Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm hiểu Tánh Không

02/09/201114:44(Xem: 6650)
Tìm hiểu Tánh Không

TÌM HIỂU TÁNH KHÔNG

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma
Hoang Phong chuyển ngữ


tamtiettho


Lời giới thiệu: Bài chuyển ngữ dưới đây trích từ một quyểnsách của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma mang tựa đề "TâmThức Giác Ngộ, Những lời khuyên Trí tuệ cho con người ngày nay"(L'Esprit en Eveil, Conseils de Sagesse auxhommes d'aujourd'hui, nxb Presses du Chatelet, 2009. Phiên bản tiếng Anh: In My Own Words, nxb Hay House, 2008). Phần chuyển ngữ gồm toàn bộmột chương ngắn (chương 10, tr. 141-151) nêu lên một trong các khái niệm đặc thùvà quan trọng nhất của Phật giáo, đó là khái niệm về Tánh Không (Sunyata- Vacuité - Emptiness).

Khoa học là sự hiểu biết về thế giới hiệntượng bên ngoài và các ứng dụng của sự hiểu biết ấy. Đấy là cách định nghĩa củakhoa học ngày nay. Thế nhưng cũng có một lãnh vực hiểu biết khác, thiết lập trênnguyên tắc tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác, đặc biệt liên hệ đên cáchiện tượng bên trong (tức nội tâm), và được ứng dụng vàocác hiện tượng như tri thức hay tâm thức chẳng hạn. Cả hai khoa nghiên cứu trênđây đều nhắm vào một mục đích chung là làm thế nào để mang lại sự toại nguyện vàniềm hạnh phúc cho con người, và đấy cũng là những mối bận tâm sâu xa nhất củahọ. Đối tượng và phương pháp của cả hai ngành nghiên cứu đó đều do chính conngười sáng tạo, do đó chúng nhất thiết trực tiếp liên hệ đến họ. Một khoa học gianghiên cứu các hiện tượng bên ngoài cũng không khác gì với hình ảnh của một ngườiđang mưu cầu hạnh phúc, vì tri thức cũng liên hệ mật thiết đến họ, dù cho họ cóthành thạo trong lãnh vực này hay không. Ngược lại, bất cứ một người nào khi hướngvề lãnh vực tâm linh và hằng quan tâm đến tri thức hoặc thiền định, thì nhất địnhsớm muộn gì cũng phải đối đầu với lãnh vực vật chất (có nghĩa là mặc dù chỉ quan tâm đến cáchiện tượng nội tâm thế nhưng trên thực tế cũng không thể gạt sang một bên sựtìm hiểu lãnh vực vật chất). Giữa hai phương pháp tiếpcận đó (đối với tâm linh và vật chất),không có một phương pháp nào có thể gọi là hoàn toàn để có thể đứng vững một mình. Nếu như mộttrong hai phương cách có thể đứng vững một cách độc lập được, thì nào có cần đếnsự hỗ trợ của phương cách kia.

Tính cách ngẫu biến của các hiện tượng

Nềntảng triết học hay cách nhìn của Phật giáo đối với các hiện tượng đều hướng vàotính cách ngẫu biến (hay ngẫu nhiên, bất định, bất ngờ..., contingency)của chúng. Đề cập đến khái niệm ngẫu biến của mọi hiện tượng cũng có nghĩa là nêulên tính cách tương liên và tương kết giữa mọi vật thể (interdependence),tức sự hiện hữu của chúng nhất thiết phải lệ thuộc vào một thứ gì khác. Đối vớimột hiện tượng vật chất, người ta có thể xác định là nó hiện hữu nhờ vào cácthành phần cấu tạo ra nó, đối với một hiện tượng cấu hợp phi-vật-chất thì sự hiệnhữu của nó được chỉ định hoặc bởi chính tính cách liên tục của nó, hoặc bởi mộtthể dạng nào đó của sự liên tục ấy (thí dụ một hiện tượng tâm thần luôn liên hệ đến sự liên tục của nóđối với thời gian hoặc những thể dạng hiển lộ hay biểu lộ của nó trên dòng liêntục ấy). Vì thế, các hiện tượng dù thuộc bêntrong (tức tâm thần)hoặc bên ngoài (tức vật chất)thì trong bất cứ trường hợp nào chúng cũng không thể hiện hữu độc lập với cácthành phần (đối với các hiện tượng vật chất)hay các thể dạng hiển hiện của chúng (đối với các hiện tượng tâm thần).

Đốivới bất cứ một hiện tượng nào, dù có cố sức tìm đủ mọi cách để xác định sự hiệnhữu của chúng, thì ta cũng không thể phát hiện được bất cứ một dấu vết nhỏ nhoinào chứng minh cho tính cách xác thực của sự hiện hữu ấy - tức là không có mộtmảnh vụn nhỏ nhoi nào của bất cứ một thứ gì để có thể dùng ngón tay mà trỏ vào đấyhầu chứng minh sự hiện hữu của một hiện tượng -, vì thế ta có thể kết luận rằngmột hiện tượng nhất thiết chỉ hiện hữu qua sự phỏng đoán của tâm thức (đây là mộtnguyên tắc khá quan trọng cần ghi nhớ, vì nó sẽ giúp theo dõi cách phủ nhận sựhiện hữu của "cái ngã" được trình bày trong các phần dưới đây).

