Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Tiến trình tu tập đưa đến giải thoát, không tranh chấp

12/11/201016:37(Xem: 11504)
6. Tiến trình tu tập đưa đến giải thoát, không tranh chấp


6. TIẾN TRÌNH TU TẬP ĐƯA ĐẾN GIẢI THOÁT, KHÔNG TRANH CHẤP

Nguồn gốc của tranh chấp là tưởng và hý luận. Chỉ có nhiếp phục tưởng và hý luận mới đưa đến không tranh chấp và giác ngộ. (Trích kinh Mật Hoàn, số 28, Trung Bộ I).

Đức Phật có nhiều lời tuyên bố, mới xem qua như là một tuyên bố thường tình, nhưng suy nghiệm kỹ sẽ vô cùng sâu sắc và có những tác động làm chúng ta choáng váng không ngờ... như khi được du sĩ ngoại đạo Dandapani hỏi: "Sa môn Gotama có quan điểm giảng thuyết những gì?" Thế Tôn đã trả lời: "Theo lời Ta dạy, trong thế giới với chư thiên, Ma và phạm thiên, với các chúng sa môn, Bà-la-môn, chư thiên và loài người, không có tranh luận với một ai ở đời" (trang 109B). Một thời khác Ngài tuyên bố: "Vị đạo sư thuyết pháp không có tranh luận với một ai ở đời" (Tương Ưng III, 165) Rồi Ngài truy nguồn gốc các tranh chấp: "Các tưởng sẽ không có ám ảnh vị Bà-la-môn (tu hành) sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu". Từ các tưởng khởi lên các hý luận vọng tưởng, từ hý luận khởi lên các sự tranh chấp đấu tranh . Một khi con người đã làm chủ được các dục, không bị các phiền não chi phối, không phân vân, không có hối hận, không có tham ái đối với hữu và phi hữu, thời một con người như vậy được xem như hoàn toàn thoát khỏi các chi phồi của tưỏng. Và chính từ đây chấm dứt các tranh chấp, chống đối. Đến đây Đức Phật lại nói lên phương pháp đối trị các hý luận (papanca). Những hý luận có thể do bất cứ nhân duyên gì khởi lên, thời vị hành giả cần phải "không đón mừng, không hoan hỷ, không chấp thủ". Nếu đối với các hý luận có một thái độ không chấp thủ như vậy, thời 7 tùy miên: tham, sân, kiến, nghi, mạn, hữu tham và vô minh tùy miên đều được đoạn tận, và với sự đoạn tận của những pháp này, cũng sẽ đưa đến đoạn tận "chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ và như vậy mọi bất thiện pháp đều được đoạn tận, không còn dư tàn".

Lời giảng của Thế Tôn được chấm dứt ở nơi đây, rồi Ngài đi vào tịnh xá, và lời giảng của thế Tôn được tôn giả Mahà Kaccàna giải thích và phân tích như sau, theo lời yêu cầu của các Tỷ-kheo: "Do nhân 6 căn mắt tai lưỡi thân và ý với 6 trần sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp nên 6 thức khởi lên. Do có xúc nên khởi lên các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm (Vitakkti), thời có hý luận (papanceti). Do hý luận là nhân, một số hý luận vọng tưởng (papancasanasankha) hiện hữu cho một người trong các pháp". Do 6 căn nhận thức quá khứ, vị lai, hiện tại. Sự kiện này xảy ra khi nào có 6 căn, khi nào có 6 trần, khi nào có 6 thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra khi có sự thi thiết của xúc thời có sự thi thiết của thọ. Khi nào có sự thi thiết của thọ thời có sự thi thiết của tưởng. Khi nào có sự thi thiết của tưởng thời có sự thi thiết suy tầm. Khi nào có sự thi thiết của suy tầm, thời một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.

Sự kiện này không xảy ra khi nào không có 6 căn, không có 6 trần, không có 6 thức, thời không có sự thi thiết của xúc. Khi nào không có sự thi thiết của xúc thời có sự thi thiết của thọ. Khi nào không có sự thi thiết của thọ thời không có sự thi thiết của tưởng. Khi nào không có sự thi thiết của tưởng thời không có sự thi thiết suy tầm.

Khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời có sự hiện hành của một số hý luận vọng tưởng được Nhưng nếu các hý luận vọng tưởng khởi nên, vì nhân duyên này hay nhân duyên khác, thời Đức Phật dạy cho cách đối trị, là đối với những hý luận ấy "không có gì đáng cho chúng ta hoan hỷ, không có gì đáng cho chúng ta chấp thủ" và khi đã không có chấp thủ các hý luận, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên. Từ sự đoạn tận 7 tùy miên này, đưa đến sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Và chính ở đây, tất cả bất thiện pháp được đoạn trừ, và như vậy vị ấy được xem như đã giải thoát giác ngộ.

Bài dạy này của Đức Phật, xem các tưởng, các hý luận là nguyên nhân căn bản của các đấu tranh, tranh chấp cũng chỉ đích danh đây là nguồn gốc của chiến tranh và muốn xây dựng hòa bình cũng không có thể để cho các lý luận, các vọng tưởng chi phối con người, Hãy chặn đứng các vọng tưởng, hãy chấm dứt các lý luận, mới hy vọng xây dựng một xã hội an bình giàu tình người tốt đẹp.

Trong kinh Ưu-đàm-bà-la sư tử hống (Trường Bộ kinh) đức Phật xác nhận cho các ngoại đạo rõ là Ngài thuyết pháp không phải để dành lấy đệ tử của người khác, không phải để ngoại đạo từ bỏ kinh tạng của họ, không phải vì muốn xác tín cho các ngoại đạo đối với các pháp bất thiện mà truyền thống từ xưa đã xem là bất thiện, không phải vì muốn cho ngoại đạo từ bỏ những thiện pháp mà truyền thống tổ sư đã xem là thiện pháp. Đức Phật xác nhận rất rõ ràng với các ngoại đạo mục đích thuyêt pháp của Ngài là: "Có nhửng bất thiện không được từ bỏ làm cho cấu uế, đưa đến tái sanh, đem lại đau khổ, đem già bệnh chết cho tương lai; những pháp ấy ta thuyết pháp để diệt trừ chúng. Nếu các ngươi thực hành đúng theo lời giảng dạy, các pháp thanh tịnh được tăng trưởng, và các ngươi sẽ tự chứng ngộ đạt đến an trú ngay trong hiện tại, trí tuệ cụ túc viên mãn" (Trường Bộ III, 57)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2011(Xem: 5120)
Khái niệm ‘nghiệp’ vốn đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiên ở đời : chính trên cơ sở của giáo thuyết về ‘nghiệp’ này mà Bà-la-môn giáo thiết lập hệ thống cứng ngắt về bốn giai cấp : Brahman(Bà-la-môn), Sát-đế-lợi, Tỳ-xá, Sudra(Thủ-đà-la). Đức Phật đã bác bỏ quan điểm giai cấp ấy, bằng câu nói : “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn”.
20/07/2011(Xem: 10138)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
20/07/2011(Xem: 5410)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
17/07/2011(Xem: 9079)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
13/07/2011(Xem: 5637)
Điều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai may mắn thoát được nổi? Vì vậy, người hữu tâm muốn lợi mình lợi người thì chẳng thể không sớm lo liệu… Kẻ chẳng biết Phật pháp chỉ đành mặc cho nghiệp xoay chuyển, không làm thế nào được. Nay đã được nghe pháp môn Tịnh Độ phổ độ chúng sanh của đức Như Lai thì phải nên tín, nguyện niệm Phật, sắp sẵn tư lương vãng sanh, hầu mong thoát được huyễn khổ luân hồi sanh tử, chứng sự vui chơn thật Niết Bàn thường trụ.
12/07/2011(Xem: 7462)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
12/07/2011(Xem: 4292)
Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lý thâm sâu bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành?
07/07/2011(Xem: 5785)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
01/07/2011(Xem: 4066)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
01/07/2011(Xem: 4568)
Đạo Phật đến với người Âu Mỹ chúng ta qua nhiều tông phái và hệ phái, làm cho một người mới vào đạo cảm thấy rất bỡ ngỡ, mất rất nhiều thì giờ tìm hiểu những chi tiết vô nghĩa. Ngay cả chính tôi, sau 30 năm nghiên cứu Đạo Phật và hành trì trong những truyền thống khác nhau, tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng về tính chất phức tạp của đạo nầy. Từ lâu, tôi đã giới hạn sự hiểu biết của tôi trên bình diện tổng quát của Đạo Phật, và chỉ đào sâu vào một vài tông phái đặc biệt. Cho nên, vì sự hiểu biết của tôi rất tổng quát, hy vọng những gì trình bày ở đây có thể sẽ giúp ích phần nào cho những người mới bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]