Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần III: Cải Đổi Sự Khổ Đau

03/12/201016:28(Xem: 11736)
Phần III: Cải Đổi Sự Khổ Đau

NGHỆ THUẬT TẠO HẠNH PHÚC - THE ART OF HAPPINESS

Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt ma và Bác Sĩ Howard C. Cutler
Dịch Giả: Tỳ kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, Fresno, California, Hoa Kỳ - Phật Lịch 2547 - D.L. 2003

PHẦNIII
CẢIĐỔI SỰ KHỔ ĐAU

CHƯƠNG8
ĐỐIĐẦU VỚI KHỔ ĐAU

Vàothời Đức Phật, một phụ nữ tên Kisagotami đau khổ vì đứacon duy nhất của bà bị chết. Không thể chấp nhận sự việcấy, bà chạy gặp hết người này đến người khác đểtìm thuốc cứu đứa bé sống lại. Người ta đồn Đức Phậtcó loại thuốc đó.

Kisagotamiliền tìm đến Đức Phật, bà cung kính chào Ngài và thưa:"Thưa Ngài, có phải Ngài có thể làm ra thứ thuốc cứu đượcđứa con của tôi phải không?"

ĐứcPhật trả lời: "Ta biết thứ thuốc đó, nhưng muốn làm rathứ thuốc đó, ta cần phải một số chất liệu."

Nhẹngười, bà hỏi: "Ngài cần chất liệu gì?

"Mangcho ta một nắm hạt cải"

Ngườiđàn bà này hứa sẽ mang đến cho Ngài nhưng khi bà sắp sửađi, Ngài nói thêm " Ta cần hạt giống cải lấy từ một giađình không có con cái, chồng vợ, cha mẹ, hay người làm đãchết"

Bàta đồng ý và bắt đầu đi đến hết nhà này đến nhà kiađể tìm xin hạt cải. Nhà nào cũng đồng ý cho bà hạt giống,nhưng khi bà hỏi trong nhà này có ai đã chết không, thì bàkhông thể tìm ra nhà không có ai chết - nhà này thì con gáichết, nhà kia thì người làm chết, nhà nọ thì chồng haycha mẹ chết. Kisagotami không thể tìm được một nhà nàothoát khỏi sự đau đớn của cái chết. Thấy không phảichỉ mình bà đau khổ, bà đã thôi không giữ thi hài củađứa con và quay về với Đức Phật, với tâm lòng đại biNgài nói: "Không phải chỉ mình bà mất con, chết là mộtqui luật đối với tất cả chúng sanh, không có cái gì trườngtồn".

Cuộctìm kiếm đã dạy cho bà biết không ai thoát khỏi khổ đauvà mất mát. Không phải chỉ mình bà chịu bất hạnh khủngkhiếp đó. Hiểu thấu bản chất vấn đề cũng không loạibỏ được đau khổ không tránh được do mất mát, nhưng nógiảm bớt đau đớn do cố gắng chống lại thực tế buồnthảm của cuộc đời.

Mặcdù đau đớn và khổ đau là hiện tượng phổ biến của conngười, nhưng không có nghĩa là chúng ta dễ dàng chấp nhậnchúng. Con người đã chế ra một kho tàng rộng lớn nhữngchiến lược để tránh phải chịu đau khổ. Đôi khi chúngta dùng những phương tiện bên ngoài như hóa chất - làm giảmhay dùng thuốc cho những cảm xúc đau đớn bằng thuốc menhay rượu cồn. Chúng ta còn có một loại cơ cấu bên trong- phòng thủ tâm lý, thường là vô thức, làm vật đệm chochúng ta không cảm thấy xúc cảm quá đau đớn và buồn bãkhi chúng ta đối đầu với khó khăn. Đôi khi những cơ cấuphòng thủ này rất thô sơ, như dễ dàng từ chối không côngnhận đang có khó khăn. Có những lúc, chúng ta có thể mơhồ công nhận chúng ta có khó khăn nhưng lại vùi đầu vàonhiều trò giải trí hay tiêu khiển để khỏi bận tâm đếnnó. Hay chúng ta có thể đoán già đoán non không thể chấpnhận chúng ta gặp khó khăn, vô tình đổ lỗi cho họ và tráchcứ họ về sự đau khổ của chúng ta."Vâng, tôi khổ sở,nhưng không phải là tôi có khó khăn, mà các người cũng cókhó khăn. Nếu không phải là ông chủ chết tiệt đó lúcnào cũng làm tôi gặp khó khăn (hoặc "đối tác phớt lờtôi"... ) thì tôi sẽ không sao cả".

Khổđau chỉ có thể tạm thời tránh được. Nhưng giống nhưbệnh nan y không thể chữa khỏi hẳn được (hoặc có lẽthuốc men chỉ chữa được trên bề mặt nhưng lại che dấutriệu chúng không chữa khỏi được căn bệnh cơ bản) chứngbệnh cứ nhức nhối và nặng thêm. Cảm giác phân khích doma túy hay rượu tất nhiên làm giảm đau một lúc, nhưng tiếptục dùng chúng, thân thể sẽ suy tàn và phương hại đếnxã hội có thể gây nên nhiều đau khổ còn hơn cả sự bấtmãn càng ngày càng lớn hay đau khổ nhiều về tình cảm dẫnchúng ta đến những chất say ấy ngay lúc đầu. Sự phòngthủ tâm lý bên trong như sự phủ nhận hay sự ức chế cóthể che chở và bảo vệ chúng ta không cảm thấy đau khổlâu hơn một chút, nhưng vẫn không làm cho khổ đau biến mất.Randall mất người cha bị bệnh ung thư hơn một năm qua. Anhrất gần gũi với người cha, và vào lúc ấy ai cũng ngạcnhiên thấy anh vững vàng trước cái chết của cha anh đếnnhư thế. Anh giải thích bằng một giọng nói trầm tĩnh: "Đươngnhiên tôi buồn, nhưng tôi thực sự không sao cả, tôi sẽrất nhớ ông, nhưng dòng đời vẫn trôi chảy. Dầu sao tôicũng không thể tập trung vào việc nhớ ông ngay bây giờ,tôi phải thu xếp tang lễ và trông nom tài sản của ông chomẹ tôi...Nhưng tôi sẽ không sao cả," anh làm mọi ngườiyên tâm. Tuy nhiên một năm sau, ngay sau ngày giỗ của cha anh,Randall bắt đầu rơi vào tình trạng buồn phiền nghiêm trọng.Anh đến gặp tôi và giải thích: "Tôi không hiểu nổi cáigì sinh ra sự buồn phiền này. Hiện giờ mọi việc đềutốt đẹp. Không thể là do cái chết của cha tôi, ông mấtđã hơn một năm rồi tôi đã chấp nhận cái chết của ông.Tuy nhiên chỉ cần chữa bệnh chút ít, vấn đề đã trởnên rõ ràng, trong lúc cố kìm nén cảm xúc, để "đứng vững"anh chưa bao giờ đối phó đầy đủ với cảm giác mất mátvà đau buồn. Những cảm giác đó tiếp tục phát triển vàcuối cùng hiện nguyên hình là trạng thái buồn nản quá sứcchịu đựng bắt buộc anh phải đối phó.

Trongtrường hợp của Randall, bệnh trầm cảm của anh tan đi khánhanh khi chúng ta tập trung vào sự đau đớn và cảm nghĩ mấtmát của anh, và anh hoàn toàn có thể đương đầu và trảiqua sự đau buồn của anh. Tuy nhiên, đôi khi, vô tình là nhữngchiến lược nhằm để tránh vấp vấn đề của chúng ta phảikhó khăn lại càng làm trầm trọng thêm - ăn sâu vào cơ cấuứng phó và khắc sâu vào cá tính của chúng ta và rất khótrục xuất nó ra khỏi. Ví dụ đa số chúng ta có người bạnbè, người quen hay người nhà tránh khó khăn bằng cách đổcho người khác và trách cứ họ - buộc tội người khác màthực ra chính mình là người có lỗi. Chắc chắn đây khôngphải là một phương pháp hữu hiệu để loại bỏ khó khăn,tuy nhiên, nhiều người đã phải sống một đời bất hạnhchừng nào mà họ còn tiếp tục theo kiểu ấy.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma đưa ra chi tiết cách giải quyết vấn đềkhổ đau của con người - cách giải quyết cơ bản là baogồm niềm tin vào khả năng thoát khỏi khổ đau nhưng bắtđầu bằng sự chấp nhận khổ đau là một sự thật tựnhiên trong cuộc sống của con người, và can đảm đươngđầu với các khó khăn gặp phải.

Trongcuộc sống hàng ngày của chúng ta, khó khăn nhất định phátsinh. Những khó khăn lớn nhất trong đời sống là những khókhăn không thể tránh được phải đương đầu như già, bệnhvà chết. Cố gắng tránh các khó khăn hay đơn giản là khôngnghĩ đến chúng chỉ có thể dịu đi tạm thời, nhưng tôinghĩ có một cách giải quyết vấn đề tốt hơn. Nếu bạntrực tiếp đối đầu với khổ đau, bạn sẽ ở trong mộtvị thế tốt để đánh giá đúng chiều sâu và bản chấtcủa vấn đề. Nếu bạn ở trong một trận đánh chừng nàomà bạn vẫn không hiểu tình trạng kẻ địch và khả năngchiến đấu của địch, bạn sẽ hoàn toàn không sẵn sàngvà tê liệt bởi sợ hãi. Tuy nhiên nếu bạn biết rõ khảnăng chiến đấu của đối thủ, loại vũ khínào kẻ địchsử dụng vân vân..., bạn sẽ ở trong một vị thế tốt hơnnhiều khi bạn lấm trận. Cũng giống như vậy, nếu bạn phảiđương đầu với những khó khăn thay vì tránh chúng, bạnsẽ ở trong một vị thế tốt hơn để đuơng đầu với chúng."

Cáchgiải quyết những khó khăn này rõ ràng hợp lý, nhưng nhânmạnh vấn đề thêm một chút nữa, tôi hỏi: "Vâng, nhưngngộ nhớ có lúc Ngài phải trực tiếp đối đầu với hókhăn, mà không tìm ra được giải pháp thì sao?" Thật khómà dối phó ".

"Nhưngtôi nghĩ rằng tốt hơn vẫn là phải đương đầu với nó".Ngài trả lời với một tinh thần thượng võ."Thí dụ như,bạn có thể coi những vấn đề già và chết là tiêu cực,không ai mong muốn, và cố gắng quên chúng đi. Nhưng cuốicùng, những chuyện ấy vẫn đến. Và nếu bạn tránh khôngnghĩ đến chúng, vào một ngày nào đó, một trong những chuyệnđó xẩy ra, bạn sẽ bị xốc nguyên nhân của tình trạngkhó chịu tinh thần không chịu đựng nổi. Tuy nhiên, nếubạn bỏ chút ít thì giờ nghĩ về tuổi già, cái chết, vànhững điều bất hạnh khác, tâm bạn sẽ vững vàng hơn khinhững chuyện đó xẩy đến vì bạn đã quen thưộc với nhữngvấn đề ấy và các loại đau khổ và đã lường trướcchúng sẽ xẩy ra.

"Đólà lý do tại sao tôi tin là rất hữu ích khi tự mình chuẩnbị trước để không bị ngỡ ngàng trước những khổ đaumà bạn phải gặp. Lại sử dụng phép so sánh với trận chiếnmột lần nữa suy ngẫm về khổ đau có thể được coi nhưcuộc tập trận. Người chưa bao giờ nghe nói về chiến tranh,súng ống, bom đạn và vân vân sẽ hết sức sợ hãi khi rachiến trường. Nhưng qua các tập luyện quân sự, tâm bạncó thể làm cho tâm trí bạn quen với những gì có thể xẩyra, cho nên nếu chiến tranh nổ ra, nó sẽ không quá khắc nghiệtđối với bạn"

"Vậythì, tôi có thể hiểu cách làm quen với những loại khổđau mà chúng ta gặp phải có một tác dụng giảm bớt sợhãi, nhưng hình như là đôi khi không có sự chọn lựa nàokhác ngoài khổ đau có thể xẩy ra trong một số tình thếkhó xử. Làm sao chúng ta có thể tránh lo lắng trong nhữngtrường hợp ấy?"

"Hãythí dụ một trường hợp khó xử?

Tôingừng lại để cân nhắc ." Như thế này, thí dụ, một ngườiđàn bà mang thai và qua xét nghiệm nước ối (amniocentesis)người ta phát hiện ra đứa trẻ sẽ bị khuyết tật bẩmsinh nghiêm trọng. Họ nhận ra đứa trẻ sẽ bị tàn tậtnặng về tinh thần hay thân thể. Cho nên, hiển nhiên là ngườiđàn bà sẽ hết sức lo ấu vì không biết phải làm gì. Bàta có thể chọn cách làm điều gì đó trước tình trạngấy và có thể phá thai, để đứa trẻ khỏi phải suốt đờiđau khổ nhưng người đàn bà đó sẽ bị dày vò bởi cảmnghĩ mất mát lớn lao và đau đớn và có thể trải qua nhữngcảm nghĩ khác như tội lỗi. Hoặc, bà ta có thể chọn cáchđể sự việc đi theo tiến trình tự nhiên và đứa bé rađời. Nhưng rồi bà ta sẽ phải đối đầu suốt cuộc đờikhó khăn và đau khổ cho chính mình và đứa con."

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma chăm chú lắng nghe khi tôi nói. Bằng mộtgiọng có phần đăm chiêu, Ngài trả lời, " Cách giải quyếtnhững vấn đề này dù là theo cách nhìn Tây Phương hay PhậtGiáo thì những loại tình trạng khó xử này quả là rấtkhó khăn, rất khó khăn. Bây giờ theo thí dụ của ông vềquyết định phá thai vì khuyết tật bẩm sinh - không ai thựcsự biết rút cục là cái gì có thể tốt hơn. Thậm chí nếuđứa trẻ sinh ra tật nguyền, rút cục điều đó có thểlà tốt hơn cho người mẹ, hay cho gia đình hay chính đứatrẻ. Nhưng cũng có thể là tính đến hậu quả về lâu vềdài sau này, tốt hơn là nên phá thai, vì rút cục điều đócó thể là tích cực. Nhưng ai là người quyết định đây?Quả là khó khăn. Thậm chí từ quan điểm Phật Giáo, loạiphán xét đó vượt quá khả năng lý trí của chúng tôi." Ngàingưng một chút và thêm, "tuy nhiên tôi nghĩ hoàn cảnh và niềmtin của họ sẽ đóng một vai trò trong cách ứng phó loạitình trạng khó khăn của những người đặc biệt này."

Chúngtôi ngồi im lặng.

Lắclắc cái đầu, cuối cùng Ngài nói, "Bằng cách suy ngẫm vềcác loại khổ đau mà ta đề cập đến, bạn có thể chuẩnbị tinh thần trước những vấn đề đó ở một mức độnào đó, bằng cách tự mình nhớ đến những sự việc màbạn có thể tình cờ biết về những loại tình trạng khóxử trong đời. Cho nên bạn có thể chuẩn bị tinh thần trước.Nhưng bạn đừng nên quên sự thật là điều này không làmnhẹ bớt tình hình. Nó có thể giúp bạn có tinh thần đểđối phó, giảm thiểu sợ hãi vân vân... nhưng tự nó khônggiảm bớt khó khăn. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ bị khuyếttật bẩm sinh sẽ ra đời, dầu cho trước đó tinh thần bạncó mạnh thế nào đi nữa, bạn vẫn phải tìm cách đối phóvấn đề. Cho nên. việc này vẫn còn khó khăn."

Trongkhi Ngài nói, giọng ngài có vẻ buồn bã.- hơn là một nốtnhạc mà có lẽ là một hợp ấm. Nhưng bên dưới giai điệunày, không phải là một giai điệu vô vọng. Trọn một phútĐức Đạt Lai Lạt Ma ngưng nói, nhìn chằm chằm qua cửa sổnhư thể tìm cái gì ngoài thế giới bao la, rồi lại tiếptục, "Thực ra không có gì có thể tránh khỏi sự thật khổđau là một phần trong đời sống. Và đương nhiên chúng tacó khuynh hướng tự nhiên không thích khổ đau và khó khăn.Nhưng tôi nghĩ rằng người bình thường không quan niệm chínhbản chất của cuộc sống có đặc tính khổ đau..".ĐứcĐạt Lai Lạt Ma bỗng nhiên bắt đầu cười "Tôi có ý nóilà vào ngày sinh nhật của bạn, người ta thường nói,"ChúcNgày Sinh Nhật vui vẻ" khi thực tế là ngày sinh nhật là ngàysự ra đời khổ đau của bạn. Nhưng không ai nói "Chúc Mừngsinh nhật khổ đau " Ngài đùa.

"Chấpnhận khổ đau là một phần của cuộc sống hàng ngày, bạncó thể bắt đầu xét đến những nhân tố thường gây chobạn cảm nghĩ không thỏa mãn và bất hạnh tinh thần. Nóichung, chẳng hạn, bạn cảm thấy vui sướng nếu bạn hoặcngười thân của bạn nhận được những lời khen, danh tiếng,của cải, và những chuyện thích thú khác. Và bạn cảm thấykhông hạnh phúc, và bất mãn, nếu bạn không đạt đượcnhững thứ ấy hay nếu địch thủ của bạn lại có nhữngthứ ấy. Tuy nhien nếu bạn nhìn vào cuộc sống thường ngày,bạn thường thấy có quá nhiều các nhân tố và hoàn cảnhgây đau đớn, khổ sở và cảm tưởng bất toại nguyện,trong khi những hoàn cảnh đem niềm vui và hạnh phúc thì lạitương đối hiếm. Đó là điều mà ta phải chịu đựng dùthích hay không thích. Vì đó là thực tế của cuộc sốngcủa chúng ta, thái độ đối với khổ đau của ta cần đượcthay đổi. Thái độ đối với khổ đau trở nên rất quantrọng vì nó ảnh hưởng đến cách ta phải đối phó vớikhổ đau khi nó phát sinh. Bây giờ, thái độ thông thườngcủa chúng ta vốn rất ghét và không chịu dược đau đớnvà đau khổ của chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta có thể thayđổi thái độ của chúng ta đối với khổ đau, áp dụngmột thái độ để ta chịu đựng được nó tốt hơn, nhưvậy nó có thể giúp chúng ta nhiều trong việc chống lạinhững cảm tưởng bất hạnh, bất toại nguyện và bất mãnvề tinh thần

"Cánhân tôi, sự tu tập giúp chịu đựng khổ đau mạnh và cóhiệu quả nhất là thấy và hiểu khổ đau là bản chất tiềmẩn của samsara (luân hồi) [*] khỏi cuộc sống chưa giác ngộ.Bây giờ khi bạn kinh qua đau đớn về thể xác hay những vấnđề khác, đương nhiên ngay lúc ấy bạn có cảm nghĩ, " ôichao, nỗi đau này quá khó chịu' Có một cảm giác không chấpnhận liên quan đến khổ đau đó, hồ như cảm nghĩ, 'ôi,tôi không thể chịu đựng được'. Nhưng vào lúc ấy, nếubạn nhìn vào tình huống dưới một góc độ khác, và nhậnra rằng chính xác thân này, Ngài đập tay lên để biểu thịlà có cơ sở thực sự của khổ đau thì bạn sẽ bớt cảmnghĩ không chấp nhận - cái cảm nghĩ dường như bạn khôngđáng phải đau khổ, và bạn là nạn nhân. Cho nên một khibạn hiểu và chấp nhận thực tế, thi việc chịu đựng khổđau chỉ là một điều bình thường tự nhiên .

[*]Samsara (Tiếng Sanskrit, luân hồi) mà đặc điểm của nó làtình trạng cuộc sống có chu kỳ sống, chết và tái sanh vôtận. Từ này cũng nhắc đến tình trạng cuộc sống hàngngày của chúng ta có đặc tính là khổ đau. Tất cả chúngsanh đều ở trong trạng thái đó, bị đẩy tới bởi nhữngdấu ấn của nghiệp từ những hành động quá khứ và nhữngtrạng thái "ảo tưởng" tiêu cực của tâm, cho đến khi taloại bỏ được tất cả những khuynh hướng tiêu cực trongtâm và đạt được tình trạng giải thoát.

"Vìthế, thí dụ, khi đối phó với vấn đề khổ đau mà ngườidân Tây Tạng đã phải chịu đựng, ở một mức độ nàođó bạn có thể nhìn vào tình thế và cảm thấy choáng váng,băn khoăn lo lắng."Làm sao điều đó có thể xẩy ra trên thếgian này ?" Nhưng từ một góc cạnh khác bạn cũng có thểsuy ngẫm về sự thật là Tây Tạng cũng ở trong luân hồi",Ngài cười, "như hành tinh này và toàn thể giải Ngân hà".Ngài lại cười. "Vì vậy nên, dầu sao, tôi cũng nghĩ là cáchbạn nhận thức cuộc sống nói chung đóng một vai trò trongthái độ đối với khổ đau. Chẳng hạn, nếu cách nhìn cănbản của bạn là rằng đau khổ là tiêu cực và phải cốtránh với bất cứ giá nào, trong một ý nghĩa nào đó, đâylà dấu hiệu thất bại, như vậy nó sẽ thêm phần lo ấuvà kém sức chịu đựng khi bạn gặp hoàn cảnh khó khăn,một cảm giác bị áp đảo. Mặt khác, nếu cơ bản là bạnnhìn nhận khổ đau là một phần tất yếu trong cuộc sốngcủa bạn, thì chắc chắn điều đó làm cho bạn chịu đựngđược nhiều hơn những nghịch cảnh của cuộc đời. Vàkhông có sức chịu đựng nào đó đối với khổ đau, đờisống của bạn trở nên khổ sở, tựa như bạn trải qua mộtđêm bất hạnh. Đêm ấy dường như bất tận và dường nhưkhông bao giờ chấm dứt."

"Dườngnhư đối với tôi khi Ngài nói về bản chất tiềm ẩn củacuộc sống có đặc điểm là khổ đau, căn bản là bất toạinguyện, có vẻ là một quan điểm khá bi quan, thực sự làmnản lòng". Tôi nhận xét.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma nhanh chóng làm sáng tỏ: "Khi tôi nói đếnbản chất bất toại nguyện của cuộc sống, ta cần hiểurằng đây là bối cảnh chung của Đạo Phật. Những suy ngẫmđó phải được hiểu trong bối cảnh thích hợp, trong khuônkhổ Đạo Phật. Nếu quan điểm khổ đau phải được nhìnnhận trong bối cảnh thích hợp, tôi đồng ý là có một nguycơ hoặc thậm chí có khả năng hiểu lầm cách giải quyếtnày là khá bi quan và tiêu cực. Do đó, quan trọng là phảihiểu được lập trường căn bản của Phật Giáo đối vớitoàn bộ vấn đề khổ đau. Chúng ta thấy trong những lờigiáo huân trước công chúng của Đức Phật, vấn đề đầutiên Ngài dạy là nguyên tắc của Tứ Diệu Đế, Đế thứnhất là chân lý về khổ đau. Nơi đây nhân mạnh về sựhiểu biết bản chất khổ đau của cuộc sống.

"Vấnđề phải nhớ là lý do tại sao phải suy ngẫm về khổ đaulại quá quan trọng là vì có khả năng thoát ra, có sự lựachọn. Có khả năng thoát khỏi. Bằng cách loại bỏ nguyênnhân của khổ đau, có thể đạt được tình trạng giảithoát, tình trạng thoát khỏi khổ đau. Theo tư tưởng PhậtGiáo,nguyên nhân căn bản của khổ đau là do vô minh, tham áivà sân hận. Những điều này được gọi "tam độc của tâm".Những từ này có ý nghĩa rộng đặc biệt trong văn cảnhPhật Giáo. Thí dụ, 'vô minh' không có nghĩa là thiếu tin tứcđược dùng theo nghĩa quen thuộc hàng ngày mà là nói đếnnhận thức sai lầm căn bản về bản chất thực sự củacái ngã và tất cả các hiện tượng. Bằng cách phát triểntuệ giác vào bản chất thực sự của thực tế và loạibỏ trạng thái phiền não của tâm như tham và sân, ta có thểthanh lọc hoàn toàn tâm, thoát khỏi khổ đau. Trong phạm viPhật Giáo, khi suy nghĩ về cuộc sống hàng ngày của mộtngười có đặc điểm là khổ đau, điều này khuyến khíchta nên tu tập để loại bỏ nguyên nhân căn bản gây khổđau. Mặt khác không có hy vọng, hay không có khả năng thoátkhổ chỉ suy ngẫm khổ đau không thôi sẽ chỉ làm tư tưởngtrở nên bệnh hoạn, và đúng là tiêu cực."