Mọihiện tượng không hàm chứa bất cứ một sự hiện thực độc lập nào bên ngoài tâm thứcđứng ra để phỏng đoán về sự hiện hữu của chúng (tức là mọi hiện tượng chỉ hiện hữu qua sựphỏng đoán của tâm thức), do đó tánh không(vacuité, emptiness)có nghĩa là không có bất cứ một sự hiện hữu tự chủ nào bên ngoài sự phỏng đoáncủa tâm thức. Vì lý do sự hiện hữu của các vật thể không mang tính cách tự phát(tựnhiên, tự tác tạo hay tự hình thành...)mà luôn luôn phải lệ thuộc vào vô số điều kiện, và mỗi khi các điều kiện thay đổithì các vật thể cũng biến đổi theo. Do đó các hiện tượng chỉ hiển hiện tùy thuộcvào một số điều kiện nào đó, và đồng thời cũng tùy thuộc vào một số điều kiệnkhác để chấm dứt và không còn hiện hữu nữa. Thế nhưng chính sự vắng mặt đó của mọisự hiện hữu tự tại, không lệ thuộc vào bất cứ một nguyên nhân hay điều kiện nào,lại là cơ sở giúp cho các hiện tượng có thể biến đổi được, chẳng hạn như sự hiểnhiện hay sự đình chỉ của nó, v.v... (nhờ vào tánh không tức sự vắng mặt của mọi sự hiện hữu nội tại nêncác hiện tượng mới có thể biến đổi được, có nghĩa là nếu một hiện tượng hàm chứamột sự hiện hữu tự tại, bất biến và trường tồn thì nó không còn khả năng nào đểbiến đổi được nữa).

Thiếtnghĩ cũng nên so sánh giữa sự giải thích khoa học về vai trò của một chủ thể đứngra quan sát tức là người "tham dự" (tức nhà khoa học đứng ra quan sát)và quan điểm của Phật giáo theo đó các hiện tượng quan sát không những đơn thuầnchỉ là những hình ảnh tâm thần, những phóng ảnh hay sự quán thấy của tâm thức,mà chúng không thể nào hiện hữu bên ngoài tâm thức được, (câu này cónghĩa là những gì do một khoa học gia quan sát hay mô tả lệ thuộc vào chủ thể tứclà nhà khoa học, những gì do tâm thức quán nhận nhất thiết là những hình ảnh tâmthần và bắt buộc phải lệ thuộc vào tâm thức và không thể hiện hữu bên ngoài tâmthức được). Tâm thức và vật chất là hai thứ khácnhau, tâm thức giữ vai trò nắm bắt và chỉ định vật chất bằng một tên gọi. Điều đócó nghĩa là đối với tất cả mọi hiện tượng và không có một ngoại lệ nào, và dù chochúng chỉ là những tạo tác hay những biểu lộ đơn thuần của tâm thức và không hàmchứa một thực thể riêng biệt nào, thì nhất thiết phương cách hiện hữu của chúngcũng đều bắt buộc phải lệ thuộc vào sự vận hành tối hậu của tâm thức, giúp cho tâmthức phỏng đoán ra sự hiện hữu của chúng. Vì thế nên người ta cũng có thể gọi tâmthức là một thứ "chủ thể phỏng đoán". Tóm lại phương cách hiện hữu củamọi hiện tượng cũng hoàn toàn khác biệt với "chủ thể phỏng đoán" giữvai trò phỏng đoán ra chúng, thế nhưng đồng thời thì sự hiện hữu của chúng cũnglại trực tiếp lệ thuộc vào chính "chủ thể (đã)phỏng đoán" ra chúng. Tôi có cảm giác là quan điểm ấy có thể xem như tươngđồng với những gì do khoa khọc giải thích liên hệ đến một chủ thể quan sát (tức khoa họcgia). Mặc dù có sự khác biệt trên phương diệnthuật ngữ, thế nhưng thật rõ ràng là có một sự trùng hợp trên phương diện ý nghĩa.

