Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tịnh Độ vấn đáp

06/04/201214:27(Xem: 6802)
Tịnh Độ vấn đáp

TỊNH ĐỘ VẤN ĐÁP

Tỳ kheo Thích Giác Nhàn sưu tập

LỜI GIỚI THIỆU

Một học sinh khi còn ở cấp trung học cần phải học tổng hợp các môn, nhưng khi lên Đại học thì phải học chuyên môn, do đó cần phải chọn cho mình một ngành nghề phù hợp sở thích của mình. Có như vậy việc học mới tiến bộ và kết quả đạt được sẽ tốt đẹp hơn. Một người tu Phật, lúc đầu cần phải chọn cho mình một pháp môn thích hợp để tu tập. Con đường đến quả vị Phật có nhiều lối, tùy theo căn cơ của mỗi người mà chọn lựa con đường nào thích hợp nhất để đi. Như lời người xưa đã nói “thuốc không quý tiện, lành bệnh là thuốc hay; Pháp không cao thấp, hợp là pháp diệu”

Nhằm giúp những vị tu theo pháp môn Tịnh độ vững niềm tin và tinh tấn hành trì, thầy Thích Giác Nhàn trong thời gian nhập thất chuyên tu, đã bỏ ra một ít thời giờ sưu tập những lời Vấn đáp của chư Tổ sư tiền bối kết tập thành cuốn sách “Tịnh Độ Vấn Đáp” này. Nội dung cuốn sách rất bổ ích cho những người tu theo pháp môn Tịnh độ tham khảo. Tôi xin tán thán và tùy hỷ việc làm này của Thầy Thích Giác Nhàn và xin giới thiệu đến quý Phật tử gần xa.

Đại Đức Thích Chân Tính.


LỜI TỰA

tinhdovandap-thichgiacnhan-2-contentChư Phật ra đời là vì một đại sự nhân duyên là “khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”. Nghĩa là Ngài muốn chỉ cho tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Nhưng vì vô thỉ do một niệm vô minh bất giác khởi lên che mờ thể tánh thanh tịnh, nên chúng sinh trôi lăn trong ba cõi sáu đường, ra vào nơi sông mê biển nghiệp, mà không tự trở về với nguồn tâm chân như của chính mình. Vì vậy, Đức Phật tùy theo căn cơ sai biệt của mỗi chúng sinh mà Ngài nói ra nhiều pháp môn phương tiện khác nhau. Về sau chư Tổ y cứ trên lời Phật dạy lập ra nhiều tông chỉ như: Thiền tông, Duy thức tông, Mật tông, Luật tông, Tịnh độ tông… Các tông chỉ này đều thiết lập trên nền tảng của giới, định, huệ và cứu cánh cũng gặp nhau tại nơi suối nguồn chân như.

Hơn nữa, chư Tổ dạy: Muốn tiến vào địa hạt của các tông chỉ không phải đi bằng con đường kiến, văn, giác tri, thiết lập trên phạm trù tư duy hữu ngã mà phải bước vào bằng con đường niềm tin đi trên tiến trình tín, tấn, niệm, định và huệ để khai minh tâm địa để thành tựu trí huệ vô ngã. Không những các hành giả đi vào tông chỉ bằng niềm tin, mà các vị A La Hán và các vị Bồ Tát cũng đi qua cửa ngõ của niềm tin. Cũng như muốn bước vào dòng Thánh Tư đà hoàn phải dứt trừ nghi, giới cấm thủ, tà kiến. Và chư vị Bồ tát muốn bước lên ngôi đẳng giác cũng phải đi qua lộ trình Thập tín…

Sở dĩ người con Phật không tin lời Phật dạy là do lòng nghi, chính nghi là một thứ phiền não ngăn cản các hành giả đi vào con đường đạo, vì một đàng nghi, một đàng tin thì thử hỏi làm sao thực hành để thành tựu tâm pháp được. Vì lẽ đó chúng tôi góp nhặt các nghi vấn về Tịnh độ tông để cống hiến cho các vị liên hữu làm tư lương trên bước đường tu niệm. Lẽ dĩ nhiên, những nghi vấn này không thể nào giải quyết hết những mối nghi ngờ của các vị. Tuy nhiên, có cũng là một yếu tố giúp cho hành giả có được niềm tin vững chắc để đi vào tâm pháp Phật.

Muốn chuyển hóa hết các nghi vấn, điều cần yếu là tự mỗi người phải thực nghiệm pháp tu. Duy chỉ có thực hành mới có thể đánh tan các mối nghi. Khi nghi không còn, thì tin hay không tin không đặt thành vấn đề nữa, vi vạn pháp đều là “Như Thị”.