Nghengài nói, tôi bắt đầu cảm thấy cách suy nghĩ về "bảnchất khổ đau" của chúng ta đóng một vai trò trong việc chấpnhận một đời sống không tránh được phiền não và thậmchí có thể có được một phương pháp có giá trị khi đặtnhững vấn đề hàng ngày của chúng ta vào một cách đánggiá đúng mức Và tôi bắt đầu nhận thức khổ đau đượcnhìn nhận ra sao trong một phạm vi rộng hơn là một phầncủa con đường tinh thần lý tưởng hơn nhất là về mô hìnhPhật Giáo công nhận khả năng thanh lọc tâm và cuối cùngđạt được tình trạng không còn khổ đau. Nhưng, không muốnnhìn vào những suy đoán triết lý to lớn, tôi tò mò muốnbiết cách Đức Đạt Lai Lạt Ma đối phó với khổ đau ởmức độ cá nhân hơn, làm sao Ngài có thể đối phó khi mấtmột người thân chẳng hạn.

Khilần đầu tôi viếng thăm Dharamsala nhiều năm trước đây,tôi có cơ hội biết Lobsang Samk, người anh của Đức ĐạtLai Lạt Ma. Tôi rất thích ông ấy và rất buồn nghe tin ôngchết đột ngột mấy năm trước đây. Biết Đức Đạt LaiLạt Ma và ông rất gần gũi tôi nói " Tôi tưởng tượng cáichết của anh Ngài Lobsang làm Ngài rất đau đớn."

"Vâng"

"Tôikhông biết làm sao Ngài có thể đối phó được việc đó?".

"Đươngnhiên, tôi rất buồn, rất buồn khi biết tin anh tôi chết" Ngài nói một cách thanh thản.

"Vàlàm sao Ngài đối phó với cảm nghĩ buồn rầu đó? Tôi muốnnói là có cái gì đặc biệt đã giúp Ngài vượt qua?"

"Tôikhông biết", Ngài nói có vẻ nghĩ ngợi. "Tôi cảm thấy buồnrầu mất vài tuần, nhưng dần dần cảm nghĩ đó qua đi. Nhưngvẫn còn cảm nghĩ ân hận".."

"Ânhận?"

"Đúng,tôi đi vắng lúc anh tôi chết, và tôi nghĩ nếu tôi ở nhà,có lẽ tôi có thể làm cái gì đó được để giúp anh tôi.Cho nên tôi có cảm giác ân hận".

Cảmột đời suy ngẫm về sự khổ đau không thể tránh đượccủa con người có thể đóng một vai trò trong việc giúp ĐứcĐạt Lai Lạt Ma chấp nhận sự mất mát, nhưng nó không tạora con người lạnh lùng vô cảm với sự cam chịu không gìlay chuyển trên khuôn mặt khổ đau. Sự buồn rầu trong giọngnói của Ngài cho thấy Ngài là người có xúc động con ngườisâu sắc. Đồng thời, tính bộc trực và cung cách chân thậtcủa Ngài, hoàn toàn không chút than van hay tự cáo buộc tạora ân tượng không thể nhầm lẫn được về một con ngườichấp nhận hoàn toàn sự mất mát.

Vàongày hôm ấy, cuộc nói chuyện của chúng tôi diễn tiến tốtđẹp cho mãi đến tận chiều. Luồng sáng vàng xuyên qua cửachớp gỗ, đang từ từ tiến qua căn phòng tối. Tôi cảm thấymột bầu không khí u sầu tràn ngập căn phòng và biết cuộcthảo luận đã đến lúc chấm dứt. Nhưng tôi hy vọng sẽhỏi Ngài cho chi tiết hơn về vấn đề mất mát, để xemNgài có thể cho thêm lời khuyên về cách tiếp tục sốngbình thường trước cái chết của một người thân, hơn làchỉ chấp nhận điều không tránh được về khổ đau củacon người.

Trongkhi tôi sắp sửa mổ rộng vấn đề, Ngài có vẻ hơi bốirối, và tôi nhận thấy vẻ mệt nhọc quanh mắt Ngài. Ngaylúc đó, người thư ký của Ngài lặng lẽ vào phòng và nhìntôi, đã nhiều năm rèn kuyện trong thực tiễn, điều đócho biết đã đến giờ tôi phải ra về.

"Vâng...",Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một cách xin lỗi, "có lẽ chúngta nên chia ra... tôi cảm thấy hơi mệt.'

Ngàyhôm sau, trước khi tôi có cơ hội trở lại đề tài trongbuổi thảo luận riêng với Ngài, vấn đề đã được đưara trong bưổi nói chuyện trước công chúng của Ngài. Mộtcử tọa, rõ ràng đang đau đớn, hỏi Đức Đạt Lai LạtMa, "Ngài có ý kiến gì về cách ứng xử trước một sựmất mát to lớn, như mất một đứa con chẳng hạn?"

Bằngmột giọng từ tốn dịu dàng, Ngài trả lời, "Ở một mứcđộ nào đó tùy theo niềm tin riêng của con người. Nếu tincó tái sanh, theo nghĩ thì có cách giảm thiểu phiền não haylo lắng. Họ có thể được an ủi về thực tế là ngườithân yêu của họ sẽ tái sanh.

"Vớinhững người không tin có tái sanh, tôi nghĩ rằng vẫn cómột số cách đơn giản giúp cho đối phó với sự mất mát.Trước tiên, họ có thể suy nghĩ rằng nếu họ lo lắng quánhiều, bị áp đảo bởi cảm giác mất mát và phiền muộn,và nếu họ tiếp tục cảm thấy bị áp đảo không nhữngđiều đó trở thành rất tiêu cực và có hại cho chính họ,suy yếu sức khỏe của họ mà còn không có lợi ích gì chongười chết.

"Thídụ, chính trường hợp của tôi, tôi đã bị mất vị giasư kính yêu nhất của tôi, mẹ tôi và một trong những anhem tôi. Khi họ qua đời, dĩ nhiên tôi cảm thấy rất buồn,rất buồn. Nhưng tôi luôn luôn nghĩ rằng lo lắng quá cũngkhông ích gì, và nếu tôi quả thật thương yêu những ngườiấy, thì tôi phải làm tròn những mong ước của họ bằngmôt tâm tư bình thản. Cho nên tôi nỗ lực làm như vậy. Vìthế tôi nghĩ rằng nếu bạn mất một người rất thân vớibạn, đó là cách thích hợp nhất để giải quyết điềuđó. Bạn thấy đây cách tốt nhất để giữ kỷ niệm vềngười ấy, tưởng nhớ tốt nhất, là hãy xem liệu bạn cóthể thực hiện những ước muốn của người ấy hay không.

Lúcđầu, đương nhiên, cảm nghĩ đau buồn và lo ấu là sự phảnứng tự nhiên của con người trước sự mất mát. Nhưng nếubạn để cho những cảm nghĩ mất mát và lo lắng tồn tạidai dẳng, sẽ có nguy cơ là, nếu không kiềm chế được nhữngcảm nghĩ ấy chúng sẽ hồ như dẫn đến tự kỷ. Một tìnhtrạng nơi mà chính bạn trở thành trọng điểm. Và khi việcđó xẩy ra, bạn bị tràn ngập bởi cảm nghĩ mất mát, vàbạn cảm thấy chỉ có một mình bạn phải chịu đựng điềuđó. Sự suy nhược phát sinh. Nhưng thực tế có nhiều ngườicũng phải chịu đựng cùng một loại kinh nghiệm như vậy.Vậy, nếu bạn thấy mình lo lắng quá nhiều, điều tốt chobạn là nghĩ đến những người khác cũng trong cùng hoàn cảnhhay những trường hợp còn bi thảm hơn. Một khi bạn nhậnthức như vậy, bạn sẽ không còn cảm thấy bị lẻ loi, nhưthể bạn đã tự mình nhắm vào để thoát ra. Điều đó cóthể giúp cho bạn một phần nào an ủi.

Mặcdầu tất cả chúng sinh đều phải trải qua đau đớn và khổđau, tôi thường cảm thấy những người được nuôi dưỡngtrong một số nền văn hóa Đông Phương, hình như chấp nhậnvà chịu đựng khổ đau tốt hơn. Một phần là do niềm tincủa họ, nhưng có lẽ là vì khổ đau được thấy rõ rệtở những quốc gia nghèo như Ấn Độ hơn là ở các quốcgia giàu có hơn Đói kém, nghèo nàn, bệnh tật và chết chócdiễn ra hàng ngày ngay trước mắt. Khi già cả và bệnh tật,họ không bị gạt ra lề đường, không bị đưa vào việndưỡng lão để được trông nom bởi những nhà y tế chuyênmôn - họ vẫn ở lại trong cộng đồng và được săn sócbởi gia đình. Những ai va chạm hàng ngày với thực tế củacuộc sống, không thể dễ dàng phủ nhận là đời sống cóđặc tính khổ đau, và đó là một phần tất yếu của cuộcsống.

Khixã hội Tây Phương đạt được khả năng hạn chế khổ đaudo điều kiện sống khó khăn gây ra, dường như đã mất đikhả năng đối phó với khổ đau còn lại. Những cuộc nghiêncứu của các khoa học gia xã hội đã nhân mạnh là hầu hếtnhững người dân trong xã hội tân tiến Tây Phương hay cóniềm tin là thế gian này là một nơi tốt đẹp để sống,cuộc sống đó hầu như là công bằng, và họ là những ngườitốt đáng được hưởng những điều tốt đẹp ngẫu nhiênđến với họ. Niềm tin này đóng một vai trò quan trọng dẫndắt một cuộc sống hạnh phúc và giàu có hơn. Nhưng khi sựphát sinh khổ đau không thể tránh được đã xói mòn niềmtin ấy và sẽ gây khó khăn để tiếp tục sống hạnh phúcvà thực tế. Trong bối cảnh ấy, một chân thương tươngđối nhẹ cũng có thể gây tác động tâm lý to lớn khi tamất tin tưởng vào niềm tin căn bản về thế gian này làcông bằng và rộng lượng. Kết quả là khổ đau tăng mạnh.

Chắcchắn là với sự tiến bộ kỹ thuật, mức tiện nghi vậtchất chung đã cải thiện rất nhiều tại xã hội Tây Phương.Chính vì vấn đề đó mà sự thay đổi chủ yếu về nhậnthức xảy ra vì khổ đau trở nên kém rõ ràng hơn, nó khôngcòn được coi là bản chất căn bản của chúng sinh - nhưngđúng hơn là một sự bất thường, một dấu hiệu cho thấycái gì đó đã sai lầm nghiêm trọng, một dấu hiệu của"sự thất bại" trong hệ thống nào đó, một sự vi phạmvào quyền được bảo đảm hạnh phúc!

Kiểusuy nghĩ như vậy nảy sinh những nguy hiểm ẩn tàng. Nếu chúngta nghĩ rằng khổ đau là cái gì trái với tự nhiên, mộtthứ gì đó mà ta không phải nếm trải, thì đi tìm ai đóchịu trách nhiệm về cái khổ đau của chúng ta sẽ khôngbức thiết lắm. Nếu tôi không hạnh phúc, thì tôi phải là'nạn nhân' của một người nào đó hay của một cái gì đó- môt khái niệm rất thông thường ở Tây Phương. Kẻ đốixử không công bằng có thể là chính phủ, hệ thống giáodục, cha mẹ lộng hành, một gia đình tài quí, giống khác,hay người bạn đời không cẩn trọng. Hoặc chúng ta có thểtìm sự trách cứ vào bên tôi: Có cái gì sai, tôi là nạnnhân của bệnh tật, có lẽ là do gien khiếm khuyết. Nhưngnguy cơ tiếp tục tập trung vào việc định rõ sự khiểntrách giữ lập trường của nạn nhân, là nhớ mãi khổ đaucủa chúng ta - với cảm nghĩ giận dữ, thất vọng và phẫnuất dai dẳng.

Đươngnhiên, sự mong muốn thoát khỏi khổ đau là mục tiêu chínhđáng của mỗi người. Nó là kết quả tất yếu vì chúngta mong ước được hạnh phúc. Vì vậy nên, hoàn toàn chínhđáng khi chúng ta tìm ra nguyên nhân của bất hạnh phúc, vàlàm tất cả những gì có thể được để làm nhẹ bớt cácvấn đề, tìm kiếm giải pháp ở tất cả mức độ - toàncầu, xã hội, gia đình, và cá nhân. Nhưng chừng nào chúngta còn xem khổ đau là một trạng thái trái tự nhiên, mộthoàn cảnh khác thường mà ta sợ hãi, cố né tránh và khôngchấp nhận, chúng ta sẽ không bao giờ nhổ được gốc rễcủa khổ đau để bắt đầu một cuộc sống hạnh phúc hơn.



CHƯƠNG9
CHUỐCLẤY KHỔ ĐAU

Lầnđầu tiên đến phòng mạch của tôi, có một quí ông trungniên bảnh bao, ăn mặc sang trọng trong bộ com lê Armani, rấtgiữ lịch sự khi ngồi xuống, ông bắt đầu kể những gìđã khiến ông tới chữa bệnh. ông nói khá dịu dàng bằngmột giọng nói có cân nhắc và tự chủ. Tôi liền hỏi ôngmột loạt câu hỏi thường lệ: nêu lý do bất mãn, tuổitác, tiểu sử, tình trạng hôn nhân.

"Conmụ phản trắc đó" ông đột nhiên kêu lên, giọng ông nổixung lên "Con vợ chết tiệt của tôi! Con vợ trước của tôi.Nó đã lang chạ sau lưng tôi! Tôi đã cho nó tất cả. Đồđốn mạt... đồ yêu tinh... con mẹ bẩn thỉu..." Giọng củaông trở nên to hơn, giận dữ hơn, và độc địa hơn, vàtrong hai mươi phút kế tiếp, ông kể hết sự bất bình nàyđến bất bình khác về người vợ cũ của ông.

Đãgần hết giờ. Biết ông đang nổi nóng và có thể tiếp tụcnổi gân hàng giờ, tôi hướng dẫn ông: Hầu hết mọi ngườiđều gặp khó khăn lúc mới ly dị, chắc chắn có cái gìđó chúng ta sẽ nói đến trong những buổi gặp tới". Tôinói một cách dỗ dành, "À này, ông đã ly dị bao lâu rồi?."

"ThángNăm vừa qua là 17 năm"!

Ởchương trước, chúng ta bàn về tầm quan trọng của sự chấpnhận khổ đau như một là một việc tất yếu trong đờisống con người. Mặc dầu có một số thứ khổ đau khôngthể tránh được nhưng một số thứ khác là do tự mình tạora. Chúng ta đã khảo sát tỉ mỉ, chẳng hạn, làm sao mà khướctừ không chấp nhận khổ đau là một phần tất yếu củacuộc sống có thể dẫn tới việc xem mình là một nạn nhânsuốt đời và trách cứ người khác về những khó khăn củachúng ta - một phương cách chắc chắn dẫn đến cuộc sốngkhổ đau.

Nhưngchúng ta cũng thêm vào những khổ đau riêng của chúng ta bằngnhiều cách khác. Thường thường tất cả chúng ta cứ làmcho cái đau đớn của chúng ta kéo dài, cứ tiếp tục, bằngcách diễn đi diễn lại mãi nỗi đau đớn trong tâm, thổiphòng những bất công trong chuyện đó. Chúng ta nhắc lạinhững kỷ niệm đau thương với lời mong muốn vô tình cólẽ bằng cách này hay cách khác điều đó sẽ thay đổi đượctình hình - nhưng nó chẳng bao giờ thay đổi cả. Đương nhiên,đôi khi kể lại mãi những nỗi thống khổ có thể thỏamãn một ít mục đích, nó có thể tăng thêm kịch tính vàmột sự sôi động nào đó cho cuộc sống hay gợi chú ý vàcảm tình của người khác. Nhưng nó nó có vẻ giống nhưsự cân đối tội nghiệp cho sự bất hạnh mà chúng ta tiếptục phải chịu đựng. Nói về việc làm sao ta lại làm tăngthêm khổ đau, Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng nghĩa, "Chúng tacó thể thấy có nhiều con đường dẫn chúng ta kinh qua bấtan và khổ đau tinh thần. Mặc dầu, thường thường, nhữngnỗi ưu phiền tinh thần và cảm xúc tự chúng có thể xẩyra một cách tự nhiên, nhưng chính chúng ta lại làm cho nhữngcảm xúc tiêu cực ấy mạnh thêm khiến chúng trở thành taihại. Chẳng hạn khi chúng ta giận dữ hay căm ghét một ngườinào đó, rất ít khi nó phát triển đến một mức cao độnếu chúng ta bỏ mặc nó. Tuy nhiên nếu ta tưởng ngưới tađối xử bất công với chúng ta, những khía cạnh mà chúngta bị xử đối không được công bằng, và chúng ta cứ suynghĩ mãi đến nó thì điều đó sẽ nuôi dưỡng sân hận.Sân hận sẽ trở thành mạnh mẽ. Đương nhiên, cũng có thểáp dụng như vậy khi chúng ta gắn bó với một người đặcbiệt nào đó, chúng ta có thể nuôi dưỡng ý tưởng là anhấy hay cô ấy đẹp làm sao, và chúng ta tiếp tục suy tưởngvề những đức tính mà chúng thấy ở người đó, sự gắnbó càng ngày càng mạnh. Nhưng điều đó cho thấy qua sự suynghĩ và thân mật liên tục, tự chúng ta làm cho những cảmxúc của chúng ta mãnh liệt hơn.

"Chúngta cũng thường làm tăng thêm cái đau đớn và khổ đau vìxúc cảm quá mức, phản ứng quá mạnh trước những việctầm thường, và đôi khi coi chúng như nhằm vào riêng mình.Chúng ta hay coi những việc nhỏ quá quan trọng và thổi phồngchúng lên quá cỡ trong lúc ấy lại dửng dưng trước nhữngviệc thực sự quan trọng, những vấn đề đó có ảnh hưởngsâu xa đến đời sống của chúng ta và có hậu quả và mốiquan hệ lâu dài.

"Chonên, tôi nghĩ, theo nghĩa rộng, bạn đau khổ hay không đaukhổ tùy thuộc vào cách bạn phản ứng trước một tình huốngnhất định. Thí dụ, bạn khám phá ra người nói xấu saulưng bạn. Nếu bạn phản úng khi biết chuyện người ta nóixấu bạn, thì đó là tính tiêu cực với cảm giác thươngtổn và giận dữ, rồi thì chính bạn tự phá hoại sự yênổn trong tâm bạn. Sự đau đớn của bạn do chính bạn tạora. Mặt khác nếu bạn kìm giữ không hành động một cáchtiêu cực, hãy để cho lời phỉ báng ấy qua đi như thể cơngió nhẹ thoảng qua bên tai bạn, bạn bảo vệ mình không cócảm nghĩ đau đớn, cảm nghĩ thống khổ. Cho nên mặc dầubạn thường không thể tránh được những tình huống khókhăn nhưng bạn có thể thay đổi mức độ bạn khổ đau bởisự lựa chọn cách phản ứng với tình hình.

"Chúngta cũng thường làm tăng thêm đau đớn và khổ đau của chúngta vì cảm xúc quá mức và phản ứng quá mạnh trước nhữngviệc tầm thường, và đôi khi coi chúng như nhằm vào riêngmình."

Vớinhững lời trên, Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận căn nguyêncủa những sự việc trầm trọng hàng ngày có thể làm tăngthêm nguồn gây khổ đau. Các thầy thuốc chuyên khoa đôi khigọi tiến trình này là cá nhân hóa những đau đớn của chúngta - khuynh hướng thu hẹp tầm nhìn của tâm lý của chúngta bằng cách giải thích hay giải thích sai mọi sự việc xẩyra như là nó tác động đến chúng ta.

Mộttối, tôi dùng cơm chiều cùng một đồng nghiệp tại mộttiệm ăn. Việc phục vụ khách ăn nơi đây quá chậm, từlúc ngồi xuống bạn tôi bắt đầu phàn nàn .: "Hãy xem kìa!Người hầu bàn này quá ư là chậm chạp! Anh ta đâu nhỉ!Tôi nghĩ rằng anh cố tình không biết đến chúng ta!"

Mặcdầu cả hai chúng ta đều không có việc gì phải vội cả,ông bạn đồng nghiệp của tôi tiếp tục phàn nàn trong suốtbữa ăn và phát triển thành những lời kể lể than van vềđồ ăn, bát đĩa,dao dĩa và tất cả mọi thứ không hợpý của ông. Cuối bữa ăn, người hầu bàn bưng đến chúngtôi hai món tráng miệng không tính tiền và giải thích: "Tôixin lỗi vì phục vụ chậm tối nay" anh ta nói rất thành thực,"vì chúng tôi thiếu nhân viên, một người nấu ăn nghỉ hômnày vì gia đình có tang, và vào phút cuối một người hầubàn gọi điện thoại báo ốm. Tôi hy vọng không có gì bấttiện với quý ông..."

"Tôisẽ không bao giờ còn đến đây nữa", bạn đồng nghiệpcủa tôi cay đáng lẩm bẩm trong hơi thở của ông khi ngườihầu bàn bước đi.

Trênđây chỉ là một minh họa nhỏ cho thấy chúng ta đã góp phầnvào khổ đau của chúng ta bằng cách cá nhân hóa mọi tìnhhuống khó chịu như thế nào, như thể có dụng ý gây ra chochúng ta. Trong trường hợp này, kết quả cuối cùng chỉ làlàm mất ngon, một giờ bực mình. Nhưng khi kiểu suy nghĩ nhưvậy trở thành một mẫu hình lan tràn khắp thế giới, thấmchí vào lời luận bàn trong gia đình hay bè bạn, thậm chícả những sự kiện trong xã hội rnói chung, nó sẽ trở thànhkhổ đau, nguồn đáng kể của chúng ta.

Trongkhi mở rộng quan hệ mật thiết về loại suy nghĩ hẹp hòinày, Jacques Lusseyran đã từng đưa ra một nhận xét sâu sắc.Lusseyran, bị mù từ năm 8 tuổi, là người sáng lập tậpđoàn kháng chiến trong Đệ Nhị Thế Chiến. Cuối cùng, ôngbị Quân Đức bắt và cầm tù tại Trại Tập Trung Buchenwald.Sau này kể lại những kinh nghiệm của ông tại trại tù,Lusseyran nói, "... Lúc đó tôi thấy bất hạnh đến với mọingười chúng tôi, vì chúng ta nghĩ mình là trung tâm thế giới,vì chúng ta có một niềm tin khốn khổ là chỉ có mình chúngta đau khổ đến mức không chịu nổi. Sự bất hạnh là cảmthấy mình luôn bị cầm tù trong cái đẫy da bọc thân củamình, trong tâm trí của mình."

'NHƯNGĐIỀU ĐÓ KHÔNG CÔNG BẰNG'

Trongđời sống hàng ngày, khó khăn luôn luôn phát sinh. Nhưng bảnthân khó khăn không tự động gây đau khổ. Nếu chúng ta cóthể trực tiếp giải quyết các khó khăn và tập trung nghịlực của chúng ta vào việc tìm giải pháp, chẳng hạn, khókhăn có thể biến đổi thành thử thách. Tuy nhiên nếu chúngta rơi vào sự lẫn lộn, cảm thấy khó khăn của ta là "khôngcông bằng", tức là chúng ta đã thêm chất liệu để nó trởthành nhiên liệu mạnh tạo tinh thần bất an và cảm xúc đauđớn. Và bây giờ chúng ta có không chỉ hai khó khăn thay vìmột, mà còn cảm thấy "bất công" làm rối trí chúng ta, làmhao mòn chúng ta, và cướp đi nghị lực cần thiết để giảiquyết khó khăn gốc ban đầu.

