnhmạnh mẽ. Nhiệt tình do học tập và suy ngẫm về những tácdụng của khoan dung, nhẫn nại., và sự tác hại hay hậu quảtiêu cực của giận dữ và sân hận. Và chính cái hành độngấy, chính trong cái nhận thức được, sẽ tạo được sựlôi cuốn hướng về cảm nghĩ khoan dung và nhẫn nại và bạncảm thấy thận trọng hơn và đề phòng những ý nghĩ giậnhờn và thù ghét. Thường thường, chúng ta không mấy bậntâm về giận dữ hay sân hận, cho nên nó đến bất chợt.Nhưng khi chúng ta phát triển một thái độ thận trọng đốivới những cảm xúc này, thái độ miễn cưỡng tự nó hoạtđộng nhự một biện pháp phòng ngừa chống lại giận dữvà sân hận.

"Nhữngtai hại của sân hận rất dễ thấy rõ ràng và trực tiếp.Thí dụ, khi một ý nghĩ sân hận mạnh mẽ phát sinh trong conngười bạn, chính vào lúc ấy nó hoàn toàn tràn ngập vàphá hoại sự an tĩnh trong tâm bạn, sự nhanh trí của bạnhoàn toàn mất hẳn. Khi giận dữ và sân hận dữ dội nổilên, nó tàn phá phần tốt nhất bộ não của bạn, phần nàychính là khả năng phán xét giữa đúng và sai, và hậu quảtrước mắt hay dài hạn về những hành động của bạn. Sứcphán xét của bạn trở nên hoàn toàn bế tắc, nó không cònhoạt động được. Hầu như như bạn trở thành mất trí.Cho nên giận dữ và sân hận này có khuynh hướng ném bạnvào tình trạng bối rối làm cho những vấn đề và khó khăncủa bạn tệ hại hơn.

"Ngaycả về mặt thể chất, sân hận dẫn đến sự biến đổithể chất rất xấu và đáng ghét cho một cá nhân. Chính vàolúc cảm giác giận dữ và sân hận phát sinh, dù người ấycố gắng giả cách hay làm điệu bộ có tư cách thế nàođi nữa, nhưng rõ ràng mặt của người đó trông nhăn nhóvà xấu xí. Có một sự biểu lộ thật khó chịu, và ngườiấy toát ra sự rung cảm rất thù nghịch. Những người kháccó thể cảm thấy điều đó. Dường như họ có thể cảmthấy hơi toát ra từ thân thể người ấy. Đến nỗi khôngnhững con người có thể cảm giác thấy, cả đến thú vật,chó mèo cũng cố tránh người đó vào lúc ấy. Hơn nữa khi một người chất chứa những ý nghĩ sân hận, những tưtưởng này có khuynh hướng góp nhặt vào trong tâm ngườiấy, và có thể gây ra những vấn đề như ăn mất ngon, mấtngủ, và chắc chắn làm cho người ấy cảm thấy căng thẳngvà bực dọc hơn.

Vìnhững lý do như trên đây, sân hận được so sánh như mộtkẻ thù. Kẻ thù trong bên trong này, kẻ thù trong nội tâmnày, không có chức năng nào khác ngoài việc gây tổn hại.Nó thật sự là kẻ thù của chúng ta, kẻ thù đích thật.Nó không có nhiệm vụ nào khác hơn ngoài việc chỉ để pháhoại chúng ta, cả trước mắt lẫn lâu dài.

"Nórất khác với một kẻ thù bình thường. Mặc dầu là mộtkẻ thù bình thường, người mà ta coi như kẻ thù, có thểcó những hành động có hại cho chúng ta, ít nhất ngườiấy cũng có những chức năng khác, như người đó cũng phảiăn, phải ngủ. Cho nên người đó có nhiều nhiệm vụ khácvà không thể bỏ 24 giờ một ngày trong cuộc sống vào kếhoạch phá hoại chúng ta. Mặt khác, sân hận không có nhiệmvụ nào khác, không có mục đích nào khác, ngoài việc pháhoại chúng ta. Cho nên nhận thức được sự thật này, chúngta phải kiên quyết không bao giờ để cho kẻ địch có cơhội sân hận phát sinh trong chúng ta."

Đốitrị với giận dữ, Ngài nghĩ gì về một vài phương phápđiều trị tâm lý của người Phương Tây, phương pháp nàokhuyến khích việc bộc lộ giận dữ của người ta?

"Nơiđây, tôi nghĩ chúng ta phải hiểu rằng có thể có nhữngtình trạng khác nhau" Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích. Trongmột số trường hợp, người ta nuôi dưỡng những cảm giácmạnh mẽ về giận dữ và đau đớn căn cứ vào điều gìđó đã gây cho họ trong quá khứ, một sự lạm dụng hay bấtcứ điều gì và cảm giác này cứ bị nén lại trong lòng.Có một thành ngữ Tây Tạng nói rằng nếu có bệnh gì trongcái vỏ ốc, bạn có thể làm sạch bằng cách thổi nó đi.Nói một cách khác, có thứ gì cản trở trong vỏ ốc, hàythổi nó đi, và nó sẽ sạch. Cho nên tương tự như vậy,có thể tưởng tượng một tình trạng do nén lại một cảmxúc nào đó hay mộtgiận dữ nào đó, thì tốt hơn hãy giảithoát nó và bộc lộ nó ra.

"Tuynhiên, tôi tin rằng nói chung, giận dữ và sân hận là nhữngloại cảm xúc nếu bạn bỏ mặc không kiềm chế và khônglưu ý, có khuynh hướng trầm trọng thêm và cứ tăng lên.Nếu bạn hoàn toàn ngày càng để chúng xẩy ra và cứ bộclộ chúng, điều này thường làm cho chúng phát triển chứkhông giảm bớt Cho nên tôi có cảm thấy là bạn càng ápdụng một thái độ thận trọng và tích cực cố giảm bớtmức độ sức mạnh của chúng càng tốt "

"Vìthế nếu bạn cảm thấy bộc lộ hay giải thoát giận dữkhông phải là câu trả lời, thế thì điều gì là câu trảlời?" tôi hỏi Ngài.

"Trướchết cảm giác giận dữ và sân hận phát sinh từ cái tâmlo phiền bởi bất toại nguyện và bất mãn. Cho nên bạn cầnphải chuẩn bị trước bằng cách không ngừng cố gắng thựchiện việc xấy dựng mãn nguyện nội tâm và trau dồi lòngtốt và từ bi. Điều này mang lại sự bình tĩnh nào đó chotâm vì thế giúp ngăn chặn giận dữ phát sinh ngay từ lúcđầu. Và khi một tình thế phát sinh làm cho bạn giận dữ,bạn phải trực tiếp đối đầu với giận dữ và phân tíchnó. Điều tra xem những nhân tố nào đã gây ra trường hợpgiận dữ và sân hận đặc biệt này. Rồi phân tích xa hơnnữa, xem điều đó có phải là một phản ứng thích đángkhông và nhất là nó có tính chất xấy dựng hay phá hoại.Và bạn cố gắng sử dụng một số kỷ luật bên trong nàođó và kiềm chế, tích cực chiến đấu với nó bằng việcáp dụng các loại giải độc để chống lại những cảmxúc tiêu cực bằng những ý nghĩ kiên nhẫn và khoan dung"

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma ngưng một chút rồi với tính thực dụngthường lệ. Ngài thêm, " Đương nhiên khi cố gắng khắc phụcgiận dữ và sân hận ở giai đoạn đầu bạn vẫn còn thấynhững cảm xúc tiêu cực. Nhưng có nhiều mức độ khác nhau,nếu là mức độ giận dữ vừa phải, thì vào lúc đó bạncó thể cố gắng trực tiếp đối đầu và chiến đấu vớinó. Tuy nhiên nếu là một cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ đangbùng lên, thì vào lúc đó, có lẽ là rất khó thách thứchay đối đầu với nó. Nếu đúng là như vậy, thì vào lúcđó, tốt nhất là cố quên nó đi. Hãy nghĩ đến chuyện khác.Một khi tâm bạn bình tĩnh lại một chút, bạn có thể phântách, bạn có thể lý luận." Nói một cách khác, tôi ngẫmnghĩ, Ngài đang nói, "Cứ thong thả".

Ngàitiếp tục, "Trong việc tìm cách loại bỏ giận dữ và sânhận, ý định trau dồi kiên nhẫn và khoan dung rất cần thiết.Bạn có thể nhận thức được giá trị và tầm quan trọngcủa kiên nhẫn và khoan dung trong câu sau: Trong chừng mực liênquan đến những hậu quả phá hoại của ý nghĩ giận dữvà sân hận liên hệ, bạn không được bảo vệ trước nhữngđiều đó bằng của cải. Dù cho bạn là triệu phú, bạnvẫn phải chịu những hậu quả phá hoại của giận dữ vàsân hận. Giáo dục không thôi cũng chẳng bảo đảm cho bạnsẽ được bảo vệ trước những hậu quả ấy. Tương tựnhư thế, luật pháp cũng không cho bạn sự bảo đảm hay chechở như vậy. Thậm chí cả vũ khí hạt nhân, dù hệ thốngphòng thủ có tinh vi đến thế nào đi nữa, cũng không thểcho bạn sự che chở hay phòng thủ trước những hậu quảấy.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma ngưng lại một chút để lấy đà, rồi vớimột giọng chắc nịch, rành rọt, Ngài kết luận, " Nhân tốduy nhất cho bạn nơi nương tựa hay che chở trước nhữnghậu quả phá hoại của giận dữ và sân hận là tu tập khoandung và kiên nhẫn".

Mộtlần nũa, sự thông thái truyền thống của Đức Đạt LaiLạt Ma hoàn toàn trùng hợp với dữ kiện khoa học. TiếnSĩ Dolf Zillmann của Trường Đại Học Alabama đã tiến hànhcác cuộc thí nghiệm cho thấy những ý nghĩ giận dữ hay tạora tình trạng khuấy động sinh lý làm cho chúng ta dễ giậndữ hơn. Giận dữ xấy dựng trên giận dữ. và khi trạngthái khuấy động tăng lên, chúng ta dễ dàng bị kích hoạtbởi tác nhân - kích thích trong môi-trường gây-giận dữ.

Nếukhông được kiềm chế, giận dữ có khuynh hướng leo thang.Cho nên, làm sao để xả giận? Như Đức Đạt Lai Lạt Ma gópý, trút cơn giận thịnh nộ và sân hận có lợi ích rấtgiới hạn. Biểu lộ giận dữ để trị bệnh là cách giảithoát xúc cảm mạnh dường như bắt nguồn từ lý thuyếtvề xúc cảm của Freud, mà ông thấy nó hoạt động theo kiểuthủy lực : Khi áp lực tăng, nó phải giải thoát ra. Kháiniệm loại bỏ giận dữ bằng cách giải thoát nó có mộtsự hấp dẫn khá ân tượng và ở mức đô nào đó thấmchí có vẻ như trò đùa nhưng vấn đề này là phương pháphoàn toàn không hữu hiệu. Nhiều cuộc nghiên cứu trong bốnthập niên vừa qua đã không ngưng cho thấy biểu lộ giậndữ bằng lời nói và thể chất không xua tan nó được chútgì mà còn làm cho sự việc tệ hại hơn. Tiến Sĩ Aaron Siegman,nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu về giận dữ của TrườngĐại Học Maryland, tin rằng, chẳng hạn, chính kiểu biểulộ lập đi lập lại sự giận dữ và cơn thịnh nộ gâyra hệ thống khuấy động bên trong và phản ứng sinh hóa gâytai hại cho mạch máu của chúng ta.