Bản chất đích thật của mọi hiện tượng

Thoạtnhìn thì các khái niệm về sự ngẫu biến và tánh không đươc trình bày trên đây cóvẻ như hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. Thế nhưng, nếu phân tích sâu xa hơn thìngười ta cũng sẽ hiểu rằng các hiện tượng đều hiển hiện hay hiện hữu trong một khungcảnh hoàn toàn lệ thuộc vào nhau, và chính vì sự hiện hữu lệ thuộc đó mà các hiệntượng từ bản chất đều mang tính cách trống không (mọi hiện tượng chỉ có thể hiện hữu bằngcách lệ thuộc vào nhau, bên ngoài sự lệ thuộc đó ra thì sẽ không có một hiện tượngnào có thể hiện hữu hay hiển hiện ra được, đặc tính ấy gọi là tánh không của mọihiện tượng). Do đó người ta có thể xác định rằng sựngẫu biến(ngẫu nhiên, bất định, bất ngờ - contingency)tánh khôngđược thiết lập trên mộtcơ sở duy nhất chung cho nhau, mặc dù chúng cho thấy hai sắc thái khác nhau (vừa bất địnhvà biến đổi lại vừa trống không, tức có nghĩa là một hiện tượng luôn bất địnhnên không để lại "phía sau" một thứ gì cả ngoại trừ sự trống không, do đó ngẫu biến- contingency - và tánh không - emptiness - cũng chỉ là một).Trên phương diện bề ngoài thì hai bộ mặt đó trái ngược nhau (trống khôngvà sự kiện bất định hay ngẫu biến), thế nhưng trênmột bình diện sâu xa hơn, cả hai lại tỏ ra ăn khớp và bổ túc cho nhau (xin nhắcthêm là tánh không chẳng có nghĩa là không có gì hết mà đúng hơn là các hiện tượngluôn bất định và biến động và nhất thiết không hàm chứa một bản chất cố định vàbất biến nào, vì thế nên tánh không hay bản chất biến động liên tục ấy của mọihiện tượng cũng "ăn khớp" hay "trùng hợp" với tính cách ngẫubiến bất định của mọi hiện tượng. Thế nhưng cũng cần nhắc thêm là sự ngẫu biến đócủa mọi hiện tượng cũng phải lệ thuộc vào quy luật tượng liên - interdependence- tức sự tạo tác do điều kiện mà có hay là lý duyên khởi, và tất nhiên còn phảithuận theo quy luật nguyên nhân hậu quả nữa).

Phươngcách theo đó mọi hiện tượng hiển hiện khác hẳn với phương cách mà chúng hiện hữuthật sự. Khi tâm thức nắm bắt phương cách hiển hiện của các hiện tượng (tức là sự tạotác do điều kiện mà có)thì nó cứ nghĩ đấy làmột sự hiện hữu đích thực để bám chặt vào ý nghĩ ấy hay khái niệm cá biệt ấy, vàchính đấy là nguyên nhân mang lại sự sai lầm. Vì khái niệm hay ý nghĩ đó hoàntoàn lầm lẫn ngay từ cấp bậc nắm bắt đối tượng, nên được xem là hoàn toàn tráingược với cách hiện hữu đích thật của hiện tượng, và cả với chính hiện thực nữa.Sở dĩ có sự lệch lạc hay trái ngược xảy ra giữa "những gì đúng thật"và "những gì hiển hiện" là vì các hiện tượng, tuy trên thực tế hoàntoàn không hàm chứa bất cứ một thực thể cá biệt nào, thế nhưng vẫn hiện ra vớimột tâm thức bình thường (tức một tâm thức không quen suy luận về bản chất của hiện thực) nhưlà hàm chứa một sự hiện hữu tự chủ, mặc dù chúng không hề mang đặc tính ấy (nói cáchkhác, tâm thức của một người không tu tập sẽ không quán nhận được bản chất đíchthực của mọi hiện tượng và xem những gì hiển hiện ra trước mắt đều"đúng" như thế và " thật" như thế, và tất cả đều hàm chứa mộtsự "hiện hữu độc lập và tự tại", thế nhưng thật ra thì đấy chỉ là nhữnghình ảnh luôn chuyển động và biến đổi tương tự như ảo giác, chúng liên tục hiệnra và mất đi với một tốc độ mau hay chậm mà thôi).

Cũng thế, trên thực tế tuy rằng các vật thể đềulệ thuộc vào các nguyên nhân (tạo ra chúng)và đều mang tính cáchvô thường, bất định, luôn gánh chịu sự đổi thay, thế nhưng chúng vẫn hiển hiệnra có vẻ như là trường tồn và bất biến. Vì thế mà một thứ gì đó dù thuộc vào thểloại khổ đau thế nhưng vẫn được xem là một nguồn hạnh phúc (thí dụ"hạnh phúc lứa đôi" mang bản chất lo buồn và kéo theo những khổ đaumênh mông, thế nhưng vẫn được xem là một nguồn hạnh phúc),hoặc một thứ gì đó trên thực tế là sai, thế nhưng vẫn hiển hiện ra như là đúngthật (thí dụ thấy có một lớp nước trên mặt đường dưới sức nóng của ánh nắngmặt trời). Sự mâu thuẫn giữa phương cách hiện hữuvà phương cách hiển hiện của mọi hiện tượng thường là một chủ đề suy tư mang lạinhiều sự quán xét thật tinh vi. Sự mâu thuẫn giữa "những gì đúng thật"và "những gì hiển hiện" thường tạo ra đủ mọi thứ sai lầm. Thật ra thìnhững gì vừa được trình bày trên đây cũng hết sức gần với khái niệm về sự khácbiệt giữa phương cách hiển hiện và sự hiện hữu của một số hiện tượng mà cáckhoa học gia từng nêu lên (thí dụ bản chất của ánh sáng là năng lượng, thế nhưng hình thức nănglượng đó có thể hiển hiện dưới dạng các hạt ánh sáng gọi là foton hoặc dưới dạngcác làn sóng, và tùy theo các tầng số khác nhau mà các làn sóng mang các màu sắckhác nhau. Bản chất của mọi hiện tượng là tánh không, thế nhưng từ bản chất tánhkhông đó đã phát sinh và hình thành đủ mọi thể dạng chuyển động và bất định đểtạo ra cả một thế giới vô thường chung quanh chúng ta, trong đó kể cả tư duy vàxúc cảm thuộc vào nội tâm của chúng ta nữa).

