Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Dính mắc và con thuyền

18/11/201017:27(Xem: 7291)
16. Dính mắc và con thuyền



DÍNH MẮC VÀ CON THUYỀN

Trong khi đi du lịch và gặp nhiều người với nhiều truyền thống khác nhau cũng như những người không thuộc truyền thống nào, những gì tôi tìm thấy là, để đi sâu hơn, phải có một sự cam kết hết lòng với chân lý hay mong muốn tìm ra, muốn tìm ra Ngedon hay chân lý đích thực là gì? Do đó, nếu bạn muốn nghe pháp, bạn có thể nghe từ nhiều nơi khác nhau, nhưng bạn không cam kết cho đến khi bạn gặp một phương thức đặc biệt phù hợp thật sự trong lòng bạn và bạn quyết định theo nó. Rồi bạn tạo một sự nối kết với dòng giáo pháp và trí tuệ đặc biệt ấy. Mỗi tôn giáo hay mỗi tín ngưỡng triết học đều có một hệ thống tư tưởng và trí tuệ mà nó mang và khám phá. Vấn đề là tốt nhất không nên dính vào một con thuyền nào, có thể nói như vậy, cho dù con thuyền đó có thể là gì, bởi vì nếu không, giây phút mà bạn bị thương tổn, bạn sẽ rời bỏ hay bạn sẽ tìm một cái gì khác.