Trongkhi việc trút giận rõ ràng không phải là câu trả lời, cũngđừng bỏ qua cơn giận của mình hay làm ra vẻ không giậndữ. Như chúng ta đã thảo luận ở Phần III, cố né tránhnhững vấn đề của mình không làm cho chúng nhạt phai. Vậythì,lối giải quyết nào tốt nhất? Đáng chú ý là có sự nhấttrí trong số nhà nghiên cứu giận dữ hiện đại như Tiếnsĩ Zillman và Williams là những phương pháp tương tự phươngpháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tỏ ra hữu hiệu nhất. Vìtoàn bộ tâm trạng căng thẳng hạ thấp mức gây giận dữ,bước đầu là đề phòng: trau dồi sự mãn nguyện nội tâmvà làm cho tâm bình tĩnh hơn, như khuyên nhủ của Đức ĐạtLai Lạt Ma, nhất định có ích. Và khi giận dữ nẩy sinh,sự nghiên cứu cho thấy tích cực chống lại, phân tích hợplý, và đánh giá lại những ý nghĩ gây giận dữ có thểxua tan nó. Có bằng chứng đã được thử nghiệm là nhữngkỹ thuật mà chúng ta bàn thảo trước đây, như thay đổicách nhìn hay nhìn tình hình dưới những góc độ khác, cũngcó thể rất hữu hiệu. Đương nhiên những cách này thườngdễ thực hiện hơn ở mức độ giận dữ thấp hoặc vừaphải, cho nên thực hành sự can thiệp sớm những ý nghĩ giậndữ và sân hận trước khi chúng leo thang là một nhân tốquan trọng. Vì tầm quan trọng to lớn của chúng trong việckhắc phục giận dữ và sân hận, Đức Đạt Lai Lạt Ma đãnói chi tiết về ý nghĩa và giá trị của nhẫn nại và khoandung.

Trongkinh nghiệm sống hàng ngày của chúng ta, khoan dung và nhẫnnại có những lợi ích to lớn. Chẳng hạn, phát triển chúngcho phép chúng ta có sự chống đỡ và duy trì sự nhanh trícủa chúng ta. Cho nên nếu một cá nhân có khả năng khoan dungvà nhẫn nại, thì bất chấp sống trong môi trường rất điêncuồng và căng thẳng, miễn là người đó có khoan dung vànhẫn nại thì sự bình tĩnh và an của tâm người ấy sẽkhông bị xáo trộn.

"Mộtlợi ích khác khi phản ứng trước những tình thế khó khănbằng kiên nhẫn chứ không phải giận dữ là bảo vệ mìnhtrước những hậu quả rắc rối tiềm tàng có thể xẩy ranếu bạn phản ứng bằng giận dữ. Nếu bạn phản ứng tìnhthế bằng giận dữ hay sân hận, không những nó không chechở trước tổn thương hay tổn hại đã gây ra cho bạn -tổn thương và tổn hại đã xẩy ra rồi- mà ngoài ra còngây ra thêm lý do cho sự khổ đau của bạn trong tương lai.Tuy nhiên nếu bạn phản ứng trước sự tổn thương bằngnhẫn nại và khoan dung, thì dù bạn có phải đối đầu tạmthời với khó chịu và đau đớn, nhưng bạn vẫn tránh đượcnhững hậu quả nguy hiểm tiềm tàng về lâu dài. Bằng cáchhy sinh những điều nho nhỏ, bằng cách chịu đựng nhữngkhó khăn nhỏ hay gian khổ, bạn có thể bỏ được nhữngđiều đã kinh qua hay khổ đau có thể rất to lớn hơn trongtương lai. Để minh họa, nếu một người tù đã bị kếtán có thể cứu đời mình bằng cách hy sinh một cánh tay làmhình phạt, phải chăng người đó không cảm thấy biết ơnvì cơ hội này? Bằng cách chịu đựng đau đớn và khổ đaucó một cánh tay bị chặt, người đó sẽ cứu được mìnhkhỏi chết còn đau khổ hơn nhiều

Tôinhận xét, "Với đầu óc người Phương Tây, nhẫn nại vàkhoan dung chắc chắn được coi là đức hạnh, nhưng khi bạntrực tiếp bị phiền muộn bởi người khác, khi một ngườinào đó chủ động hại bạn, phản ứng bằng 'nhẫn nạivà khoan dung' dường như là có hương vị nhu nhược thụ động"

Lắcđầu không đồng ý, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, "Vì nhẫnnại hay khoan dung bắt nguồn từ một khả năng kiên quyếtvà vững vàng, không phải bị quá áp đảo trước tình hìnhtrái ngược hay hoàn cảnh mà ta phải đối đầu, ta khôngnên coi khoan dung hay nhẫn nại là dấu hiệu nhu nhược nhượngbộ, đúng hơn là một dấu hiệu của sức mạnh, bắt nguồntừ khả năng sâu xa kiên quyết. Đối phó tình thế căng thẳngbằng nhẫn nại và khoan dung thay vì phản ứng bằng giậndữ và sân hận đòi hỏi đến sự kiềm chế tích cực mànó là sản phẩm của tâm kỷ luật tự giác mạnh mẽ.

"Đươngnhiên, bàn luận về khái niệm nhẫn nại như trong hầu hếtmọi vấn đề, có thể có những loại nhẫn nại tích cựchay tiêu cực .Nôn nóng không phải lúc nào cũng xấu. Chẳnghạn, nó có thể giúp bạn làm ngay cho xong việc. Ngay cả nhữngviệc lặt vặt hàng ngày như dọn dẹp căn phòng của mình,nếu bạn có quá nhiều kiên nhẫn, bạn sẽ quá chậm trễvà chỉ làm được ít việc. Hoặc, nôn nóng để giành đượchòa bình thế giới - điều này chắc chắn là tích cực. Nhưngtrong những tình thế khó khăn và thử thách, kiên nhẫn gíúpduy trì ý chí và trợ giúp bạn.

Càngtrở nên sinh động khi Ngài đi sâu vào việc nghiên cứu ýnghĩa của kiên nhẫn, Ngài thêm vào, "Tôi nghĩ rằng có sựliên hệ rất mật thiết giữa khiêm nhường và kiên nhẫn.Khiêm nhường đòi hỏi đến khả năng có một lập trườngđương đầu, có khả năng trả đũa nếu bạn muốn, nhưngchủ ý quyết định không làm như vậy. Điều đó có thểgọi là sự khiêm nhường chân chính. Tôi nghĩ là khoan dungthực sự hay kiên nhẫn có một thành tố hay thành phần củakỷ luật tự giác và kiềm chế - hiểu rõ điều đó nênbạn có thể hành động cách khác dù bạn có thể áp dụngcách giải quyết hung hăng hơn, nhưng quyết định không làmnhư vậy. Mặt khác bị bắt buộc áp dụng một phản ứngthụ động nào đó do cảm giác không tự lo liệu được haybất lực - điều đó tôi không thể gọi là khiêm nhườngđích thực. Hồ như điều đó có thể là loại nhu mì, chứkhông phải là khoan dung chân chính.

"Bâygiờ khi chúng ta nói về tính cách phát triển lòng khoan dungvới những kẽ hãm hại ta, chúng ta không nên hiểu nhầm điềuđó có nghĩa là chúng ta chỉ ngoan ngoãn chấp nhận bất cứđiều gì đã được làm chống lại ta", Đức Đạt Lai LạtMa, ngưng một chút rồi cười." Đúng hơn là, nếu cần thiết,điều tốt nhất, cách khôn ngoan nhất có lẽ là bỏ đi- xachạy cao bay!"

"Bạnthường không thể tránh khỏi bị hại bằng cách chạy trốn"

Ngàiđáp lại, "Đúng, điều đó đúng, đôi khi bạn có thể chạmtrán những tình huống cần có biện pháp đối phó mạnh mẽ.Tuy nhiên tôi tin rằng, bạn có thể có một lập trường mạnhmẽ và có cả biện pháp phản ứng mạnh vì cảm nghĩ từbi, hoặc ý thức quan tâm cho người khác chứ không phải vìgiận dữ. Một trong những lý do tại sao cần phải áp dungbiện pháp phản ứng rất mạnh mẽ chống lại người nàođó là nếu bạn bỏ qua - bất cứ cái tai hại hay tội ácnào đang được thực hiện chống lại bạn- rồi thì có mộtnguy cơ là người ấy quen theo cung cách tiêu cực, trên thựctế, sẽ là nguyên nhân sa sút cho người ấy và rút cục làrất có thể tổn hại cho chính người ấy. Cho nên, biệnpháp phản ứng mạnh rất cần thiết, nhưng với tư tưởngấy trong tâm trí, bạn có thể làm điều đó do từ bi vàlo lắng cho người ấy. Thí dụ trong chừng mực liên quan đếnviệc đối phó với Trung Hoa dù cho có khả năng một số cảmgiác sân hận nào đó phát sinh, chúng tôi vẫn chú ý kiềmchế mình và cố gắng giảm bớt điều đó; chúng tôi cốphát triển một cách có ý thức, cảm nghĩ từ bi đối vớiTrung Hoa. Và tôi nghĩ rằng những biện pháp đối phó nàycuối cùng sẽ hữu hiệu hơn nếu không có cảm nghĩ giậndữ và sân hận.

"Bâygiờ, chúng ta khảo sát phương pháp phát triển nhẫn nạivà khoan dung và buông bỏ giận dữ và sân hận, những phươngpháp như dùng lập luận để phân tích tình hình, áp dụngcách nhìn rộng lớn hơn, và nhìn tình hình bằng nhiều gócđộ khác nhau. Kết quả cuối cùng hay một sản phẩm củakiên nhẫn và khoan dung, là sự tha thứ. Khi chúng ta thực sựkiên nhẫn và khoan dung, thì sự tha thứ tự nhiên đến.

"Mặcdù chúng ta có thể đã kinh qua nhiều biến cố tiêu cực trongquá khứ, với sự phát triển kiên nhẫn và khoan dung, chúngta có thể buông bỏ cảm giác giận dữ và sân hận. Nếubạn phân tích tình hình, bạn sẽ hiểu rằng quá khứ làquá khứ, cho nên chẳng ích gì cứ tiếp tục cảm thấy giậndữ hay sân hận khi nó không thay đổi tình hình mà chỉ gâynên rối rắm trong tâm và tiếp tục gây ra bất hạnh. Đươngnhiên, bạn vẫn có thể nhớ đến những biến cố. Quên vàtha thứ là hai điều khác nhau. Không có gì sai khi chỉ nhớđến những biến cố tiêu cực, nếu bạn có một đầu ócnhậy bén, bạn sẽ lúc nào cũng nhớ " Ngài cười, " Tôi nghĩĐức Phật nhớ đến tất cả mọi thứ. Nhưng với sự pháttriển kiên nhẫn và khoan dung, nó có thể buông bỏ các cảmnghĩ tiêu cực liên tưởng với các biến chuyển ".