Nêuvấn đề với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào một buổi sáng, tôihỏi:"Làm sao có thể đối phó với cảm nghĩ bất công xemra thường hành hạ chúng ta khi khó khăn phát sinh?

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trả lời, "Có thể có nhiều cách đối trịvới cảm tưởng đau khổ của ta là bất công. Tôi đã nóivề tầm quan trọng của sự chấp nhận khổ đau là việctất yếu trong đời sống con người. Và tôi nghĩ rằng ởmột số khía cạnh người Tây Tạng đã ở trong vị thếchấp nhận thực tại khó khăn tốt hơn, vì họ sẽ nói "Cóthể đó là do Nghiệp của tôi trong quá khứ". Họ sẽ đổviệc đó cho những hành động tiêu cực phạm ở đời nàyhay đời trước, do vậy có mức chấp nhận lớn hơn. Tôiđã thấy một số gia đình định cư tại Ấn Độ trong tìnhtrạng hết sức khó khăn, sống trong cảnh hết sức nghèovà con cái còn bị mù cả hai mắt hoặc đôi khi đôi khi trìđộn. Và bằng cách này hay cách khác bà mẹ khổ sở đóvẫn trông nom chúng, đơn giản chỉ than, "Đó là vì nghiệpcủa chúng, số phận của chúng".

"Nóiđến Nghiệp, ở đây tôi nghĩ rằng quan trọng là phải lưuý và hiểu rằng đôi khi vì hiểu nhẩm học thuyết về Nghiệp,chúng ta hay đổ lỗi mọi việc cho Nghiệp và cố gắng tựmiễn cho mình trách nhiệm hay sự cần thiết phải có chủđộng. Ta hoàn toàn có thể dễ dàng nói, đó là do Nghiệpquá khứ của tôi, Nghiệp quá khứ tiêu cực của tôi, vàtôi phải làm gì? Tôi bất lực. Đó là một sự lầm lẫnhoàn toàn về Nghiệp, vì lẽ dầu ta chịu hậu quả của nhữnghành vi trong quá khứ, nhưng không có nghĩa là cá nhân ta khôngcòn lựa chọn nào khác hay không còn khả năng chủ độngđể thay đổi, để tiến hành sự thay đổi tích cực. Vànó cũng vậy trong tất cả các lãnh vực đời sống. Ta khôngnên trở thành thụ động, và cố bào chữa cho mình khôngphải chủ động với lý do mọi thứ đều là kết quả củaNghiệp, vì lẽ nếu ta hiểu quan niệm về Nghiệp một cáchđứng đắn, ta sẽ hiểu rằng Nghiệp có nghĩa là "hành động".Nghiệp là một tiến trình hết sức tích cực. Và khi chúngta nói về Nghiệp, hay hành động thì đó là chính hành độngcủa mỗi người gây ra, trong trường hợp này của chính chúngta trong quá khứ. Vậy kiểu tương lai nào sẽ xẩy ra, nóirộng ra, nằm trong tay bạn ở hiện tại. Nó sẽ được quyếtđịnh bởi loại chủ động mà bạn áp dụng bây giờ. "Chonên Nghiệp không nên được hiểu là loại tác động thụđộng, tĩnh tại, mà đúng ra phải hiểu là tiến trình tíchcực. Điều này cho thấy tác động cá nhân đóng một vaitrò quan trọng trong việc quyết định diễn biến của tiếntrình Nghiệp. Chẳng hạn, ngay cả một hành động bình thườnghay một mục đích bình thường, như nhu cầu ăn uống... Muốnđạt được mục tiêu đơn giản ấy, chúng ta cần một hànhđộng của chính chúng ta. Chúng ta cân phải kiếm thực phẩm,rồi thì chúng ta cần phải ăn, điều này cho thấy cả đếnmột hành động tầm thường nhất, thậm chí một mục tiêuđơn giản chỉ có thể đạt được nhờ hành động..."

"Vậythì, giảm thiểu cảm nghĩ bất công bằng cách chấp nhậnđiều đó là kết quả của Nghiệp có thể rất hữu hiệucho người Phật Tử" Tôi xen vào, " Nhưng đối với nhữngngười không tin tưởng vào học thuyết về Nghiệp, chẳnghạn rất nhiều người Phương Tây thì thế nào?...

"Nhữngngười tin tưởng vào khái niệm Đâng Sáng Tạo, Thượng Đế,có thể chấp nhận những hoàn cảnh khó khăn dễ dàng hơnbằng cách xem mình là một phần sáng tạo của Thượng Đếhay ý định của Thượng Đế. Họ có thể cảm thấy rằngdầu vậy, tình hình dường như rất tiêu cực. Thượng Đếtoàn năng và rất nhân từ, cho nên có một ý nghĩa lnào đó,một tầm quan trọng nào đó là ẩn sau tình thế đó mà ngườita không biết được. Tôi nghĩ là hồ như niềm tin như vậycó thể trợ sức và giúp đỡ họ trong lúc khổ đau.

"Nhữngngười không tin học thuyết về Nghiệp và khái niệm ThượngĐế Sáng Tạo thì sao?"

"Vớinhững người không có niềm tin.., "Đức Đạt Lai Lạt Ma suynghĩ một lát trước khi trả lời, "... có lẽ một cách giảiquyết thực tiễn và khoa học có thể giúp ích. Tôi nghĩ rằngcác khoa học gia thường coi trọng cách nhìn vào vấn đềmột cách khách quan, nghiên cứu vấn đề mà không để chotình cảm dính líu. Bằng cách giải quyết như vậy, bạn cóthể nhìn vào vấn đề với một thái độ "Nếu có cách tranhđấu, thì tranh đấu, thậm chí có phải ra tòa? Ngài cười." Nếu bạn không thể thắng được, bạn chỉ có thể quênnó đi."

"Mộtphân tích khách quan khiến tình thế khó khăn hay giải quyếtcó thể rất quan trọng, vì lẽ với cách nắm bắt vấn đềnày bạn thường sẽ thấy có thể có nhiều nhân tố liêncan khác ở hậu trường. Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấybị xử đối bất công bởi ông chủ nơi làm việc, có nhiềunhân tố khác liên quan, có thể ông ta bị khó chịu bởi điềugì đó, cãi vã với vợ ông ta sáng này hay điều gì đó,và cách hành xử của ông ta chẳng liên quan gì đến cá nhânbạn cả, có thể không rõ ràng là nhằm vào bạn. Đươngnhiên, bạn vẫn phải đối đầu mặc dù tình thế như thếnào, nhưng ít nhất với cách thức giải quyết này, bạn khôngthêm phần lo ấu vào sự lo ấu đã có." "Loại giải quyết'khoa học' này phân tách tình hình một cách khách quan, cóthể giúp ta khám phá ra những khía cạnh mà chính ta đã gópphần vào vấn đề không? Điều đó giúp giảm thiểu cảmnghĩ bất công liên quan đến tình huống khó khăn không?"

"Cóchứ" Ngài trả lời một cách nhiệt tình."Điều đó nhấtđịnh có tác động. Thông thường, nếu ta xem xét tỉ mỉbất cứ trạng huống nào với một cách không thiên vị vàchân thật, chúng ta sẽ nhận ra rằng ở một phạm vi rộng,chúng ta cũng phải chịu trách nhiệm về cái bộc phát cácsự việc.

"Chẳnghạn, nhiều người đổ lỗi Chiến Tranh Vùng Vịnh cho SaddamHussein. Sau đó, trong một vài dịp, tôi đã nói. 'Như vậykhông công bằng '! Trong những hoàn cảnh như vậy, tôi thậtsự cảm thấy phần nào tiếc cho Saddam Hussein. Đương nhiênông là một nhà độc tài, đương nhiên có nhiều chuyện xấuvề ông ta. Nếu nhìn vào tình thế một cách đại khái, rấtdễ dàng đổ tất cả tội lỗi cho ông ta - ông là kẻ độctài, chuyên chế, và thậm chí mắt ông ta cũng có vẻ đángsợ? Ngài cười."Nhưng nếu ông không có quân đội, khả nănggây tác hại sẽ bị giới hạn và nếu không có trang bịquân sự, đạo quân hùng mạnh ấy không thể hoạt độngđược. Tất cả trang bị quân sự không tự nó sinh ra từkhông khí loãng! Cho nên khi ta nhìn vào điều đó như vậy,ta thấy có nhiều quốc gia dính líu vào. "Vậy" Đức ĐạtLai Lạt Ma tiếp, " thường thường ta hay đổ lỗi cho ngườikhác về những khó khăn của chúng ta, về những nhân tốbên ngoài. Hơn nữa chúng ta chỉ tìm kiếm nguyên nhân mộtchiều, rồi cố miễn trách nhiệm cho mình. Dường như bấtcứ lúc nào có cảm xúc mạnh thì thường hay có sự sai biệtgiữa những sự việc biểu lộ như thế nào và chúng thựcđúng ra sao. Trong trường hợp này, nếu bạn đi xa hơn nữavà phân tích trạng huống thật cẩn thận, bạn sẽ nhậnthấy Saddam Hussein chỉ là một phần của vấn đề, một trongnhiều yếu tố, ngoài ra còn có nhiều điều kiện khác gópphần vào. Một khi bạn nhận thức được như vậy, thái độtrước đây cho rằng chỉ mình ông ta là nguyên nhân tự độngkhông còn nữa và thực tế của tình hình sẽ hiện ra.

"Thóiquen này dẫn đến đến việc nhìn vào sự việc một cáchtoàn diện hơn - nhận thức rằng nhiều biến cố góp phầnvào tình hình. Thí dụ, vấn đề của chúng tôi với TrungHoa- cũng vậy chúng tôi đã góp phần gây ra. Tôi nghĩ rằngcó lẽ thế hệ của chúng tôi có thể đã góp phần tạora tình hình này, nhưng nhất định thế hệ trước chúng tôi,tôi suy xét, rất rất chểnh mảng, ít nhất cũng một vàithế hệ trước. Cho nên tôi nghĩ rằng, chúng tôi, ngườiTây Tạng, đã góp phần vào tình trạng bi thảm này. Sẽ khôngcông bằng nếu đổ lỗi tất cả cho Trung Hoa. Nhưng có nhiềumức độ. Đương nhiên, mặc dù chúng tôi có thể là nhântố góp phần vào tình hình, nhưng không có nghĩa là chỉ tráchcứ mình chúng tôi. Thí dụ, người Tây Tạng không bao giờchịu khuất phục dưới sự áp bức của Trung Hoa, để cósự kháng cự liên tục. Vì điều đó người Trung Hoa triểnkhai một chính sách mới - di dân Trung Hoa sang Tây Tạng, đểdân số Tây Tạng trở thành thiểu số, người Tây Tạng bịchiếm chỗ, phong trào tranh đấu đòi tự do không thể cònhữu hiệu. Trong trường hợp này, chúng ta không thể nói làcuộc kháng chiến của người Tây Tạng đáng trách hay chịutrách nhiệm về chính sách của Trung Hoa."

Tôihỏi, "Khi chúng ta nhìn vào sự góp phần của mình vào tìnhhuống, Ngài nghĩ sao khi tình huống ấy rõ ràng không phảilà do lỗi của mình dù mình không mảy may dính líu gì đến,ngay cả những tình huống không đáng kể hàng ngày, như khimột người cố ý nói dối bạn?"

"Đươngnhiên, đầu tiên tôi có thể cảm nhận thấy thất vọng khimột người nào đó không thành thực, nhưng dù vậy, nếutôi xem xét tình huống, tôi có thể khám phá thực ra độngcơ thúc đẩy họ dấu giếm tôi một điều gì đó không phảilà kết quả của một động cơ xấu. Có thể đơn giản chỉlà thiếu tin tôi. Cho nên thỉnh thoảng khi tôi cảm thấy thấtvọng bởi những loại vụ việc đó tôi cố nhìn họ dướimột góc độ khác, tôi sẽ nghĩ rằng có lẽ người đó khônghoàn toàn tin tôi vì tôi không thể giữ bí mật. Tính tôithường thẳng thắn, vậy nên vì lẽ đó người ấy có thểđã quyết định tôi đúng không phải là người có thể giữbí mật, và tôi có lẽ không thể giữ được bí mật khinhiều người mong muốn. Nói một cách khác, tôi không phảilà người đáng tin cậy vì bản tính cá nhân của tôi. Chonên, nhìn vào điều đó bằng cách ấy, tôi phải coi nguyênnhân là vì lỗi của chính tôi.

Thậmchí bắt nguồn từ Đức Đạt Lai Lạt Ma, cách phân tích nguyênnhân này dường như hơi giống sự suy rộng nghĩa - tìm rasự góp phần của chính mình" vào tính không trung thực củangười khác. Nhưng có một sự thành thật xác thực trong giọngnói của Ngài khi Ngài nói, gợi ý rằng thực tế đâu làkỹ thuật Ngài đã sử dụng ưu thế thực tiễn trong đờitư của Ngài để đối trị nghịch cảnh. Áp dụng kỹ thuậtđó vào đời sống của chúng ta, đương nhiên chúng ta cóthể không thường thành công trong việc tìm ra sự đóng gópphần của chính mình vào tình huống khó khăn. Nhưng dù thànhcông hay không, ngay cả sự cố gắng chân thật muốn tìm rasự góp phần của mình vào vấn đề cho phép thay đổi trọngtâm giúp khắc phục được lối suy nghĩ hẹp hòi dẫn đếncảm nghĩ thiếu xấy dựng về bất công mà nó là nguồn bấtmãn trong chính chúng ta và trên thế giới.

TỘILỖI

Làsản phẩm của một thế giới không hoàn hảo, tất cả chúngta đều không hoàn hảo. Mỗi người trong chúng ta đều đãlàm điều gì đó sai trái. Có nhiều sự việc chúng ta hốihận.- những sự việc chúng ta đã làm hay những sự việcchúng ta đáng lẽ phải làm. Thừa nhận sự sai lầm với ýthức hối hận chân thành, giúp ta bám sát được con đườngchính đáng trong đời và khích lệ chúng ta sửa chữa nhữnglỗi lầm lúc có thể và có biện pháp để uốn nắn nhữngsự việc trong tương lai. Nhưng nếu chúng ta để sự hốitiếc chuyển thành tội lỗi thái quá cứ bám chặt vào kýức về những tội lỗi trong quá khứ mà tự trách mình vàtự căm ghét mình triền miên, điều đó chẳng đi đến đâungoài việc là nguyên nhân hành hạ mình không ngưng và tựgây đau khổ.

Trongcuộc đàm đạo trước đây chúng ta có nói qua về cái chếtcủa người anh Ngài, tôi nhớ là Đức Đạt Lai Lạt Ma cónói đến điều Ngài hối hận về cái chết của anh Ngài.Tò mò về cách Ngài đối trị với cảm nghĩ hối hận, vàcó thể là cảm nghĩ tội lỗi, tôi trở lại vấn đề trongcuộc đàm luận sau đó, hỏi Ngài, " Khi Ngài nói về cái Chếtcủa Lobsang, Ngài có nói đến hối hận. Có tình huống nàokhác trong đời Ngài mà Ngài hối hận nữa không?"

Ồ,có chứ. Chẳng hạn có một nhà sư già sống ẩn tu. Trướcđây vị sư này có đến gặp tôi để thỉnh giáo, mặc dầutôi nghĩ rằng vị này thực sự cao đạo hơn tôi nhưng đếngặp tôi như thể là thủ tục. Dầu vậy một hôm nhà sưnày đến và hỏi tôi về tu tập bí truyền mức cao. Tôi vôtình nhận xét sự tu tập này rất khó thực hành và có lẽnó thích hợp với người trẻ hơn, và theo truyền thống việctu tập này bắt đầu ở giữa tuổi vị thành niên. Sau nàytôi khám phá ra nhà sư này đã tự tử để được tái sanhvào một thân thể trẻ hơn hầu tu tập theo cách này cho đượchiệu quả hơn..."

Ngạcnhiên về câu chuyên này, tôi nhận xét "Ồ, thật là ghê gớm.Hẳn là khó khăn cho Ngài khi Ngài hay tin...

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma gật đầu buồn bã.

Ngàilàm thế nào đối trị với cảm nghĩ hối hận như vậy?Làm sao cuối cùng Ngài có thể rũ bỏ được nó?"

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trầm ngâm một lát trước khi trả lời, "Tôikhông quên được, nó vẫn còn đây" Ngài ngừng lại mộtlúc rồi mới tiếp tục, "Tuy cảm nghĩ hối hận vẫn cònđó, nhưng nó không liên kết với cảm nghĩ buồn phiền haycó tính chất lôi kéo tôi quay về. Nó không ích lợi gì choai cả nếu tôi để cảm nghĩ hối tiếc đó đè nặng lêntôi là nguyên nhân gây nản chí và thất vọng không có mụcđích gì hoặc cản trở khả năng tôi tiếp tục phát huy hếtcủa tôi trong đời sống."

Vàolúc đó, hoàn toàn theo bản năng, điều làm tôi chú ý làcon người có khả năng thực sự đối đầu hoàn toàn vớinhững bi kịch của cuộc đời và phản ứng bằng cảm xúc,thậm chí bằng hối tiếc, mà không cho phép mình mặc cảmtội lỗi thái quá hoặc coi thường mình. Con người hoàn toàncó khả năng chấp nhận mình, là có giới hạn, nhược điểm,và suy xét lầm lẫn. Có khả năng thừa nhận tình hình khókhăn về vấn đề nào đó và có phản ứng bằng cảm xúc,nhưng không phản ứng quá mức. Đức Đạt Lai Lạt Ma thànhthực cảm thấy hối hận về việc xẩy ra mà Ngài đã môtả nhưng kèm theo tâm trạng hối hận là phẩm giá và tìnhthương. Và trong khi mang tâm trạng hối hận này, Ngài khôngđể sự hối tiếc này đè nặng lên Ngài thay vì như vậyNgài vẫn tìm cách tiến lên và tập trung vào giúp đỡ ngườikhác bằng khả năng tối đa của Ngài.

Đôikhi tôi băn khoăn rằng liệu khả năng sống mà lại khôngđể cho tội lỗi dằn vặt mình là một phần của văn hóakhông. Kể lại cuộc đàm luận với Đức Đạt Lai Lạt Mavề hối hận với người bạn, một học giả Tây Tạng, tôiđược biết, thực ra trong ngôn ngữ Tây Tạng, thấm chí khôngcó từ ngữ nào tương đương với từ "tội lỗi" trong tiếngAnh, mặc dù có những từ có nghĩa "ăn năn", "hối hận" hay"hối tiếc" nhưng có ý nghĩa sửa chữa trong tương lai."

Tuynhiên dù ý nghĩa thành phần cấu tạo văn hóa như thế nào,tôi tin tưởng rằng bằng cách cân nhắc lại thói quen suytư của chúng ta, và bằng cách trau dồi cách nhìn tinh thầnkhác biệt dựa vào những nguyên tắc mà Đức Đạt Lai LạtMa nêu ra, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể học đượccách sống không có vết nhơ tội lỗi khi nó chẳng làm đượcgì cả ngoài việc gây cho chính mình khổ đau không cần thiết.

CHỐNGLẠI SỰ THAY ĐỔI

Tộilỗi nảy sinh khi chúng ta thuyết phục mình là chính chúngta đã gây ra các lầm lỗi không thể sửa chữa được. Sựdày vò của tội lỗi là cứ cho rằng bất cứ vấn đề gìcũng là không thay đổi. Tuy nhiên vì không có gì không thayđổi, cho nên đau đớn cũng vậy rồi sẽ dịu đi - Vân đềkhông còn tồn tại. Đó là mặt tích cực của đổi thay.Mặt tiêu cực là chúng ta chống lại sự thay đổi gần nhưtrong mọi phạm vi hoạt động của cuộc sống. Điểm xuấtphát để thoát khỏi khổ đau là khám phá ra một trong nhữngnguyên nhân chính: chống lại sự thay đổi.

Môtả bản chất luôn luôn thay đổi của cuộc sống, Đức ĐạtLai Lạt Ma giải thích, " Hết sức quan trọng là tìm ra nguyênnhân hay nguồn gốc của khổ đau, và khổ đau phát sinh rasao. Ta phải bắt đầu tiến trình này bằng cách hiểu rõbản chất tạm bợ phù du trong cuộc sống của chúng ta. Tấtcả mọi sự, các sự kiện và hiện tượng là đông lựcthay đởi từng khoảnh khắc, không có gì đứng yên. Nghĩvề sự tuần hoàn của mạch máu có thể dùng để củng cổkhái niệm này, máu luôn luôn chảy, chuyển động và khôngbao giờ đứng nguyên một chỗ. Bản chất thay đổi từngkhoảnh khắc của hiện tượng này giống như một cơ chếgắn liền. Và vì bản chất của tất cả hiện tượng đềuthay đổi từng khoảnh khắc, nó cho chúng ta thấy tất cảmọi sự vật đều không có khả năng tồn tại mãi khôngcó khả nâng giữ chúng mãi mãi nguyên như vậy. Vì mọi sựvật đều phải thay đổi, không có cái gì có thể hiện hữutrong điều kiện vĩnh viễn, không có gì có thể giữ nguyênbằng sức mạnh của chính nó. Vì mọi sự vật đều phảithay đổi, không có gì tồn tại mãi, không có gì không thayđổi trước sức tác động độc lập với nó. Vì thế mọisự chịu tác động hay ảnh hưởng của những yếu tố khác.Cho nên, vào bất cứ lúc nào, dù bạn có thích thú hay thúvị đến đâu thì cũng không lâu bền. Điều này trở thànhcơ sở phân loại khổ đau được biết trong Phật Giáo cholà 'đau khổ về đổi thay'."

Kháiniệm vô thường đóng một vai trò chính trong tư tưởng PhậtGiáo, và suy tưởng về vô thường là sự tu tập then chốt.Suy tưởng về vô thường phục vụ hai chức năng chính yếutrong phạm vi Phật đạo. Ở mức độ thông thường hay trongý nghĩa hàng ngày, người tu tập Phật Giáo suy tưởng cáivô thường của chính mình- sự thật là đời sống rất mongmanh và chúng ta không biết sẽ chết lúc nào. Khi phối hợpsuy nghĩ này với niềm tin vào cuộc sống hiếm có của conngười, và khả năng đạt được tình trạng Giải Thoát tinhthần, khả năng thoát khỏi khổ đau và vòng tái sinh vô tận,thì việc suy tưởng này được dùng để tăng quyết tâm củangười tu tập trong việc sử dụng thời giờ của mình vàolợi ích tốt nhất, bằng cách dân thân vào việc hành trìđưa đến Giải Thoát. Ở mức độ cao hơn, suy tưởng vềnhững khía cạnh tinh tế hơn của vô thường, bản chất vôthường của tất cả hiện tượng, người tu tập bắt đầutruy tìm bản chất thực sự của thực tại, và nhờ sự hiểubiết này, phá tan vô minh, nguồn gốc khổ đau chủ yếu củachúng ta.

Chonên, trong khi suy tưởng về vô thường có một ý nghĩa tolớn trong phạm vi Phật Giáo, câu hỏi được nêu lên: Suytưởng và hiểu biết về vô thường có ứng dụng thực tiễnnào trong đời sống hàng ngày cho người không phải là PhậtTử không? Nếu chúng ta nhìn khái niệm "vô thường" từ mộtlập trường "thay đổi", thì cậu trả lời nhất định làcó. Xét cho cùng, dù ta nhìn đời bằng một nhãn quan PhậtGiáo hay Tây Phương, sự thực vẫn là cuộc sống luôn thayđổi. Tới mức độ này mà chúng ta vẫn không chấp nhậnsự thật đó và chống lại những thay đổi tự nhiên củacuộc sống, chúng ta tiếp tục kéo dài mãi khổ đau của chúngta.