Gần đây tôi được yêu cầu đưa ra một chương trình cuối tuần trong một kiểu loại của trung tâm thương mại Thời Đại Mới. Nó giống như một khu thị tứ với khoảng 10 đồ vật khác nhau được giới thiệu. Tôi bị một cú đập mạnh đầu tiên khi tôi đến để trình bày bài nói đầu tiên. Có áp phích to bự, như một bảng thông báo của nhà trường, ghi rằng: Đức hạnh cơ bản, phòng 606; Rolfing, phòng 609; Du lịch tinh tú, phòng 666,v.v. và tôi là một trong nhiều điều được đưa ra. Những người mà bạn gặp ở bãi đậu xe vào lúc ăn trưa có thể nói: “Ồ, bạn sẽ làm gì cuối tuần này?”. Thật rất thú vị bởi vì tôi đã không gặp bất kỳ điều gì như vậy từ rất lâu. Một lần khác tôi đã làm điều đó, để dừng lại, tôi đã nghe Rinpoche nói rằng mua sắm thật ra là luôn cố gắng tìm sự an ninh, luôn cố gắng cảm thấy tốt về chính mình. Khi người ta bám vào một con thuyền, bất kỳ con thuyền ấy là gì, thì người ta thật sự bắt đầu hành trình của một chiến sĩ. Cho nên đó là những gì tôi muốn giới thiệu. Tôi đặc biệt muốn nói rằng, bởi vì như bạn để ý, chính tôi nhắm vào điều này hơi chiết trụng trong sự kề cận của tôi và những điều gây cảm hứng cho tôi, mà có thể cho bạn ấn tượng rằng bạn có thể đi đến một sun Dance cuối tuần và rồi một kỳ nghỉ cuối tuần khác với một bậc thầy và rồi có thể đến một cuộc hội thảo của Krishnamurti. Về cơ bản dường như không phải làm như vậy. Thật tốt đừng dính mắc với một điều và để nó đưa bạn qua những đổi thay của bạn. Khi bạn thật sự nối kết với sự thiết yếu của điều đó và bạn đã ở trong hành trình, mọi thứ nói với bạn và mọi thứ giáo dục bạn. Bạn không cảm thấy mang tính cố hữu nữa, nhưng bạn cũng biết rằng phương tiện của bạn được dùng để làm việc cho bạn. Cách mà Trungpa Rinpoche huấn luyện sinh viên của ông là một sự kết hợp của dòng pháp Kagyu và dòng pháp Nyingma của Phật giáo Tây Tạng. Khi mới đến Bắc Mỹ và bắt đầu giảng dạy, ông thật sự thích những gì ông tìm thấy ở đây. Ông nhận thấy rằng sinh viên đã không biết gì cả. Ông so sánh họ với một đàn ngựa con hoang dã hay một chuồng đầy những con chó con Labrador nghịch ngợm. Họ là những đứa trẻ ngây ngô, hoạt bát nhưng đầy nghị lực, cởi mở, nhiều người trong số họ bỏ học, tóc và râu dài, không sơ mi, không giày dép. Ông thích điều đó bởi vì đó là một vùng đất màu mỡ. Ở Anh, nơi mà ông lần đầu gặp những học sinh phương Tây, những người bị hấp dẫn đối với đạo Phật là những nhà thông thái Phật giáo, những người không thể nghe giáo pháp bởi vì họ không thể buông bỏ những ý tưởng được nhận thức trước đây của họ và không làm sao để nó hòa hợp với những khái niệm đã nhận thức trước đây. Đó là trở ngại của họ, nhưng tôi chắc chắn, ông ta đã rất thích làm việc với họ. Một vấn đề ở Bắc Mỹ là chủ nghĩa vật chất (duy vật tinh thần). Ông đã đưa ra nhiều bài nói chuyện tương ứng với vấn đề này trong những ngày dầu; những chương đầu tiên trong cuốn Cutting Through spiritual Materialism (Bàn qua chủ nghĩa duy vật tinh thần) của ông diễn tả điều này nó rất rõ ràng. Tôi có thể nói một cách thực tế rằng trong năm, sáu năm gần đây, giáo lý duy nhất mà Rinpoche dạy, trong nhiều hình thức khác nhau, dưới những tên gọi khác nhau là: “Đừng tìm kiếm, hãy lắng dịu và đi sâu vào thực thể của sự vật”. Ông dạy rằng: sự vùng vẫy liên tục xung quanh những vật mang tính tinh thần này chỉ là một hình thức khác của chủ nghĩa duy vật tinh thần, gắng để có thoải mái, gắng có an toàn, trong khi nếu bạn bám vào con thuyền và thật sự làm việc với nó, điều đó rõ ràng sẽ buộc bạn phải trải qua những đổi thay của bạn. Bạn sẽ gặp tất cả những vướng mắc của bạn. Bạn sẽ tiếp tục được đẩy ra khỏi tổ. Nó sẽ là một lễ nghi lớn đầu tiên và trí tuệ vĩ đại có thể sẽ đến từ đó, sự chân thành to lớn, sự phát triển và trưởng thành tinh thần chân thật. Cuộc đời con người sẽ được trải qua rất tốt. Ông ta nhấn mạnh rằng học trò của ông sẽ chỉ không ngừng vùng vẫy trong cuộc sống để gắng tiến xa hơn. Ông có thể chinh phục tất cả những hành trình như ông ta thường nói; bạn có thể tưởng tượng những hành trình đến bắc Mỹ vào những năm 1970. Nhiều người trong chúng ta không cần phải tưởng tượng điều đó. Chúng ta có trí nhớ rất tốt–chúng ta là những người đã từng thử nghiệm.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2011(Xem: 5120)
Khái niệm ‘nghiệp’ vốn đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiên ở đời : chính trên cơ sở của giáo thuyết về ‘nghiệp’ này mà Bà-la-môn giáo thiết lập hệ thống cứng ngắt về bốn giai cấp : Brahman(Bà-la-môn), Sát-đế-lợi, Tỳ-xá, Sudra(Thủ-đà-la). Đức Phật đã bác bỏ quan điểm giai cấp ấy, bằng câu nói : “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn”.
20/07/2011(Xem: 10139)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
20/07/2011(Xem: 5410)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
17/07/2011(Xem: 9081)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
13/07/2011(Xem: 5639)
Điều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai may mắn thoát được nổi? Vì vậy, người hữu tâm muốn lợi mình lợi người thì chẳng thể không sớm lo liệu… Kẻ chẳng biết Phật pháp chỉ đành mặc cho nghiệp xoay chuyển, không làm thế nào được. Nay đã được nghe pháp môn Tịnh Độ phổ độ chúng sanh của đức Như Lai thì phải nên tín, nguyện niệm Phật, sắp sẵn tư lương vãng sanh, hầu mong thoát được huyễn khổ luân hồi sanh tử, chứng sự vui chơn thật Niết Bàn thường trụ.
12/07/2011(Xem: 7463)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
12/07/2011(Xem: 4292)
Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lý thâm sâu bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành?
07/07/2011(Xem: 5785)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
01/07/2011(Xem: 4066)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
01/07/2011(Xem: 4568)
Đạo Phật đến với người Âu Mỹ chúng ta qua nhiều tông phái và hệ phái, làm cho một người mới vào đạo cảm thấy rất bỡ ngỡ, mất rất nhiều thì giờ tìm hiểu những chi tiết vô nghĩa. Ngay cả chính tôi, sau 30 năm nghiên cứu Đạo Phật và hành trì trong những truyền thống khác nhau, tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng về tính chất phức tạp của đạo nầy. Từ lâu, tôi đã giới hạn sự hiểu biết của tôi trên bình diện tổng quát của Đạo Phật, và chỉ đào sâu vào một vài tông phái đặc biệt. Cho nên, vì sự hiểu biết của tôi rất tổng quát, hy vọng những gì trình bày ở đây có thể sẽ giúp ích phần nào cho những người mới bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]