THIỀNĐỊNH VỀ GIẬN DỮ

Trongnhiều cuộc thảo luận, phương pháp đầu tiên của ĐứcĐạt Lai Lạt Ma là khắc phục giận dữ và sân hận đòihỏi đến việc sử dụng lý luận và phân tích để điềutra nghiên cứu những nguyên nhân của giận dữ, chiến đấuchống lại tình trạng tinh thần tai hại này nhờ sự hiểubiết. Trong một ý nghĩa nào đó, cách giải quyết này cóthể được coi như sử dụng sự hợp lý để vô hiệu hóagiận dữ. và sân hận, trau dồi thuốc giải độc kiên nhẫnvà khoan dung. Nhưng đó không phải là chỉ là kỹ thuật duynhất của Ngài. Trong những buổi nói chuyện với công chúng,Ngài có bổ sung cuộc thảo luận của Ngài bằng cách trìnhbày hai cách thiền đơn giản nhưng hữu hiệu để khắc phụcgiận dữ.

ThiềnĐịnh Về Giận Dữ - Bài Tập 1

"Chúngta hãy tưởng tượng một cảnh trong đó một người mà bạnbiết rõ, một người rất gần gũi hay thân cận với bạn,đang ở trong tình trạng nổi nóng. Bạn có thể tưởng tượngnó đang xẩy ra hoặc trong mối quan hệ chua cay, hoặc ngườiđó đang trong tình trạng rối loạn. Người đó nóng giậnđến nỗi mất hết tinh thần bình tĩnh, gây ra những rungcảm rất tiêu cực, thậm chí đi đến mức đánh đập mìnhhay đập phá đồ vật. "Rồi, hãy suy ngẫm về những hậuquả tức khắc về cơn thịnh nộ của người ấy. Bạn sẽthấy sự biến đổi thể chất đang xảy ra đến cho ngườiấy. Người mà bạn cảm thấy gần gũi với bạn, ngườimà bạn thích, người mà trước đây bạn rất vừa ý, thìnay trở thành xấu xí, thậm chí nói về bề ngoài. Lý do tạisao bạn nên quán tưởng điều xẩy ra cho người khác là vìnhìn thấy lỗi của người khác dễ hơn thấy lỗi của chínhmình. Cho nên, dùng trí tưởng tượng của bạn, hãy hành thiềnvà quán tưởng (hình dung, tưởng tượng) một vài phút.

"Vàolúc cuối cùng khi quán tưởng, hãy phân tích tình hình vàliên hệ những hoàn cảnh ấy với kinh nghiệm riêng của chínhbạn. Hãy hình dung chính bạn đã ở trong tình trạng ấy nhiềulần. Hãy kiên quyết là tôi sẽ không bao giờ để mình rơivào ảnh hưởng của cơn giận dữ và sân hận dữ dội nhưvậy, vì lẽ nếu tôi làm như vậy, tôi sẽ cũng ở trong vịthế như vậy. Tôi cũng sẽ chịu tất cả những hậu quảấy, mất an lạc nội tâm, mất bình tĩnh, phô bày thể diệnxấu xí vân vân... Cho nên một khi bạn có quyết định đó,vào những phút cuối cùng của buổi thiền tập, hãy tậptrung tâm bạn vào kết luận ấy, không cần phải lý giảithêm nữa, đơn giản là để tâm bạn tiếp tục quyết tâmkhông để rơi vào ảnh hưởng của giận dữ và sân hận".

ThiềnĐịnh Về Giận Dữ - Bài Tập 2

Hãythiền tập nữa bằng cách sử dụng quán tưởng. Bắt đầuquán tưởng đến một người mà bạn không thích, một ngườiquấy rầy bạn, gây nhiều khó khăn cho bạn hoặc làm bạnbực mình. Rồi tưởng tượng một cảnh người ấy chọctức bạn, hay làm việc gì đó tân công hay quấy nhiễu bạn.Và trong tưởng tượng, khi bạn quán tưởng chuyện này, hãyđể phản úng tự nhiên của bạn xẩy ra, hãy để nó trôichảy tự nhiên. Rồi xem bạn cảm thấy ra sao, hãy xem nó cókhiến nhịp tim của bạn tăng lên không, vân vân...Quan sátxem bạn thoải mái hay không thoải mái, hãy xem liệu bạn cótức khắc bình tâm nhiều hơn không hay liệu bạn có pháttriển một cảm giác khó chịu tinh thần không. Bạn hãy tựphán xét, điều tra. Như vậy trong vài phút, có lẽ ba đếnbốn phút, phán xét, và thử nghiệm. Và rồi vào lúc cuốicủa cuộc điều tra, nếu bạn khám phá thấy, "Đúng, khôngích gì để sự cáu kỉnh đó phát triển. Tức khắc tâm tôimất an lạc và nói với mình: -Trong tương lai, tôi không baogiờ làm như thế nữa." Hãy phát triển sự quyết tâm này.Cuối cùng, vào những phút cuối cùng của bài tập, hãy tậptrung tâm bạn vào sự kết luận hay quyết tâm ấy. Như thếlà thiền định".

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma ngưng giây lâu, rồi nhìn chung quanh nhữnghọc sinh thành thật trong phòng đang sửa soạn thiền tập,Ngài cười và nói thêm, "Tôi nghĩ nếu tôi có năng lực nhậnthức, khả năng, hay mẫn cảm rõ rệt, có thể đọc đượcý nghĩ người khác, thì nơi đây phải là một cảnh tượngtuyệt vời? "

Tiếngcười rì rầm trong số thính giả nhanh chóng tắt biến vànhững thính giả bắt đầu cuộc thiền tập, bắt đầu côngviệc nghiêm túc chiến đấu với giận dữ.

CHƯƠNG14
ĐỐITRỊ VỚI LO ÂU VÀ XÂY DỰNG LÒNG TỰ TRỌNG

Ngườita đánh giá rằng trong một đời người, ít nhất một phầntư người Mỹ bị suy nhược bởi lo ấu hay lo lắng đủ nghiêmtrọng theo tiêu chuẩn chẩn bệnh y tế về chứng lo ấu. Nhưngngay cả những người chưa bao giờ bị chứng bệnh lo ấuhay tình trạng bất lực trước lo ấu vào lúc này hay lúckhác, sẽ trải qua nhiều mức độ phiền muộn và lo ấu tháiquá mà không đáp ứng được mục đích hữu ích nào cảvà chẳng tác dụng gì cả ngoài việc xói mòn hạnh phúc vàngăn cản khả năng đạt mục tiêu.

Bộnão con người được trang bị với một hệ thống phức tạpdành để ghi nhận những cảm xúc sợ sệt và lo lắng. Hệthống này đáp ứng một chức năng quan trọng - nó huy độngchúng ta phản ứng với nguy hiểm bằng cách phát động hàngloạt những phản ứng sinh lý và sinh hóa. Khía cạnh thíchứng cho lo lắng là làm cho chúng ta biết trước nguy hiểmvà có hành động phòng ngừa. Cho nên, một số loại sợ hãi,và mức lo ấu nào đó có thể là lành mạnh. Tuy nhiên, cảmxúc sợ hãi và lo ậu có thể dai dẳng và thậm chí leo thangkhi không có đe dọa đích thực, và khi những cảm xúc nàyphát triển không cân xứng với bất cứ nguy hiểm thực sựnào, chúng trở thành thích ứng sai. Lo ấu và lo lắng tháiquá giống như giận dữ và sân hận có thể có những tácđộng tàn phá đến tâm và thân, trở thành nguồn khổ đaunhiều về xúc cảm và cả đến bệnh về thể chất.

Vềmặt tinh thần lo ấu kinh niên có thể làmsuy yếu phán xét,tăng tính dễ nổi cáu, và cản trở toàn bộ tính hiệu quảcủa ta. Nó cũng dẫn đến những vấn đề về thể chấtgồm có giảm chức năng miễn dịch, bệnh tim, rối loạn ruộtdạ dày, mệt mỏi, cơ bắp căng thẳng và đau đớn. Nhữngrối loạn của lo ấu chẳng hạn, cho thấy đã gây còi cọccho sự phát triển của các thiếu nữ..

Trongviệc tìm các chiến lược đối trị với lo ấu, trước hếtchúng ta phải công nhận rằng như Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽvạch ra, có nhiều nhân tố góp phần làm tăng thêm sự loấu. Trong một vài trường hợp, có thể là một thành tốsinh học mạnh mẽ. Một số người dễ bị thương tổn thầnkinh khi trải qua trạng thái lo nghĩ và lo ấu. Các nhà khoahọc gia mới khám phá ra, "gien" (di truyền) liên quan đến nhữngngười hay lo lắng và suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên không phảitất cả mọi trường hợp về độc tố lo lắng đều do nguyênnhân di truyền, mà hầu như chắc chắn là học tập và tìnhhuống cũng đóng một vai trò lớn trong nguyên nhân gây bệnh.

Nhưngdù cho sự lo ấu của chúng ta chủ yếu là bẩm sinh thể chấthay tâm lý đi nữa, thì tin vui là chúng ta vẫn có cách đểchữa trị. Trong những trường hợp lo ấu trầm trọng, thuốcmen có thể là một phần hữu dụng trong chế độ điều trị.Nhưng hầu hết trong chúng ta phiền muộn bởi lo nghĩ và loấu dai dẳng hàng ngày sẽ không cần can thiệp bằng thuốc.Những chuyên viên về điều trị lo ấu nhận thấy phươngpháp giải quyết đa diện là tốt nhất. Trước hết nó gồmcó việc loại bỏ việc xem tình trạng sức khỏe cơ bảncó phải là nguyên nhân gây ra lo ấu. Tác động cải thiệnbằng cách ăn uống cho thích hợp và tập luyện cũng rấtkiến hiệu. Và, như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhân mạnh,trau dồi tình thương và tăng cường quan hệ với người kháccũng thúc đẩy tinh thần phân khởi và chống lại đượctrạng thái lo ấu.

Tuynhiên trong công việc tìm kiếm những chiến lược thực tiễnđể khắc phục lo ấu, một kỹ thuật nổi bật là có hiệuquả đặc biệt: can thiệp bằng nhận thức. Đó là một trongnhững phương pháp chính mà Đức Đạt Lai Lạt Ma áp dụngđể khắc phục phiền muộn và lo ấu hàng ngày. Áp dụngcùng một phương pháp để chế ngự giận dữ và sân hận,kỹ thuật này đòi hỏi tích cực không chấp nhận nhữngý nghĩ phát sanh lo ấu và thay thế chúng bằng ý nghĩ và tháiđộ tích cực và hợp lý.

Vìlo ấu lan tràn trong văn hóa của chúng ta, tôi hăm hở nêuđề tài này ra với Đức Đạt Lai Lạt Ma để xem Ngài đốitrị nó ra sao. Lịch trình của Ngài vào ngày đó rất bậnnên tôi cảm thấy sự lo lắng của chính tôi cũng tăng lên,trước cuộc phỏng vấn, tôi được người thư ký của Ngàibáo phải rút ngắn cuộc nói chuyện ngày hôm nay. Cảm thấybị áp lực vì thời giờ và lo không thể nói hết nhữngđề tài mong muốn,, tôi ngồi nhanh xuống và bắt dầu trởlại xu hướng lúc hỏi lúc không để cố lấy ra được nhữngcâu trả lời đơn giản của Ngài.