Mộtcách tổng quát, khi đã thấu triệt được ý nghĩa của tánh không và sự bất định (contingency)của mọi hiện tượng là gì thì lại càng khiến chúng ta tin tưởng vững chắc hơnvào quy luật nguyên nhân hậu quả. Theo quy luật đó các nguyên nhân và điều kiệnkhác nhau sẽ mang lại các hậu quả, có thể là tích cực hay tiêu cực, thế nhưngluôn luôn tương quan với chúng. Nhờ sự hiểu biết đó chúng ta sẽ biết quan tâm hơnđến các nguyên nhân và ý thức hơn đến tính cách đa dạng của các điều kiện khácnhau. Nếu chúng ta đạt được một sự hiểu biết đúng đắn về tánh không hoặc đã quenthuộc với sự quán nhận về khái niệm đó, thì chúng ta sẽ tránh bớt được những thểdạng méo mó tâm thần, chẳng hạn như sự bám víu, hận thù, v.v..., sở dĩ những thểdạng lệch lạc đó có thể xảy ra là vì sự quán nhận của chúng sai lầm - sai lầm ởđây có nghĩa là không phân biệt được một cách minh bạch sự khác biệt giữa"những gì đúng thật" và "những gì hiển hiện". Thí dụ, khiquan sát một vật thể nào đó, nhờ kinh nghiệm chúng ta có thể nhận thấy các cảmnhận của mình thay đổi tùy theo tình trạng tâm thức của mình trong lúc đó (thí dụ trướcmột vật thể, một con người hay một bối cảnh nào đó, chúng ta phát lộ những xúccảm khác nhau tùy theo tâm thức của mình lúc đó đang vui hay đang buồn, đang longhĩ hay thảnh thơi). Mặc dù đối tượng quansát lúc nào cũng là một, thế nhưng nếu tâm thức đang trong trạng thái bình lặngthì phản ứng của mình cũng sẽ kém mãnh liệt hơn so với lúc tâm thức đang bị trànngập bởi những cảm xúc thật mạnh, chẳng hạn như sự giận dữ. Phương cách hiện hữuđích thật của mọi hiện tượng, hay nói một cách tổng quát hơn là nguyên tắc củasự hiện hữu, tất cả đều là tánh không. Nếu đã hiểu được điều đó thì sau này mỗikhi nhận thấy tính cách mâu thuẫn của các thể dạng bên ngoài nơi mọi hiện tượng,thì tức khắc ta cũng sẽ nhận thấy ngay sự sai lầm của mình trong cách quán nhậnlệch lạc về các thể dạng đó. Kết quả mang lại là tất cả những méo mó ảnh hưởngđến tâm thức của mình, chẳng hạn như hận thù, bám víu, v.v..., phát sinh từ kháiniệm lầm lẫn trên đây và từ những ảo giác do bản chất mâu thuẫn của mọi hiện tượngtạo ra, sẽ mất đi sức tác động của chúng.

Ngườita có thể nêu lên thắc mắc sau đây: các cường độ khác nhau của tri thức (consciousness)hay tâm thức (spirit)phát sinh khi chúng nắmbắt một đối tượng (phản ứng mạnh hay yếu của tri thức hay tâm thức trước một đối tượngquan sát), sẽ xảy ra như thế nào? Sở dĩ các cấp bậcnắm bắt của tri thức mang nhiều cường độ khác nhau là vì chúng tương quan với cáccấp bậc tinh tế khác nhau của năng lực nội tâm khích động tri thức hướng vào đốitượng. Các cấp bậc tinh tế khác nhau cũng như các sức mạnh khích động khác nhaucủa tri thức làm phát sinh ra tác động hướng tri thức vào đối tượng, sẽ quyết địnhcác cấp bậc nắm bắt khác nhau cho tri thức. Cần phải suy tư về sự liên hệ giữatri thức nội tâm và thế giới vật chất bên ngoài, vì điều này thật hết sức quantrọng. Nhiều triết gia Đông Phương, nhất là các triết gia Phật giáo, thường nêulên khái niệm về bốn thành phần: đất, nước, lửa và khí, hoặc nếu kể thêm vào đóthành phần không gian thì tất cả sẽ phải là năm (Đức Đạt-Lai Lạt-Ma chủ trương phải có nămthành phần, vì phải cần có không gian để chứa đựng và chuyển tải các thành phầnkia). Bốn thành phần căn bản - đất, nước, lửavà khí - phải được hỗ trợ bởi không gian, đó là thành phần giúp cho bốn thànhphần căn bản có thể hiện hữu và vận hành. Không gian - tức không trung hay"ê-te"("ether"- không gian "tinh khiết") - được xem như cơsở cần thiết giúp cho sự vận hành của tất cả các thành phần khác có thể xảy rađược.