Chấpnhận sự thay đổi có thể là một nhân tố quan trọng trongviệc giảm thiểu mức khổ đau do chúng ta tự tạo ra. Chonên thường là chúng ta gây nên khổ đau cho chính chúng tavì không chấp nhận từ bỏ quá khứ. Nếu chúng ta xác địnhhình ảnh cho chúng ta bằng những gì thường có vẻ giốnghoặc có thể có vẻ giống hay không thể có vẻ giống thìchắc chắn chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi về già. Đôi khi,chúng ta càng cố bám níu thì đời lại càng trở nên kỳcục và méo mó. Khi chấp nhận sự thay đổi không tránh đượcnhư một nguyên tắc tổng quát, chúng ta có thể đối phóđược nhiều vấn đề, giữ một vai trò tích cực hơn nhờhọc riêng về những thay đổi bình thường trong cuộc sốngcó thể ngăn chặn được nhiều hơn nữa những lo ấu hàngngày, nguyên nhân của nhiều phiền muộn của chúng ta.

Phátgiác ra giá trị của việc công nhận sự thay dổi bình thườngtrong cuộc sống, một bà mới sanh kể cho tôi nghe chuyện bàđến phòng cấp cứu lúc 2 giờ sáng.

"Cóchuyện gì thế?" viên bác sĩ nhi khoa hỏi bà.

"Contôi, tôi không biết nó làm sao!", bà ta khóc dữ dội, "tôinghĩ rằng nó bị ngạt thở hay sao ấy. Lưỡi nó cứ thèra; đúng là nó cứ thè lưỡi ra, lặp đi lặp lại nhiềulần như nó muốn nhổ ra một cái gì, nhưng trong miệng nókhông có gì cả ..."

Saumột vài câu hỏi và khám bệnh lẹ làng, viên bác sĩ bảođảm với bà ta, " Không có gì lo ngại cả. Khi đứa trẻlớn lên nó ngày càng phát triển ý thức nhiều về thân thểnó và nó xem thân thể có thể làm gì. Con bà mới khám phára cái lưỡi của nó" Margaret, một ký giả ba mươi mốt tuổi,minh họa tầm quan trọng chủ yếu của việc hiểu biết vàchấp nhận thay đổi trong phạm vi quan hệ cá nhân. Cô đếngặp tôi phàn nàn về một ít lo ấu mà cô cho là khó thíchứng với việc ly dị mới đây của cô.

Côgiải thích, "tôi nghĩ rằng có một vài cuộc gặp gỡ đểchuyện trò với một người nào đó là một ý kiến hay, nógiúp tôi bỏ quá khứ và trở về đời sống độc thân. Thậtthà mà nói, tôi hơi bồn chồn về việc ấy"

Tôihỏi cô về hoàn cảnh ly dị của cô.

"Chắctôi phải nói việc ly dị được giải quyết êm thấm. Khôngcó mâu thuẫn, lục đục gì lớn hay điều gì tương tự.Chồng tôi và tôi đều có công ăn việc làm tốt, cho nênchúng tôi không có vấn đề gí phải giải quyết về tàichánh cả. Chúng tôi có một đứa con trai và dường nhu nócó thể thích nghi với việc ly dị của chúng tôi, chồng tôivà tôi đồng ý cả hai đều có quyền trông nom con, và việcnày tiến triển tốt đẹp..."

"Ồ,tôi muốn hỏi là điều gì đã dẫn đến ly dị?

"Hừm...Tôi cho rằng chúng tôi không còn thương yêu nhau", bà thởdài " dường như tình yêu lãng mạn dần dần không còn nữa,chúng tôi không còn khăng khít như lúc ban đầu mới cưới.Chúng tôi đều quá bận về công ăn việc làm và con chúngtôi hầu như bị bỏ mặc. Chúng tôi đã có một vài lầnđến văn phòng cố vân về hôn nhân, nhưng cũng chẳng đitới đâu. Chúng tôi vẫn sống với nhau, nhưng giống như tìnhanh em chị em. Không cảm thấy tình yêu, tình yêu vợ chồngthực sự Dù sao, chúng tôi cùng thỏa thuận, tốt hơn là chúngtôi nên ly dị, để không còn điều gì nữa.

Sauhai lần đến khám bệnh mô tả vấn đề của cô, chúng tôiquyết định áp dụng một phương pháp chữa tâm lý ngắnhạn, đặc biệt tập trung vào giúp cô giảm thiểu lo ấuvà điều chỉnh những thay đổi cuộc sống gần đây củacô. Nhìn chung, cô là một người thông minh và là một ngườithích nghi dễ dàng về mặt cảm xúc. Cô đã đáp ứng tốtđẹp trong đợt trị bệnh ngắn ngày và dễ dàng chuyển trởlại cuộc sống độc thân.

Mặcdù lo lắng cho nhau, rõ ràng Margaret và chồng cô đã hiểusự thay đổi mức độ say mê là dấu hiệu chấm dứt hônnhân. Nhiều khi chúng ta thường hiểu sự giảm thiểu say mêlà một dấu hiệu báo có vấn đề tai hại trong mối quanhệ. Những lời to nhỏ đầu tiên về sự thay đổi trong mốiquan hệ có thể tạo ra ý nghĩa hoảng sợ, một cảm giáchết sức sai lầm. Có lẽ xét cho cùng là chúng ta đã khôngchọn đúng người bạn đường. Người bạn đường khônggiống người mà chúng ta mê say. Những bất đồng xuất hiện- chúng ta có ý muốn quan hệ tình dục, nhưng người bạnđường của chúng ta lại mệt mỏi, chúng ta muốn đi xem mộtbộ phim đặc biệt nhưng người bạn đường lại không thíchhoặc luôn luôn bận rộn. Chúng ta khám phá ra có nhiều dịbiệt mà trước đây chúng ta không bao giờ thấy. Cho nên,chúng ta kết luận, phải chấm dứt, rốt cuộc, không phảilẩn tránh sự thật là chúng tôi trở nên có khoảng cách.Mọi việc không còn như cũ nữa, chúng tôi nên ly dị.

Chonên chúng ta phải làm gì? Những chuyên gia về quan hệ đẻra háng tá sách, những cuốn sách nấu ăn bảo chúng ta phảilàm gì khi đam mê và ngọn lửa tình ái lãng mạn trở nênyếu dần. Họ đưa ra vô số gpợ ý được đứa ra để nhennhóm lại ngọn lửa tình yêu lãng mạn -sắp xếp lại thờikhóa biểu nhằm ưu tiên cho tình yêu lãng mạn, trù tính cácbữa ăn chiều mơ mộng lãng mạn, hoặc đi chơi xa ngày nghỉcuối tuần, khen ngợi người bạn đường, học hỏi cáchtrò chuyện có ý nghĩa. Đôi khi những việc này có kết quả,đôi khi không.

Nhưngtrước khi tuyên bố mối quan hệ này chết, một trong nhữngviệc có lợi ích nhất mà chúng ta có thể làm được làkhi chúng ta nhận thấy có thay đổi thì hãy lùi lại, đánhgiá tình hình, và trang bị cho mình càng nhiều kiến thứccàng tốt những mẫu bình thường về thay đổi trong mốiquan hệ.

Khiđời sống của chúng ta tiến triển, chúng ta phát triển từlúc ẵm ngửa đến tuổi thiếu niên, đến tuổi trưởng thành,đến tuổi già. Chúng ta chấp nhận những thay đổi trong sựphát triển cá nhân như một tiến triển tự nhiên. Nhưng mốiquan hệ cũng là một hệ thống động, gồm có hai cơ quantác động lẫn nhau trong môi trường sinh động. Là một hệthống sống, cũng tự nhiên và bình thường là sự quan hệphải đi qua các giai đoạn. Bất cứ mối quan hệ nào cũngcó những phương diện gần gũi thân mật khác nhau- thể xác,cảm xúc, và trí tuệ. Tiếp xúc thể xác chia sẻ cảm xúc,tư tưởng và trao đổi ý kiến hoàn toàn là những cách chínhđáng của sự liên hệ với người mình thương yêu. Mạnhlên rồi yếu đi là bình thường nhằm cân bằng: đôi khigần gũi thể xác suy giảm nhưng gần gũi cảm xúc có thểtăng lên, có nhiều lúc chúng ta không muốn chia sẻ bằng lờimà chỉ muốn được ôm ấp. Nếu chúng ta nhậy cảm vớivấn đề này, chúng ta sẽ vui hưởng thời kỳ say mê tươiđẹp đầu tiên trong mối quan hệ, nhưng nếu nó nguội lạnh,thay vì cảm thấy lo ấu hay giận dữ, chúng ta có thể tựmình đi tới những hình thái thân mật mới cùng đem lạithỏa mãn - hay có thể thỏa mãn nhiều hơn nữa. Chúng ta cóthể thích bạn tình là bạn đường đời, thích tình yêuvững chắc hơn, mối ràng buộc sâu đậm hơn.

Trongtác phẩm Cư Xử Thân Mật Riêng Tư, Desmond Morris mô tả nhữngthay đổi bình thường xẩy ra trong nhu cầu gần gũi thân mậtcủa con người. ông đưa ra giả thiết mỗi người chúng talập đi lập lại qua ba giai đoạn: "Ôm chặt lấy tôi", "Đặttôi xuống", và " Để mặc tôi". Chu trình này trước nhấttrở nên rõ ràng trong những năm đầu cuộc đời khi đứatrẻ chuyển từ giai đoạn "ôm chặt lấy tôi' tiêu biểu thờikỳ ẵm ngửa rồi đến giai đoạn "Đặt tôi xuống" khi đứatrẻ lần đầu tiên thám hiểm thế giới, tập bò, tập đi,và đạt được sự độc lập và tự quản nào đó tách khỏingười mẹ. Đấy là một phần của sự phát triển và nẩynở tự nhiên. Tuy vậy những giai đoạn ấy không chỉ tiếntheo một hướng, mà ở nhiều giai đoạn, đứa trẻ có thểkinh qua một số lo ấu khi cảm giác tách rời trở nên quálớn, thì đứa trẻ quay về với người mẹ để tìm sựxoa dịu và gần gũi. Ở tuổi trưởng thành, giai đoạn "Đểmặc tôi" trở thành giai đoạn dễ nhận thấy nhất khi đứatrẻ vật lộn để hình thành cá tính. Mặc dù điều ấycó thể là khó khăn và làm cha mẹ đau đớn, hầu hết cácchuyên gia đều công nhận đó là môt giai đoạn bình thườngvà cần thiết để chuyển tiếp từ tuổi thơ ấu đến trưởngthành. Ngay trong giai đoạn này vẫn có sự pha trộn của cácgiai đoạn. Trong đứa trẻ mới lớn la lối :"Để mặc tôi"với cha mẹ, nhu cầu "ôm chặt lấy tôi" có thể được đápứng bởi sự đồng cảm mạnh với nhóm bè bạn cùng lứatuổi.

Trongmối quan hệ người lớn cũng vậy, sự thay đổi liên tụcnhư vậy cũng diễn ra. Mức thân mật gần gũi thay đổi, cónhững thời kỳ thân mật nhiều hơn lẫn với những thờikỳ xa cách lâu hơn. Đấy cũng là một phần của chu trìnhsinh trưởng và phát triển bình thường. Muốn tiến tới tiềmnăng đầy đủ với tư cách con người, chúng ta cần biếtquân bình nhu cầu gần gũi và hòa hợp với các thời kỳkhi chúng ta phải quay về nội tâm, với ý thức tự quảnsinh trưởng và phát triển với tư cách cá nhân. Nếu ta hiểuđược như vậy, chúng ta sẽ không còn phản ứng bằng kinhhãi và hoảng sợ khi lần đầu tiên nhận thấy mình " đangtách rời khỏi" người bạn đường, không còn hoảng sợgì khi nhìn nước thủy triều xuống ở bờ biển. Đươngnhiên, đôi khi sự xa cách tình cảm tăng lên có thể báo hiệunhững vấn đề nghiêm trọng trong mối quan hệ (giận dữngấm ngầm không nói ra chẳng hạn) và thậm chí sự tan vỡcó thể xẩy ra. Trong những trường hợp đó, những biệnpháp như chữa bệnh có thể rất hữu ích. Nhưng đừng quênvấn đề chính yếu là xa cách phát triển không tự độngcó nghĩa báo hiệu là tai họa. Nó cũng có thể là một phầncủa chu kỳ đáp lại việc xác định mối quan hệ một lầnnữa trong một hình thái mới mà nó thể đoạt lại hay cònhơn cả sự thân mật gần gũi trong quá khứ.

Chonên, việc chấp nhận, hay thừa nhận sự thay đổi là mộtphần tự nhiên trong phản ứng qua lại của chúng ta với ngườikhác, đóng môt vai trò quan trọng trong quan hệ. Chúng ta sẽvỡ lẽ ra rằng chính vào lúc chúng ta cảm thấy thất vọng,nhất như thể mối quan hệ không còn là cái gì đó, thì sựthay đổi sâu xa xẩy ra. Giai đoạn chuyển tiếp này có thểtrở thành điểm then chốt khi tình yêu thực sự bắt đầuchín mùi và thăng hoa. Mối quan hệ của chúng ta không còndựa vào sự đam mê cao độ, coi người kia là hiện thân củasự tuyệt hảo, hoặc cảm thấy hợp nhau. Nhưng trong khi traođổi vì điều đó, chúng ta nay ở một vị trí bắt đầuthực sự biết người kia - hiểu người kia là như thế, mộtcá nhân riêng rẽ, có thể có khuyết điểm và nhược điểm,nhưng là một con người như chúng ta. Chính ở điệm trọngtâm này mà chúng ta có thể đưa ra lời cam kết trước sựtăng trưởng của một người kia - một hành động của tìnhyêu thực sự.

Cólẽ cuộc hôn nhân của Margaret có thể cứu được bằng cáchchấp nhận sự thay đổi tự nhiên trong quan hệ và thiếtlập mối quan hệ mới dựa vào những nhân tố không phảilà đam mê và lãng mạn.

Tuyvậy may mắn là câu chuyện chưa chấm dứt tại đây. Hai nămsau lần khám bệnh cuối cho Margaret, tôi tình cờ gặp cô trongkhu vực cửa hàng cửa hiệu (cảnh ngẫu nhiên gặp bệnh nhâncũ trong môi trường xã hội làm cho tôi, cũng như hầu hếtcác bác sĩ chuyên khoa, cảm thấy một chút lúng túng).

Tôihỏi, "Dạo này cô ra sao?"

Côreo lên "Còn gì tốt hơn! Tháng trước, tôi và chồng cũ củatôi tái hôn"

"Thựcsao?"

"Vângđúng, và mọi việc diễn ra tuyệt trần. Chúng tôi tiếp tụcgặp nhau vì cùng trông nom con. Dầu sao, lúc đầu cũng khókhăn... nhưng sau khi ly dị, không biết làm sao áp lực khôngcòn nữa. Chúng tôi không còn ước vọng gì nữa. Và chúngtôi thấy chúng tôi thực sự thích nhau, và thương yêu nhau.Mọi việc không giống như khi chúng tôi cưới nhau lần đầu.,nhưng không thành vấn đề, chúng tôi thực sự hạnh phúc.Tôi cảm thấy đúng như vậy."

CHƯƠNG10
CHUYỂNĐỔI CÁCH NHÌN

Ngàyxưa có một đệ tử của một triết gia Hy Lạp được sưphụ ra lệnh trong ba năm cho tiền bất cứ người nào chửimình. Khi thời gian thử thách này trôi qua, vị sư phụ nóivới ông, "Bây giờ con có thể đến thành Athens để họcvề sự thông thái". Khi người đệ tử vào thành Athens, ônggặp một người thông thái ngồi tại cổng thành và chửitất cả mọi người đi qua. ông ta cũng chửi luôn ngườiđệ tử, khiến người đệ tử bật cười. "Tại sao ôngcười khi tôi chửi ông?" người thông thái hỏi. Người đệtử trả lời, "vì lẽ trong ba năm trời, tôi đã phải trảtiền cho ai chửi tôi, nay ông chửi tôi mà tôi không phảitrả tiền". Người thông thái nói, "Vào thành đi, tất cảlà của ông đó".

Nhữngcha cố Sa Mạc thế kỷ thứ tư, một loạt những người lậpdị, rút vào vùng Sa Mạc Scete, hy sinh suốt đời, cầu nguyện,dạy câu chuyện này để minh họa giá trị của khổ đau vàgian khổ. Tuy nhiên không phải chỉ có gian khổ không thôi,nó mở cửa "thành phố trí tuệ" cho người đệ tử. Nhântố chính khiến cho người đệ tử có thể đối trị hiệuquả với tình thế khó khăn là khả năng chuyển đổi cáchnhìn, nhìn tình hình từ một điểm thuận lợi khác. "Khảnăng chuyển đổi cách nhìn có thể là một trong những côngcụ mạnh và hữu hiệu nhất mà ta có để đối phó vớivấn đề cuộc sống hàng ngày". Đức Đạt Lai Lạt Ma giảithích.

Khảnăng nhìn vào các sự việc từ những khía cạnh khác rấtích lợi. Khi thực hành điều này, ta có thể sử dụng mộtsố kinh nghiệm, một số sự việc bi thảm, để phát triểnsự bình tĩnh của tâm. Ta phải nhận thức được rằng mỗihiện tượng, mỗi sự việc, có những khía cạnh khác nhau.Mọi sự có tính chất tương đối. Thí dụ, trường hợpcủa tôi, tôi mất nước. Từ quan điểm ấy điều đó thậtlà bi thảm- thậm chí còn có những điều tệ hại hơn nữa.Sự tàn phá đang xẩy ra trên đất nước chúng tôi. Tình hìnhrất tiêu cực. Nhưng nếu tôi nhìn vào cùng một sự việcdưới một góc độ khác, tôi nhận thức được rằng làmột người tị nạn, tôi có một cách nhìn khác. Với tưcách là người tị nạn tôi không cần phải có thủ tục,nghi lễ, và nghi thức ngoại giao. Nếu mọi thứ vẫn vậy,nếu mọi thứ đều tốt đẹp, rồi thì nhiều lúc bạn chỉgiả bộ, bạn đòi hỏi. Nhưng khi bạn phải trải qua nhữngtình huống tuyệt vọng, đâu có thì giờ mà đòi hỏi. Chonên từ góc độ đó, kinh nghiệm bi thảm này rất hữu íchcho tôi. Ngoài ra vì là người tị nạn nên nó tạo rất nhiềucơ hội cho tôi gặp được nhiều người. Những người từnhững truyền thống tôn giáo khác nhau, từ những tầng lớpxã hội khác nhau, những người lẽ ra tôi không thể gặpđược nếu tôi vẫn ở trong nước. Cho nên theo ý nghĩa ấyđiều đó rất ích lợi, rất ích lợi. "Dường như là khivấn đề phát sinh, cách nhìn của chúng ta trở thành thiểncận. Tất cả sự quan tâm của chúng ta đều nhằm vào longhĩ về vấn đề, và chúng ta có ý nghĩ là chỉ mình chúngta gặp phải khó khăn này. Điều này hình như có thể dẫnđến sự quan tâm quá mức cho bản thân làm cho vấn đề dườngnhư rất nặng nề. Khi điều này xẩy ra, tôi nghĩ là nhìnsự việc bằng một nhãn quan rộng hơn nhất định có ích- chẳng hạn, nhận thức được rằng có nhiều người đãtrải qua những kinh nghiệm tương tự, thậm chí còn tệ hơnnữa. Tập thay đổi cách nhìn có thể giúp ích trong một sốbệnh tật hay khi đau đớn. Vào lúc đau đớn phát sinh, đươngnhiên lúc đó rất khó khăn, tập hành thiền qui củ để lắngđọng tâm Nhưng nếu bạn có thể so sánh, nhìn tình thế củabạn dưới một khía cạnh khác, bằng cách nào đó việc này.Nếu bạn chỉ nhìn vào một sự việc, thì nó có vẻ càngngày càng to hơn. Nếu bạn tập trung quá gần, quá mạnh vàomột vấn đề khi nó xẩy ra, thì dường như là không thểkiềm chế nổi. Nhưng nếu bạn so sánh sự việc đó vớimột sự việc lớn hơn nào đó, nhìn vào cùng một vấn đềtừ một tầm xa, thì dường như nó nhỏ lại và không quálớn."

Ngaytrước một cuộc đàm thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôitình cờ gặp viên quản lý một trung tâm mà tôi từng làmviệc. Trong nhiệm kỳ ở cơ sở đó, tôi cãi lộn với ôngnhiều lần vì lẽ tôi tin là ông ta đã dàn xếp việc trôngnom bệnh nhân để lấy tiền. Khá lâu tôi dã không gặp ôngta một thời gian, nhưng ngay khi tôi gặp ông, chúng tôi tuônra hàng tràng lý lẽ và tôi cảm thấy cơn tức và căm ghéttrào lên trong tôi. Vào lúc tôi được đưa vào phòng kháchsạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho cuộc thảo luận vào chiềuhôm đó, tôi bình tĩnh lại, nhưng vẫn cảm thấy một chútkhó chịu.

Tôibắt đầu, "Hãy nói về một người nào đó làm người tatức giận. Phản ứng tự nhiên của người ta là bị xúcphạm, phản úng tức khắc là giận dữ. Nhưng trong nhiềutrường hợp, không phải chỉ là vấn đề tức giận ngaylúc bị xúc phạm. Sau này người ta có thể nghĩ đến sựviệc này, thậm chí rất lâu sau này, và mỗi khi nghĩ đến,thìgiận dữ và cứ như thế mỗi lần. Làm sao Ngài có thể đốitrị với loại tình thế như vậy?"

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma gật đầu một cách tư lự, rồi nhìn tôi.Tôi băn khoăn không biết Ngài có cảm thấy tôi không đưara đề tài này vì lý do học thuyết thuần túy hay không.

Ngàinói, "Nếu bạn nhìn vào một góc độ khác thì chắc chắnviệc làm cho bạn tức giận có nhiều khía cạnh tích cực,phẩm chất tích cực. Nếu bạn xem xét một cách cẩn trọng,bạn sẽ thấy hành động làm bạn tức giận, cho bạn mộtsố cơ hội, một cái gì đó lẽ ra không thể có được vềmặt khác, ngay từ quan điểm của bạn. Vậy bằng nỗ lực,bạn có thể thấy nhiều góc độ khác nhau đối với mộtsự việc. Điều này sẽ giúp ích cho bạn." "Nhưng Ngài nghĩsao nếu Ngài tìm kiếm những khía cách tích cực của mộtngười hay sự việc mà không thấy gì cả?"

"Ởđây, tôi nghĩ rằng xử trí một tình huống, bạn cần phảicó một số cố gắng. Hãy dành thì giờ nghiêm chỉnh tìmkiếm một cách nhìn khác về tình huống đó. Không chỉ trênbề mặt mà thật thẳng thắn và minh bạch.Bạn cần phảisử dụng tất cả lập luận của bạn và nhìn vào tình huốngcàng khách quan càng tốt. Chẳng hạn, bạn phải suy nghĩ trênthực tế là bạn có thực sự giận dữ một người nào đómà bạn cho rằng họ có tính tiêu cực 100 phần trăm. Cũnggiống như khi bạn bị một người nào đó lôi cuốn mạnhmẽ thường có khuynh hướng cho những người này có tínhtích cực 100 phần trăm. Nhưng sự nhận thức này không phùhợp với thực tế. Nếu bạn thấy người bạn của quá tuyệtvời, người đó định làm hại bạn trên một phương diệnnào đó, đột nhiên bạn sẽ nhận thức sâu sắc là nhữngngười ấy không có đức tính tốt 100 phần trăm. Cũng giốngnhư vậy, nếu kẻ thù của bạn, người mà bạn ghét, thànhthực xin được bạn tha thứ và tiếp tục tỏ ý tốt vớibạn, bạn không thể nào tiếp tục cho rằng những ngườinày là xấu. 100 phần trăm Vậy nên, dù khi bạn giận dữai, bạn có thể cảm thấy rằng người ấy không có tínhtích cực thì sự thực là không ai xấu 100 phần trăm. Họcũng có những tính tốt nếu bạn điều tra đủ. Cho nên,khuynh hướng nhìn người hoàn toàn tiêu cực là do nhận thứccủa riêng bạn căn cứ vào sự đoán định tinh thần củariêng bạn, chứ không phải là bản chất thực sự của cánhân ấy.