"Ngàibiết, sợ hãi và lo ấu là chướng ngại chính trong việchoàn thành mục tiêu của chúng ta,liệu chúng là mục tiêubên ngoài hay là sự tiến triển bên trong. Trong khoa tâm thầnchúng tôi có nhiều phương pháp giải quyết vấn đề này,nhưng tôi vẫn muốn biết quan điểm của Ngài, cách tốt nhấtđể khắc phục sợ hãi và lo ấu là gì ?

Khôngđồng ý việc quá đơn giản hóa vấn đề theo ý tôi, Ngàitrả lời bằng phương pháp rất đặc trưng.

"Khiđối trị với sợ hãi, trước nhất chúng ta cần phải biếtcó nhiều loại lo sợ. Có những loại sợ rất chính đáng,căn cứ vào những lý do hợp lý, thí dụ như sợ bạo lực,sợ đổ máu. Chúng ta có thể thấy những điều ấy rấtlà xấu. Rồi có những sự lo sợ về những hậu quả tiêucực xẩy ra sau này từ những hành động tiêu cực của ta,sợ khổ sở, sợ những cảm xúc tiêu cực như sân hận. Tôinghĩ đó là những loại sợ hãi đứng đắn, những loạisợ hãi này đưa chúng ta vào chánh đạo, giúp chúng ta tiếntới thành người có lòng tốt." Ngài ngừng lại suy nghĩ vàtrầm ngâm: "Mặc dù trong một ý nghĩa nào đó đây là nhữngloại lo sợ, tôi nghĩ có khác biệt giữa sự lo sợ nhữngđiều ấy và sự tìm hiểu của tâm về tính chất phá hoạicủa những điều ấy".

Ngàingừng lại hồi lâu, và có vẻ cân nhắc, trong khi tôi lénnhìn vào đồng hồ đeo tay. Rõ ràng là Ngài không cảm thấythì giờ đã hết như tôi. Cuối cùng Ngài tục nói một cáchthong thả.

"Mặtkhác có những loại sợ hãi do chính tinh thần chúng ta tạonên. Những loại lo sợ này hoàn toàn dựa trên hình chiếutinh thần. Thí dụ như có nhiều cái sợ hãi rất con nít;Ngài cười, "như khi còn nhỏ, đi qua chỗ tối, nhất là cácphòng tối trong điện Potola thì thấy sợ [*] -- cái sợ nàyhoàn toàn do tưởng tượng. Hay khi còn nhỏ những người quéttước và trông nom tôi thường khuyến cáo tôi có con chim cúhay bắt trẻ con ăn thịt", Đức Đạt Lai Lạt Ma cười tohơn nữa ."Và tôi tin là họ đã nói thật".

[*]Potola là cung điện mùa đông truyền thống của Đức ĐạtLai Lạt Ma, biểu tượng của di sản lịch sử và tôn giáoTây Tạng. Dược Vua Tây Tạng là Song-Tsen Gampo xấy dựng vàothế kỷ thứ 7, sau này bị phá hủy và không được xây dựnglại đến tận thế kỷ thứ 17 của Đức Đạt Lai Lạt Mathứ 5. Công trình hiện thời đứng uy nghiêm với chiều cao440 feettren đỉnh "Đồi Đỏ ở Lhasa. Dài hơn 1/4 dặm, cótrên 1000 phòng, lễ đường, và phòng nhỏ.

Ngàitiếp tục, " Có những loại lo sợ khác căn cứ vào tưởngtượng, Thí dụ nếu bạn có những cảm tưởng tiêu cựcdo tình trạng tinh thần, rồi bạn suy bụng ta ra bụng người,thấy người này có vẻ tiêu cực và thù nghịch. Kết quả,bạn cảm thấy sợ hãi. Loại sợ hãi này, tôi nghĩ liên quanđến sân hận và hầu như dẫn đến sự sáng tạo tinh thần.Cho nên, đối trị lo sợ trước hết bạn cần phải sử dụngkhả năng suy luận và cố gắng khám phá xem có cơ sở vữngvàng nào để bạn sợ không"

Tôihỏi, "Vậy thì, thay vì quá lo sợ, hay tập trung lo sợ vàomột cá nhân hay tình huống, nhiều người trong chúng tôi bịkhó chịu nhiều hơn là những lo lắng lan truyền đang diễnra về nhiều vấn đề hàng ngày. Vậy Ngài có gợi ý gì vềcách giải quyết chúng không?"

Gậtđầu Ngài đáp, "Một trong những cách giải quyết mà chínhtôi thấy rất hữu hiệu để giảm bớt loại lo lắng nàylà trau dồi tư tưởng: nếu thấy tình huống hay khó khăncó thể sửa chữa được thì không cần phải lo lắng. Nóimột cách khác, nếu có giải pháp hay có lối thoát khỏi khókhăn, thì ta không cần để nó áp đảo. Hành động thíchhợp là tìm ra giải pháp. Sáng suốt hơn là tập trung nănglực tìm giải pháp hơn là lo lắng về vấn đề. Còn nếukhông có cách giải quyết nào thoát ra khỏi khó khăn, thìcũng không có lý do gì phải lo, vì dù sao đi nữa ta cũng đâulàm được điều gì hơn. Trong trường hợp đó, nếu bạnchấp nhận sự thật càng sớm thì bạn càng cảm thấy dễchịu hơn. Dĩ nhiên công thức này ngụ ý, ta nên trực tiếpđương đầu với vấn đề. Nếu không bạn sẽ không thểthấy liệu có cách nào để giải quyết không."

"Cònnhư đã nghĩ như vậy mà vẫn không làm dịu bớt được sựlo lắng thì ta phải làm sao?"

"Vậythì bạn phải suy nghĩ về những ý nghĩ này một chút nữavà phải củng cố những ý nghĩ này. Hãy liên tục tự nhắcnhở mình. Dù sao tôi nghĩ rằng phương pháp này có thể giúpgiảm lo lắng, nhưng không phải lúc nào nó cũng có kết quả.Nếu bạn đang đối phó với sự lo lắng đang diễn ra, tôinghĩ bạn cần phải xét đến vấn đề một cách cụ thể.Có nhiều loại lo lắng và nguyên nhân khác nhau. Thí dụ nhưcó những loại lo lắng và bối rối có thể vì lý do sinhhọc; như có người bị mồ hôi ướt lòng bàn tay mà hệthống y khoa Tây Tạng cho đó là sự mất quân bình tinh vivề mức độ sinh lực. Có vài loại lo lắng giống như suynhược, có thể có nguồn gốc sinh học, và đối với nhữngloại này, cách điều trị y tế có thể có ích cho loại này.Do đó, để đương đầu với lo lắng một cách có hiệu quả,bạn cần xem xét về kiểu loại và nguyên nhân.

Giốngnhư sợ sệt, lo lắng có nhiều loại khác nhau. Thí dụ nhưloại lo lắng mà tôi cho là thông thường bao gồm sự lo sợtỏ ra khờ dại truớc mặt người khác hay sợ người khácnghĩ xấu về mình."

Tôingắt lời: "Ngài có bao giờ sợ hay lo lắng như thế không?"

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma cười phá lên và không hề do dự, trả lời:"Có chứ"

"XinNgài cho một thí dụ"

Ngàinghĩ một chút rồi nói: "Thí dụ như năm 1954, ở Trung Quốc,vào ngày đầu tiên gặp Chủ Tịch Mao Trạch Đông, và trongmột dịp khác gặp Chu Ân Lai. Lúc ấy tôi không biết hếtmọi nghi thức và tập quán ngoại giao. Thủ tục thông thườngcủa cuộc gặp là bắt đầu bằng vài câu xã giao rồi mớiđi vào phần thảo luận công việc. Nhưng lúc đó, tôi bốirối đến nỗi mới ngồi xuống đã nhảy ngay vào công việc!Đức Đạt Lai Lạt Ma cười khi nhớ lại chuyện này."Tôicòn nhớ là sau đó, người phiên dịch của tôi, một ngườicộng sản Tây Tạng, rất đáng tin cậy và là người bạntốt, đã nhìn tôi cười và chế nhạo tôi về chuyện ấy.

"Tôinghĩ rằng ngay cả bây giờ, trước buổi thuyết giảng haynói chuyện trước công chúng, tôi vẫn cảm thấy hơi lo, chonên những phụ tá của tôi hay nói, "Nếu vậy tại sao Ngàilại nhận lời mời thuyết giảng.?" Ngài lại cười.

Tôihỏi: "Vậy bản thân Ngài, Ngài làm sao để đối phó vớiloại lo lắng này?"

Vớigiọng nói bình thản, Ngài nhỏ nhẹ: "Tôi không biết" .. Ngàingập ngừng, và chúng tôi ngồi lặng thinh một lúc lâu, vàmột lần nữa, Ngài có vẻ cân nhắc và ngẫm nghĩ thận trọng.Cuối cùng, Ngài nói: "Tôi nghĩ rằng có một động cơ thíchhợp và thành thật là những điều chủ yếu để chế ngựnhững loại sợ hãi và lo lắng này. Do đó, nếu tôi lo lắngtrước buổi nói chuyện thì tôi sẽ tự nhắc nhở mình lýdo chính yếu, mục đích của buổi giảng, là ít ra cũng trìnhbày được một vài lợi ích cho người khác chứ không phảilà khoe kiến thức của mình. Vậy thì cái gì tôi biết, tôisẽ giải thích. Còn những gì tôi không hiểu rõ ràng - thìđâu có hề gì; tôi chỉ cần nói "cái này khó đối vớitôi". Không có lý do gì phải dấu diếm hay giả vờ. Từ quanđiểm này với động cơ đó tôi không phải lo lắng về điệubộ ngờ nghệch hay quan tâm đến chuyện người khác nghĩgì về tôi. Do đó tôi thấy rằng động cơ thành thật làmột loại thuốc giải để giảm bớt sợ hãi và lo lắng."

Vậyđôi khi sự lo lắng còn hơn là sợ cái vẻ khờ dại trướcmặt người khác. Còn hơn cả sợ thất bại, cảm tưởngkém cỏi..." Tôi suy nghĩ một lúc để xem bộc lộ đượcbao nhiêu ý riêng.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma chăm chú lắng nghe, gật đầu im lặng trongkhi tôi nói, tôi không biết chắc Ngài nghĩ gì. Có thể đólà thái độ đồng tình, nhưng trước khi hiểu được, tôiđã chuyển việc thảo luận những vấn đề chung sang khẩnkhoản xin lời khuyên của Ngài về cách đối phó với sợhãi và lo lắng của chính tôi.