Nămthành phần có thể phân chia thành hai thể loại: năm thành phần thuộc bên ngoàivà năm thành phần thuộc bên trong (thế giới của hiện thực bên ngoài và thế giới nội tâm),và giữa hai hai thể loại bên ngoài và bên trong ấy luôn luôn có một sự liên kếtchặt chẽ. Theo một số kinh sách Phật giáo, chẳng hạn như Kinh Thời Luân(KalachakraTantra), thì thành phần không gian hay "ê-te" (khôngtrung)không phải là một sự trống không tuyệtđối và không hàm chứa bất cứ một thứ gì cả, mà trái lại không gian được xem là cấutạo bởi các "hạt vi thể trống không". Các hạt vi thể trống không này làmcơ sở giúp cho sự tiến hóa (hay hình thành)cũng như sự tan biến củabốn thành phần kia (đất nước, lửa và khí)có thể xảy rađược. Bốn thành phần này phát xuất từ cơ sở không gian và cũng sẽ quay trở lại đểhội nhập với cơ sở ấy. Quá trình của sự tan biến trên đây xảy ra theo thứ tự nhưsau: đất, nước, lửa và khí, và quá trình của sự hình thành thì theo thứ tự nhưsau: khí, lửa, nước, đất. Khái niệm này sẽ dễ hiểu hơn nếu được chỉ định bằng cácthuật ngữ như chất cứng (đất), chất lỏng (nước), hơi nóng (lửa) và năng lực (khí).Bốn thành phần được tạo tác từ các hạt vi thể trống không theo thứ tự từ thậttinh tế đến thô thiển, và sau đó lại tan biến vào các hạt vi thể trống khôngtheo thứ tự từ cấp bậc thô thiển nhất đến cấp bậc tinh tế nhất (xin chú ýhai quá trình trên đây cũng trùng hợp với hai quá trình một của cái chết và mộtcủa sự tái sinh). Không gian hay các hạt vi thể trốngkhông là cơ sở góp phần giúp cho toàn bộ các quá trình đó có thể xảy ra.

Thiền định về tánh không

Đểcó thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trênphương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánhkhông. Khi nào việc luyện tập thiền định (thông thường)nhằm mục đích rèn luyện tâm thức và cải thiện sự chú tâm bắt đầu mang lại kếtquả, thì khi ấy ta mới có thể khởi sự luyện tập về tánh không (có nghĩa làtrước hết phải tập luyện tâm thức và sự chú tâm, sau đó mới đủ khả năng để thiềnđịnh về tánh không).

Đốivới các phép thiền định thông thường về tánh không thì không nhất thiết phải trừutượng hóa bằng tư duy các thể dạng bên ngoài của đối tượng, thế nhưng riêng đốivới các phép luyện tập tan-tra thì nhất thiết phải trừu tượng hóa từ trong tâmthức thể dạng bên ngoài của các đối tượng.

Cóhai phương pháp giúp thực hiện các phép tu tập tan-tra này: phương pháp thứ nhấtlà chúng ta làm cho tất cả các thể dạng bên ngoài (tức những gì hiển hiện)tan biến hết (trong tâm thức)và sau đó thì thiền địnhvề tánh không, phương pháp thứ hai thì ngược lại phải thiền định về tánh không trướcvà sau đó mới làm cho tất cả các thể dạng bên ngoài của các vật thể tan biến.

Đếnđây, chúng ta thử giải thích thật ngắn gọn quá trình thiền định đích thật về tánhkhông. Đối với quá trình này, thật hết sức quan trọng phải nhận định được nhữnggì mà sự hiện hữu của chúng cần phải được phủ nhận. Các học phái Phật giáo lớn đềuchấp nhận các tiền đề gọi là "bốn dấu ấn của Phật giáo" (có thể xemthêm "Khái niệm về bốn dấu ấn trong Phật giáo" của Hoang Phong trêncác trang Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...).Bốn tiền đề đó như sau:

*Tất cả những gì phát sinh từ các nguyên nhân đều vô thường.

*Tất cả các hiện tượng ô nhiễm (có nghĩa là cấu hợp)đều là khổ đau.

*Tất cả mọi hiện tượng đều không có cái ngã và đều mang đặc tính của tánh không.

*Chỉ có thể dạng vượt thoát khỏi khổ đau (còn gọi là niết-bàn) mới đúng là sự anbình.

Muốnthiền định về tánh không thì trước hết cũng phải hiểu là thứ tánh không nào phảiđem ra để thiền định, nói cách khác tức là vật thể nào mà sự hiện hữu của nó cầnphải đem ra để phủ nhận. Nếu không xác định được đối tượng của sự phủ nhận làgì thì chúng ta cũng sẽ không hình dung ra được hình bóng phát sinh từ sự khiếmkhuyết của nó. Để thực hiện việc ấy, trước hết nên suy tư về chính bản thânmình, đấy cũng là cách thực tế nhất (tức thiền định về tánh không của sự hiện hữu của chính mình).

Chúngta vẫn thường phát biểu thật tự nhiên như sau: "tôilàm, tôi ăn, tôi ở lại đây",... Vậy ta thử tìmhiểu xem "cái tôi" - hay cái "chính tôi" ấy - hiển hiện ratrong tâm thức mình như thế nào, và sau đó cố gắng tìm hiểu về "cáitôi" ấy trong các trường hợp khác nhau. Chẳng hạn như khi ta hình dung trởlại sự bất an xảy ra trong tâm thức khi có một người nào đó khiển trách ta mộtcách bất công, hoặc nhớ lại sự vui thích khi có người tán tụng mình hết lời. Tronglúc các xúc cảm đó xảy ra thì tâm thức ta vô cùng dao động, thế nhưng ta vẫn cứcảm thấy một cách thật minh bạch "cái tôi" hay cái "chính tôi".

