Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Một môi trường giáo dục tốt phải được khởi nguồn xây dựng bởi những người có ý thức và trách nhiệm

12/11/201016:49(Xem: 9705)
13. Một môi trường giáo dục tốt phải được khởi nguồn xây dựng bởi những người có ý thức và trách nhiệm


13. MỘT MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TỐT PHẢI ĐƯỢC KHỞI NGUỒN XÂY DỰNG BỞI NHỮNG NGƯỜI CÓ Ý THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM

Trên bước đường phụng sự giáo dục, chúng tôi ý thức rất rõ một điều rằng, chúng tôi không thể xây dựng một môi trường giáo dục nếu như chung quanh chúng tôi không có những con người, với ý thức và hoài bão giáo dục, sẵn sàng trợ lực cho chúng tôi trong mọi thời, mọi hoàn cảnh.

Sự nghiệp giáo dục chỉ có thể thành công chừng nào sự nghiệp ấy đã trở thành ý thức và trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Thiếu mất ý thức và trách nhiệm này, chúng ta không thể nói đến giáo dục, hay xây dựng một môi trường giáo dục tốt đẹp cho con người. Một môi trường giáo dục tốt, theo chúng tôi, phải được khởi nguồn xây dựng bởi những con người có ý thức và trách nhiệm.

Hơn thế, với tinh thần giáo dục Phật giáo lấy trí tuệ giải thoát làm căn bản, làm nền tảng, chúng tôi càng ý thức rằng, cần phải kiên trì thật nhiều trong sự nghiệp giáo dục con người và điều quan trọng trước nhất là cần phải xây dựng môi trường giáo dục. Bởi lẽ, như đức Phật đã dạy, trí tuệ giải thoát sẽ không đến với con người ngay lập tức, nhưng trí tuệ giải thoát sẽ đến một cách từ từ, do học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ, ở trong một môi trường tốt đẹp (Kinh Kitagigi, Trung Bộ 70).

Có 12 bước đi nhằm thực hiện trí tuệ giác ngộ mà đức Phật đã giảng dạy, và chúng tôi muốn nêu ra ở đây để xác lập lại một đường hướng giáo dục căn bản mà trong sự nghiệp phụng sự giáo dục, chúng tôi đã nỗ lực xây dựng. 12 bước ấy là:

(1) Có lòng tin, (2) đến gần, (3) tỏ lòng tôn kính, (4) lắng tai, (5) nghe pháp, (6) thọ trì pháp, (7) suy tư ý nghĩa các pháp, (8) chấp nhận các pháp, (9) ước muốn sanh khởi, (10) nỗ lực, (11) cân nhắc, (12) tinh cần. (Kinh Kitagiri, Trung Bộ II.70).

Cả 12 bước đi này là một tiến trình khai mở tuệ giác cho con người, và dĩ nhiên tiến trình ấy cần được thực hiện ở trong một môi trường tốt đẹp.

Một môi trường giáo dục tốt đẹp, thuận tiện cho việc học tập và hành trì chánh pháp, theo lời dạy của đức Phật, cần phải hội đủ hai yếu tố vật chất và tinh thần; nghĩa là, một môi trường mà sống ở đó, người ta có thể ổn định được đời sống vật chất và có khả năng phát triển đời sống tâm đức theo pháp môn Giới, Định, Tuệ. Trong kinh Khu Rừng, Trung Bộ I.17, đức Phật đã chỉ ra các tiêu chuẩn cho thấy một môi trường giáo dục tốt đẹp, xứng đáng làm nơi nương tựa tu học cho các đệ tử mình. Ngài dạy:

"Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sống ở khu rừng nào, hay sống tại một làng nào, một thị trấn nào, một đô thị nào, một quôc độ nào, gần một người nào, các niệm chưa an trú được an trú; tâm chưa định tĩnh được định tĩnh: các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ; được hoàn toàn đoạn trừ; vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt, được chứng đạt. Và những vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng toạ, dược phẩm trị bệnh kiếm được một cách không khó khăn. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: 'Ta sống ở khu rừng này, hay sống tại một làng này, một thị trấn này, một đô thị này, một quốc độ này, các niệm chưa an trú được an trú; tâm chưa định tĩnh được định tĩnh: các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ, được hoàn toàn đoạn trừ; vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt, được chứng đạt. Và những vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng toạ, dược phẩm trị bệnh kiếm được một cách không khó khăn'. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải ở lại những nơi ấy cho đến trọn đời, không được bỏ đi".

