Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Phiền não

18/11/201017:28(Xem: 6594)
17. Phiền não


PHIỀN NÃO

Hômnay tôi muốn nói về sự rắc rối hay phiền não. Khi bạn nghe một vài giáo lý phù hợp thật tốt với bạn và cảm thấy tin tưởng trong việc thực hành phương pháp ấy và tin tưởng đó là một phương thức đáng sống thì bạn sẽ gặp nhiều bất tiện. Đó chính là khi bạn thật sự bắt đầu bước vào hành trình của một chiến sĩ–tức là, khi bạn muốn sống một cuộc sống trọn vẹn thay vì buông xuôi theo thế sự, khi bạn bắt đầu cảm thấy niềm say mê sống và phát triển, khi sự khám phá, sự phát triển và sự hiếu kỳ trở thành con đường của bạn–thì về cơ bản, nếu bạn theo con tim của bạn, bạn sẽ nhận thấy rằng nó thường là một sự bất tiện cực kỳ.

Khi qui y và trở thành một Phật tử, bạn trở thành một người tị nạn. Điều đó muốn nói rằng, bạn rời bỏ gia đình và bạn trở thành vô gia cư trong một ý nghĩa nào đó, dĩ nhiên, bạn có thể vẫn sống ở một nơi rất tốt, với gia đình và những người thân yêu hoặc ít nhất với vật cưng của bạn như mèo, chó, ngựa, sóc... Tuy vậy, trong thâm tâm, một khi bạn bắt đầu hành trình này, có một ý niệm về việc rời bỏ gia đình và trở nên vô gia cư. Hình ảnh khác về điều đó là bardo (một trạng thái trung gian). Thuật ngữ này thường liên quan đến thời kỳ giữa sự chết và sự tái sinh tiếp theo, bạn vừa mới rời bờ, nhưng bạn chưa đến nơi nào cả. Bạn không biết nơi bạn sắp đến và bạn ở ngoài khơi xa đủ lâu để chỉ có một kỷ niệm mơ hồ về nơi bạn đến. Bạn vừa mới rời khỏi nhà, bạn vừa mới trở nên vô gia cư, bạn mong muốn quay trở lại nhưng không có cách nào để quay trở lại. Đó gọi là Bardo, hay trung hữu. Ở một vài ý niệm nào đó tôi nghĩ, ngay bây giờ đó là một nơi mà tất cả chúng ta đang sống với, ngay trong buổi tập này. Mặc dầu chúng ta vẫn còn ở đây, mọi người đang nghĩ về sự rời bỏ và có một vài ý niệm về bardo, không phải hoàn toàn ở đây, cũng không phải hoàn toàn ở kia, chỉ hay lui tới trong loại không gian khó chịu này và phải ngồi đó với nó giờ này qua giờ khác. Tâm trí của bạn cứ đi tới đi lui, nhưng sự hướng dẫn cơ bản chỉ là rời khỏi nhà, đính nhãn hiệu “suy nghĩ” cho nó, rời nhà và trở thành vô gia cư với loại cảm giác lưng chừng đó về “Thời tiết đã rất ấm cúng ở đây. Thời tiết sẽ ấm cúng khi tôi quay trở lại, tôi nghĩ. Không ấm cúng hay sẽ ấm cúng ?”