"Cũngvậy, một tình huống lúc đầu bạn nhận thức là tiêu cực100 phần trăm, có thể có những khía cạnh tích cực. Nhưngtôi nghĩ rằng dù bạn có khám phá ra một khía cạnh tíchcực trước một tình huống xấu, chỉ có thế thôi vẫn chưađủ. Bạn còn cần phải củng cố ý niệm ấy. Cho nên bạncần phải nhắc nhở mình về khía cạnh tích cực ấy nhiềulần, cho đến khi cảm nghĩ của bạn thay đổi.

Nóichung, một khi bạn đã rơi vào tình huống khó khăn, khôngthể thay đổi thái độ bằng cách thực hiện môt suy xétđặc biệt một hay hai lần. Đúng hơn là phài qua một tiếntrình học hỏi, rèn luyện, và làm quen với những quan điểmmới giúp bạn có thể đối trị với khó khăn."

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma suy nghĩ hồi lâu, giữ vững lập trườngthực dụng thường lệ của Ngài, Ngài nói thêm, "Tuy nhiênnếu bất chấp những cố gắng của bạn, bạn không tìm đượcnhững khía cạnh hay cách nhìn tích cực trước hành độngcủa ai đó, thì lúc này con đường hành động tốt nhấtlà hãy cố gắng quên nó đi." Thôi thúc trước lời nói củaĐức Đạt Lai Lạt Ma, tối khuya hôm đó, tôi có gắng khámphá ra một số "góc độ tích cực" của viên quản lý, nhữngkhía cạnh mà ông ta không phải là xấu 100 phần. Điều đókhông khó; tôi biết ông là một người cha rất thương con,chẳng hạn, ông cố gắng hết sức nuôi nâng con cái. Và tôiphải công nhận việc cãi lộn với ông cuối cùng đã đemlợi ích cho tôi - chúng là phương tiện để tôi quyết địnhbỏ không làm việc tại cơ sở này nữa và cuối cùng dẫntôi đến một công việc vừa ý hơn. Trong khi những suy ngẫmnày không ngay lập tức dẫn đến sự ưa thích người đànông này, nhưng chắc chắn chúng đã làm cho tôi mất đi mộtsố cảm nghĩ căm ghét bằng chỉ một chút cố gắng. Trongchốc lát, Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra một bài học cònsâu sắc hơn: Cách thay đổi hoàn toàn thái độ thù nghịchvới kẻ thù và biết cách quý mến kẻ thù.

CÁCHNHÌN MỚI VỀ KẺ THÙ

Phươngpháp chính của Đức Đạt Lai Lạt Ma để thay đổi thái độđối với kẻ thù liên quan đến sự phân tách có hệ thốngvà hợp lý về phản ứng thông thường của chúng ta vớinhững kẻ làm hại chúng ta. Ngài giảng giải:

"Trướcnhất hãy nhận xét thái độ đặc trưng đối với địchthủ. Nói chung, đương nhiên, chúng ta không mong muốn nhữngđiều tốt đẹp cho kẻ địch. Nhưng dù kẻ địch không vuido những hành động của bạn, thì ở đây bạn có gì vuivẻ chứ? Nếu bạn suy nghĩ cẩn trọng, làm sao có cái gìbất hạnh hơn thế? Mang gánh nặng của cảm nghĩ thù nghịchvà ác ý. Và bạn thực ra có muốn như vậy không?

"Nếubạn trả thù kẻ địch thì hình như chỉ tạo vòng lẩn quẩntội ác. Nếu bạn trả đũa người kia sẽ không nhận điềuđó - họ sẽ trả đũa, rồi bạn sẽ làm thế nữa, và cứthế tiếp tục. Và đặc biệt khi điều này xẩy ra ở mứccộng đồng, nó sẽ tiếp tục từ thế hệ này đến thếhệ khác. Kết quả lả cả hai phía đều khổ đau. Rồi thìtoàn bộ mục đích cuộc sống trở thành hỏng. Bạn có thểnhìn thấy điều này trong trại tị nạn, nơi đây sân hậnđược nuôi dưỡng giữa nhóm này với nhóm kia. Nó xẩy ratừ khi còn thơ ấu. Điều đó thật tệ hại. Cho nên, giậndữ và sân hận giống như luỡi câu của người câu cá. Hếtsức quan trọng cho chúng ta là không được dể mắc vào lưỡicâu ấy.

"Hiệnnay, nột số người coi căm thù mãnh liệt là tốt cho quyềnlợi quốc gia. Tôi nghĩ điều này là tiêu cực. Rất thiểncận. Chống lại lối suy nghĩ này là cơ sở của tinh thầnbất bạo động và hiểu biết."

Vìđã không chấp nhận thái độ đặc trưng của chúng ta đốivới kẻ thù, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục đưa ra mộtcách nhìn khác đối với kẻ địch, một nhãn quan mới cóthể có một tác động cách mạng trong đời sống của ta.Ngài giảng giải:

Thườngthường trong Phật Giáo người ta chú ý nhiều đến thái độđối với địch thủ hay kẻ thù. Đó là vì sân hận là chướngngại vật lớn nhất cho việc phát triển từ bi và hạnh phúc.Nếu bạn có thể học cách phát triển kiên nhẫn và khoandung đối với kẻ thù của bạn, thì mọi sự sẽ trở nêndễ dàng hơn nhiều - lòng từ bi của bạn đối với ngườikhác bắt đầu tuôn chảy tự nhiên.

Vìvậy, đối với người tu tập tinh thần, kẻ thù đóng mộtvai trò thiết yếu. Như tôi biết từ bi là cốt tủy đờisống tinh thần. Để bạn có thể hoàn toàn thành công trongviệc thực hành tình thương và từ bi, sự tu tập về nhẫnnại và khoan dung là rất cần thiết. Không có tính dũng cảmchịu đựng tương tự với nhẫn nại, thì cũng giống nhưkhông có tai họa nào tồi tệ hơn sân hận, Cho nên, ta phảihết sức cố gắng không nuôi dưỡng sân hận với kẻ thù,mà tốt hơn là dùng cuộc đấu trí ấy làm cơ hội nâng caosự tu tập về nhẫn nại và khoan dung.

Thậtra, kẻ thù là điều kiện cần thiết để thực hành nhẫnnại.

Khôngcó hành động của kẻ thù thì không thể có khả năng thànhcông về nhẫn nại và khoan dung. Bạn bè chúng ta thuờng khôngthử thách và cho chúng ta cơ hội trau dồi nhẫn nại, chỉcó kẻ thù của chúng ta mới cho chúng ta cơ hội. Cho nên,từ lập trường ấy, chúng ta có thể coi kẻ thù của chúngta là những người thầy lớn và tôn kính họ đã cho chúngta cơ hội quý báu tu tập nhẫn nại.

"Ngàynay, có rất nhiều người trên thế giới, nhưng chúng ta tươngtác với khá ít người, và thậm chí lại càng ít ngườigây khó khăn cho chúng ta. Cho nên khi bạn có dịp may để thựchành nhẫn nại và khoan dung, bạn nên đối xử với lòng biếtơn. Thật là hiếm có. Chẳng khác gì bỗng nhiên tìm ra đượckho báu trong nhà bạn, bạn nên vui vẻ và biết ơn kẻ thùđã cho bạn cơ hội quý báu. Vì lẽ nếu bạn chưa bao giờthành công trong việc tu tập nhẫn nại và khoan dung, chúnglà những nhân tố chủ yếu để chống lại cảm xúc tiêucực, thì cũng là do sự phối hợp những nỗ lực của chínhbạn và cơ hội mà kẻ thù mang lại.

"Đươngnhiên, ta vẫn còn cảm thấy, "Tại sao tôi phải tôn kính kẻthù của tôi, hay thừa nhận sự đóng góp của họ, vì kẻthù không có ý muốn cho tôi cơ hội quý báu để tu tập nhẫnnại, không có ý muốn giúp đỡ tôi? Và không những họ khôngmong muốn hay có ý định giúp tôi, nhưng họ còn có chủ ýhiểm độc làm hại tôi! Cho nên đúng ra là phải căm ghéthọ - họ nhất định không đáng được kính trọng". Thựctế là có tâm trạng sân hận ở phía kẻ thù, ý đồ muốnhại chúng ta, biến hành động của kẻ thù trở thành duynhất. Mặt khác, nếu điều đó chỉ đúng là một hành độnglàm hại chúng ta, thì chúng ta phải căm ghét các bác sĩ vàcoi họ là kẻ thù vì thỉnh thoảng họ đã áp dụng các phươngpháp đau đớn như phẫu thuật Nhưng dầu vậy chúng ta vẫnkhông coi những hành động đó là gây tai hại hay là nhữnghành động của kẻ thù vì ý đồ của các bác sĩ là giúpđỡ chúng ta. Vì thế cho nên đúng là chủ ý để hại chúngta của kẻ thù biến thành người duy nhất cho chúng ta cơhội quý báu để tu tập nhẫn nại."

Ýkiến tôn kính kẻ thù của Đức Đạt Lai Lạt Ma vì cơ hộiphát triển mà họ cung cấp có thể hơi khó chấp nhận vàolúc ban đầu. Nhưng tình trạng này cũng tương tự như ngườitập tạ cho thân hình mạnh khỏe và cân đối. Đương nhiên,hoạt động nhấc tạ rất khó chịu lúc đầu vì tạ nặng.Ta gắng sức, đổ mồ hôi, đấu tranh. Tuy vậy, nó đúng làmột hành động tranh đấu chống lại sức kháng cự đểrồi mang lại sức mạnh cho chúng ta. Chúng ta có đánh giácao dụng cụ cử tạ tốt không phải vì bất cứ vui thíchtrực tiếp nào chúng cung cấp, mà là vì lợi ích cuối cùngmà ta nhận được.

Cólẽ ngay cả việc Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định về tínhhiếm hoi và "tính quý giá" của kẻ thù cũng còn hơn chỉlà giải thích duy lý kỳ khôi. Khi tôi nghe bệnh nhân củatôi mô tả những khó khăn của họ với những người khác,điều này trở nên quá rõ ràng - khi sự việc đến, hầuhết mọi người không có hàng đoàn kẻ thù hay đối thủđể tranh đấu, ít nhất ỏ mức độ cá nhân. Thường thường,sự mâu thuẫn chỉ hạn chế ở một số ít người. Có thểông chủ hay đồng nghiệp, hay người hôn phối cũ, anh chịem ruột. Từ quan điểm trên, kẻ thù thực rất hiếm - nguồncung cấp rất giới hạn. Và đó là sự tranh đấu, một tiếntrình giải quyết xung đột với kẻ thù - nhờ học hỏi,quan sát, tìm ra những cách giải quyết khác.- cuối cùng dẫnđến phát triển, hiểu biết sâu sắc, và kết quả chữatrị bằng tâm lý thành công.

Hãytưởng tượng sẽ ra sao suốt đời nếu ta không bao giờ phảiđối phó với kẻ thù, hay gặp trở ngại nào cả từ lúcnằm nôi cho đến khi xuống mồ, người nào gặp cũng nuôngchiều chúng ta, ủng hộ ta, nuôi dưỡng ta, (cho chúng ta đồăn ngon dễ tiêu), làm cho chúng ta vui bằng bộ mặt khôi hàivà ấm thanh "yêu thương quyến rũ". Nếu từ khi mới sanh chúngta được mang đi đây đó trong cái giỏ, (và sau này có lẽtrong cái kiệu) Chưa bao giờ gặp phải sự thách nào, chưabaogiờ bị thử thách - nói tóm lại, nếu mọi người tiếptục coi chúng ta như trẻ nhỏ. Điều đó lúc đầu có vẻtốt. Trong mấy tháng đầu của cuộc đời có thể là thíchđáng. Nhưng nếu cứ tiếp tục triền miên như thế thì nóchỉ đi đến chế hồ như trở thành một loại của mộtkhối sền sệt, một loại quái đản thực sự - với sựphát triển tinh thần và xúc cảm của miếng thịt bê con.Chính sự tranh đấu của đời sống làm cho ta thành người.Và do đó chính các kẻ thù của chúng ta thử thách chúng ta,cho chúng ta sức kháng cự cần thiết để phát triển.

THÁIĐỘ NHƯ THẾ CÓ THỰC TIỄN KHÔNG?

Thựchành cách tiếp cận những vấn đề của chúng ta một cáchhữu lý và học cách suy xét về những khó khăn hay về kẻthù từ những cách nhìn khác dường như là một công cuộctheo đuổi đáng giá, nhưng tôi băn khoăn không hiểu đếnmột mức độ nào thì điều này có thể thực sự mang đếnsự thay đổi cơ bản về thái độ. Tôi nhớ có một lầnđọc tài liệu về một cuộc phỏng vấn mà Đức Đạt LaiLạt Ma nói về việc tu tập tinh thần hàng ngày của Ngàilà tụng kinh, tụng tám câu kệ nói về huân luyện tâm, viếtvào thế kỷ thứ Mười Một của Langri Thangpa, một vị thánhngười Tây Tạng. Trong đó có những câu như sau:

Bấtcứ lúc nào kết giao với ai, cầu mong tôi sẽ tự cho mìnhlà người thấp nhất và coi người kia là cao thượng nhấttrong thấm tâm tôi ..

Khitôi thấy những chúng sanh bản chất ác độc, bị thúc épbởi tội lỗi hung bạo và ưu phiền, cầu mong tôi đượccoi họ như những người hiếm có này là thân thiết như thểtôi tìm được một kho báu quý giá.

Khinhững người khác, vì đố kị, đối xử xấu với tôi, sỉnhục, phỉ báng tôi và những điều tương tự, cầu mong tôichịu thua và xin để cho họ chiến thắng. ... Khi người màtôi được lợi lạc với niềm hy vọng lớn lao, làm cho tôihết sức đau đớn, xin cho tôi được coi người ấy như VịGiáo Chủ tối thượng của tôi!...;

Tómlại, xin cho tôi được trực tiếp hay gián tiếp đem lợiich và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh, và xin cho tôi đượcấm thầm chịu đựng điều tai hại và khổ đau của tấtcả chúng sanh.

Saukhi đọc các câu trên, tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma, "Tôibiết Ngài suy ngẫm nhiều về lời cầu nguyện này, nhưngthực sự Ngài có nghĩ rằng ngày nay có thể áp dụng đượckhông? Ý tôi muốn nói là bài kệ đó đã được viết bởimột nhà sư sống trong tu viện - ở nơi mà việc xấu nhấtcó thể xẩy ra là có người kháo chuyện về Ngài hoặc nóidối về Ngài hay có thể thỉnh thoảng là một đòn mạnhhay vỗ mặt. Trong trường hợp ấy, có thể là dễ dàng "dângchiến thắng" cho họ- nhưng xã hội ngày nay, điều tai hạihay đối xử xấu mà ta nhận được từ những người khácgồm có nào là hiếp dấm, hành hạ, giết người vân vân...Từ quan điểm ấy, thái độ trong lời cầu nguyện ấy dườngnhư thực không thể áp dụng được." Tôi cảm thấy mộtchút tự mãn, vì đã có nhận xét mà tôi nghĩ khá xác đáng,một nhận xét thông minh lắm..

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma im lặng hồi lâu, Ngài nhíu mày suy nghĩ, Ngàinói, "Có thể có một điều gì đó trong cái mà ông vừa nói".Rồi Ngài tiếp tục thảo luận các trường hợp cần sửađổi lại thái độ cần phải có biện pháp đối phó mạnhtrước sự gây hân của của người khác nhằm ngăn chặnđiều tổn hại cho mình hoặc người khác.

Tôiđã suy tư về cuộc đàm thoại với Ngài vào buổi tối hômđó rất khuya. Hai Hai vấn đề nổi lên một cách rõ ràng.Trước tiên, điều làm tôi chú ý là Ngài sẵn sàng lạ thườngkhi tìm một cái nhìn mới về niềm tin và sự tu tập riêngNgài - trong trường hợp này, chứng tỏ Ngài sẵn lòng đánhgiá lại lời cầu kinh đã được ấp ủ trong lòng chắc chắnđã sống với Ngài qua nhiều năm tu tập. Vân đề thứ hailà ít truyền cảm hơn. Tôi đã khắc phục được ý nghĩakiêu ngạo của riêng tôi.! Tôi chợt nghĩ là tôi đã gợiý với Ngài là lời cầu nguyện có thể không thích hợp vìnó không theo kịp được với thực tế phũ phàng của thếgiới ngày nay. Nhưng chẳng phải đến sau này tôi mới nghĩvề người tôi đang nói chuyên với - một người đã hoàntoàn mất nước do sự xâm lăng tàn bạo nhất trong lịch sử.Một người đã phải sống lưu vong trong gần bốn thập niêntrong khi cả nước đặt niềm hy vọng và mơ ước tự do vàongười ấy. Một người có tinh thần trách nhiệm sâu sắc,với tâm lòng từ bi, lắng nghe dòng người tị nạn luôn kểnhững chuyện giết chóc, hãm hiếp, tra tân, và triệt hạphẩm giá của người dân Tây Tạng bởi người Trung Hoa. Hơnmột lần tôi đã nhìn thấy vẻ quan ngại mênh mang và nỗibuồn trên nét mặt của Ngài khi nghe những chuyện như thếđược kể lại bởi những người đã đi bộ vượt dãy HiMã Lạp Sơn (vượt núi băng rừng trong một cuộc hành trìnhhai năm), chỉ để thoáng nhìn thấy Ngài. Và những chuyệnnhu vậy không phải chỉ có tính chất bạo lực vật chấtkhông thôi. Thường, những chuyện này nhắc đến ý đồ pháhoại tinh thần người dân Tây Tạng. Một người tị nạnTây Tạng từng kể cho tôi nghe về "trường học" Trung Hoamà anh ta bị bắt buộc theo học lúc con nhỏ lớn lên tạiTây Tạng. Buổi sáng dành cho việc truyền bá và nghiên cứucuốn "sách đỏ" của Mao Trạch Đông. Buổi chiều dành đểbáo cáo các công việc được phân công làm ở nhà." Bài tậpvề nhà" thường được chế ra nhằm thủ tiêu tinh thần PhậtGiáo vốn đã đã ăn sâu trong lòng người Tây Tạng. Thí dụ,biết người Phật Giáo cấm sát sinh và có niềm tin là mỗisinh vật đều là "sinh vật hữu tình" quý giá như nhau, mộtthầy giáo đã phân công cho học trò nhiệm vụ phải giếtmột loại gì đó và phải mang đến trường ngày hôm sau.Học sinh được chấm điểm. Mỗi con vật chết được chogiá trị điểm nào đó - con ruồi một điểm, con sâu - haiđiểm, con chuột năm điểm, con mèo - mười điểm - vân vân.(Khitôi kể chuyện này với một người bạn mới đây, ngườibạn tôi đã lắc đầu với vẻ ghê tởm và trầm ngâm nóimột mình." Tôi không biết học sinh được bao nhiêu điểmkhi người học sinh giết cả thầy giáo khốn nạn này!")

Nhờsự tu tập tinh thần như việc tụng 8 câu kệ về việc huânluyện tâm, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có thể đi đến chấpnhận thực tại của tình hình nhưng vẫn tiếp tục tích cựcvận động tự do và nhân quyền cho Tây Tạng trong 40 năm.Đồng thời Ngài vẫn giữ một thái độ nhún nhường vàtừ bi với người Trung Hoa, điều đó đã truyền cảm chohàng triệu người trên thế giới. Và nơi đây tôi đưa raý kiến là lời cầu nguyện ấy có thể không thích hợp vớinhững "thực tại" của thế giới ngày nay. Tôi vẫn còn đầylúng túng mỗi khi nghĩ đến cuộc đàm thoại này.

KHÁMPHÁ NHỮNG CÁCH NHÌN MỚI

Cốgắng áp dụng phương pháp thay đổi cách nhìn của Đức ĐạtLai Lạt Ma, tôi tình cờ bát gặp một kỹ thuật khác vàomột buổi chiều. Trong thời gian sửa soạn cho tác phẩm này,tôi có tham dự một vài buổi thuyết giảng của Đức ĐạtLai Lạt Ma tại bờ biển Miền Đông. Trở về nhà tôi đibằng chuyến bay bay thẳng vể Phoenix. Như thường lệ, tôilấy chỗ ngồi cạnh lối đi Mặc dầu mới tham dụ buổihọc tập về tinh thần, nhưng tôi ở tronmg tâm trạng khákỳ cục khi bước vào máy bay đã đầy người. Tôiphát hiệnchỗ ngồi của tôi lại ở hàng ghế ở giữa - kẹp giữamột người đàn ông với khổ người to lớn có thói quenphiền toái là để cánh tay to sụ vào thành ghế của tôivà một thiếu phụ trung niên mà mới trông tôi đã không thíchngay vì bà ta đã chiếm chỗ ngồi bên cạnh lối đi của tôi.Có một điều gì nơi thiếu phụ này thực ra đã làm tôikhó chịu- giọng nói bà ta quá the thé, điệu bộ quá hốnghách, tôi không chắc chắn lắm. Ngay sau khi máy bay cất cánh,bà ta bắt đầu chuyện trò không ngớt với người đàn ôngngồi dãy ghế đằng trước. Người đàn ông này hóa ra làchồng bà, và tôi đã lịch sự đề nghị đổi chỗ cho ôngta. Nhưng cả hai đều không chịu vì cả hai muốn ngồi hàngghế bên cạnh lối đi Tôi càng trở nên khó chịu. Hoàn cảnhngổi năm tiếng liền bên cạnh người đàn bà này dườngnhư không chịu đựng nổi.

Nhậnra là tôi phản ứng quá mạnh với một người đàn bà màtôi chưa từng biết, tôi quyết định là phải có "sự chuyểnđổi" - theo tiềm thức hẳn là bà đã nhắc tôi nhớ đếnmột người nào đó trong lúc tôi còn thơ ấu - cảm giác hờnghét - hướng về mẹ tôi vẫn chưa được giải đáp hay lắmhoặc một điều gì đó. Tôi cố tìm kiếm trong óc nhưng khôngthể tìm ra được ứng viên thích hợp - bà ta không nhắccho tôi tìm được ai trong quá khứ.

