Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Kinh Bánh mật

12/11/201017:00(Xem: 10648)
25. Kinh Bánh mật


25. KINH BÁNH MẬT

Bài kinh nêu rõ mục đích hòa bình của đạo Phật là Kinh Bánh Mật (Xác định rõ thái độ không tranh chấp với một ai ở đời). Hơn thế nữa, kinh này lại giới thiệu phương pháp giải quyết các tranh chấp, chấp trượng, chấp kiếm, đưa đến tiêu diệt các bất thiện pháp, không còn dư tàn.

Kinh này có thể xem là gồm có ba lời tuyên bố: Hai lời đầu là hai lời tuyên bố của Thế Tôn, nói lên quan điểm không tranh chấp của đức Phật và phương pháp diệt tận các tranh chấp. Lời tuyên bố thứ ba là của Tôn giả Mahà Kaccàna, giải thích rộng hơn và rõ hơn lời tuyên bố thứ hai của Thế Tôn, và trình bày rõ tiến trình đoạn tận các tranh chấp, các ác, bất thiện pháp.

1/ Câu trả lời thứ nhất: Khi được một ngoại đạo tên là Dandapàni (gậy cầm tay) hỏi Sa môn Gotama có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì. Thế Tôn trả lời một cách rõ ràng dứt khoát: "Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa môn, Bà-la-môn, chư môn và loài người, không có tranh luận với ai ở đời". Đây là một câu trả lời dứt khoát, lời dạy của Ngài không gây một tranh chấp nào, cạnh tranh, đấu tranh nào. Rồi Ngài giải thích thêm hạng người nào có thể thoát ly khỏi sự tranh chấp: Chính là những vị không bị các tưởng chi phối, sống không bị các dục triền phược, với mọi nghi ngờ, hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Chính do các tưởng chi phối, các dục triền phược, các nghi ngờ do dự triển khai, các tà kiến hữu và phi hữu ám ảnh, nên con người rơi vào các tranh chấp, đấu tranh, cạnh tranh.

2/ Câu trả lời thứ hai: Thế Tôn dạy: "Do bất cứ nhân duyên gì, một số lý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở nơi đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, mạn tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên, sự đoạn tâm của chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ, chính ở nơi đây những ác bất thiện pháp này được tiêu diệt không có dư tàn". Lời khuyên của đức Phật rất rõ ràng: Chớ có hoan hỷ, chớ có đón mừng, chớ có chấp thủ, các hý luận vọng tưởng ấy, thời thái độ như vậy sẽ giúp đoạn tận bảy tùy miên, giúp đoạn tận mọi cạnh tranh, mọi chấp kiếm, chấp trượng, ly gián ngữ, các bất thiện pháp không còn dư tàn. Tốt nhất là đừng cho khởi lên các hý luận vọng tưởng; và nếu chúng có khởi lên thời đừng hoan hỷ, đón mừng, chấp thủ chúng. Có vậy mới đoạn trừ mọi tranh chấp, chấp trượng, chấp kiếm, ly gián ngữ, vọng ngữ, và mọi bất thiện pháp đều được đoạn trừ không có dư tàn.

3/ Lời tuyên bố thứ ba: Câu trả lời thứ hai của Thế Tôn không có giải thích rõ ràng, khiến một số Tỷ-kheo không hiểu rõ ý nghĩa, nên đồng thanh mời Tôn giả Kaccàna giải thích thêm cho rõ. Ban đầu, Tôn giả Kaccàna từ chối; trước sự cầu thỉnh nhiệt tình, Tôn giả Kaccàna mới chấp thuận và giải thích như sau: "Do nhân sáu căn xúc chạm với sáu trần, sáu thức, khởi lên, sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Dó duyên xúc nên cảm thọ, những gì có thọ thời có tưởng. Những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận này làm nhân, một số hý luận vọng tưởng hiện hành khởi lên cho một người, đối với sáu trần, do sáu căn nhận thức, quá khứ, tương lai, hiện tại... Sự kiện này không xảy ra, khi nào không có sáu căn, khi nào không có sáu trần, khi nào không có sáu thức thời không có sự thi thiết của xúc. Khi nào không có sự thi thiết của xúc, thời sự thi thiết của thọ không được hiển lộ. Khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm không được hiển lộ. Khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết hiện hành một số hý luận vọng tưởng không được hiển lộ. Như vậy toàn bộ các pháp hý luận không được xuất hiện, không thể làm cho khởi lên đấu tranh, luận tranh, chấp trượng, chấp kiếm, cuối cùng đoạn trừ tất cả bất thiện pháp, không có dư tàn. Pháp môn này không những loại bỏ các tranh chấp, hý luận, lại còn loại trừ 7 tùy miên, đoạn tận các ác, bất thiện pháp, giúp người hành giả được giải thóat khỏi sanh, già, bệnh, chết một cách hoàn toàn.