"Tôikhông biết sao... đối với bệnh nhân có khi tôi thấy thậtkhó điều trị... những trường hợp không thể nào chẩnđoán được rõ ràng, như là suy nhược thần kinh hay nhữngbệnh dễ trị khác. Có những bệnh nhân bị rối loạn tínhcách nghiêm trọng như những người không chữa được bằngthuốc hay không có tiến triển nhiều với tâm lý trị liệudù tôi đã hết sức cố gắng. Đôi khi tôi không biết làmgì với những người này, làm sao để giúp đỡ họ. Hìnhnhư tôi không thể nắm được chuyện gì xẩy ra cho họ. Việcnày làm tôi tê liệt, phần nào bất lực." Tôi than phiền:"Tôi cảm thấy bất tài, và điều này thực sự gây ra mộtloại lo lắng nào đó",

Ngàilắng nghe tôi một cách nghiêm trang rồi hỏi với giọng thânmật: "Có phải ông nói rằng ông có thể giúp cho bẩy mươiphần trăm bệnh nhân của ông?"

Tôitrả lời: "Ít nhất là như vậy"

Vỗnhẹ vào tay tôi, Ngài nói: "Vậy tôi nghĩ không có vấn đềgì ở đây. Nếu ông chỉ có thể giúp cho ba mươi phần trămbệnh nhân, thì tôi khuyên ông nên nghĩ đến việc đổi sangnghề khác. Nhưng tôi nghĩ ông làm tốt lắm. Người ta cũngthường đến nhờ tôi giúp đỡ. Có nhiều người tìm kiếmphép mầu, hay phép lạ vân vân... và tôi không thể nào giúphết mọi người. Nhưng tôi nghĩ vấn đề chính là độngcơ thúc đẩy - có một động cơ thực sự trong việc giúpngười. Rồi thì hãy cố làm hết sức của mình và khôngphải lo lắng gì nữa.

Vềtrường hợp của tôi, dĩ nhiên cũng có những tình thế dễbị tổn thương hay nghiêm trọng, và một trách nhiệm nặngnề. Tôi nghĩ điều tồi tệ nhất là khi người ta đặt quánhiều tin tưởng vào tôi trong những trường hợp ngoài khảnăng của tôi. Trong trường hợp này, đôi khi tôi đấm ralo lắng. Một lần nữa, chúng tôi quay trở lại ý nghĩa quantrọng của sự động cơ. Rồi tôi có gắng nhắc nhở mìnhtrong chừng mực liên quan đến động cơ, hãy thành thật vàcố gắng hết sức mình. Bằng động cơ thành thực, độngcơ từ bi, cho dù tôi có gây lỗi lầm, hay thất bại thì cũngkhông có lý do gì để hối tiếc. Tôi đã cố hết sức làmtốt phần của tôi. Rồi, bạn sẽ thấy, nếu tôi thất bại,đó là vì tình thế vượt quá những cố gắng hết sức củatôi. Vậy động cơ thúc đẩy thành thật đó loại bỏ sợhãi và cho bạn lòng tự tin. Mặt khác, nếu động cơ thầmkín là để lường gạt người ta, khi thất bại, bạn thựcsự trở nên bối rối. Nhưng nếu bạn trau dồi động cơtừ bi, nếu bạn có thất bại, bạn không hối tiếc.

"Chonên, nói đi nói lại, tôi nghĩ động cơ thích hợp có thểlà cái bảo vệ, che chở cho bạn chống lại những cảm nghĩsợ hãi và lo lắng. Động cơ quan trọng như vậy. Thực ratất cả hành động của con người có thể được nhìn thấybằng hoạt động, và động lực đằng sau tất cả nhữnghành động là động cơ của ta. Nếu bạn phát triển mộtđộng cơ trong sáng và thành thật, nếu bạn được thúc đẩybởi mong muốn giúp đỡ trên cơ sở của lòng nhân ái, từbi và tôn trọng, thì bạn có thể thi hành bất cứ công việcgì, trong bất cứ lãnh vực nào, và hoạt động một cáchhữu hiệu hơn với ít sợ hãi và lo lắng hơn, không sợ hãigì về điều người ta nghĩ về bạn hay liêu cuối cùng bạncó đạt được mục tiêu hay không. Cho dù bạn không đạtđược mục tiêu, bạn vẫn cảm thấy hài lòng vì bạn đãhết sức cố gắng. Nhưng bằng một động cơ xấu, ngườita có thể khen bạn, hay bạn có thể đạt được mục tiêu,nhưng bạn vẫn không cảm thấy vui".

Trongviệc bàn luận thuốc giải bệnh lo lắng, Đức Đạt Lai LạtMa đưa ra hai phương cách trị liệu, mỗi phương cách tốtở một mức độ. Cách thứ nhất liên quan đến việc tranhđấu tích cực chống lại sự tư lự và lo lắng kinh niênbằng cách áp dụng tư duy đề kháng: hãy nhắc nhở mình,nếu có cách giải quyết vấn đề thì không cần phải lo.Nếu không có cách giải quyết, thì cũng không có lý do gìphải lo.

Phươngthuốc giải thứ hai là phương pháp trị liệu có tính cáchbao quát hơn. Nó liên quan đến việc biến đổi động cơtiềm ẩn của ta. Có một sự trái ngược đáng lưu ý giữacách giải quyết về động cơ thúc đẩy con người của ĐứcĐạt Lai Lạt Ma với tâm lý học Tây Phương Như đã thảoluận trước đây, các nhà nghiên cứu chuyện về động cơthúc đẩy con người đã điều tra về những động cơ bìnhthường của con người, nhìn vào cả hai nhu cầu bẩm sinhvà nhu cầu do biết được. Ở mức độ này, Đức Đạt LaiLạt Ma nhắm vào sự phát triển và sử dụng lòng ham họcđược để nâng cao "nhiệt tình và quyết tâm" của ta. Trongmột số khía cạnh, nó giống như quan điểm của nhiều "chuyêngia về động cơ " truyền thống Tây Phương, tìm cách đẩymạnh tinh thần hăng hái và quyết tâm đạt mục đích. Nhưngđiều khác biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma tìm cách xấy dựngquyết tâm và niềm say mê làm những hành động thiện nhiềuhơn nữa, và loại bỏ những nét tinh thần tiêu cực hơn lànhân mạnh vào sự đạt được những thành công vật chất,tiền bạc hay quyền thế. Và có lẽ sự khác biệt nổi bậtnhất là trong khi "những phát ngôn viên về động cơ" bậnbịu thổi phồng lên ngọn lửa của những động cơ hiệncó về những thành công vật chất, và những lý thuyết giaTây Phương bận tâm đến việc phân loại những động cơtiêu chuẩn của con người, thì mối quan tâm hàng đầu vềđộng cơ con người của Đức Đạt Lai Lạt Ma lại nằm trongviệc uốn nắn và thay đổi động cơ tiềm ẩn thành độngcơ của từ bi và nhân ái.

Tronghệ thống huân luyện tâm và đạt hạnh phúc của Đức ĐạtLai Lạt Ma, càng được thúc đẩy bởi lòng vị tha, thì càngít sợ trước những hoàn cảnh thậm chí cực kỳ lo ấu dằnvặt. Nhưng có một ít cách có thể áp dụng như nguyên tắcnày ngay cả khi động cơ thúc đẩy của bạn không hoàn toàndo lòng vị tha.Đứng xa ra và xem xét và chỉ cần chắc chắnlà bạn không có ý hại người và động cơ thúc đẩy củabạn thành thực có thể giúp bạn giảm thiểu lo ấu tronghoàn cảnh bình thường hàng ngày.

Khôngbao lâu sau lần đàm thoại trên với Đức Đạt Lai Lạt Ma,tôi ăn trưa cùng với một nhóm người gồm có một thanh niêntrẻ mà tôi tôi chưa gặp trước đây, một sinh viên củamột trường đại học địa phương. Trong bữa ăn này, cóngười hỏi tôi về đợt đàm luận với Đức Đạt Lai LạtMa tiến triển ra sao và tôi có kể lại cuộc đàm thoại vềviệc khắc phục lo lắng. Sau khi im lặng nghe tôi miêu tảkhái niệm về "động cơ thành thực là một thuốc giải chobệnh lo lắng", người sinh viên giãi bày là anh thường khổtâm vì nhút nhát và rất lo lắng trong giao tiếp xã hội. Suynghĩ về cách áp dụng kỹ thuật này để vượt qua sự lolắng của mình, người học sinh này thì thầm "Tốt tất cảđiều đó rất hay. Nhưng tôi nghĩ rằng phần khó khăn thườnglà phải có động cơ cao thượng về nhân ái và từ bi.

"Tôinghĩ điều đó rất đúng", Tôi phải thừa nhận.

Cấuchuyện chuyển qua những đề tài khác, và chúng tôi chấmdứt bữa ăn trưa. Tuần lễ sau đó tôi tình cờ lại gặpngười sinh viên này cũng tại quán ăn này.

Lạigần tôi một cách niềm nở, anh ta nói, " ông có nhớ bữatrước chúng ta có nói về động cơ thúc đẩy và lo lắng?Tôi có đem thực hành và nó thực sự hữu hiệu! Có mộtthiếu nữ làm việc trong tiệm bán đồ tại khu bán hàng màtôi đã gặp cô rất nhiều lần, lúc nào tôi cũng định mờicô đi chơi, vì quá e thẹn và lo lắng sợ cô từ chối nênkhông bao giờ dám hỏi cô. Vậy mà, hôm nọ, tôi đến gặpcô, nhưng lần này tôi bắt đầu nghĩ đến động cơ thúcđẩy đã mời cô đi chơi. Đương nhiên động cơ thúc đẩylà muốn hẹn hò với cô. Nhưng đằng sau đó chính là lòngmong ước của tôi có thể tìm thấy một người mà tôi thươngyêu và người ấy cũng yêu tôi. Khi tôi nghĩ như vậy, tôinhận thấy không có gì sai trái trong việc này, và động cơthúc đẩy của tôi thành thực. Tôi không muốn làm hại côhay chính tôi, mà chỉ mong những điều tốt lành. Ghi nhớđiều này trong tâm và tự nhắc nhở một đôi lần khônghiểu sao nó có vẻ có ích khiến cho tôi đã có can đảm bắtchuyện với cô. Tim tôi đập mạnh, nhưng tôi cảm thấy tuyệtvời vì đã có thể can đảm để nói chuyện với cô"

Tôinói, "Tôi rất vui được biết việc đó" "Rồi chuyện ra saonữa?

"Àthì ra cô ấy đã có bạn trai chính thức rồi. Tôi hơi thấtvọng một chút nhưng không sao. Tôi cảm thấy vui vì đã cóthể vượt qua được sự rụt rè e thẹn của tôi. Và việcnày làm cho tôi hiểu rằng nếu tôi chắc chắn không có gìsai trái trong động cơ thức đẩy của tôi, và ghi nhớ điềunày trong tâm, nó sẽ giúp tôi lần sau ở trong hoàn cảnh nhưvậy."