Mỗikhi cái "chính tôi" hiển hiện ra trong tâm thức mình, thì hãy nghĩ ngaylà nó có phải là một thứ gì khác với thân xác và tâm thức của mình hay không,và nó có phải là một thực thể độc lập hay không? Các thể dạng "chínhtôi" hay "cái tôi" hiển hiện ra một cách hết sức sinh động và tangỡ rằng có thể dùng ngón tay để trỏ vào nó, để chạm vào nó như là một thành phầnđộc lập với thân xác và cả tâm thức của chính mình. Cái "chính tôi" làmột thứ phóng tưởng tâm thần sai lầm lớn lao nhất có thể xảy ra: vậy những gì màta cần phải phủ nhận chính là "cái tôi" ấy.

Tómlại đấy là phương thức tiến hành quan trọng nhất và tiên khởi nhất, tức phảixác định thật đúng những gì phải phủ nhận (phép thiền định về tánh không bắt đầutrước hết bằng cách phủ nhận cái "tôi" của chính mình).

Điểmquan trọng thứ hai là nêu lên thí dụ giả sử như sự hiện hữu của "cáitôi" hay của "cái ngã" của tôi có thật và mang tính cách tự chủ,thì trong trường hợp đó ta phải tự hỏi xem "cái tôi" ấy hòa nhập đểtrở thành một với thân xác và tâm thức, hay ngược lại nó là một thứ gì hoàntoàn khác biệt với thân xác và tâm thức, bởi vì không có phương thức hiện hữu thứba nào ngoài hai phương thức trên đây.

Tómlại nếu cho rằng "cái tôi" hiện hữu như một thực thể độc lập, thì bắtbuộc ta phải chọn một trong hai giả thiết như sau: hoặc nó hòa nhập với thânxác và tâm thức để tạo ra một nhất thể, và trong trường hợp đó nhất định nó phảitrùng hợp với các cấu hợp, hoặc nó là một thứ gì khác (không liênhệ gì với thân xác và tâm thức), bởi vì không có phươngthức hiện hữu nào khác hơn.

Vậyđiểm quan trọng thứ hai là: hoặc "cái tôi" là một thành phần nằmchung trong các cấu hợp (ngũ uẩn),hoặc nó phải tuyệt đối khác hẳn.

Đếnđây chúng ta nên suy tư về ý nghĩ như sau: nếu "cái tôi" và các cấu hợpkết hợp lại để trở thành nhất thể, thì "cái ngã" cũng phải nhất thể vàđồng thời thân xác và tâm thức cũng bắt buộc phải nhất thể theo (không thểcó một thành phần cấu hợp nằm chung trong một nhất thể, nếu đã là nhất thể thìtất cả phải nhất thể), và tất cả sẽ được xemchung như là "cái ngã". Ngược lại, nếu "cái ngã" khác với cáccấu hợp, và nếu các cấu hợp là những thứ tổng hợp phức tạp thì "cái ngã"cũng sẽ phải là một thứ tổng hợp phức tạp như thế.

Sauđó chúng ta lại suy tư thêm như sau: nếu như "cái ngã" hay "cáitôi" độc lập ấy hiện hữu như một thựcthể riêng biệt và hoàn toàn khác với các cấu hợp, thì trong trường hợp đó"cái ngã" phải là một thứ gì đó xác thực (hữu hình, có thể "sờ mó" được- tangible), dù cho các cấu hợp (trước đâytừng kết hợp với nó)đã tan biến hết. Thếnhưng thật ra thì không đúng như thế.

Phươngcách lý luận trên đây cho thấy chúng ta không thể nào tìm ra được một "cáitôi" trong số các cấu hợp.

Hơnnữa sự suy luận trên đây còn giúp chúng ta khám phá ra "cái tôi" hay"cái ngã" độc lập từng hiển hiện ra trong tri thức mình thật ra chỉlà một khái niệm sai lầm, một thứ phóng tưởng của tâm thức. Trên thực tế, nókhông hề hiện hữu.

Hãynêu lên một thí dụ, vào lúc nhá nhem khi hừng đông hay hoàng hôn, một người nàođó trông thấy một con rắn và hoảng sợ, thế nhưng thật ra thì đấy chỉ là một cuộndây thừng. Hình ảnh con rắn chỉ hiện hữu trong tâm thức của người đang hoảng sợ,đối tượng bên ngoài - tức là sợi dây thừng - không hề hàm chứa một thứ cảm tínhnào về sự hiện hữu đích thật của một con rắn (không có "con rắn" nào kết hợpvới cuộn dây thừng, cũng không có "cái tôi" nào kết hợp với thân xácvà tâm thức - tức ngũ uẩn - của một cá thể).