Kể từ ngày hôm kia, chính tôi đã cảm nhận bardo này. Chúng ta vẫn đang thực tập và tuy vẫn có một chương trình khác sắp diễn ra. Tôi cảm thấy bồn chồn, âu lo và tôi nghĩ tôi đang bị cảm cúm và phân vân không biết tại sao tôi chóng mặt, khó chịu. Đó chỉ là bardo. Chúng ta vẫn ở đây, nhưng chúng ta ở đâu? Nó quá bất tiện và phiền phức. Nó sẽ dễ chịu hơn khi trở về nhà. Con thuyền đặc biệt đang giong buồm này không phải là một con tàu chở hàng sang trọng. Nó giống như những chiếc thuyền mà những người vượt biển thường dùng. Nhưng bọn hải tặc có thể đến bất kỳ lúc nào và họ không biết họ có đến được bừ bên kia hay không và thức ăn và nước có thể sẽ cạn. Tình huống không phải là khủng khiếp nhưng rõ ràng nó có cảm giác ấy. “Đây là nơi chúng ta đã ở hay là nơi chúng ta đang đi? Đây là đâu?”. Nếu bạn thực hành thiền một cách nghiêm túc–Tôi không biết nghiêm túc ra sao, nhưng hãy nói là bạn thực tập một thời gian–đôi khi bạn có cảm giác về việc rời bỏ nhà hoàn toàn và trở nên vô gia cư. Hơi thở đi ra và bạn ở đâu? Hoặc đôi khi có một thực tế dễ chịu thoải mái hay có thể khó chịu nhưng vẫn chắc chắn trong tâm trí bạn, và nó tràn ngập tất cả không gian, và rồi bạn tỉnh dậy khỏi giấc mơ và nói: “Suy nghĩ” và bạn có thể phân vân bạn đang ở đâu, bạn là ai và hôm nay bạn làm gì? Tôi không thể nhớ, có phải năm nay là năm 1978–hay tôi biết nó chưa đến năm 2000, nhưng năm gì đây? Với thời tiết này, tháng nào đây, có phải tháng 6 không? Nó hơi giống tháng 11–có lẽ là tháng 8. Cái gì, ở đâu, khi nào? Kẻ tị nạn. Bạn được gọi là kẻ tị nạn. Trong cuốn Born in Tibet (Sinh ra ở Tây Tạng), Trungpa Rinpoche kể một câu chuyện về cách ông rời Tây Tạng. Đó là một minh chứng sống động về điều gọi là một kẻ tị nạn. Nhóm người Tây Tạng đông đúc này, có thể là hơn 300 người, gồm người già, trẻ em và những người trung niên, rời miền Đông Tây Tạng–xứ Kham–với những người hướng dẫn của họ. Khi họ đến trung tâm Tây Tạng, người hướng dẫn không biết đường nữa, bởi vì họ chỉ biết miền Đông Tây Tạng. Do đó, không có người hướng dẫn khác đưa họ đến Ấn Độ. Hơn nữa, tuyết dày đến nỗi chạm đến nách của họ vì vậy những tăng sĩ khỏe nhất đi lên trước, trải cả thân thể của họ trong tuyết và đứng lên rồi trải ra lại để làm một con đường. Đôi lúc họ đi suốt cả con đường lên các đỉnh núi chỉ để nhận ra rằng họ đã nhầm đường và phải quay trở lại. Họ không có nhiều thức ăn. Ở một nơi nọ họ phải bơi qua một con sông và áo quần của họ ướt sủng. Rinpoche nói rằng nếu họ cố gắng ngồi xuống, áo quần của họ cắt vào da họ bởi vì đá tuyết quá sắc bén, không dễ chịu gì cả. Rinpoche nói rằng khi họ đi dọc theo một con sông, họ tạo nên một loại âm thanh lẻng xẻng. Ông nói rằng không ai khác nghĩ đó là trò đùa. (ông kể những câu chuyện về việc tạo nên những chuyện đùa vui về những gì đang xảy ra và rồi ông luôn nói: “Nhưng không người nào khác nghĩ đó là trò đùa”.)

Khi cuộc hành trình này kết thúc, những người tị nạn nhận ra mình đang ở Ấn Độ, vô gia cư, trong một khí hậu hoàn toàn mới lạ. Nhiều người trong họ bị bệnh lao phổi ngay từ khi di chuyển từ một nơi sạch, lạnh và cao xuống một nơi bẩn, khô nóng và ẩm thấp. Cuối cùng, Chính phủ Nehru cũng rất tử tế với người Tây Tạng, nhưng khi họ mới đến và ngay cả khi người ta rất hiếu khách, những người tị nạn vẫn vô gia cư. Không ai biết họ là ai, không có sự khác nhau giữa một Tulku hay một vị trưởng tu viện với một người bình thường.