Sau khi nghe Tôn giả Mahà Kaccàna thuyết giảng, các vị Tỷ-kheo liền đi đến yết kiến Thế Tôn và trình bày lời giải thích của Tôn giả Mahà Kaccàna. Thế Tôn tán thán Tôn giả Mahà Kaccàna là bậc Đại tuệ, là bậc Hiền trí. Ngài nói, nếu các Tỷ-kheo có hỏi Ngài, thời Ngài cũng trả lời như Tôn giả Mahà Kaccàna đã trả lời.

Tôn giả Ananda có mặt trong buổi họp này, dùng ví dụ một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật và cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất. Cũng vậy, vị Tỷ-kheo có tri thức biệt tài, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa của pháp môn này với trí tuệ, cứ mỗi phần vị ấy được thưởng thức sự hoan hỷ, được thưởng thức sự thoải mái tâm trí. Tôn giả Ananda hỏi Thế Tôn nên đặt tên kinh này là gì, Thế Tôn đáp nên đặt tên kinh này là bánh mật (mật hoàn) và hãy như vậy mà thọ trì.

Nếu bánh mật làm dịu được sự khao khát của con người, thời những lời dạy của đức Bổn Sư làm dịu đi khát vọng của con người, giải thoát con người khỏi các tùy miên, loại trừ các đấu tranh, kháng tranh, đem lại sự hòa đồng, thông cảm cho tất cả mọi người .

(Trung Bộ I, số 18)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2024(Xem: 332)
Đức Phật là Đại Y Vương, bậc tuệ tri mọi pháp, Thầy của trời người. Sau khi giác ngộ, trở thành bậc Chánh Đẳng Giác. Ngài đi khắp nơi thuyết pháp độ sinh, kết quả là độ thoát vô số chúng hữu tình, đặc biệt để lại cho đời một kho tàng Chánh Pháp mà theo đó tùy theo căn cơ, sở trường của hành giả ứng dụng để chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Những gì Ngài thuyết là từ tự thân thực chứng của Ngài (chứ không nghe từ ai cả), có nghĩa có văn từ sơ thiện, trung thiện cho đến hậu thiện, thiết thực trong hiện tại, có khả năng hướng thượng, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, đến để mà thấy, được người trí tự mình giác hiểu.
15/10/2024(Xem: 594)
Đây là câu hỏi hay, cũng là vấn đề khó biện giải bằng thức tri và tưởng tri của một người học Phật, ngoài trừ Bậc Tuệ Tri Mọi Pháp, Bậc Toàn Thiện, Toàn Giác, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ, Điệu Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn mới có thể làm cho vấn đề sáng tỏ, làm cho khai thị, làm cho khai ngộ, làm cho minh hiển "như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc... "
06/10/2024(Xem: 635)
Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa. Pháp sư Huệ Viễn được coi là Tổ đầu tiên của Tịnh tông Trung Hoa; thành lập Bạch Liên Xã quy tụ được hơn ba ngàn cả tăng lẫn tục toàn các bậc hào kiệt trong đời, trong đó có 18 vị là bậc thượng thủ, để lại cho hậu thế đời sau vô số câu chuyện vãng sinh ly kỳ. Đây là tông phái siêu việt, với nhiều đặc thù thuộc Đại thừa viên đốn. Gọi Đại thừa bởi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả. Viên, bởi tông này lý sự vẹn toàn, tóm thâu cả Tiểu thừa giáo, Đại thừa thỉ giáo, Đại thừa chung giáo và Đại thừa đốn giáo. Đốn, vì tông này không luận bàn về pháp tướng mà chỉ chuyên về chân tánh, không cần trải qua nhiều thứ lớp, tu tập trong một đời có thể chứng lên quả vị Bất thối chuyển. Đây chính là những điểm siêu xuất, đặc thù của tông Tịnh Độ.
20/09/2024(Xem: 1582)
Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.
30/08/2024(Xem: 690)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 929)
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
28/08/2024(Xem: 1975)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
28/06/2024(Xem: 2037)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
06/05/2024(Xem: 1173)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ. So với hai kinh kia thì kinh A Di Đà ngắn, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung không quá thâm sâu hay mật nghĩa như những kinh Đại Thừa khác. Phật tử bắc tông phần nhiều ai cũng đọc tụng và khá nhiều người thuộc nằm lòng.
16/04/2024(Xem: 1223)
Một đám đông Mỹ-Mễ-Mít làm việc chung với nhau, ngày nào cũng đùa giỡn rần rật, chơi khăm rồi cười sằng sặc, tán dóc đủ thứ chuyện trên đời, từ chính trị cho đến chuyện súng ống tràn lan, giá xăng tăng… Nhưng nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là chuyện bóng cà na và chuyện đàn bà. Y cũng là một tên tích cực trong nhóm, thậm chí còn nổi trội về những trò gây cười. Y là tay nghịch ngầm và có nhiều ý tưởng mới, hễ y ra tay hay góp lời là cả đám cười hả hê. Những lúc câu chuyện trở nên thô tục quá thì y giật mình nhớ lại vấn đề chánh niệm nên ngưng nói. Giữ chánh niệm không phải là dễ, nhất là khi ở trong một môi trường mọi người đều thất niệm hay không biết chánh niệm là gì, quả thật những chuyện đùa , chuyện sắc dục nó hấp dẫn và dễ dãi hơn là chuyện chánh niệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]