Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Đừng xem đó là chân lý

18/11/201017:18(Xem: 4969)
8. Đừng xem đó là chân lý


ĐỪNG XEM ĐÓ LÀ CHÂN LÝ

Trong đạo Lão có một câu danh ngôn rất nổi tiếng như sau: “Đạo mà có thể nói ra, đó không phải là Đạo cứu cánh” ( Đạo khả đạo phi thường Đạo). Hoặc bạn cũng có thể nói rằng bạn chưa từng nghe nói về điều này, nhưng “Khi bạn quá tin vào một điều gì đó thì bạn khó nhận thức sáng suốt những điều khác”. Cái chân lý mà bạn đang tin tưởng và bám víu vào đôi lúc
sẽ làm bạn không còn thật sự sẵn lòng lắng nghe những điều gì mới mẻ nữa.

Do cách suy nghĩ và cách tin tưởng của chúng ta đối với vạn vật mà thế giới quan của chúng ta được tạo nên. Vào thời Trung cổ, bởi do sợ hãi mà mọi người đã chấp nhận một ý niệm rằng chỉ có một cách để tin tưởng; nếu bạn không tin tưởng theo cách đó, bạn sẽ là kẻ thù của mọi người. Sẽ có án tử hình đối với những ai có những tư tưởng mới mẻ và sáng tạo. Có rất nhiều điều mà con người đã từng nhận thức, họ không thể nhận thức gì hơn nữa bởi vì họ không tin vào chúng. Một khi họ bắt đầu suy nghĩ và tin tưởng theo một cách thức nào đó, có rất nhiều điều mà họ không thể nghe, thấy, ngửi và xúc chạm một cách chính xác. Bởi vì những điều này nằm ngoài hệ thống tín ngưỡng của họ.

Sự bám víu tín điều làm hạn chế kinh nghiệm sống của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là những tín điều, những ý tưởng hay những suy nghĩ là vấn đề, mà sự cứng nhắc trong thái độ nhận thức sự vật theo một cách riêng, hướng theo những tín điều và tư tưởng của chúng ta, đó là nguyên nhân tạo nên các vấn đề. Nói một cách đơn giản, sử dụng hệ thống tín ngưỡng của bạn theo cách đó sẽ tạo một tình huống mà trong đó bạn chọn lựa để trở nên mù quáng thay vì nhìn rõ, bị lãng thay vì nghe rõ, sống như chết và say ngủ thay vì tỉnh thức.

Đối với chúng ta, những người đang thực tập ở đây những người mong muốn sống tốt, đầy đủ không gò bó, nhiều mạo hiểm nhưng hào hứng. sống trong một cuộc sống thật sự, chúng ta được hướng dẫn cụ thể rằng chúng ta cần đeo đuổ,i cái mà chúng ta đeo đuổi trong suốt quá trình thực tập lâu dài, đó là: Xem nó là cái gì? Nhận biết nó mà không xen vào sự phán xét rằng nó đúng hay sai. Để nó trôi đi và quay trở lại với phút giây hiện tại. Bất cứ điều gì đến với chúng ta, hãy xét xem nó là cái gì mà không gọi nó là đúng hay sai. Nhận biết nó, nhìn rõ nó và rồi để nó đi. Quay lại với phút giây hiện tại. Từ bây giờ đến lúc bạn chết, bạn có thể làm điều này như một phương pháp có thể trở nên yêu thương đối với chính bạn cũng như đối với người khác, như một phương pháp ít định kiến, ít tranh cãi, ít xác quyết rằng tuyệt đối chắc chắn là bạn đúng và những người khác sai, như một phương pháp để phát triển tính hóm hỉnh về tất cả các thứ, để thắp sáng nó lên, cởi mở nó ra, bạn có thể làm được điều này. Bạn cũng có thế bắt đầu nhận thấy những lúc bạn tự trách mình hay phê phán người khác. Nếu bạn dùng thời gian còn lại của cuộc đời để nhận thức được như vậy và làm nó trở thành một cách thức riêng để vén lên những ngu ngốc trong chính tình cảnh của mỗi con người–vở bi hài kịch mà tất cả chúng ta đều có vai ở trong đó–bạn có thể phát triển nhiều sự khôn ngoan, nhiều sự tử tế và có nhiều hạnh phúc hơn.

Nhận thấy được bạn đang bào chữa mình và trách cứ người khác không phải là một lý do để bạn tự chỉ trích mà đó thật sự là một cơ hội để nhận biết những gì đã giam hãm chúng ta trong một thế giới rất thiếu hiểu biết này. Đó là một cơ hội dể nhận thấy rằng bạn đang cố bám víu vào những suy diễn của bạn về thực tại; nó cho phép bạn suy diễn rằng đó là tất cả, không hơn, không kém; nhưng đó không phải là thực tại mà đó chỉ là sự suy diễn của bạn về thực tại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/11/2010(Xem: 5749)
THIỀN ĐỊNH: HÃY NGẮM NHÌN MỌI SỰ– bản ngã, hành động, đối tượng; bằng hữu, kẻ thù, người không quen biết, những người là đối tượng của sự tham luyến của bạn, sự sân hận, và sự vô minh; mọi hiện tượng mang lại kết quả – với sự tỉnh giác về thực tại: tất cả những điều này đều phù du, và có thể ngừng dứt bất kỳ lúc nào. Tất cả những hiện tượng này không chỉ biến đổi trong từng giây phút do bởi những nguyên nhân và điều kiện (duyên), nhưng chúng có thể kết thúc bất cứ lúc nào.
18/11/2010(Xem: 9372)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
12/11/2010(Xem: 18501)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
10/11/2010(Xem: 6887)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
07/11/2010(Xem: 10319)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
07/11/2010(Xem: 7479)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 21350)
Ẩn tu nào phải cố xa đời! Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi! Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
04/11/2010(Xem: 4401)
Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho thần thức người đã mất được nhẹ nhàng, siêu thoát về các cõi lành. Trong kinh Địa Tạng có nói rõ tác dụng của sự cầu nguyện cho người chết rằng: Trong 7 phần công đức, người cầu siêu được hưởng sáu phần, người chết chỉ hưởng được một phần mà thôi.
02/11/2010(Xem: 4594)
Điều cực kỳ quan trọng là phải biết đâu là cách thức tốt nhất để dẫn dắt đời sống hàng ngày của ta. Điều này tuỳ thuộc vào việc ta thấu hiểu những gì là hành động tâm linh và những gì không phải, sự khác biệt giữa Pháp và những gì không phải là Pháp. Những lợi lạc của sự thấu hiểu này thì thật vô biên, không thể tin nổi.
02/11/2010(Xem: 4632)
Trong khóa nhập thất Hayagriva Tối Mật tại Viện Vajrapani, Tháng Chín, Tháng Mười năm 1997, Lama Zopa Rinpoche đã ban cho các đệ tử lời khuyên dạy sau đây. Việc này xảy ra khi Rinpoche giải thích một luận văn dài cho sadhana (1) Hayagriva Tối Mật, khi giảng thêm về tiết đoạn quy y:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567