Quy y, đó là những gì có nghĩa là một người Phật tử, đó là những gì có nghĩa là trở thành một ngườỉ hết lòng dùng đời sống của họ để tỉnh thức thay vì mê ngủ. Trungpa là người hiểu rõ những bài học khó khăn, ông cũng là một người sống hết mình. Không phải là vấn đề thuận tiện hay bất tiện. Có một ý niệm về cuộc hành trình toàn tâm toàn ý trong cuộc đời ông. Một khi bạn biết rằng mục đích của cuộc đời chỉ đơn giản là đi về phía trước và liên tục dùng cuộc đời của bạn để tỉnh thức hơn là đưa bạn đến ngủ say, thì sẽ có một ý niệm về sự tận tâm dù bạn gặp khó khăn hay thuận lợi. Rinpoche nhấn mạnh sự bất lợi. Chẳng hạn, ông luôn bắt mọi người phải chờ cưộc nói chuyện của ông, tôi không nghĩ ông có dự tính nào hay không, nhưng đơn giản đó chính là tính cách của ông. Có một buổi lễ ủy quyền mà ông đã bắt người ta chờ ông trong 3 ngày. Bạn đã hoàn toàn không nghĩ rằng điều đó thật sự sẽ xảy ra. Khi ông muốn ai đó đến Nova Scotia, ông thường trêu chọc mọi người về sự thích nghi dễ chịu của họ. Ông nói: “Ồ, bạn sẽ không muốn đi bởi vì nó có nghĩa là rời bỏ căn nhà xinh xắn, công việc tốt của bạn. Bạn sẽ không có thời gian thoải mái để tìm một công việc ở Nova Scotia”. Đôi khi tôi nghĩ rằng ông muốn mọi người đến Nova Scotia chỉ vì nó quá bất lợi. Sự thích ứng dễ chịu có thể làm hại tinh thần–đó là thông điệp chung. Lựa chọn sự ấm cúng, như lý do chính để tồn tại, trở nên một trở ngại liên tục đối với việc tạo một bước nhảy và làm một điều mới mẻ, làm một điều bất thường, như đi đến một vùng đất xa lạ.

Sawang Osel Mukpo nói với tôi rằng Rinpoche bảo anh ta rằng ông muốn sắp xếp đồ đạc trong phòng để nó khá không dễ dàng với lấy một vật dụng. Thay vì đặt cái bàn gần để mọi việc dễ dàng, ông thích để nó ra xa khoảng nửa inche để bạn phải với tay đến. Rinpoche cũng nói nhiều lần rằng thật tốt để mặc quần của bạn chật một chút. Ông thường mặc một cái obi, một cái thắt lưng to với một bộ kimono, bên trong áo quần ngoài, khá chật, để nếu ông đi đứng uể oải, ông ta sẽ khó chịu–ông phải giữ “đầu và vai”. Ông thiết kế đồng phục. Tôi nhớ một bộ đồng phục ông đã thiết kế và bị xé ở một buổi lễ: Nó được làm bằng len gây ngứa, với một cái cổ cao, và nhiệt độ bên ngoài khoảng 90 độ với độ ẩm cao. Ông khẳng định rằng những bất lợi này thật sự làm bạn vui tươi lên giữ cho bạn tỉnh thức.

Khi tôi cảm thấy hơi mệt mỏi vào những ngày cuối cùng, nó như một sự thúc giục để nghĩ ra: “Tôi sẽ làm gì, chỉ suy sụp? Vâng, tôi sẽ chỉ suy sụp Ai quan tâm?” Rồi tôi để ý rằng người khác bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi vì tôi đã thô lỗ với họ. Họ đã không làm gì sai, tôi chỉ cảm thấy khó chịu. Bạn nhận ra rằng cách bạn cảm nhận tác động người khác và tuy bạn không muốn giả vờ bạn cảm thấy tốt khi thật sự bạn đang cảm thấy khủng khiếp. Nó như một công án và bạn được bỏ lại với nó. Nếu bạn thật sự tận tâm, bạn sẽ được tiếp tục bỏ lại cùng với công án này về sự bất tiện hay khó chịu. Thật quá bất tiện để nhận ra rằng bạn đang thấy khó chịu, rằng bạn đang đau đầu. Thật bất lợi khi bạn bị ốm, khi đánh mất hiện tại đầy nhiệt tình của bạn. Thật khó chịu khi người khác không xem bạn tuyệt vời, khi người ta thấy rằng bạn có trứng trong bánh mì, rằng giữa buổi lễ Oryoki có một sợi chỉ tơ làm sạch răng mắc kẹt dưới chân bạn. Thật quá khó chịu để nhận ra chính bạn gặp rắc rối, quá khó chịu để nhận ra chính bạn không đạt mục tiêu.

Chính giáo lý đầu tiên tôi nhận được mà tôi có thể nhớ là ở Dharmadhatu, một trong những trung tâm mà Rinpohe đã thiết lập. Một trong những sinh viên lớn hơn đang đưa ra một cuộc đàm thoại và anh ta nói: “Nếu bạn thú vị trong những giáo lý này, thì bạn phải chấp nhận sự kiện rằng bạn sẽ không bao giờ gom được nó tất cả với nhau”. Đó là một câu nói làm tôi hoảng hồn. Ông nói một cách rõ ràng: “Bạn sẽ không bao giờ gom nó tất cả với nhau, bạn sẽ không bao giờ gom hành động của bạn đi với nhau đầy đủ và hoàn hảo. Bạn sẽ không bao giờ cột được tất cả những thì giờ rỗi ranh lại với nhau”.