THÀNHTHẬT LÀ THUỐC GIẢI ĐỘC CHO TỰ TI VÀ TỰ TÔN

Ýthức lành mạnh của tự tin là một nhân tố chủ yếu trongviệc đạt mục tiêu của chúng ta. Điều này rất đúng dùmục tiêu của chúng ta là đạt được bằng cấp đại học,thành công trong công việc làm ăn, có quan hệ mỹ mãn, hayrèn luyện tâm trí để được hạnh phúc hơn. Thiếu tự tincản trở những cố gắng tiến tới, đối đầu với thửthách và cả đến phải chấp nhận may rủi khi cần thiếtđể theo đuổi mục tiêu của chúng ta. Quá tự tincó thểngang bằng với nguy hiểm. Những người khổ vì có ý nghĩthổi phồng thái

quákhả năng và thành quả của mình luôn luôn bị ngã lòng, thấtvọng, và nóng giận khi xâm nhập thực tế vàthiên hạ khôngchấp nhận giá trịcủa cách nhìn lý tưởng hóa về mìnhcủa những người ấy. Và họ lúc nào cũng gần như sắpbị đắm chìm trong suy nhược khi không thể sống theo hìnhảnh lý tưởng của mình. Thêm vào đó, tính phô trương củanhững cá nhân này thường dẫn đến cảm giác có quyền hànhhồ như hách dịch khiến họ cách biệt với những ngườikhác và cản họ trong những mối quan hệ thoải mái về tìnhcảm.

Cuốicùng, đánh giá quá cao khả năng của mình có thể dẫn đếnnhững hiểm họa. Như viên thanh tra Dirty Harry Callahan, trongtâm trạng bình thản, nói cho chúng ta biết trong phim MagnumForce (trong khi theo dõi tên vô lại quá tự tin nên đã tựhại mình), " Mỗi một người phải biết giới hạn của mình".

Trongtruyền thống tâm lý trị liệu ở Phương Tây, các nhà lýluận gia đã gắn cả tự ti và tự tôn với những xáo trộntrong hình ảnh bản thân của con người và tìm nguyên nhâncủa những xáo trộn này trong cách nuôi dưỡng đứa trẻlúc còn bé. Nhiều lý luận gia coi tự ti và tự tôn như haimặt của một đồng tiền, quan niệm việc thổi phòng hìnhảnh bản thân là sự phòng thủ vô thức chống lại cái bấtan nằm ở dưới và những cảm nghĩ tiêu cực về mình. Nhữngbác sĩ chuyên khoa phân tích tâm lý đã đặc biệt trình bầynhững lý thuyết phức tạp về sự nhận định sai lạc bảnthân mình xảy ra như thế nào. Họ giải thích hình ảnh bảnthân mình ra sao khi người ta tiếp thu thông tin phản hồi từmôi trường. Họ cũng mô tả làm thế nào mà con người pháttriển khái niệm mình là ai bằng cách kết hợp những thôngđiệp rõ rệt hay ngấm ngầm về mình từ cha mẹ họ và làmthế nào mà những sự xáo trộn có thể xẩy ra khi nhữngtương tác lúc nhỏ với những người chăm sóc không đượclành mạnh và không biết cách nuôi nâng.

Khinhững xáo trộn về hình ảnh bản thân đủ trầm trọng đểgây ra những vấn đề thật sự trong đời sống, nhiều ngườiquay về với tâm lý trị liệu. Những bác sĩ tâm lý huânluyện về nhận thức tập trung giúp bệnh nhân giành đượcsự hiểu biết về những kiểu bất thường trong quan hệlúc thơ ấu là nguyên nhân của vấn đề và cung cấp cho họcách phản ứng thích hợp và trong môi trường điều trịmà bệnh nhân có thể từ từ khôi phục lại và sửa chữahình ảnh bản thân tiêu cực của mình. Mặt khác, Đức ĐạtLai Lạt Ma lại tập trung vào "nhổ mũi tên ra" thay vì tốnthì giờ xem ai bắn. Thay vì thắc mắc tại sao người ta lạitự ti và tự tôn, Ngài đưa ra một phương pháp đánh thẳngvào những trạng thái tâm tiêu cực.

Trongnhững thập niên gần đây, tính chất của cái ngã (cái tôi)đã là một trong những đề tài được nghiên cứu nhiềunhất trong lãnh vực tâm lý học. Trong "thập niên của tôi",trong những năm 80, có hàng ngàn bài viết mỗi năm khám phánhững vấn đề về tự ti và tự tôn. Nghĩ đến đó trongđầu, tôi đã đem ra hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma.

"Trongmột buổi thảo luận của chúng ta, Ngài có nói khiêm tốnlà một nét tích cực, và nó liên quan ra sao tới việc tu dưỡngtính kiên nhẫn và khoan dung. Trong khoa tâm lý Tây Phương vàvăn hóa của chúng tôi nói chung, dường như khiêm cung khôngđược chú ý tới để phát triển những đức tính như mứctự trọng và tự tin cao. Thật ra ở Phương Tây, người tađặt quá nhiều tầm quan trọng vào những thuộc tính này.Tôi chỉ thắc mắc - Vậy chứ Ngài có cảm thấy đôi khingười Tây Phương có khuynh hướng nhân mạnh quá mức vàotự tin, phần nào quá ham mê hay quá say mê?

"Khônghẳn vậy" Ngài trả lời, mặc dù đề tài này có thể làkhá phức tạp. Thí dụ, những bậc chân tu là những ngườiđã phát nguyện hay phát triển quyết tâm loại bỏ tất cảnhững trạng thái tiêu cực của tâm hầu mang lại hạnh phúctối thượng cho tất cả chúng sinh. Họ có tầm nhìn xa vàkhát vọng. Điều này cần có ý thức cảm giác tự tin tolớn. Và sự tự tin này rất quan trọng vì nó cho bạn gandạ giúp bạn đạt được mục tiêu vĩ đại. Về một ýnghĩa nào đó, điều này dường như có vẻ là kiêu ngạo,mặc dù không phải trong phương cách tiêu cực. Nó căn cứvào những lý do có cơ sở Cho nên, ở đây, tôi có thể coihọ là rất can đảm- Tôi có thể coi họ là những anh hùng".

"Vậyđối với vị đại đạo sư, cái vẻ kiêu ngạo bề ngoàichính ra hồ như là loại tự tin và lòng can đảm". Tôi chấpnhận. Nhưng đối với những người bình thường, trong nhữnghoàn cảnh hàng ngày, lại là điều ngược lại - một sốngười có vẻ như rất tự tin và tự trọng nhưng thật rahọ chỉ là những người rất kiêu ngạo. Tôi hiểu rằngtheo Phật Giáo, kiêu ngạo được xếp loại là một trong nhữngxúc cảm cơ bản gây ra đau khổ. Thật vậy, tôi biết điềuđó theo một hệ thống phân loại, họ liệt kê bảy loạikiêu ngạo khác nhau. Vậy tránh hay khắc phục kiêu ngạo đượccoi như rất quan trọng. Nhưng cũng như vậy khi có ý thựcmạnh về tự tin. Đôi khi dường như giữa chúng chỉ có mộtranh giới rất nhỏ.

"Làmsao Ngài có thể phân biệt được chúng để trau dồi cáinày và giảm thiểu cái kia?"

Ngàithừa nhận, "Đôi khi thật là khó phân biệt giữa tự tinvà kiêu ngạo, có lẽ chỉ có một cách là xem liệu nó cócơ sở hay không. Người có thể ý thức thấy mình hơn hẳnai đó rất có cơ sở hoặc rất đứng đắn, điều đó cóthể chứng minh được và điều đó có thể có cơ sở vữngchắc. Và cũng có thể đó là ý thức cái ta được thổiphồng hoàn toàn vô căn cứ, thì đó lại là kiêu ngạo. Vấynói theo tình trạng hiện tượng, chúng có vẻ giống nhau."Nhưng một người kiêu ngạo luôn luôn cảm thấy mình cómột cơ sở vững vàng về .."

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma công nhận, "Phải, phải"

Tôilại hỏi, "Vậy làm sao Ngài có thể phân biệt được?"

"Tôinghĩ đôi khi chúng ta chỉ có thể phán xét bằng hồi tưởnghoặc bởi cá nhân đó hoặc từ cái nhìn của người thứba. Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng lại rồi nói đùa, " Có thểngười ấy phải ra tòa án để tìm ra có phải đó là trườnghợp tự cao hay kiêu ngạo không! Ngài cười.

Ngàitiếp, "Muốn phân biệt tính tự cao tự đại và lòng tựtin đứng đắn, ta có thể nghĩ đến hậu quả về thái độcủa người đó - tự phụ và kiêu ngạo thường dẫn đếnnhững hậu quả tiêu cực trong khi lòng tự tin lành mạnh đemđến những hậu quả tích cực hơn nhiều. Do đó khi đềcập về tự tin, bạn cần nhìn xem cái gì là ý nghĩa tiềmẩn của "cái tôi". Theo tôi ta có thể chia thành hai loại.Ý thức về bản thân hay "cái tôi" chỉ quan tâm đến đápứng quyền lợi bản thân, đến ham muốn ích kỷ của chínhmình, và hoàn toàn không đếm xỉa đến phúc lợi của ngườikhác. Một kiểu cái tôi khác hay ý thức về bản thân dựavào mối quan tâm chân thành vì người khác và khao khát đượcgiúp ích. Để thực hiện ước muốn giúp ích, ta cần cóý thức mạnh về bản thân, ý thức tự tin. Loại tự tinnày dẫn đến những kết quả tích cực."

Tôinhận xét, "Trước đây Ngài có đề cập đến cách giảmbớt kiêu ngạo hay hãnh diện, nếu thừa nhận kiêu ngạo làxấu và mong muốn khắc phục nó thì phải suy ngẫm về nỗiđau khổ của con người - suy nghĩ đến tất cả các cáchmà bạn bị hay dễ bị đau khổ và vân vân... Ngoài cách suyngẫm về nỗi đau khổ của con người, còn có những kỹthuật nào khác hay thuốc giải độc đối với kiêu ngạonữa không?

Ngàinói, "Có một cách giải độc là nghĩ đến tính đa dạngcủa việc rèn luyện trí óc mà bạn có thể không biết. Thídụ như trong hệ thống giáo dục tiên tiến, có rất nhiềumôn học. Vậy nghĩ xem biết bao nhiêu lãnh vực mà bạn khôngbiết, nghĩ như vậy bạn sẽ khắc phục được tính kiêungạo.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma ngừng lại và nghĩ rằng đó là tất cảnhững gì Ngài muốn nói về đề tài này, tôi nhìn vào quyểnsổ ghi chép rồi chuyển sang đề tài mới. Đột nhiên Ngàilại nói với giọng đầy suy tư, "Bạn biết không, chúng tađang nói về việc phát triển lòng tự tin lành mạnh.. Tôinghĩ rằng sự thành thật và tự tin có liên hệ chặt chẽvới nhau". Tôi hỏi, "Ý Ngài muốn nói về thành thực vớichính mình về khả năng của chính mình, hay ý Ngài muốn nóithành thật với người khác?"

Ngàitrả lời, "Cả hai, bạn càng thành thật, càng cởi mở thìbạn càng ít sợ, vì không có lo lắng gì khi phơi bầy haybộc lộ với người khác. Do đó tôi nghĩ càng thành thậtlại càng tự tin".