Trường hợp tương tự như trên đây cũngxảy ra đối với các cấu hợp. Mặc dù chúng ta có cảm giác nhận thấy hình bóng nàođó của một "cái ngã" trong số các cấu hợp và có vẻ như nó thoát ra từchính các cấu hợp ấy, thế nhưng trên thực tế trong các cấu hợp không hề chất chứabất cứ một mảnh vụn nhỏ nhoi nào của bất cứ một thứ gì có thể xác định như là một"cái ngã". Những gì vừa trình bày cũng tương tự như thí dụ về con rắnvà sợi dây thừng trên đây, có nghĩa là con rắn không hề hiện hữu một cách thựcsự, nó chỉ là một phóng ảnh đơn thuần của tâm thức (con rắn cuộn tròn ở bên trong tâm thức,không nằm bên cạnh cuộn dây thừng).

Cũngtương tự như thế, dù cho chúng ta có cảm giác nhận diện được hay nắm bắt được mộtcá thể con người hoàn toàn khác biệt với các cấu hợp tạo ra cá thể ấy, thế nhưngtrên thực tế chúng ta không thể nào xác nhận được sự hiện hữu của cá thể ấy mộtcách đích thật bằng cách căn cứ vào các cấu hợp: chẳng qua đấy chỉ là một thứnhãn hiệu dán lên trên các cấu hợp mà thôi (khi nhìn vào một con người thì cái cá thểcủa con người ấy được tạo dựng ra trong tâm thức mình, đối tượng bên ngoài chỉlà một sự kết hợp của ngũ uẩn, cũng tương tự như con rắn được tạo dựng trong tâmthức, bên ngoài là cuộn dây thừng). Vì thế không cómột thực chất cá biệt nào hàm chứa trong đối tượng phân tích, và chúng ta lạiquay trở lại tình trạng trước đây (tức là không tìm thấy "cái ngã" hay "cái tôi"nào trong các cấu hợp khi đem các cấu hợp ra để phân tích, "cái ngã" hay"cái tôi" ấy chỉ là một phóng ảnh đơn thuần của tâm thức).

Đốivới các thể dạng khác nhau của một đối tượng, thì nếu chúng ta nhìn chúng (đơn thuần)trên phương diện đối tượng thì giữa chúng không có gì khác biệt nhau (đấy chỉ lànhững thể dạng luôn biến động). Sự khác biệt chỉ phátsinh trong tâm thức đứng ra giữ vai trò cảm nhận, tức thuộc vào phía chủ thể (đối tượng làđối tượng, chính tâm thức giữ vai trò chủ thể để phán đoán và diễn đạt sự khácbiệt giữa các thể dạng của đối tượng). Khi chúng ta đặtcái tên "con rắn" cho cuộn dây thừng thì đấy là một ý nghĩ sai lầm.Khi mặt trời lên cao, chúng ta nhìn thấy rõ đối tượng quan sát, và chúng ta gạtbỏ sự phán đoán sai lầm trước đây nhờ vào một phương cách vững chắc hơn của sự nhậnthức (cognition), tức dựa vào một loạitri thức khác.

Cáinhãn hiệu "con rắn" áp đặt cho cuộn dây thừng có thể gây ra tai hại (sự hoảng hốt).Thế nhưng trong trường hợp cái nhãn hiệu ấy là một cá thể con người, và dù cho cáthể con người ấy không phải là một thực thể khách quan đi nữa, thế nhưng nếu chúngta cứ gán cho các cấu hợp (tạo ra cá thể ấy)các đặc tính của mộtcon người, thì cũng không hề hấn gì cả. Chẳng qua vì không có một thể loại trithức nào đủ sức để loại trừ sự sai lầm đó (có những thể loại hay phương cách khácnhau của sự nhận thức giúp phân biệt dễ dàng giữa cuộn dây thừng và con rắn, thếnhưng nếu muốn phân biệt giữa ngũ uẩn và cá thể con người thì vô cùng khó khăn,lý do là không có một thể loại tri thức nào khả dĩ thích nghi để giúp phát hiệnđược sự phân biệt đó. Muốn đạt được khả năng tri thức ấy người tu tập phải pháthuy được Trí tuệ).

Dầusao đi nữa, dù cho chúng ta thực hiện được sự hiểu biết khả dĩ giúp chúng ta chấpnhận sự kiện cá thể con người hoàn toàn không hề hiện hữu đi nữa, thế nhưng cáckinh nghiệm bản thân (sẵn có từ trước)của chúng ta sẽ hiệnra để chống lại sự quán thấy đó. Tóm lại người ta chỉ có thể xác nhận sự hiện hữucủa cá thể con người bằng cách duy nhất là nhờ vào thể loại tri thức chủ quan -tức loại tri thức giữ vai trò dán các nhãn hiệu. Đấy cũng chính là lý do giảithích tại sao mọi vật thể chỉ hiện hữu bằng tên gọi mà thôi. Chẳng qua vì khônghề có một sự hiện thực khách quan nào cả (câu kết luận gợi lên cho chúng ta chủthuyết căn bản của Duy Thức học).