Chúng tôi chỉ làm công việc biên soạn thuật lại những lời vấn đáp của chư Tổ liên tông Tịnh độ. Tuyệt nhiên, chúng tôi không dám xen một ý nghĩ riêng tư vào, vì lời dạy của chư Tổ quá là đầy đủ. Chắc rằng, việc làm của chúng tôi không sao tránh khỏi những lỗi vụng về. Ngưỡng mong các bậc cao minh từ bi chỉ giáo cho.

Phật lịch 2544

DL 1-1-2001

Tỳ kheo Thích Giác Nhàn

Tự LIÊN PHƯƠNG SA môn


ĐỨC PHẬT HUYỀN KÝ:

Thời mạt pháp ức ức người tu hành khó có người được giải thoát.

Chỉ có nương nơi pháp niệm Phật mà được thoát khỏi luân hồi, mau chứng thành Phật quả.

(Kinh Đại Tập)

NGÀI VĂN THÙ SƯ LỢI DẠY:

Nếu thiện nam tín nữ nào nguyện mau thành Phật không gì qua môn tu “Niệm Phật”

Niệm Phật thời có thể mau chứng qua vô thượng Bồ đề.

(Tống Cao Tăng Truyện)

ẤN QUANG ĐẠI SƯ NÓI:

Cửu giới chúng sinh rời pháp môn này thời chẳng thể viên thành Phật quả.

Thập phương chư Phật bỏ pháp môn này quyết không thể độ khắp chúng sinh.

(Ấn Quang Văn Sao)

Đọc sách PDF

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2024(Xem: 252)
Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa. Pháp sư Huệ Viễn được coi là Tổ đầu tiên của Tịnh tông Trung Hoa; thành lập Bạch Liên Xã quy tụ được hơn ba ngàn cả tăng lẫn tục toàn các bậc hào kiệt trong đời, trong đó có 18 vị là bậc thượng thủ, để lại cho hậu thế đời sau vô số câu chuyện vãng sinh ly kỳ. Đây là tông phái siêu việt, với nhiều đặc thù thuộc Đại thừa viên đốn. Gọi Đại thừa bởi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả. Viên, bởi tông này lý sự vẹn toàn, tóm thâu cả Tiểu thừa giáo, Đại thừa thỉ giáo, Đại thừa chung giáo và Đại thừa đốn giáo. Đốn, vì tông này không luận bàn về pháp tướng mà chỉ chuyên về chân tánh, không cần trải qua nhiều thứ lớp, tu tập trong một đời có thể chứng lên quả vị Bất thối chuyển. Đây chính là những điểm siêu xuất, đặc thù của tông Tịnh Độ.
20/09/2024(Xem: 558)
Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.
30/08/2024(Xem: 274)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 421)
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
28/08/2024(Xem: 1004)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
28/06/2024(Xem: 1441)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
06/05/2024(Xem: 626)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ. So với hai kinh kia thì kinh A Di Đà ngắn, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung không quá thâm sâu hay mật nghĩa như những kinh Đại Thừa khác. Phật tử bắc tông phần nhiều ai cũng đọc tụng và khá nhiều người thuộc nằm lòng.
16/04/2024(Xem: 827)
Một đám đông Mỹ-Mễ-Mít làm việc chung với nhau, ngày nào cũng đùa giỡn rần rật, chơi khăm rồi cười sằng sặc, tán dóc đủ thứ chuyện trên đời, từ chính trị cho đến chuyện súng ống tràn lan, giá xăng tăng… Nhưng nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là chuyện bóng cà na và chuyện đàn bà. Y cũng là một tên tích cực trong nhóm, thậm chí còn nổi trội về những trò gây cười. Y là tay nghịch ngầm và có nhiều ý tưởng mới, hễ y ra tay hay góp lời là cả đám cười hả hê. Những lúc câu chuyện trở nên thô tục quá thì y giật mình nhớ lại vấn đề chánh niệm nên ngưng nói. Giữ chánh niệm không phải là dễ, nhất là khi ở trong một môi trường mọi người đều thất niệm hay không biết chánh niệm là gì, quả thật những chuyện đùa , chuyện sắc dục nó hấp dẫn và dễ dãi hơn là chuyện chánh niệm.
16/03/2024(Xem: 2586)
Nam Mô có nghĩa là Trở về A, nghĩa là: vô Di Đà, nghĩa là: Lượng Phật, nghĩa là Giác, tánh biết Niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là “ trở về với tánh giác vô lượng của bản thân mình, đó là A Di Đà tánh, là ông Phật của chính mình” Cứu cánh của Pháp môn Tịnh Độ là đạt tới điểm chung của Thiền cũng là khám phá ra ông chủ của mình . Tịnh Độ là ông Phật của chính mình chứ không phải ở ông Phật Tây Phương Cực Lạc. 🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
20/01/2024(Xem: 1349)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com