Tôinói, "Tôi muốn biết thêm một chút về sự đối trị vớivấn đề tự tin của chính bản thân Ngài? Ngài nói dườngnhư nhiều người đến yêu cầu Ngài làm phép lạ. Dườngnhư họ đã đặt nhiều áp lực cho Ngài và có nhiều mongmuốn nơi Ngài. Cho dù Ngài có một động cơ căn bản chínhđáng, việc này không làm cho Ngài cảm thấy thiếu tin tưởngvề khả năng của Ngài hay sao?"

"Ởđây, tôi nghĩ rằng bạn nên nhớ khi nói đến 'thiếu lòngtin' hay có 'lòng tin' liên quan đến một hành động đặc biệtnào đó hay có thể là bất cứ cái gì. Để nói rằng bạnthiếu lòng tin trong việc gì đó, có nghĩa là hồ như bạntin mình có thể làm được., nghĩa là nói chung trong phạmvi của bạn. Và rồi tuy nằm trong khả năng của bạn, bạnlại không thể làm, bạn bắt đầu cảm thấy, "Ồ, có lẽtôi không đủ sức hay tài giỏi để làm việc đó hay cáigì đó theo hướng ấy ". Tuy nhiên với tôi, tôi biết tôikhông làm được phép lạ - điều đó không dẫn đến mấtlòng tin vì ngay từ đầu, tôi không bao giờ tin rằng tôi cókhả năng này. Tôi không cho rằng tự mình có thể hoàn thànhnhững nhiệm vụ như những Đức Phật đã hoàn toàn giácngộ - mình có thể biết mọi thứ có thể làm đúng bấtcứ điều gì và bất cứ lúc nào. Do đó, khi người ta đếnvới tôi để xin chữa bệnh hay thi triển phép lạ hay nhữngthứ như vậy, thay vì làm cho tôi thiếu lòng tin thì tôi chỉcảm thấy lúng túng mà thôi.

"Tôinghĩ rằng, nói chung, thành thật với mình và người về nhữngđiều mình có thể làm hay không thể làm được, có thểchống lại cảm nghĩ thiếu lòng tin".

Nhưng,thí dụ, hiện nay trong việc đối phó với Trung Quốc, đôikhi tôi cảm thấy thiếu tự tin. Nhưng tôi luôn luôn tham khảotình thế với các quan chức và trong một số trường hợpvới những người không phải là quan chức. Tôi hỏi ý kiếnvà bàn thảo với bạn tôi. Vì nhiều quyết định đượcthực hiện trên cơ sở thảo luận với nhiều người khácnhau không hấp tấp vội vàng, nên bất cứ quyết định nàođã được tiến hành, làm cho tôi đủ tin, không có lý dohối tiếc trong việc đã làm.

Khôngsợ hãi và đánh giá mình một cách thành thật có thể làmột vũ khí mạnh mẽ chống lại sự tự ngờ vực và thiếutự tin. Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng loại thành thật nàycó thể làm thuốc giải độc cho những tâm trạng tiêu cựcđã được thực sự xác nhận bởi một số những nghiêncứu gần đây cho thấy rõ ràng là những người có quan điểmthực tế và đứng đắn về mình có khuynh hướng cầu thịvà có lòng tin hơn những người ít tự biết về mình hoặcbiết không đúng về mình.

Quanhiều năm, tôi thường được chứng kiến Đức Đạt LaiLạt Ma minh họa lòng tự tin bắt nguồn từ tính thành thậtvà ngay thẳng về khả năng của một người. Thật quá kinhngạc khi lần đầu tiên nghe Ngài nói một cách đơn giản,"Tôi không biết" trước một số đông cử tọa để trảlời một câu hỏi. Không giống như những điều tôi thườngthấy ở những giảng viên đại học hay ở những ngườicho mình là có thẩm quyền, Ngài đã nhận là mình thiếu kiếnthức mà không hề lúng túng, không cần nói rõ hơn về nhữnglời phát biểu hay giả vờ mình biết đây bằng cách nóiquanh co.

Thựctế hình như Ngài rất thích thú trước câu hỏi khó khănmà không có câu trả lời và thường hay nói đùa về việcnày. Thí dụ như, vào một buổi chiều ở Tuscon, Ngài đangbình luận về một câu kệ của Shantideva trong cuốn "Hướngdẫn về Lối Sống của Bồ Tát" có lý luận rất phức tạp.Sau một lúc cố gắng, Ngài thấy lộn xộn, bèn phá lên cườivà nói rằng: "Tôi thấy lộn xộn! tốt hơn là bỏ lại, khôngbàn luận nữa. Bây giờ đến bài kệ tiếp..." Để đáp lạitiếng cười tán thưởng từ phía khán giả, Ngài con cườilớn hơn nữa và nói rằng, " Có một cách diễn đạt gầngiống điều này. Cách diễn đạt đó giống như người giàăn uống - người già thì răng long - Cho nên cái gì mềm thìăn, còn cái gì cứng thì bỏ". Vẫn còn cười Ngài tiếp tục," Vậy ngày hôm nay chúng ta bỏ cái đó lại". Ngài chẳng baogiờ nao núng vào lúc ấy nhờ lòng tin tuyệt đối của mình.

NGHĨVỀ TIỀM NANG CỦA CHÚNG TA NHƯ THUỐC GIẢI CHO SỰ THÙ HẬNBẢN THÂN

Trongchuyến đi Ấn Độ vào năm 1991, hai năm trước chuyến viếngthăm Arizona của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi có được gặpNgài một lần tại tư gia ở Dharamsala. Tuần lễ ấy Ngàicó buổi họp hàng ngày với một nhóm các khoa học gia, thầythuốc, bác sĩ tâm lý, và giảng viên về thiền xuất xắcTây Phương để tìm cách khám phá mối liên hệ giữa cơ thểvà tinh thần và tìm hiểu sự liên quan giữa kinh nghiệm xúccảm và sức khỏe của cơ thể. Tôi gặp Đức Đạt Lai LạtMa vào buổi xế chiều, sau một trong những cuộc gặp gỡvới các khoa học gia. Vào cuối buổi phỏng vấn, Đức ĐạtLai Lạt Ma hỏi tôi, "Ông biết tuần này tôi đang gặp gỡcác khoa học gia?"

"Vângtôi có biết..." "Có điều này tôi thấy rất ngạc nhiên.Đó là khái niệm 'thù ghét bản thân mình'! ông có thấy quenthuộc với khái niệm này không?"

"Rấtquen; khá nhiều bệnh nhân của tôi đau khổ về chứng này".

"Khihọ nói về điều này, mới đầu tôi không chắc có hiểuđúng hay không."

Ngàicười và nói, "Tôi nghĩ : -'dĩ nhiên chúng ta yêu chính mình!Sao lại có người ghét bản thân mình?' Mặc dù tôi nghĩ rằngmình hiểu tinh thần hoạt động như thế nào, nhưng ý nghĩghét mình quả thật hoàn toàn mới đối với tôi. Lý do tạisao tôi không thể tin được vì người Phật Tử tu tập chămchỉ cố gắng khắc phục thái độ cho mình là trung tâm, tưtưởng và động cơ ích kỷ. Từ quan điểm này, tôi nghĩchúng ta thương yêu trìu mến bản thân mình quá nhiều. Vậynghĩ đến khả năng không thương yêu chính mình mà lại cònghét chính mình, thì quả thật không thể tin được. Là bácsĩ tâm lý ông có thể nào giải thích về khái niệm này,tại sao nó lại xẩy ra?"

Tôidiễn tả ngắn gọn cho Ngài nghe quan niệm tâm lý về vấnđề thù ghét bản thân nẩy sanh ra sao. Tôi giải thích hìnhảnh bản thân chúng ta được hình thành bởi cha mẹ và cáchnuôi dưỡng như thế nào; chúng ta đã tập nhiễm những thôngđiệp ẩn tàng về mình từ cha mẹ trong khi lớn lên và pháttriển ra sao, và tôi phác qua hoàn cảnh đặc biệt tạo nênhình ảnh bản thân tiêu cực. Tôi đi vào chi tiết những nhântố làm tăng sự thù hận chính mình, như cách hành xử củachúng ta không xứng đáng hình ảnh lý tưởng về bản thânvà miêu tả một vài khía cạnh mà hận thù bản thân đượcnặng thêm vì văn hóa, đặc biệt ở một số phụ nữ vàdân tộc thiểu số. Trong khi tôi bàn luận về những điềunày, Đức Đat Lai Lạt Ma tiếp tục gật đầu suy tư vớivẻ mặt khó hiểu như thể Ngài vẫn thấy khó hiểu kháiniệm mới lạ lùng này.

GrouchoMarx có lần châm biếm, "Tôi không bao giờ gia nhập bất cứcâu lạc bộ nào mà có tôi là thành viên". Để mở rộngloại quan niệm bản thân tiêu cực này thành nhận xét vềbản chất con người, Mark Twain nói, " Thực ra trong thấm tâm,chẳng có ai tôn trọng mình tý nào ". Và lấy quan điểm biquan về con người này và hợp nó thành lý thuyết tâm lýcủa mình, nhà tâm lý học nhân văn Carl Rogers, đã từng nói,"Hầu hết con người đều coi thường bản thân mình, cho mìnhlà vô giá trị và không đáng yêu thương".

Cómột khái niệm rất phổ biến trong xã hội chúng ta, đượcchia sẻ bởi hầu hết các bác sĩ tâm lý đương đại làthù hận bản thân đang lan tràn trong văn hóa Tây Phương. Trongkhi điều này chắc chắn đang tồn tại thì may thay nó khônglan tràn như nhiều người tin tưởng. Chắc chắn nó là vấnđề chung trong số những người cần được chữa trị, nhưngđôi khi các bác sĩ tâm lý ở phòng khám lại có một cáinhìn lệch lạc, có khuynh hướng dựa trên nhận xét tổngquát về bản chất con người áp dụng cho một số ít ngườibước vào văn phòng của họ. Hầu hết các dữ kiện đềudựa trên thí nghiệm, tuy nhiên xác minh được sự việc cóthật là người ta có khuynh hướng (hay ít ra cũng muốn) nhìnmình trong ánh sáng đẹp đẽ, tự đánh giá mình "trên trungbình" trong hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến về những đứctính chủ quan và đáng có về mặt xã hội.

Nhưvậy, mặc dầu thù hận bản thân có thể không phổ biếnnhư người ta tưởng, nó vẫn là một chướng ngại lớn chonhiều người. Tôi ngạc nhiên trước phản ứng của ĐứcĐạt Lai Lạt Ma về khái niệm thù hận bản thân. Chỉ cầnphản ứng đầu tiên của Ngài thôi cũng đủ thấy rõ ràngvà chữa bệnh.

Cóhai điểm liên quan đến phản ứng đáng lưu ý của Ngài bảođảm cho sự phân tích. Điểm thứ nhất thật đơn giản làNgài không quen với sự tồn tại của thù hận bản thân.Mặc nhiên công nhận ngầm thù hận là một vấn đề lan tràncủa con người dẫn đến cảm giác ân tượng rằng đó làmột đặc tính thấm căn cố đế trong tâm trí con người.Nhưng sự thực không ai nghe thấy có trong mọi nền văn hóa,trong trường hợp này là văn hóa Tây Tạng, đã mạnh mẽnhắc nhở chúng ta đây chính là tình trạng rối loạn tinhthần, giống như tất cả những tình trạng tinh thần tiêucực khác mà chúng ta đã thảo luận, nó không phải là phầnnội tại trong tâm trí con người. Nó không phải là điềuta có từ lúc sinh ra, không phải là điều mà ta bị dồn cho,cũng không phải là đặc điểm không thể tẩy xóa đượckhỏi bản tính của chúng ta. Ta có thể loại bỏ nó được.Chỉ nhận thức này thôi có thể làm yếu đi sức mạnh củanó, cho chúng ta hy vọng, và gia tăng quyết tâm loại trừ nó.