Tôichợt nảy ra ý nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để thựchành việc phát triển lòng nhẫn nại. Cho nên, tôi bắt đầuthực hành kỹ thuật mường tượng kẻ thù của tôi ngồitrên ghế bên cạnh lối đi như một ân nhân quí mến, đượcđặt cạnh tôi để dạy tôi nhẫn nại và khoan dung. Tôi hìnhdung chuyện này thật ngon với một nhiệt tình- xét cho cùng,khi kẻ thù' biến mất bạn không thể có gì nhẹ người hơnđược- tôi mới gặp người phụ nữ này và bà ta cũng chưalàm gì hại tôi cả. Sau khoảng 20 phút, tôi đầu hàng- bàvẫn làm tôi khó chịu! tôi cam phận bực bội trong phần cònlại của cuộc hành trình. Hờn dỗi, tôi nhìn trừng trừngvào tay của bà ta đang ngấm ngầm xâm phạm trên thành ghếcủa tôi. Tôi ghét mọi thứ về thiếu phụ này. Tôi lơ đãngnhìn chằm chằm vào móng ngón tay cái của bà thì chợt nghĩlà :. Phải chăng tôi ghét móng ngón tay cái này? Không thựcđúng. Móng tay ấy cũng bình thường thôi. Không có gì đặcbiệt. Tiếp đến tôi liếc nhanh vào mắt bà và tụ hỏi.:Phải chăng thực sự tôi ghét con mắt ấy? Vâng, tôi đã ghét(Đương nhiên, không có lý do xác đáng- l một hình thái ghétbỏ thuần túy). Tôi nhắm vào gần hơn nữa. Phải chăng tôighét cái con ngươi ấy? Không. Phải chăng tôi ghét cái giácmạc, cái tròng mắt, hay cái màng cứng mắt ấy. Không, phảichăng thực sự tôi ghét con mắt ấy? tôi phải thừa nhậnlà không. Tôi cảm thấy đang ở trên cái gì đó. Tôi chuyểntới đốt ngón tay, ngón tay, hàm, và khuỷu tay. Với một sựngạc nhiên, tôi nhận ra có những chỗ của người đàn bàấy tôi không ghét. Tập trung vào chi tiết, vào những đặcdiểm, thay vì tổng quát quá mức, dẫn đến một sự thayđổi tinh tế trong tâm, một sự mềm lòng Sự thay đổi cáchnhìn xé tan thành kiến lúc đầu của tôi, đủ phóng khoángcho tôi thấy bà ta chỉ là một chúng sinh bình thường khác.Khi tôi nghĩ như vậy, thì đột nhiên bà quay sang với tôivà trò chuyện. Tôi không nhớ đã nói những chuyện gì- hầuhết là chuyện phiếm- nhưng khi chuyến bay kết thúc, giậnhờn và khó chịu của tôi đã tiêu tan. Cứ cho là như vậy,bà tuy không phải là người bạn mới tốt nhất của tôi,song bà cũng không còn là con người tội lỗi chiếm ghế bêncạnh lối đi của tôi- bà chỉ là một chúng sinh khác, giốngnhư tôi, bà đi vào dòng đời với khả năng tốt nhất củabà.

TÂMTRÍ UYỂN CHUYỂN

Khảnăng cách nhìn, khả năng xem xét khó khăn của mình từ nhữnggóc độ khác, được nuôi dưỡng bởi đắc tính uyển chuyểncủa tâm. Lợi ích tột bậc của một tâm trí uyển chuyểnlà nó cho phép chúng ta nhìn bao quát tất cả đời sống- đểsống một cách trọn vẹn và có nhân tính. Sau một buổi thuyếtgiảng dài trước công chúng tại Tucson vào một buổi chiều,Đức Đạt Lai Lạt Ma quay về khách sạn. Trong khi Ngài chậmrãi bước về phòng, một giải mấy đỏ tía giăng mắc bầutrời, thu ánh sáng chiều tà và làm nổi bật hẳn lên dãynúi Catalina, toàn thể được tô điểm bằng gam màu tía mênhmang. Ấn tượng thật hùng vĩ. Không khí ấm áp, đầy hươngthơm của cấy cối sa mạc, của cấy xô thơm, ngọn gió hiuhiu thổi, mang hơi ẩm, báo hiệu hẹn cơn bão Sonoran đang thảsức tung hoành. Đức Đạt Lai Lạt Ma ngừng lại. Ngài lặnglẽ quan sát phía chân trời hồi lâu, ngắm nhìn toàn cảnh,và cuối cùng bình luận về cái đẹp của cảnh tượng. Ngàibước đi vài bước rồi lại ngừng lại, khom mình ngắm mộtnụ hoa oải hương nhỏ xíu trên cấy nhỏ. Ngài nhẹ nhàngmơn trớn nụ hoa, chú ý đến hình thức mảnh mai của nó,băn khoăn thành tiếng về tên của cấy này. Điều làm tôichú ý là khả năng hoạt động của Ngài. Nhận thức củaNgài hình như hành động quá dễ dàng từ ngắm nhìn trọnvẹn phong cảnh tới cái tập trung vào một nụ hoa nhỏ bé,một sự thưởng thức đồng thời tổng thể khung cảnh cũngnhư chi tiết nhỏ nhất. Một khả năng bao trùm tất cả nhữngkhía cạnh và toàn bộ các lĩnh vực của cuộc sống.

Mỗingười trong chúng ta đều có thể mở mang sự uyển chuyểngiống như vậy trong tâm. Điều đó xẩy ra ít ra cũng ở mộtchừng mực nào đó trực tiếp do những nỗ lực bằng cáchmở rộng cách nhìn và cố gắng thận trọng trên những quanđiểm mới. Kết quả cuối cùng là sự tỉnh thức đồngthời về một bức tranh lớn cũng như hoàn cảnh cá nhân chúngta. Quan điểm kép này, cùng một lúc nhìn vào "Thế Giới Lớn"và "Thế Giới Nhỏ " của chúng ta hồ như có thể thực hiệnchức năng phân loại giúp chúng ta phân biệt cái gì là quantrọng, cái gì là không quan trọng trong cuộc sống.

Chínhtrường hợp của tôi, chỉ cần một ít thúc đẩy của ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trong quá trình các cuộc đàm thoại với Ngài,trước khi tôi bắt đầu phá vỡ được cách nhìn hạn chếcủa tôi. Do bản tính và huân luyện, tôi thường hay giảiquyết giải quyết các vấn đề trên lập trường có độnglực cá nbân - tiến trình tâm lý chỉ diễn ra trong địa hạttâm. Cách nhìn vào xã hội học hay chính trị chưa bao giờthu hút tôi quan tâm nhiều. Trong một cuộc đàm luận vớiĐức Đạt Lai Lạt Ma, tôi bắt đầu hỏi Ngài về ý nghĩaquan trọng của việc đạt được một tầm nhìn rộng lớnhơn.Vì đã uống một vài tách cà phê trước đó, cuộc đàmthoại của tôi bắt đầu trở nên sôi nổi, và tôi bắt đầunói đến khả năng thay đổi cách nhìn như một tiến trìnhnội tâm, một cuộc theo đuổi đơn độc, chỉ căn cứ trênquyết định có ý thức của cá nhân để tiếp nhận quanniệm khác. Giữa lúc lúc đàm luận về tinh thần, Đức ĐạtLai Lạt Ma dứt khoát ngắt lời tôi và nhắc nhở tôi, "Khibạn nói về việc áp dụng một tầm nhìn rộng lớn hơn,điều này gồm có cả sự làm việc hợp tác với ngườikhác. Khi bạn có những khủng hoảng có tính cách toàn cầuchẳng hạn, nhu môi sinh hay những vấn đề về cơ cấu kinhtế hiện đại, điều này đòi hỏi một nỗ lực phối hợpgiữa nhiều người, với một tinh thần trách nhiệm và camkết. Điều này bao trùm nhiều hơn một cá nhân hay một vấnđề riêng tư".

Tôikhó chịu vì Ngài đã chuyển sang đề tài có tính cách thếgiới trong khi tôi cố gắng tập trung vào đề tài cá nhân(tôi thật ngượng ngùng mà thừa nhận, thái độ này vềchính chủ đề mở rộng quan điểm )

"Nhưngtuần này, tôi nài nỉ, "trong cuộc đàm thoại của chúng tavà trong các bài giảng công cộng của Ngài, Ngài có nói nhiềuđến tầm quan trọng tcủa sự đem lại thay đổi cá nhântừ bên trong, nhờ sự biến đổi bên ngoài. Chẳng hạn, Ngàicó nói đến tầm quan trọng của việc phát triển lòng từbi, lòng nhiệt tình, khắc phục giận dữ và sân hận, traudồi nhẫn nại và khoan dung..."

"Phải,đương nhiên sự thay đổi phải do nơi cá nhân. Nhưng khi bạntìm kiếm giải pháp cho toàn bộ các vấn đề, bạn cần cókhả năng giải quyết những vấn đề ấy từ lập trườngcủa một cá nhân cũng nhu từ mức độ xã hội nói chung.Cho nên khi bạn nói về linh động, về việc có một tầmnhìn rộng lớn hơn vân vân..., điều này đòi hỏi khả năngđề cập đến các vấn đề từ nhiều mức độ khác nhau:mức độ cá nhân, mức độ cộng đồng, và mức độ toàncầu.

"Bâygiờ, chẳng hạn, vì tại cuộc nói chuyện tại trường ĐạiHọc tối hôm nọ, tôi nói về sự cần thiết phải giảmbớt giận dữ và sân hận nhờ sự trau dồi kiên nhẫn vàkhoan dung. Giảm thiểu sân hận giống như giải trừ quân bịtrong nội tâm. Nhưng, tôi cũng nói rõ trong cuộc nói chuyệnđó, sự giải trừ quân bị trong nội tâm phải đi đôi vớisự giải trừ quân bị bên ngoài. Đó là điều rất, rấtquan trọng. May mắn thay, sau khi Đế Quốc Sô Viết sụp đổ,ít nhất vào thời gian này, không còn đe dọa hủy diệt hạtnhân. Cho nên tôi nghĩ rằng, bây giờ là lúc rất tốt, mộtsự bắt đầu rất tốt - Chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hộinày! Bây giờ tôi nghĩ rằng chúng ta phải củng cố lực lượnghòa bình chân chính. Không phải là không có chiến tranh nếuvũ khí vẫn được sản xuất giống như sự răn đe vũ khíhạt nhân. Nhưng chỉ không có chiến tranh không thôi vẫn khôngphải là hòa bình chân chính lâu dài cho thế giới. Hòa bìnhphải phát triển trên sự tin cậy lẫn nhau. Và vì vũ khílà những trở ngại to lớn nhất cho việc phát triển lòngtin cậy lẫn nhau, tôi nghĩ đã đến lúc phải tính cách loạibỏ những vũ khí ấy. Điều đó rất quan trọng. Đương nhiênchúng ta không thể hoàn tất điều đó một sớm một chiềuđược. Tôi nghĩ rằng biện pháp thực tế là đi từng bướcmột. Nhưng dầu sao, tôi nghĩ chúng ta phải làm rõ mục tiêuchủ yếu của chúng ta: Toàn thể thế giới đều phải giảitrừ quân bị. Cho nên ở một mức độ nào đó chúng ta nêncố gắng thực hiện sự mở mang hòa bình nội tâm, nhưngcũng đồng thời rất quan trọng là cố gắng thực hiện việcgiải trù quân bị và hòa bình bên ngoài, đóng góp phần nhỏnhoi của mình bằng bát cứ cách nào mà chúng ta có thể làmđược. Đó là trách nhiệm của chúng ta."

TẦMQUAN TRỌNG TRONG VIỆC TƯ DUY LINH HOẠT

Cómột mối quan hệ qua lại giữa tâm trí uyển chuyển và khảnăng thay đổi cách nhìn. Một tâm trí linh hoạt uyển chuyểngiúp chúng ta giải quyết vấn đề từ nhiều cách nhìn, vàngược lại, chú tâm cố gắng quan sát một cách khách quannhững vấn đề từ nhiều cách nhìn hồ như có thể đượcxem là rèn luyện tính linh hoạt cho tâm. Trong thế giới ngàynay, cố gắng phát triển lối tư duy linh hoạt không phảichỉ là bài thực tập tự buông thả cho những người tríthức biếng nhác - Nó có thể là một vấn đề sống còn.Thậm chí trên nấc thang tiến hóa, muôn loài cũng hết sứclinh động, cũng hết sức thích ứng với những thay đổimôi sinh, để tồn tại và phát triển mạnh. Cuộc sống ngàynay có đặc điểm là thay đổi bất ngờ, đột ngột, vàđôi khi dữ dội. Một tâm trí uyển chuyển có thể giúp chúngta hòa hợp với những sự thay đổi bên ngoài đang xẩy rachung quanh chúng ta. Nó cũng có thể giúp chúng ta hòa nhậptất cả những mâu thuẫn nội tâm, tính không nhất quán vàmâu thuẫn trong tư tưởng. Nếu không trau dồi tâm trí mềmdẻo, cái nhìn của chúng ta trở nên cứng nhắc và mối quanhệ của chúng ta với thế giới trở thành có đặc điểmsợ hãi. Nhưng bởi áp dụng một phương pháp linh hoạt vàmềm dẻo trước cuộc sống, chúng ta có thể giữ bình tĩnhngay cả đến khi trong những hoàn cảnh hết sức bất an vàxáo trộn. Đó là nhờ nỗ lực để đạt được một tâmtrí linh hoạt mà ta có thể nuôi dưỡng sức bật trong tinhthần con người.

Từkhi tôi biết Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi hết sức ngạc nhiênvề mức độ linh hoạt rộng lớn của Ngài, khả năng tiếpnhận hàng loạt quan điểm.Người ta có thể cho rằng vai tròđộc đáo của Ngài có thể là do hầu hết Phật Tử trênthế giới đã đặt Ngài vào một vị trí hồ như là NgườiBảo Vệ Đức Tin.

Vớiý định đó tôi hỏi Ngài, "Có bao giờ Ngài thấy mình quácứng rắn trong quan điểm, hay quá hẹp hòi trong suy tư không?"

"...Ngài hắng giọng suy nghĩ hồi lâu trước khi trả lời dứtkhoát."Không, tôi không nghĩ như vậy. Thực ra, là ngược lại.Đôi khi tôi quá linh động đến nỗi tôi bị buộc tội làkhông có đường lối kiên định." Ngài bật cười lớn.".Một người nào đó đến gặp tôi và trình bày một số ýkiến, và tôi xem lý lẽ mà họ nói rồi đồng ý, tôi thườngnói với họ, "Ồ, thật tuyệt vời!". Nhưng người kế tiếpđến với tôi với quan điểm tương phản, thì tôi cũng xemvào lý do họ nói và tôi cũng đồng ý. Đôi khi vì vậy tôibị phê bình, và phải luôn được nhắc nhở: "Chúng ta đãcam kết về đường lối hành động, vậy nên vào lúc này,hãy giữ đúng vấn đề ấy".

Từcâu nói trên không thôi, người ta có thể có cảm tưởngĐức Đạt Lai Lạt Ma không quả quyết, không có nguyên tắcchỉ đạo. Thực tế, điều đó không thể là sự thật. Rõràng là Đức Đạt Lai Lạt Ma có niềm tin căn bản làm nềntảng cho tất cả hành động của Ngài. Tin vào lòng tốt tiềmẩn của tất cả loài người. Tin vào giá trị của từ bi.Một đường lối thân ái. Một ý thức con người bình đẳngvới tất cả sinh vật.

Nóivề tầm quan trọng của linh hoạt, mềm dẻo và thích nghi,tôi không muốn có ý đề nghị chúng ta trở nên thành ngườihay thay đổi ý kiến - hấp thụ bất cứ niềm tin mới nàotình cờ xuất hiện chung quanh ta vào lúc đó, thay đổi đặctính của ta, hấp thụ một cách thụ động bất cứ kháiniệm nào phơi bày trước chúng ta. Những giai đoạn sinh trưởngvà phát triển cao hơn tùy thuộc vào những giá trị tiềmẩn hướng dẫn chúng ta. Hệ thống giá trị cung cấp sựtiếp tục và gắn bó với nhau cho đời sống của chúng ta,và do đó chúng ta có thể đánh giá những kinh nghiệm củamình. Hệ thống giá trị có thể giúp chúng ta quyết địnhmục tiêu nào thực sự đáng giá và những theo đuổi nàolà vô nghĩa.

Cấuhỏi là làm sao ta có thể kiên trì trước sau như một vàduy trì toàn bộ giá trị tiềm ẩn mà vẫn giữ được linhhoạt. Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như đã đạt được điềuđó trước nhất bằng cách rút gọn hệ thống niềm tin thànhmột ít nhân tố căn bản: 1) Tôi là một con người, 2) Tôimuốn có hạnh phúc không muốn khổ đau, 3) Những người khác,cũng giống như tôi, muốn được hạnh phúc và không muốnđau khổ. Nhân mạnh về những vấn đề chung mà Ngài chiasẻ với người khác chứ không phải những khác biệt, dẫnđến cảm tưởng liên hệ tới tất cả mọi người, và dẫndắt Ngài tin vào từ bi và vị tha. Sử dụng cùng một cáchgiải quyết vấn đề này, có thể được bổ ích rất nhiềumà chỉ cần bỏ thì giờ suy nghĩ hệ thống giá trị củachính chúng ta và rút gọn chúng thành yếu tố căn bản. Chínhkhả năng rút gọn hệ thống giá trị của chúng ta thành nhữngyếu tố căn bản nhất, và hướng điểm thuận lợi ấy,cho chúng ta sự tự do và linh hoạt lớn nhất để đối trịlại hàng loạt vấn đề mà ta phải đương đầu hàng ngày.

TÂMSỰ QUÂN BÌNH

Pháttriển cách giải quyết linh hoạt vào cách sống không nhữnglà phương tiện giúp cho chúng ta đối phó với những vấnđề hàng ngày - mà còn trở thành nền tảng cho yếu tố chủchốt của một đời sống hạnh phúc: sự quân bình.

Vàomột buổi sáng ngồi thoải mái trên một cái ghế, Đức ĐạtLai Lạt Ma giải thích giá trị của một đời sống quân bình.

"Cáchvào đời quân bình và khéo léo, cẩn thận tránh cực đoan,trở thành một nhân tố rất quan trọng trong việc điều khiểncuộc sống hàng ngày của con người. Chẳng hạn, khi trồngmột cấy non hay một loại cấy nào đó, chính giai đoạn đầubạn phải hết sức khéo léo và nhẹ nhàng. Ẩm quá nhiềuẩm ướt sẽ làm chết cấy, quá nhiều ánh nắng cũng pháhoại cấy Quá ít cũng phá hoại cấy. Cho nên điều cần thiếtlà bạn phải có một môi trường quân bình thì cấy non mớilớn mạnh. Hay, để cơ thể lực, quá nhiều hay quá ít bấtcứ một thứ gì cũng có thể gây hậu quả tiêu cực. Chẳnghạn, quá nhiều chất đạm tôi nghĩ cũng không tốt, quá ítcũng không tốt.

"Phươngcách uyển chuyển và khéo léo, cẩn thận tránh cực đoan,áp dụng cho sự phát triển tinh thần đúng mức cũng như cảmxúc. Chẳng hạn, nếu chúng ta thấy mình trở nên cao ngạo,vênh váo ta đây quan trọng căn cứ vào những thành tựu hayđức tính có thật hoặc tưởng là thật của mình, thì thuốcgiải độc là suy nghĩ nhiều hơn nữa về vấn đề và khổđau của mình, trầm ngâm về khía cạnh bất toại nguyệncủa cuộc sống. Điều này sẽ giúp cho bạn hạ thấp mứcđộ cao ngạo của tâm, đưa bạn trở lại thực tại nhiềuhơn nữa. Trái lại nếu bạn thấy suy ngẫm về bản chấtbất toại nguyện của cuộc sống, khổ đau và đau đớn vânvân..., làm cho bạn không thể chịu đựng nổi bởi toàn bộsự việc, thì lại có sự nguy hiểm đi vào cực đoan khác.Trong trường hợp này bạn có thể trở nên hoàn toàn nảnchí, bát lực, chán chường và nghĩ rằng: "ôi, tôi không thểlàm gì được, tôi vô giá trị. Cho nên trong những hoàn cảnhnhư vậy, điều quan trọng là bạn có thể nâng cao tâm bằngcách nghĩ đến những thành quả của bạn, những tiến bộmà bạn đã đạt được từ hồi nào đến giờ, và nhữngđức tính tích cực khác để bạn có thể nâng cao tinh thầnthoát khỏi tình trạng nản chí hay mất tinh thần. Vậy điềucần thiết nơi đây hồ như là cách thức giải quyết thậtquân bình và khéo léo.

"Khôngnhững cách giải quyết này hữu ích cho sức khỏe thể chấtvà cảm xúc, mà nó còn áp dụng cho sự phát triển tinh thầncủa con người, Vì chẳng hạn, truyền thống Phật Giáo cónhiều kỹ thuật và cách tu tập khác nhau. Nhưng rất quan trọnglà phải thật khéo léo trong việc đem áp dụng những kỹthuật khác nhau, và không đi đến cực đoan. Ta cũng cần phảicó một cách giải quyết quân bình và khéo léo. Khi tu tậpPhật Giáo, rất quan trọng là phải có một cách giải quyếtphối hợp, kết hợp cả nghiên cứu và học hỏi với thựchành về tư duy sâu lắng và thiền định. Điều này rấtquan trọng để không có sự bất quân bình nào giữa kiếnthức trí tuệ hay lý thuyết và thực hành thực tiễn. Nếukhông, sẽ có một nguy cơ quá nặng suy nghĩ bằng trí óc sẽhủy hoại sự tu tập về suy tư nhiều hơn. Nhưng nếu quánặng vào sự tu tập mà không có nghiên cứu sẽ hủy hoạisự hiểu biết. Cho nên phải có sự quân bình...

Saumột hồi suy nghĩ, Ngài nói thêm, " Ví vậy nói một cách kháctrong việc thực hành Pháp, sự tu tập tinh thần, ở một ýnghĩa nào đó giống bộ ổn áp. Chức năng của bộ ổn áplà để ngăn ngừa đột biến điện áp giữ cho bạn nguồnđiện ổn định và liên tục."

Tôixen vào ." Ngài nhân mạnh đến sự quan trọng của việc tránhcực đoan, nhưng nếu không đi đến cực đoan thì cái gì cóthể làm cho cuộc sống trở nên lý thú và có hương vị?Bằng cách tránh mọi cực đoan trong cuộc sống, bao giờ cũngchọn con đường "trung đạo" phải chăng chỉ dẫn đến mộtcuộc sống vô vị tẻ nhạt"

Lắcđầu Ngài trả lời "không", "tôi nghĩ bạn cần phải hiểunguồn gốc hay cơ sở của sự hành xử cực đoan. Hãy lấythí dụ theo đuổi của cải vật chất-nhà cửa, đồ đạc,quần áo vân vân... Một mặt, nghèo khó có thể được xemlà cực đoan và chúng ta có quyền tranh đấu để vượt quađiều đó, như vậy sẽ bảo đảm sự đầy đủ vật chấtcủa chúng ta. Mặt khác, quá xa hoa, theo đuổi của cải quámức là một cực đoan khác. Mục đích chủ yếu của chúngta trong việc tìm cầu nhiều của cải hơn là cảm giác thỏamãn, cảm giác hạnh phúc. Nhưng chính là cơ sở việc tìmcầu nhiều hơn nữa là cảm tưởng không đầy đủ, cảmtưởng chưa vừa lòng. Cảm tưởng chưa vừa lòng, muốn cónhiều, nhiều hơn nữa, không phát xuất từ niềm khao khátvốn có về các đồ vật mà chúng ta tìm kiếm mà còn từtình trạng tinh thần của chúng ta.

"Chonên tôi nghĩ rằng khuynh hướng đi đến cực đoan thườngđược kích thích bởi cảm tưởng chưa vừa lòng tiềm ẩn.Và đương nhiên có những yếu tố khác nữa dẫn đến cựcđoan. Nhưng tôi nghĩ rằng quan trọng là phải công nhận điềuđó trong khi đi đến cực đoan dường như hấp dẫn hay hứngthú trên bề mặt, thực ra nó có thể có hại. Có nhiều thídụ về nguy cơ đi đến cực đoan của hành xử cực đoan.Tôi nghĩ rằng bằng cách quan sát những tình huống này, bạnsẽ có thể thấy những hậu quả của việc đi đến cựcđoan, là bạn, chính bạn cuối cùng sẽ đau khổ. Thí dụ,ở thế gian này, nếu chúng ta đánh cá quá mức, không đểý gì đến hậu quả về lâu dài, không có tinh thần tráchnhiệm, rồi thì dẫn đến kiệt quệ số lượng cá. Hay cáchhành xử về nhục dục. Đương nhiên có ham muốn tình dụcvề sinh học để sinh sản và vân vân..., và sự thỏa mãnđạt được từ hoạt động tình dục. Nhưng nếu hành vitình dục trở nên cực đoan, không có trách nhiệm thích đáng,nó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề, lạm dụng, như lạm dụngtình dục và loạn luân."