Đức Phật còn nhấn mạnh rằng vị Tỷ-kheo sống ở nơi nào hay sống người nào có đầy đủ các tiêu chuẩn trên thời phải hết lòng sống tại đó cho đến trọn đời, không được bỏ đi, dù người ta có xua đuổi.

Những bước đi tiếp cận chân lý giác ngộ như đã nói ở trên gợi cho chúng ta hình ảnh một môi trường giáo dục thanh thoát, đầy trí tuệ và tình người do chư đức Phật xây dựng mà theo thời gian, với sự sáng của nó, môi trường ấy đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, luôn luôn được giữ gìn và được xây dựng bởi những người con Phật với mục đích đem lại hạnh phúc và an lạc cho con người. Quả vậy, mỗi một ngôi chùa Phật giáo luôn luôn là một môi trường giáo dục tốt và người Phật tử đến với ngôi chùa ấy không phải chỉ để học kiến thức về kinh điển Phật giáo, mà để tu học và đóng góp sức mình cho việc xây dựng và phát huy môi trường ngày càng tốt đẹp. Và, qua nếp sống đó, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam đang nỗ lực hướng vào mục tiêu chung của xã hội Việt Nam cũng như ở thế giới ngày nay là làm trong sạch hóa môi trường sống của con người mà đạo đức là căn bản.

Ngày nay, với lối sống buông trôi theo dục lạc, con người hiện đại đang dần dần làm ô nhiễm và phá vỡ một trường sống tốt đẹp của mình. Nhiều biểu hiện thiếu cân nhắc, thiếu phản tỉnh của con người ngày nay khiến chúng ta không khỏi lo ngại đến cuộc sống hiện đại và tương lai, nếu con người không thật sự quay về để tìm xem mình đang làm gì và có thái độ sống thích hợp như thế nào.

Đứng trước sự thách thức to lớn của lối sống thiếu giác tỉnh, bất chấp các hậu quả của con người ngày nay, chúng ta - những người Phật tử - cần phải tỏ rõ hơn nữa nếp sống tự ý thức và tự chế ngự của mình đồng thời cần phải nỗ lực xây dựng nhiều môi trường sinh hoạt mang tính giáo dục cao cả cho con người. Tất nhiên, chúng ta không chủ trương xây dựng những ngôi chùa nguy nga tráng lệ nhằm thu hút sự chú ý của mọi người, vì đạo Phật không chủ trương nhiếp phục con người bằng quảng cáo hay cổ xuý, đạo Phật chỉ giúp xây dựng hạnh phúc cho con người bằng cách nói: "Mời bạn đến và thấy" (ehipassika). Nhưng chúng ta sẽ nổ lực xây dựng, trong phạm vi khả năng của mình, những môi trường sinh hoạt tốt đẹp với những nội dung giáo dục lành mạnh, trong sáng, hướng thượng, thắm đượm tính người, tính dân tộc bằng chính sự nỗ lực và trí tuệ mỗi chúng ta. Làm sao mỗi một ngôi chùa đều trở nên một môi trường giáo dục tốt, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, đúng như một nhà thơ đã ca ngợi:

"Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của Tổ tông".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/07/2015(Xem: 5888)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
25/06/2015(Xem: 6082)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 6882)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 5908)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 6634)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 8016)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7120)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 6402)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7223)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6075)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567