Cuộc sống đầy bất tiện, thật bất tiện khi quản lý tu viện này, tôi không thể nói với bạn. Bạn có thể sắp xếp bếp núc lại và người giữ sách bỏ đi. Bạn có thể sắp xếp sách vở và người giữ nhà bỏ đi. Bạn có một người giữ nhà tốt, một đầu bếp tốt, một người giữ sách tốt và bỗng nhiên không có Tăng và Ni trong tu viện. Rồi thì có lẽ mọi vật sẽ hoạt động và nước cúp trong một tuần, sẽ không có điện và thức ăn bắt đầu thối rữa. Thật là bất tiện và khó chịu.

Sự tận tâm là một món quà quí báu, nhưng không ai có thể thật sự trau dồi nó cho bạn. Bạn phải tìm con đường có tấm lòng và rồi đi trên đó một cách hoàn hảo. Trong khi làm điều đó, bạn lại gặp sự căng thẳng thần kinh, nhức đầu và thất bại nhục nhã. Nhưng trong sự thực tập tận tâm và sự theo đuổi tận lực ấy, sự bất lợi này không phải là một trở ngại. Nó chỉ đơn giản là một sự hòa trộn dĩ nhiên của cuộc sống, một năng lượng dĩ nhiên của cuộc đời. Không những thế, đôi khi bạn chỉ mới lên máy bay và tất cả điều đó đều rất tốt và bạn nghĩ: “Đây rồi, đây là con đường của tôi”. Nhưng khi bạn bỗng bị thất bại nhục nhã, mọi người nhìn bạn, bạn tự nói: “Điều gì xảy ra với con đường của tôi? Điều này có vẻ như con đường vấy đầy bùn lên mặt tôi”. Vì bạn tận tâm cam kết với hành trình của người chiến sĩ, nó làm bạn bị châm chích đau nhói, nó thọc lét bạn. Giống như ai đó cười vào tai bạn, thách thức bạn nghĩ ra những gì để làm khi bạn không biết gì để làm. Nó hạ thấp bạn. Nó cởi mở con tim bạn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 7435)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
16/09/2013(Xem: 11598)
Sáng dậy đọc xong cuốn Phật thuyết A Di Đà Kinh Yếu giải của đại sư Ngẫu Ích Trí Húc, được pháp sư Tịnh Không giảng thuật bỗng dâng lên nỗi cảm khái. Ngẫm lại, Phật giáo ngày nay đã đi sâu vào đời sống. Số lượng người đi chùa lễ Phật, quy y Tam bảo cũng nhiều. Xã hội ngày nay công việc bận rộn, người học Phật đa phần tu theo pháp môn Tịnh độ, đơn giản vì nó giản dị, dễ tu, hơn nữa cũng không có thời gian tham Thiền hay tu các môn khác. Tổ Vĩnh Minh có nói: “Tịnh độ vạn người tu, vạn người vãng sinh”.
14/09/2013(Xem: 10126)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
11/09/2013(Xem: 6693)
Các bậc tổ sư thường dạy đồ chúng cách tâm niệm để làm phương châm hành trì. Xin Sư ông cho chúng con một lời khuyên dưới hình thức một lời tâm niệm? Người xưa thường nói: “Sanh tử sự đại” nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên không thấy quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sanh tử mà thôi.
07/09/2013(Xem: 5915)
“Nếu như ngày xưa Đức Phật chỉ bày duy nhất một pháp môn thôi, ví dụ một là thiền, hai là tịnh, ba là mật…hoặc là Pháp Hoa tông, Luật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông… thì giờ tốt biết mấy. Vì con thấy không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật Bản, Trung Hoa hay tất cả các nước tu học theo tinh thần Phật giáo thì thường có những xung đột, dù không có gì là lớn lắm giữa các Phật tử theo các tông phái khác nhau”. Tôi có trả lời rằng: “Dù cho mình có trí tuệ đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới như Ngài Xá Lợi Phất thì cũng không bằng Đức Phật. Đức Phật thấy suốt, biết hết nên Ngài mới tùy căn cơ của chúng sinh mà bày ra các phương tiện khác nhau”
01/09/2013(Xem: 10237)
Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông". Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]