"Ngàinói thêm vào cảm tưởng chưa vừa lòng, có thể có nhiềunhân tố khác dẫn đến cực đoan..." "Đúng, tất nhiên rồi"Ngài gật đầu.

"Ngàicó thể cho một thí dụ?"

"Tôinghĩ tư tưởng hẹp hòi có thể là một nhân tố khác dẫnđến cực đoan"

"Tưtưởng hẹp hòi trong ý nghĩa nào?

"Thídụ đánh cá quá mức có thể dẫn đến làm kiệt quệ sốlượng cá, có thể, chẳng hạn là một ví dụ về suy nghĩhẹp hòi, trong ý nghĩa này ta chỉ nhìn vào tương lai trướcmắt mà không lưu ý gì đến bức tranh rộng lớn hơn. Nơiđây ta có thể sử dụng giáo dục và kiến thức để mởrộng tầm nhìn của một người để họ trở nên ít hẹphòi hơn về quan điểm của mình.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma lấy sâu chuỗi của Ngài từ bàn kế bên,lần tràng giữa hai bàn tay khi Ngài vừa lặng lẽ ngẫm nghĩvề vấn đề đang thảo luận. Lướt nhìn vào sâu chuỗi rồiđột nhiên Ngài tiếp tục, " Tôi nghĩ có nhiều cách mà tháiđộ tâm địa hẹp hòi dẫn đến suy nghĩ cực đoan. Nó sinhra vấn đề. Chẳng hạn, Tây Tạng là một quốc gia PhậtGiáo từ nhiều thế kỷ. Đương nhiên điều đó dẫn đếncảm nghĩ của người Tây Tạng về Phật Giáo là một tôngiáo tốt nhất, và có khuynh hướng nghĩ rằng có lẽ tốtnhất là tất cả nhân loại trở thành Phật Tử. Ý tưởngai cũng trở thành Phật Tử hoàn toàn là cực đoan. Và loạisuy nghĩ cực đoan này gây ra vấn đề. Nhưng nay, chúng tôibỏ Tây Tạng ra đi, chúng tôi có dịp tiếp xúc với các truyềnthống tôn giáo khác và học hỏi về chúng. Điều này đưađến gần gũi hơn trong thực tại- hiểu rằng giữa nhân loạicó nhiều khuynh hướng tinh thần khác nhau. Thậm chí nếu chúngta cố gắng làm cho toàn thể thế giới thành Phật Giáo làđiều không thực tế. Nhờ sự tiếp cận với truyền thốngkhác, bạn nhận thức được những điều tích cực của họ.Nay, khi đối đầu với tôn giáo khác, trước tiên cảm nghĩtích cực, cảm nghĩ thoải mái sẽ phát sinh. Chúng ta sẽ cảmthấy nếu người đó thấy truyền thống khác, thích hợphơn, hữu hiệu hơn, thế thì điều đó là tốt! Cũng giốngnhư đi vào một tiệm ăn- chúng ta có thể ngồi vào bàn rồigọi các món ăn hợp với khẩu vị của chúng ta. Chúng tacó thể ăn những món ăn khác, nhưng không ai tranh luận vềviệc này cả!

"Chonên, tôi nghĩ bằng cách chủ ý mở rộng tầm nhìn của chúngta, chúng ta thường có thể khắc phục được loại suy nghĩcực đoan dẫn đến hậu quả tiêu cực."

Bằngý kiến này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đeo chuỗi tràng hạt vàocổ tay, thân mật vỗ vai tôi, và đứng lên chấm dứt cuộcthảo luận.

CHƯƠNG11
TÌMÝ NGHĨA TRONG ĐAU ĐỚN VÀ KHỔ ĐAU

VictorFrankl, một thầy thuốc trị bệnh tâm thần người Do Tháibị cầm tù bởi Phát xít trong Đệ Nhị Thế Chiến, mộtlần đã nói ." Con người sẵn sàng và sẵn lòng gánh vácngay bất cứ khổ đau nào miễn là nó thấy có ý nghĩa " Franklsử dụng sự tàn bạo và vô nhân đạo của Phát Xít mà ôngtrải qua trong những trại tập trung để hiểu thấu đáo cáchcon người có thể sống sót được trước những hành độngtàn ác. Quan sát kỹ những người còn sống sót và nhữngkhông thoát được, ông xác định là sự sinh tồn không căncứ vào tuổi trẻ hay sức khỏe thể chất, mà là sức mạnhbắt nguồn từ mục đích, sự khám phá ra ý nghĩa đời sốngvà kinh nghiệm của mình.

Tìmra ý nghĩa trong khổ đau là một phương pháp có sức mạnhgiúp ta đối đầu ngay cả trong thời gian gat go nhất trongđời sống chúng ta. Nhưng tìm ra ý nghĩa trong cái khổ đaucủa chúng ta không phải là một việc dễ dàng. Khổ đau dườngnhư thường xẩy ra tình cờ vô nghĩa, và không phân biệt,không có chút ý nghĩa gì cả, chứ còn nói gì đến ý nghĩachủ định hay tích cực. Và trong khi chúng ta đang đau đớnvà khổ đau, tất cả năng lực của chúng ta đều tập trungvào việc thoát khỏi chúng. Trong những lúc khủng hoảng vàbi thảm nhất, dường như không thể suy nghĩ về bất cứý nghĩa khả dĩ nào đàng sau cái khổ đau của chúng ta. Vàonhững lúc chúng ta hầu như không làm gì được ngoài chịuđựng. Thấy khổ đau vô nghĩa và bất công là lẽ tư nhiên,và thắc mắc, "Tại sao lại là tôi? Tuy vậy, may là nhữnglúc tương đối thanh nhàn, những khoảng thời gian trướchoặc sau khi chịu đựng khổ đau dữ dội chúng ta có thểngẫm nghĩ về khổ đau, tìm cách phát triển sự hiểu biếtvề ý nghĩa của nó. Thì giờ và nỗ lực, chúng ta bỏ vàoviệc tìm kiếm ý nghĩa trong khổ đau chúng ta sẽ được đềnbù to lớn cho những lúc những điều tồi tệ bắt đầu gâykhổ đau. Nhưng muốn thu hoạch những phần thưởng ấy, chúngta phải bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa khi mọi sự diễn ra tốtđẹp. Một cấy có rễ sâu vẫn đứng vững dù bão lớn,nhưng cấy không thể phát triển kịp rễ khi bão xuất hiệnở chân trời.

Vậynên chúng ta bắt đầu sự tìm kiếm ý nghĩa của khổ đauở đâu. Có nhiều người, bắt đầu bắt đầu tìm kiếmbằng truyền thống tôn giáo của họ. Mặc dầu những tôngiáo khác nhau có thể có những cách hiểu khác nhau về ýnghĩa và mục đích của khổ đau của con người, nhưng mỗitôn giáo trên thế giới lại đưa ra những chiến lược phảnứng với khổ đau căn cú vào niềm tin cơ bản của nó Thídụ, theo kiểu Phật Giáo và Ấn Độ Giáo, khổ đau là kếtquả của hành động tiêu cực trong quá khứ, và được coinhư chất xúc tác cho việc tìm kiếm giải thoát tinh thần.

Trongtruyền thống Do Thái Giáo - Ky Tô Giáo, vũ trụ được tạora bởi Thượng Đế nhân từ và công bằng, và mặc dầu ýđịnh chính của Ngài, có thể có lúc huyền bí và không thểgiải đoán được, nhưng đức tin và lòng tin vào vào ý địnhcủa Thượng Đế, cho phép chúng ta chịu được khổ đau dễdàng, tin rằng như Talmud nói "mọi thứ đều do Thượng Đếtạo ra, và Ngài tạo ra vì sự toàn thiện"."Cuộc sống cóthể vẫn còn đau khổ, nhưng nó giống như người đàn bàlúc sinh đẻ, chúng ta tin là sự đau đớn có giá trị hơnbởi điều thiện tối hậu mà nó sản sinh ra. Thách thứcnhững truyền thống này nằm trong sự việc là nó không giốngnhư sự sinh đẻ, điều thiện tối hậu thường không đượctiết lộ cho chúng ta. Tuy nhiên những ai có đức tin mãnh liệtvào Thượng Đế, giữ vững được niềm tin vào mục đíchtối hậu của Thượng Đế vì sự khổ đau của chúng ta,như lời nhà hiền triết của một giáo phái Do Thái khuyênnhủ."Khi đau đớn, không nên nói, "Điều đó thật là xấu!Điều đó thật là xấu!" Thượng Đế không áp đặt lêncon người điều gì xấu cả. Nhưng đúng ra có thể nói, "Điềuđó thật cay đắng! Điều đó thật cay đắng! Trong một sốthuốc, có những thứ làm bằng cỏ đắng." Cho nên, theo cáchnhìn của Do Thái Giáo - Ky Tô Giáo, khổ đau có thể phụcvụ nhiều mục đích, nó có thể thử thách và có khả năngcủng cố đức tin, nó có thể mang chúng ta tới gần ThượngĐế hơn trong một cách rất cơ bản và sâu sắc, hoăc nócó thể nới lỏng những ràng buộc vào thế giới vật chấtvà làm cho chúng ta gắn bó với Thượng Đế như nơi nươngtựa của chúng ta.

Trongkhi truyền thống tôn giáo của mình có thể cung cấp mộtsố trợ giúp có giá trị trong việc tìm kiếm ý nghĩa, ngaycả những người không đồng ý về cách nhìn việc đờimột cách tôn giáo, nhờ vào sự suy ngẫm thận trọng cũngcó thể tìm ra ý nghĩa và giá trị đàng sau khổ đau củahọ. Mặc dù tính khó chịu chung, chắc chắn khổ đau củachúng ta vẫn có thể thử thách, củng cố và làm sâu thêmkinh nghiệm cuộc đời. Tiến Sĩ Martin Luther King, Jr. có lầnđã nói, "Cái gì không hủy diệt tôi sẽ làm cho tôi mạnhhơn." Và trong khi chùn lại trước khổ đau là tự nhiên thìkhổ đau lại có thể thách thức chúng ta và có khi làm lộrõ điều tốt nhất trong chúng ta. Trong cuốn Người Thứ Ba,tác giả Graham Green nhận xét, "Tại Ý 30 năm duới thời Borgias,người ta đã trải qua chiến tranh, khủng bố, giết chóc,và máu đổ - nhưng họ cũng sản sinh ra Michelangelo, Leonardode Vinci, và thời Phục Hưng. Tại Thụy Sĩ, họ sống trongtình huynh đệ, năm trăm năm dân chủ và hòa bình, nhưng họđã tạo được gì? Cái đồng hổ cúc cu!."

Trongkhi thỉnh thoảng, khổ đau có thể làm cho ta cứng rắn, thêmsức mạnh, nhưng có những lúc nó có thể có tác dụng hoạtđộng ngược lại - làm chúng ta mềm lòng, làm chúng ta nhạycảm và nhẹ nhàng hơn. Chỗ yếu mà ta cảm thấy giữa cơnkhổ đau có thể khai tâm chúng ta, và làm đằm thắm thêmsự liên hệ của chúng ta với người khác. Thi sĩ Willian Wordsworth,đã từng viết, " Nỗi đau buồn sâu xa đã nhân tính hóa linhhồn tôi". Minh họa hiệu quả cải hóa của khổ đau, mộtngười quen là Robert, hiện ra trong đầu óc tôi. Robert là quảntrị trưởng một công ty rất thành công. Mấy năm vừa quaông gặp phải thất bại do tài chánh nghiêm trọng khiến ôngbị nản lòng trầm trọng không buồn cất nhắc chân tay. Chúngtôi gặp nhau vào ngày ông đã ngã lòng. Tôi biết bao giờRobert cũng là con người kiểu mẫu về lòng tin và tính hănghái, và tôi hoảng sợ thấy ông quá chán nản. Với giọngnói buồn bã nặng nề, Robert kể lại, "Đấy là việc tệnhất tôi chưa bao giờ cảm thấy trong đời tôi. Dường nhưđúng là tôi không thể tống khứ nó đi. Tôi đã không biếtrằng điều đó còn có thể làm cho tôi không chịu đựngnổi, cảm thấy vô vọng, và không tự chủ được." Sau khithảo luận những khó khăn của ông một lúc, tôi giới thiệuông đến một đồng nghiệp để chữa trị bệnh suy nhược.

Íttuần lễ sau, tôi tình cờ gặp Karen, vợ của Robert và hỏixbà về tình trạng của ông ra sao."Chồng tôi khá hơn nhiềulắm, cảm ơn nhiều. Vị bác sĩ tâm thần mà ông giới thiệuđã cho chồng tôi uống một loại thuốc chống suy nhượcrất có hiệu quả. Đương nhiên chúng tôi vẫn cần phảimột thời gian nữa mới có thể giải quyết được nhữngkhó khăn trong công việc, nhưng chồng tôi cảm thấy khá hơntrước nhiều, và chúng tôi sắp sửa được ổn định..."

"Tôithực sự rất mừng được tin này".

Karenngập ngừng một lúc rổi giãi bầy, "Ông biết không tôi rấtghét phải nhìn cảnh chồng tôi chịu đựng sự buồn phiềnđó. Nhưng về một phương diện nào đó, tôi nghĩ rằng đócũng là một phước lành. Một đêm, trong cơn chán nản ôngấy bắt đầu khóc ròng. ông ấy không thể nín được. Cuốicùng tôi chỉ con biết giữ ông ấy trong vòng tay tôi hànggiờ trong khi ông ấy khóc, cho đến ông ấy thiếp đi.Tronghai mươi ba năm chung sống, đây là lần đầu việc như thếxẩy ra, và nói thực tôi chưa bao giờ cảm thấy khăng khítvới ông ấy đến thế trong đời tôi. Cho dù sự buồn nảncủa ông ấy nay đã bớt đi, mọi việc đều khác hẳn xưa.Một điều gì đó vừa mới được mở ra... và cảm nghĩkhăng khít vẫn còn đó. Việc ông áy chịu đựng khó khănvà chúng tôi cả hai cùng nhau chịu đựng đã thay đổi mốiquan hệ giữa chúng tôi, làm cho chúng tôi càng khăng khít hơn."

Trongkhi tìm kiếm những khía cạnh mà sự khổ đau của cá nhâncó thể có ý nghĩa, một lần nữa chúng ta trở lại vớiĐức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài đã minh họa cách sử dũng khổđau rất thực tiễn trong khung cảnh Đạo Phật.

Trongviệc tu tập Phật Giáo, bạn có thể sử dụng khổ đau củachính bạn trong một cách chính thức để nâng cao lòng từbi của bạn - bằng cách dùng nó làm cơ hội để tu tập theoPháp Tong-Len- Đấy là Pháp quán chiếu của Đại Thừa PhậtGiáo bằng tinh thần hình dung đến nỗi đau đớn và khổđau của các người khác, và lần lượt cho họ tất cả tiềmlực, sức khỏe, của cải vân vân của bạn.. Tôi sẽ chỉcách tu tập chi tiết hơn sau này. Vậy thực hiện pháp tu tậpnày khi bạn bị bệnh, đau đớn hay khổ đau, bạn có thểdùng điều đó làm cơ hội để suy gẫm."Cầu mong sự đaukhổ của tôi có thể thay thế nỗi đau khổ của tất cảnhững chúng sinh khác. Bằng cách kinh nghiệm điều này, cầumong tôi có thể cứu được những chúng sanh đang bị đaukhổ tương tự". Cho nên bạn sử dụng đau khổ của bạnnhư một cơ hội để tập chịu khổ đau thay cho người khác.

"Ởđây tôi phải nói rõ một điều. Chẳng hạn, nếu bạn bệnh,và bạn thực hành kỹ thuật này, suy nghĩ, "Cầu mong cho bệnhtật của tôi thay thế cho những người đang bị bệnh tươngtự", và bạn hình dung bạn chịu đựng bệnh và khổ đaucủa họ và cho họ sức khỏe của bạn. Tôi không có ý nóilà bạn không lưu tâm đến bệnh của bạn. Khi đối phó vớibệnh tật, trước tiên quan trọng là bạn phải có nhữngbiện pháp đề phòng ngừa để khỏi bị bệnh giống nhưáp dụng tất cả nhũng biện pháp phòng ngừa chẳng hạn nhưăn theo chế độ hay bất cứ biện pháp nào. Và khi bạn bệnhđiều quan trọng là không nên coi thường sự cần thiết dùngthuốc đúng cách và tất cả những phương pháp thông thườngkhác.

"Tuynhiên, một khi bạn bệnh, những cách tu tập như Pháp Tong-Lenchẳng hạn, có thể có tác động rất quan trọng đến cáchbạn phải phản ứng trước tình hình bệnh tật bằng tháiđộ tinh thần của bạn. Thay vì than van về tình cảnh củabạn, cảm thấy đáng thương cho chính mình, và quá bị loấu và buồn phiền, thực ra bạn có thể tự cứu mình rakhỏi việc tăng thêm đau đớn và khổ đau tinh thần bằngcách áp dụng một thái độ đứng đắn Thực hành thiềnđịnh Tong-Len, hay "cho và nhận", không phải lúc nào cũng cóthể giảm bớt đau đớn thể xác hay dẫn đến lành bệnh,nhưng điều mà nó có thể làm được là bảo vệ bạn khỏităng thêm đau đớn tâm lý, khổ đau, và nỗi thống khổ.Bạn có thể nghĩ rằng, "Cầu mong cho tôi bằng sự kinh quađau đớn và nỗi khổ đau này, có thể giúp đõ được nhữngngười khác và cứu được những người đang phải chịuđựng như tôi!

Khổđau của bạn sẽ có một ý nghĩa mới vì nó được sử dụnglàm cơ sở cho việc tu tập tôn giáo hay tinh thần. Và trêncả điều ấy, cũng có thể trong trường hợp của một sốcá nhân tu tập kỹ thuật này, thay vì lo ấu và buồn phiềnbởi việc đã kinh qua, cá nhân đó có thể nhìn thấy điềuđó là một đặc quyền. Cá nhân ấy có thể nhận thấy điềuđó là một cơ hội, và thực ra, vui vẻ vì kinh nghiệm đặcbiệt này làm cho họ phong phú hơn."

"Ngàinói rằng khổ đau có thể được sử dụng trong việc tu tậpPháp Tong-Len. Trước đó Ngài đã bàn về việc chủ địnhsuy tưởng về bản chất khổ đau có thể rất có ích đểngăn ngừa chúng ta khỏi bị choáng ngộp khi những hoàn cảnhkhó khăn phát sinh.. có ý nghĩa là phát triển sự chấp nhậnkhổ đau là một phần tất yếu của cuộc sống..."

"Điềuđó rất đúng" Ngài gật đầu.

"Khổđau có thể được xem là có ý nghĩa ở những khía cạnhkhác không, hay ít nhất là sự suy ngẫm về khổ đau có mộtsố giá trị thực tiễn không?" "Có chứ" Ngài trả lời, "nhấtđịnh có. Tôi nghĩ rằng lúc đầu chúng ta có nói trong khuônkhổ Đạo Phật, suy nghĩ về khổ đau có tầm quan trọng thậtlớn lao vì lẽ nhận thức được bản chất của khổ đau,bạn sẽ phát triển được quyết tâm lớn hơn để chấmdứt nguyên nhân của khổ đau, và những hành vi bất thiệndẫn đến khổ đau. Và nó sẽ tăng thêm sự hăng hái trongviệc đi vào thực hiện những hành động và hành vi thiệndẫn đến hạnh phúc và niềm vui."

"Ngàicó nhìn thấy lợi ích nào về việc suy ngẫm về khổ đaucho những người không phải là Phật Tử không?

"Cóchứ, tôi nghĩ rằng nó có một số giá trị thực tiễn trongmột số hoàn cảnh. Chẳng hạn, suy ngẫm vể khổ đau củabạn, có thể làm giảm bớt tính cao ngạo của bạn, cảmnghĩ tự cao tự đại. Đương nhiên", Ngài cười thành thật,"điều này có thể được coi như không có lợi ích thựctiễn hay là một lý do có sức thuyết phục cho những ai khôngnhìn nhận sự cao ngạo hay sự hãnh diện là một sự sai lầm."

Tỏra nghiêm trang hơn, Đức Đạt Lai Lạt Ma thêm vào, "Nhưng dầusao tôi nghĩ rằng có một khía cạnh có tầm quan trọng sốngcòn về kinh nghiệm khổ đau của chúng ta. Khi bạn có ý thứcvề đau đớn và khổ đau của bạn, nó giúp bạn phát triểnkhả năng dũng cảm, khả năng này giúp bạn hiểu và thôngcảm với cảm tưởng và đau khổ của người khác. Điềunày nâng cao khả năng từ bi của bạn đối với người khác.Cho nên nó là phương tiện giúp chúng ta liên hệ với ngườikhác, nó có thể được coi như có giá trị.

"Chonên, Đức Đạt Lai Lạt Ma kết luận, "nhìn vào khổ đau bằngnhững khía cạnh đó, thái độ của chúng ta có thể thay đổi,khổ đau của chúng ta có thể không phải là không có giátrị và tồi tệ như chúng ta nghĩ".

ĐỐITRỊ VỚI ĐAU ĐỚN THỂ XÁC

Bằngcách suy ngẫm khổ đau trong những lúc êm ả của đời sốngchúng ta, khi mọi sự đều tương đối ổn định và trôichảy, chúng ta thường có thể khám phá ra giá trị sâu xavề ý nghĩa của khổ đau. Tuy nhiên đôi khi chúng ta phảiđương đầu với những loại khổ đau dường như không mụcđích, không có đặc tính đền bù lại tí nào cả. Cái đauđớn và khổ sở về thể xác dường như thường thuộc loạinày. Nhưng có một sự khác biệt giữa đau đớn thể xác,một tiến trình sinh lý, và khổ đau, sự phản ứng tinh thầnvà xúc cảm với sự đau đớn. Cho nên câu hỏi được nêulên. Tìm ra mục đích và ý nghĩa ẩn sau cái đau đớn cóthể thay đổi thái độ chúng ta về việc ấy không? Và thayđổi thái độ có thể giảm bớt mức độ khổ đau khi thểxác của chúng ta bị thương tổn không?

Trongcuốn sách Đau Đớn: Món quà tặng mà không ai muốn, TiếnSĩ Paul Brand khảo sát mục đích và giá trị của đau đớnthể xác. Tiến Sĩ Brand một bác sĩ giải phẫu chuyên vềtay và và là chuyên gia bệnh phong hủi nổi tiếng trên thếgiới, sống quãng đời niên thiếu của ông tại Ấn Độ,với tư cách là con một nhà truyền giáo, nói chung quanh ôngtoàn là những người sống trong những hoàn cảnh hết sứclà cơ cực và đau khổ. Nhận thấy nỗi đau đớn thể xácdường như hoàn toàn là bình thường và được chịu đựngdễ dàng hơn ở Tây Phương, Tiến Sĩ Brand chú trọng đếncơ chế đau đớn trong cơ thể con người. Cuối cùng ông bắtđầu làm việc với các bệnh nhân bị bệnh hủi tại ẤnĐộ và có một khám phá khác thường. ông khám phá ra nhữngtàn phá của bệnh phong hủi và những biến dạng khủng khiếpkhông phải là do tổ chức bệnh này trực tiếp gây ra sựthối rữa thịt mà đúng hơn là bệnh này gây mất cảm giácđau đớn ở các chi. Không có sự bảo vệ của đau đớn,những người bị bệnh phong hủi thiếu hệ thống báo chohọ biết về tổn hại. Như thế, Tiến sĩ Brand theo dõi thấynhững bệnh nhân này đi hay chạy bằng chi không có da thịthoặc trơ xương ra, việc này gây nên sự tàn phá không ngừng.Không đau đớn, đôi khi họ đưa tay vào lửa để tìm lạicái gì đó. ông nhận thấy họ hoàn toàn thản nhiên đốivới sư tự hủy hoại. Trong cuốn sách của ông, ông kể lạihết chuyện này đến chuyện khác về những hậu quả taihại về cuộc sống mà không có cảm giác đau đớn- về nhữngthương tích tái diễn, những trường hợp chuột gặm ngóntay và ngón chân trong khi người bệnh vẫn ngủ yên. Sau cảmột đời làm việc với những người bệnh đau khổ do đauđớn và những người bệnh khổ đau do thiếu đau đớn, TiếnSĩ Brand dần dần tiến tới quan niệm về đau đớn khôngphải là kẻ thù chung như người Phương Tây nhìn nhận màlà một hệ thống sinh học tinh vi, khác thường và thông minhbáo cho chúng ta biết sự tổn hại của cơ thể và nhờ đóbảo vệ chúng ta. Nhưng tại sao kinh qua khổ đau lại khó chịuquá như vậy? ông kết luận chính sự khó chịu của đau đớn,một phần là do ta ghét, là những gì làm cho nó trở thànhhiệu quả trong việc bảo vệ chúng ta và báo cho chúng ta biếtvề nguy hiểm và thương tích. Đặc tính khó chịu của đauđớn buộc toàn bộ tổ chức con người chăm lo vào vấn đề.Mặc dù cơ thể có những hành động phản ứng tự độnglàm thành lớp bảo vệ bên ngoài và mau chóng đưa chúng tathoát khỏi đau đớn, nhưng chính cảm giác khó chịu đã kíchđộng và bắt buộc toàn thể cơ thể tham gia hành động.Nó cũng cất giữ kinh nghiệm vào ký ức và dùng để bảovệ chúng ta trong tương lai.