Điểmthứ hai liên quan đến phản ứng đầu tiên của Đức ĐạtLai Lạt Ma là câu trả lời của Ngài: "Ghét mình ư? Dĩ nhiênchúng ta yêu bản thân mình". Đối với một số người bịbị khổ vì hận thù bản thân hay biết ai đó có chứng bệnhgiống như vậy, thì câu trả lời này thoạt đầu nghe cóvẻ ngấy thơ lạ thường. Nhưng khi xét kỹ, ta thấy có mộtsự thật sâu sắc trong câu trả lời của Ngài. Tình thươngyêu rất khó định nghĩa, và có thể có nhiều định nghĩakhác nhau. Nhưng có một định nghĩa có lẽ là loại tình yêutrong sáng, được tán dương nhiều nhất, đó là ước mongdứt khoát, tuyệt đối và hoàn toàn vì hạnh phúc của mộtngười khác. Đó là sự mong muốn chân thành vì người khácđược hạnh phúc dù rằng có làm thương tổn chúng ta haydù ta có thích người đó hay không thích. Từ tận đáy lòng,chắc chắn là mọi người chúng ta đều mong được hạnhphúc. Vậy nếu định nghĩa về tình thương yêu dựa trênsự mong ước chân chính vì hạnh phúc cho người thì đúnglà mỗi chúng ta đều mong ước yêu thương cho chính mình.Trong khi điều trị, đôi khi tôi gặp những trường hợp thùghét bản thân cực đoan đến nỗi họ tái diễn có ý địnhtự tử. Nhưng ngay cả trong trường hợp cực đoan nhất, ýtưởng quyên sinh chủ yếu là dựa trên mong ước cá nhân(dù là ý nghĩ méo mó hay lầm lạc) để giải thoát mình khỏiđau khổ chứ không phải gây ra đau khổ.

Vậycó lẽ Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi tới cái đích trong niềmtin của Ngài là tất cả chúng ta đều tiềm ẩn lòng thươngyêu chính mình, và ý tưởng này gợi ý một loại thuốc giảiđộc cực mạnh cho sự thù hận bản thân: Chúng ta có thểchống lại tư tưởng khinh miệt bản thân bằng cách nhắcnhở mình dù chúng ta không thích một số tính nết của mìnhnhiều đến thế nào đi nữa, thì bên dưới điều đó tấtcả chúng ta đều mong mình được hạnh phúc, và đó là loạitình yêu sâu sắc.

Trongcuộc viếng thăm Dharamsala kế đó, tôi trở lại vấn đềthù hận bản thân với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đến lúc đóthì Ngài đã quen thuộc với khái niệm này và bắt đầu triểnkhai phương pháp để chiến đấu với nó.

Ngàigiải thích, "Theo quan điểm Phật Giáo, ở trong tình trạngthất vọng một tình trạng chán nản hồ như được coi làcực đoan rõ ràng là một chướng ngại để thực hiện nhữngbước đi cần thiết nhằm hoàn tất mục tiêu. Trạng tháithù hận bản thân còn cực đoan hơn chán nản nhiều, và nócó thể vô cùng nguy hiểm. Với những ai tu tập Phật Giáo,thuốc giải độc cho thù hận bản thân có thể là suy nghĩviệc có thật là tất cả chúng sinh kể cả chính mình, đềucó Phật tính - hạt giống hay tiềm năng vươn tới sự viênmãn, sự giác ngộ hoàn toàn cho dù hoàn cảnh hiện tại cóyếu kém, nghèo nàn hay thiếu thốn. Vậy những người tu tậpPhật Giáo đau khổ vì thù hận bản thân hay ghê tởm bảnthân, nên tránh suy ngẫm về bản chất đau khổ của cuộcsống hay bản chất bất toại nguyện tiềm ẩn trong cuộcsống, và thay vì làm như vậy họ nên tập trung nhiều hơnnữa vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống, như hiểurõ về tiềm năng to lớn nằm trong bản thân của mỗi conngười. Và bằng cách suy nghĩ về những cơ hội và tiềmnăng này, họ có thể gia tăng cảm giác giá trị và lòng tựtin vào chính mình.

Nêulên câu hỏi thông thường từ cái nhìn của một người khôngphải là Phật Tử, tôi hỏi, "Vậy thì cái gì có thể làthuốc giải độc cho một người chưa bao giờ biết đếnkhái niệm Phật Tính hay một người không phải là Phật Tử?"

"Mộtđiểm chung mà ta có thể vạch ra cho những người đó làchúng ta có phước được làm người với trí thông minh tuyệtvời. Trên hết, tất cả mọi người có khả năng quyết tâmvà hướng ý thức quyết tâm vào bất cứ chiều hướng nàomình muốn. Không có gì ngờ vực về điều đó cả. Cho nênlà giữ được ý thức về những tiềm năng này và luôn luônnhắc nhở mình cho đến khi ý thức này trở thành một phầntrong thói quen nhận thức về chúng sinh - gồm cả chính mình- thì điều này sẽ giúp họ giảm thiểu cảm nghĩ chán nản,bất lực và tự khinh miệt mình". Đức Đạt Lai Lạt Ma ngừnglại một chút rồi tiếp tục với giọng như thăm dò nóilên Ngài đang tích cực tìm kiếm và tiếp tục tiến trìnhkhám phá.

"Tôinghĩ rằng chỗ này có một phần nào giống với cách chúngtôi trị bệnh. Khi bác sĩ trị bệnh cho bệnh nhân, không nhữnghọ cho bệnh nhân uống thuốc kháng sinh trong những trườnghợp đặc biệt, mà họ còn phải chắc chắn rằng với tìnhtrạng sức khỏe của bệnh nhân như vậy có thể uống đượcthuốc kháng sinh và chịu đựng được thuốc này. Vậy muốnbảo đảm như vậy, bác sĩ phải chắc chắn rằng bệnh nhânđủ dinh dưỡng và đôi khi còn cho uống thêm sinh tố hay thuốcbồi dưỡng cơ thể. Nếu bệnh nhân có sức khỏe tiềm ẩntrong thân, thì có tiềm năng hay khả năng trong thân thể đểhồi phục nhờ thuốc men. Tương tự như vậy, nếu chúng tabiết và duy trì ý thức là chúng ta có món quà tuyệt vờicủa trí thông minh và khả năng phát triển quyết tâm và sửdụng chúng một cách tích cực, trong một ý nghĩa nào đó,chúng ta có sức khỏe tinh thần tiềm ẩn. Sức mạnh tiềmẩn đến từ sự nhận thức chúng ta có tiềm năng vĩ đại.củacon người Sự nhận thức này hồ như có thể thực hiệnvai trò của một cơ cấu gắn liền nhằm đối trị với bấtcứ khó khăn nào, dù tình trạng phải đương đầu ra sao,không mất hy vọng hay chìm đắm trong thù hận bản thân. Tựnhắc mình những phẩm tính cao quý mà ta chia sẻ với tấtcả chúng sinh làm mất tác dụng của việc cứ nghĩ cho rằngmình xấu hay không xứng đáng. Nhiều người Tây Tạng thựchành điều này trong việc hành thiền thường nhật. Có lẽđó là lý do tại sao thù hận bản thân không bao giờ có trongnền văn hóa Tây Tạng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 10800)
Nói chung, ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộ mà chúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị. Có những cõi Tịnh Độ ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, và ở trung tâm. Trong số đó, cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà là nơi dễ đến nhất và vì thế rất đặc biệt.
22/04/2013(Xem: 7043)
Ðạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu, là một biện chứng giải thoát, một con đường giải thoát. Giải thoát hết phiền não, hết bát khổ, ra ngoài tam giới tức là cõi dục, cõi sắc và vô sắc. Chân lý mà Ðức Phật diễn giải rất là hiển nhiên dễ dàng, nhưng cũng rất là huyền nhiệm mênh mang. Chân lý ấy có thể thu gọn trong một chữ Tâm hay chữ Như cũng được, nhưng nếu giải ra nói suốt một kiếp cũng chưa hết.
22/04/2013(Xem: 6035)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ. Lắng nghe càng rõ sức tam muội càng tự tập trung, tự thanh tịnh. Thanh tịnh càng rõ ràng càng tăng trưởng trí tuệ.
22/04/2013(Xem: 11555)
Tôi là một cư sĩ, tuy không phải là tu sĩ, nhưng tôi đã dành suốt 12 năm còn lại của đời tôi, với mỗi ngày 12 tiếng đồng hồ để học hỏi, nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Trong 12 năm này, tôi hầu như chấm dứt sự giao thiệp với bạn bè, hội hè, không đọc báo chí, không xem Tivi và nghe radio.
22/04/2013(Xem: 6418)
Người dòng Bà La Môn ở nước Thiên Trúc. Vào thời đại xa xưa, tại nước A Thâu Sa của xứ Thiên Trúc (vì nước Thiên Trúc vào thời cổ có 16 nước lớn) có một người dòng Bà La Môn (không thấy nói tên họ), anh chàng này bẩm tánh chân thật, nhưng ngu si vô trí lại khổ một nổi là tâm nhiễm ái thiên trọng, nên anh đối với vợ yêu thương quá mức, với tình chồng vợ không biết chán nhàm.
22/04/2013(Xem: 5229)
Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngả. Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp môn nào cũng đều được liễu ngộ cả.
22/04/2013(Xem: 5336)
Phật! Phật! Phật! Tâm! Tâm! Tâm Thức! Thức! Thức! Tỉnh! Tỉnh! Tỉnh. Ðó là hai câu thơ của ngài Thượng Sỹ Tuệ Trung, một vị công hầu đời Trần, đã từng cầm quân chống giặc Nguyên, sau bỏ đi tu Phật để suy ngẫm về cái hiện tượng của Tâm và cái lẽ của Thiền.
22/04/2013(Xem: 8093)
Trước khi đi vào phần trình bày phương pháp quán tưởng Niệm Phật, chúng tôi sẽ giới thiệu vài nét về các kinh điển liên quan đến pháp môn niệm Phật. Quán tưởng niệm Phật là một trong những phương pháp niệm Phật mà người ta thường hành trì, tùy theo khả năng vận dụng của mỗi người mà kết quả có sự sai biệt.
22/04/2013(Xem: 5525)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà, điều đó được nói trong 48 lời nguyện của Tỳ kheo Pháp Tạng (Dharmakara), tiền thân của Ngài.
22/04/2013(Xem: 6507)
Theo gương Sư trưởng, bằng tấm lòng thiết tha phụng sự Đạo pháp và chúng sanh, đệ tử chúng con đã kết tập những lời chỉ dạy của Thầy về pháp "Thiền Tịnh Song Tu" và ấn tống quyển sách này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]