Cũngvậy, tìm hiểu ý nghĩa trong sự khổ đau của chúng ta cóthể giúp chúng ta đối phó với các vấn đề trong cuộc sống.Tiến Sĩ Brand tin rằng hiểu biết mục đích của sự đauđớn thể chất có thể làm nhẹ bớt khổ đau khi đau đớnphát sinh. Theo lý thuyết này, ông đưa ra khái niệm về "bảotoàn đau đớn". ông tin rằng chúng ta có thể chuẩn bị trướccho cơn đau đớn, trong khi mạnh khỏe, bằng cách thấu triệtlý do mà chúng ta đau đớn, và dành thì giờ để suy ngẫmđời sống sẽ ra sao nếu không có đau đớn. Tuy nhiên vìcơn đau đớn dữ dội có thể phá tan tính khách quan, chúngta phải suy ngẫm về những thứ đó trước khi cơn đau đớntân công. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu nghĩ về đau đớnlà tiếng nói mà thân xác bạn dưa ra về một vấn đề cótầm quan trọng sống còn đối với bạn, cách hữu hiệu nhấtđể lưu ý bạn, thì thái độ về đau đớn của bạn sẽbắt đầu thay đổi. Và khi thái độ về đau đớn thay đổi,sự khổ đau của chúng ta sẽ giảm bớt. Như Tiến Sĩ Brandtuyên bố, "tôi tin rằng chúng ta trau dồi thái độ này trướccó thể quyết định khổ đau sẽ ảnh hưởng như thế nàokhi nó tân công chúng ta." ông tin tưởng rằng thậm chí chúngta có thể phát triển lòng biết ơn trong việc đối đầuvới đau đớn. Chúng ta có thể không may phải trải qua đauđớn, nhưng chúng ta có thể biết ơn về hệ thống nhậnthức đau đớn.

Chắcchắn thái độ và quan điểm tinh thần có thể ảnh hưởngmạnh mẽ đến mức độ khổ đau khi chúng ta đau đớn vềthể xác. Chẳng hạn, xin nói đến hai người, một công nhânxấy dựng nhà cửa và một người chơi đàn dương cầm hòatấu, cùng bị thương nơi ngón tay. Trong khi mức đau đớnthể xác của cả hai đều giống nhau, người công nhân xấydựng có thể là đau ít và thực ra có thể vui vẻ nếu vếtthương dẫn đến một tháng nghỉ có lương mà người côngnhân này cần đến, trong lúc cũng vẫn vết thương ấy đưađến kết quả làm cho người chơi đàn dương cầm đau nhiềuhơn vì người này quan niệm sự chơi đàn của mình là nguồnvui hàng đầu trong cuộc sống.

Tháiđộ tinh thần của chúng ta ảnh hưởng đến khả năng trongviệc nhận thức và chịu đựng đớn đau là một khái niệmkhông bị hạn chế trước những tình huống lý thuyết nhưthế này, nó đã được chứng minh bởi nhiều công trình nghiêncứu khoa học và thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu vấn đềtnày bắt đầu bằng cách lần tìm đường đi của đau đớnđược nhận thức như thế nào và trải qua đau đớn ra sao.Đau đớn bắt đầu bằng một tín hiệu thuộc cảm giác -báo động được phát ra khi đầu dấy thần kinh bị kíchthích bởi một thứ gì đó cảm thấy là nguy hiểm. Hàng triệutín hiệu được gửi đi qua tủy sống đến gốc bộ não.Những tín hiệu này được chọn lọc và một thông điệpđược gửi lên khu vực cao hơn của bộ não báo sự đau đớn.Rồi bộ não phân loại những thông điệp đã được thẩmtra trước và quyết định phản ứng. Chính ở giai đọannày tâm có thể ân định giá trị và tầm quan trọng củađau đớn và tăng cường hay sửa đổi sự nhận thức vềdau đớn của chúng ta, chúng ta biến đau đớn thành khổ tâm.Để cho giảm bớt khổ đau của đau đớn, chúng ta cần phânbiệt rõ nỗi đau của đau đớn mà chúng ta tạo ra bởi nhữngý nghĩ về đau đớn. Sợ hãi, nóng giận, tội lỗi, cô đơn,vàbất lực đều là những phản ứng tinh thần và cảm xúccó thể làm tăng thêm đau đớn. Cho nên, trong việc phát triểnmột phương pháp giải quyết đau đớn, đương nhiên chúngta có thể hoạt động ở mức độ thấp trong nhận thứcđau đớn, dùng những phương tiện của y khoa hiện đại nhưthuốc men và các liệu pháp khác, nhưng chúng ta cũng có thểhoạt động ở mức độ cao bằng cách sửa đổi tầm nhìnvà thái độ của chúng ta.

Nhiềunhà nghiên cứu đã quan sát vai trò của tâm trong việc nhậnthức đau đớn. Pavlov đã huân luyện chó để khắc phụcbản năng đau đớn bằng cách kết hợp giật điện với phầnthưởng thực phẩm. Nhà nghiên cứu Ronald Melzak dùng nhữngthí nghiệm của Pavlov đi xa hon nữa. ông nuôi những con chósục nhỏ terrier xứ â Cốt trong chuồng có nệm để chúngkhỏi phải bị đụng chạm và cào bới bình thường tronglúc lớn. Những con chó này không biết phản ứng đau đớncăn bản, chúng không biết phản ứng, chẳng hạn khi chânchúng bị một cái kim đấm vào, trái với những con đượcnuôi nâng bình thường kêu ré lên khi bị kim đấm. Trên cơsở thử nghiệm như vậy, ông kết luận nhiêu cái mà ta gọilà đau đớn, kể cả những phản ứng cảm xúc khó chịu,do học được chứ không phải do bản năng. Những cuộc thínghiệm khác với con người, liên quan đến thôi miên và thuốctrân yên cũng đã chứng minh trong nhiều trường hợp, nhữngchức năng cao hơn của bộ não có thể bác bỏ những tínhiệu đau đớn từ những giai đoạn thấp hơn trên đườngđi của đau đớn. Điều này cho thấy tâm luôn quyết địnhra sao, nhận thức đau đớn ra sao và giúp giải thích nhữngkhám phá rất kỳ thú của các nhà điều tra nghiên cứu nhưTiến Sĩ Richard Stenback, và Bernard Tursky của Đai Học Y KhoaHarvard (và sau này được tái xác nhận trong việc nghiên cứucủa Tiến Sĩ Maryann Bates và những người khác khi họ lưuý rằng có những khác biệt rất có ý nghĩa giữa những nhómsắc tộc khác nhau về khả năng nhận thức và chịu đựngđau đớn)

Chonên dường như là thái độ của chúng ta về đau đớn cóthể ảnh hưởng đến mức độ mà chúng ta chịu đựng làsự xác nhận không chỉ căn cứ vào ức đoán triết lý màcòn được chúng minh bởi chứng cớ khoa học. Và nếu cuộcđiều tra nghiên cứu của ta về ý nghĩa và giá trị củađau đớn đưa đến sự thay đổi thái độ về đau đớnthì nỗ lực của chúng ta không phải là phí phạm. Trong khitìm cách để khám phá ra mục đích tiềm ẩn của đau đớn.,Tiến Sĩ Brand đã nói thêm một nhận xét quan trọng có sứchấp dẫn. ông miêu tả nhiều báo cáo về những bệnh nhânbị bệnh hủi nói rằng, "Đương nhiên, tôi có thể nhìn thấytay tôi, chân tôi, nhưng không biết làm sao chúng không cảmthấy là một phần của tôi. Cảm thấy như thể chúng chỉlà dụng cụ". Như vậy, đau đớn không những cảnh báo vàche chở chúng ta, mà nó còn hợp nhất chúng ta. Không có cảmgiác đau đớn ở tay hay chân, các bộ phận này dường nhưkhông còn thuộc về thân thể của chúng ta nữa.

Cũnggiống như vậy, cái đau thể xác hợp nhất cảm giác có mộtthân thể, chúng ta có thể hình dung kinh nghiệm chung về khổđau có chức năng là một lực để thống nhất và nó liênkết chúng ta với người khác. Có lẽ đó là ý nghĩa tốihậu đằng sau khổ đau của chúng ta. Chính khổ đau là yếutố căn bản nhất mà ta chia sẻ với người khác, nhân tốhợp nhất chúng ta với tất cả sinh vật sống.

Chúngtôi kết luận cuộc đàm đạo về cái khổ đau của con ngườivới chỉ dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma về Pháp Tong- Len,phương pháp được nói đến ở cuộc đàm thoại trước.Như Ngài giảng, mục đích của sự quán chiếu trong thiềnđịnh là để củng cố lòng từ bi của mình. Nhưng nó cũngcó thể được coi như một công cụ có sức mạnh trong việcgiúp biến đổi sự đau khổ cá nhân. Khi trải qua bất cứdạng thức khổ đau hay khó khăn nào, ta cần phải sử dụngcách tu tập này để nâng cao lòng từ bi bằng cách mườngtượng mình đang cứu giúp những người khác cũng đang chịunhững khổ đau tương tự, bằng cách thấu thập và hòa tannhững khổ đau của họ vào chính mình- hồ như thay họ khổđau.

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trình bày chỉ dẫn này trước một số đôngđảo cử tọa vào một buổi chiều tháng Chín đặc biệtnóng bức này tại Tuscon.

Cácmáy điều hòa không khí trong giảng đường đang vật lộnvới nhiệt độ đang lên của sa mạc bên ngoài, cuối cùngbị khuất phục bởi cộng thêm sức nóng phát ra từ mộtngàn sáu trăm người. Nhiệt độ trong phòng bắt đầu lêncao, tạo ra một mức độ khó chịu chung rất thích hợp choviệc tập thiền định về khổ đau.

HÀNHTRÌ PHÁP TONG-LEN

"Chiềuhôm nay, chúng ta sẽ thiền định về cách tập luyện Tong-Len,tức "Cho và Nhận". Sự tập luyện này có nghĩa là huân luyệntâm, củng cố khả năng tự nhiên và sức mạnh của từ bi.Điều này có thể đạt được do Thiền Định Tong- Len giúpta phản ứng lại tính ích kỷ của chúng ta. Nó tăng cườngnăng lực và sức mạnh của tâm bằng cách nâng cao lòng canđảm của chúng ta để có thể tđón nhận đau khổ của nhữngngười khác.

"Bắtđầu bài tập này, trước tiên hãy quán tưởng một bên củabạn là một nhóm người cực kỳ cần dược giúp đỡ, nhữngngười không may đang khổ đau, những người đang trong hoàncảnh nghèo khổ, khó khăn, và đau đớn. Quán tưởng thậtrõ nhóm người này ở một bên trong tâm bạn. Rồi, ở bênkia, quán tưởng chính bạn là hiện thân của người chỉbiết mình, có thái độ ích kỷ thường tình, lãnh đạm trướcphúc lợi và nhu cầu của người khác. Rồi giữa nhóm ngườiđau khổ và sự đại diện ích kỷ của bạn, hãy nhìn vàochính mình đứng giữa, với tư cách là người quan sát vôtư.

"Kếtiếp, nhận để ý xem tự nhiên ngả về bên nào. Có phảibạn ngả nhiều về một cá nhân, hiện thân của ích kỷ?Hay những cảm tưởng thông cảm của bạn hướng về nhữngngười yếu thế đang cần sự giúp đỡ? Nếu bạn nhìn mộtcách khách quan, bạn sẽ nhận thấy phúc lợi cho nhóm ngườihay một số đông người quan trọng hơn cho một cá nhân .

"Sauđó, tập trung chú ý vào những người túng thiếu và thấtvọng. Hướng tất cả năng lực tích cực của bạn vào họtrong ý nghĩ cho họ sự thành công, niềm an ủi, các đứchạnh của bạn. Sau khi đã làm như vậy rồi, quán tưởngchính bạn nhận khổ đau, khó khăn và tất những tính tiêucực của họ.

"Thídụ, bạn có thể quán tưởng đến một em bé ngấy thơ đangbị chết đói tại Somalia và cảm thấy bạn phải phản ứngtự nhiên như thế nào trước cảnh này. Trong trường hợpnày, khi bạn chứng nghiệm cảm nghĩ đồng cảm sâu xa trướcsự khổ đau của cá nhân ấy, điều đó không còn căn cứvào những sự cân nhắc như "Anh ta là người thân của tôi"hay "Chị ấy là bạn tôi".Thậm chí bạn chưa từng biết ngườiấy. Nhưng thực tế là người kia là một con người như bạn,và chính bạn là một con người cho phép khả năng đồng cảmtự nhiên xuất hiện và khiến cho bạn chìa tay ra. Cho nênbạn có thể quán tưởng cái gì đó giống như thể để suynghĩ, " Đứa trẻ đó không có khả năng cứu mình thoát khỏitình trạng khó khăn hay gian khổ hiện tại. Rồi, trong ý nghĩbạn lãnh tất cả những khổ đau của nghèo khó, chết đói,cảm giác mất mát, và bằng tinh thần bạn cho đứa trẻ khảnăng, của cải, và thành công của bạn. Cho nên, nhờ tậploại quán tưởng " Cho và Nhận" này, bạn có thể huân luyệntâm bạn. "Khi bắt tay vào việc tu tập này, đôi khi rất hữuích là bắt đầu tưởng tượng đến sự đau khổ sắp đếncủa chính bạn, và với thái độ từ bi, bạn lãnh sự khổđau tương lai của chính mình ngay bây giờ, với sự mong muốnthành thực thoát khỏi tất cả sự khổ đau tương lai. Saukhi thực hành tới mức phát sanh của tâm trạng từ bi đốivới chính bạn, bạn có thể mở rộng tiến trình này baogồm việc lãnh lấy những đau khổ của người khác.

"Khibạn quán tưởng chính bạn lãnh, rất hữu ích nếu quán tưởngđến những khổ đau, khó khăn, những khó khăn trong dạngđộc tố, vũ khí nguy hiểm, hay những con vật ghê gớm- nhữngthứ khi nhìn thấy chúng thường làm cho bạn rùng mình. Chonên, quán tưởng đau khổ bằng những hình thức này, chúngsẽ thấm thẳng vào tâm bạn.

"Mụcđích quán tưởng những dạng tiêu cực và đáng sợ hãi nàynhập vào tâm bạn là để tiêu diệt thái độ quen thói íchkỷ lúc nào cũng hiện hữu tại đó. Tuy nhiên với nhữngai có thể có những khó khăn với hình ảnh của chính mình,ghét mình, hay giận mình, hay đánh giá thấp mình, thì điềuquan trọng là xét đoán xem sự tu tập đặc biệt này có thíchhợp hay không thích hợp. Có thể là không thích hợp. Tu tậpPháp Tong-Len có thể trở nên rất hùng mạnh nếu bạn phốihợp 'Cho và Nhận' với một hơi thở, đó là tưởng tượng'nhận' khi hít vào và 'cho' khi thở ra. Khi bạn làm đượcviệc quán tưởng này hữu hiệu, nó sẽ làm cho bạn cảmthấy một chút khó chịu. Dấu hiệu này cho thấy bạn đangđánh trúng mục tiêu - thái độ ích kỷ của mình là trungtâm mà chúng ta thường có. Giờ đây chúng ta bắt đầu thiền".

Ởcuối lời chỉ dẫn của Ngài trong việc thực hành Pháp Tong-Len,Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra một điểm quan trọng. Khôngcó bài tập đặc biệt nào có thể đáp ứng hay thích hợpcho tất cả mọi người. Trong cuộc hành trình huân luyệntinh thần của chúng ta, điều quan trọng là mỗi chúng ta quyếtđịnh cách tu tập riêng thích hợp với chúng ta Đôi khi sựtu tập đầu tiên không lôi cuốn chúng ta, và trước khi nónó có hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu biết nó hơn nữa.Chắc chắn điều đó đúng với tôi khi tôi theo chỉ dẫncủa Ngài để thực hành pháp Tong-Len vào buổi chiều hômđó. Tôi cảm thấy có một ít khó khăn - một cảm giác phảnkháng- mặc dù tôi không thể xác định lúc bây giờ. Sau đó,vào buổi tối, tôi nghĩ đến lời chỉ dẫn của Đức ĐạtLai Lạt Ma và hiểu rằng cảm giác phản kháng của tôi đãphát triển ngay từ lúc đầu Ngài chỉ dẫn đến chỗ Ngàikết luận một nhóm người quan trọng hơn một cá nhân. Đólà một khái niệm mà tôi đã nghe trước đây, ấy là chânlý của Thần Lửa do ông Spock đưa ra trong Star Trek (cuốn phimHành trình của các vì sao. Nhu cầu của nhiều người quantrọng hơn nhu cầu của một người. Nhưng có một điểm gắnliền với lập luận này. Trước khi đem trình bày với ĐứcĐạt Lai Lạt Ma, có lẽ không muốn gây ân tượng là "chỉvì bản thân", tôi thăm dò một người bạn đã học Phậttừ lâu. Tôi nói:

"Cómột điều làm tôi khó chịu." có ý kiến cho rằng nhu cầucủa một nhóm đông không quan trọng hơn nhu cầu của mộtngười chỉ có nghĩa trong lý thuyết, nhưng trong đời sốnghàng ngày chúng ta không tác động qua lại với số đông người.Có lúc chúng ta tác động qua lạivới một người, với nhiềungười cùng một lúc. Nay, ở mức độ từng người, tạisao nhu cầu của cá nhân ấy lại quan trọng hơn nhu cầu củatôi? Tôi cũng là một người... Chúng ta bình đẳng cơ mà..."

Bạntôi suy nghĩ một lúc."Đúng đây, nhưng tôi nghĩ rằng bạnnên cố gắng coi mỗi cá nhân thực sự bình đẳng với chínhbạn- không có gì quan trọng hơn mà cũng chẳng quan trọnghơn- tôi nghĩ rằng như vậy cũng đủ để bạn bắt đầu".

Tôiđã không bao giờ còn đưa vấn đề này ra với Đức ĐạtLai Lạt Ma.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 4141)
Trong thế giới này, trong vũ trụ này hoặc trong muôn ngàn vạn ức thế giới, có một con quỷ - không biết dung mạo của nó ra sao, nó bao nhiêu tuổi, nhưng quyền năng của nó thật ghê gớm. Đó là Con Quỷ Vô Thường
29/09/2011(Xem: 4067)
Chữ “nhẫn” trong chữ Hán được viết như sau: 刃 (nhận) +心 (tâm) = 忍 Chữ 刃 (nhận) nghĩa là sự nguy hiểm, mũi nhọn, chém giết Chữ 心 nghĩa “tim”, chữ tâm được dùng rất phổ biến như tâm cảnh心境, tâm địa心地 nghiên cứu về hiện tượng ý thức gọi là tâm lý học 心理學, Phật học thì thượng gọi vạn pháp duy nhất tâm, gọi tắc duy tâm 唯心
22/09/2011(Xem: 4509)
Chúng sanh tạo tác ác nghiệp, đó là cội gốc chân thật của bệnh khổ. Bởi vì Phật, Bồ Tát, A La Hán không tạo ác nghiệp, cho nên các Ngài không bệnh. Đạo lý chính ngay chỗ này. Nếu Phật Bồ Tát bị bệnh thì đó là thị hiện, đó là hoằng pháp. Ví dụ như bệnh của Ngài Duy Ma Cật là hoằng pháp lợi sanh, không phải Ngài bệnh thật, Ngài không thể bị bệnh, Ngài không có lý do gì để bị bệnh.
15/09/2011(Xem: 4422)
Tự nhận rằng, là người của công việc, hay đi lại đó đây, ngay cả trong mùa an cư, do đó với riêng tôi, việc thực hiện đúng thời khóa công phu theo phương thức truyền thống là điều bất khả! Mặc dù vậy, tự trong sâu thẳm của lòng mình, mong mỏi được đọc tụng toàn bộ kinh tạng trong mùa an cư dường như là một sở nguyện đã manh nha từ lâu...
14/09/2011(Xem: 4990)
Hạnh phúc và khổ đau lưu xuất từ những hành động quá khứ của chúng ta. Để định nghĩa nghiệp (karma) trong vài chữ, người ta có thể nói: hãy làm tốt, tất cả sẽ tốt; nếu làm xấu, tất cả sẽ xấu. Karma - nghiệp - có nghĩa là "hành động". Nó hoạt động theo ba mặt: thân, lời, và ý. Nó sản sinh ra ba loại hậu quả: xấu, không xấu và trung tính, và diễn ra trong hai thời: trước tiên người ta nghĩ đến điều sắp làm, đó là hành động ý định, rồi những động lực tâm thức hiện thực thành một hành vi thân xác hay lời nói, đó là hành động cố ý.
13/09/2011(Xem: 4618)
Đức Phật tại thế, mọi người được sống hạnh phúc bên cạnh bậc đại Đạo sư minh triết tuyệt vời, cho nên không cần đặt ra vấn đề tìm hiểu về Phật. Nhưng khi Phật nhập Niết bàn, mọi người đều có chung suy nghĩ rằng cần góp nhặt lời Phật dạy để truyền cho nhau tu hành. Trong lần kiết tập đầu tiên, dĩ nhiên không thể trùng tuyên đầy đủ lời Phật dạy, cũng như không được mọi người tán thành hoàn toàn. Thật vậy, những chứng nhân quan trọng đã từng trực tiếp nghe Phật thuyết pháp như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên đã nhập Niết bàn. Ngoài ra, lịch sử cũng ghi rõ đại đệ tử thuyết pháp bậc nhất Phú Lâu Na và 500 Tỳ kheo không đồng ý với những gì được kiết tập. Họ đã đến hang động khác để trùng tuyên lại.
02/09/2011(Xem: 6681)
Khoa học là sự hiểu biết về thế giới hiệntượng bên ngoài và các ứng dụng của sự hiểu biết ấy. Đấy là cách định nghĩa củakhoa học ngày nay. Thế nhưng cũng có một lãnh vực hiểu biết khác, thiết lập trênnguyên tắc tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác, đặc biệt liên hệ đên cáchiện tượng bên trong (tức nội tâm), và được ứng dụng vàocác hiện tượng như tri thức hay tâm thức chẳng hạn... Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
30/08/2011(Xem: 5581)
Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát. Trong trường hợp này, người tìm đến Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát rất cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa Đạo Phật “nguyên thủy” và các Đạo Phật không phải là “nguyên thủy”, giữa Chánh pháp và Phi pháp.
25/08/2011(Xem: 7403)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự Thật – Tương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
25/08/2011(Xem: 6329)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]