Vài lời lạm bàn của người dịch:

Kháiniệm về bản chất tánh không của mọi hiện tượng là một trong những khái niệm đặcthù và quan trọng nhất của Phật giáo. Khái niệm đó bao hàm thật nhiều lãnh vựctriết học, chẳng hạn như Triết học siêu hình (Metaphysic), Triết học về sự Hiểubiết (Epistemology), Hiện tượng học (Phenomenology)... Tất cả mọi hiện tượng (dharma) dù thuộc lãnh vực vật chất hayphi-vật-chất đều không hề hàm chứa một sự hiện hữu tự tại nào. Thậtrõ ràng chúng ta có thể "sờ mó" được các vật thể, "theodõi" được các biến cố, "hình dung" và "mô tả" được cáchình ảnh tâm thần, cũng như "cảm nhận" được các xúc cảm trong tâm thức,thế nhưng Đức Phật lại nói tất cả những thứ ấy "không thật" và đấy chỉlà "ảo giác", và bản chất đích thật của chúng là "tánhkhông".

Hầuhết các khoa học gia, học giả và triết gia Tây phương quan tâm đến Phật giáo đềutỏ ra kinh ngạc và sửng sốt trước khám phá thật táo bạo và siêu việttrênđây của Đức Phật. Thật vậy, khái niệm về tánh không của mọi hiện tượng thật hếtsức khó để thấu triệt, vì nó vượt lên trên sự hiểu biết và trí thông minh thôngthường. Suốt trên dòng tiến hóa của nền văn minh nhân loại và kể cả trong thếgiới ngày nay, chưa hề có một hệ thống tư tưởng, triết học hay tôn giáo nào nêulên khái niệm đó, ngoại trừ Phật giáo.

Muốnthấu triệt được khái niệm về tánh không của sự hiện hữu dù chỉ thuộc lãnh vực lýluận và phân tích cũng phải suy tư lâu dài và tập trung tâm thức thật mạnh. Sự hiểubiết đó gồm có nhiều cấp bậc khác. Trong bài thuyết giảng trên đây Đức Đạt-LaiLạt-Ma cho biết là dù cho ta đạt được sự hiểu biết tánh không bằng lý luận và chấpnhận "cá thể con người" hay "cái ngã" không hiện hữu đi nữa,thế nhưng kinh nghiệm sống chi phối bởi hiện thực chung quanh luôn hiện ra đểchống lại sự quán nhận đó, vì thế dù cho chúng ta hiểu được "vô ngã"là gì thế nhưng chúng ta lúc nào cũng cảm thấy "chính mình" và"người khác", "cái này" và "cái kia", "cái tốt"và "cái xấu", "cái đúng" và "cái sai"...

Vìthế thiết nghĩ có lẽ chúng ta nên vượt lên trên những gì thuộc vào kinh nghiệmbản thân lâu đời của mình đối với thế giới hiện tượng, hầu loại bỏ những chướngngại cản trở sự quán nhận tánh không tuyệt đối của sự hiện hữu. Khi nào chúng tacảm nhận được cái tánh không đó một cách trực tiếp và tự nhiên, không còn bị cảntrở bởi bất cứ một xung năng nào của nghiệp lực hay một sức mạnh nào phát sinhtừ tác động bản năng, thì khi đó chúng ta mới có thể tự nhận là mình nắm bắt đượcbản thể trống không của sự hiện hữu trong thế giới này.

Tuynhiên, trên phương diện thực tế và thực dụng, dù chỉ quán nhận được khái niệm vềtánh không của mọi hiện tượng ở một cấp bậc nào đó cũng đủ để biến nó trở thànhmột liều thuốc hóa giải cực mạnh, hầu giúp chúng ta loại bỏ được mọi sự bám víuvào những ảo giác trong thế giới này cũng như trong tâm thức của chính mình.

Bures-Sur-Yvette,01.09.11

HoangPhongchuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2015(Xem: 11025)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
08/01/2015(Xem: 8939)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 9812)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
25/12/2014(Xem: 8561)
Là phật tử không gì quý hơn, vui hơn, an lạc hơn, giải thoát hơn được học hiểu chút chút các kinh đại thừa liễu nghĩa của Đức Phật dạy. Quy y Tam Bảo, tụng kinh nghe kinh, nghe thuyết pháp, đi chùa hơn 37 năm mà không biết kinh Phật dạy có 2 loại : kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa.
01/12/2014(Xem: 12974)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
19/11/2014(Xem: 15807)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
08/11/2014(Xem: 16959)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
07/11/2014(Xem: 12542)
Tôi có một người bạn cùng tu tịnh nghiệp. Ngoài việc làm Phật sự tại các chùa, thường hay niệm Phật cầu sinh Cực Lạc. Bạn tôi rất thích đọc kinh và nghe Pháp, nên tôi cứ nghĩ là anh đã thông hiểu pháp môn Tịnh Độ. Nhưng không dè, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, bạn tôi lại lo lắng than, chưa đạt nhất tâm và sợ sẽ không được vãng sinh Cực Lạc! Là tín đồ Tịnh Độ mà khi chết lại hồ đồ như thế thì thực là đáng tiếc!
29/10/2014(Xem: 7757)
Loài người chúng ta nhờ vào sáu giác quan mà có sự hiểu biết. Nhưng có rất ít người nhận ra rằng sự nhận biết của sáu giác quan chỉ giống như con gà con hình thành trong vỏ trứng. Tuy nhiên đủ sức mổ được vỏ trứng vỡ ra để thấy được cảnh giới bên ngoài thì rất ít, mà hầu hết bị chết trong vỏ trứng.
07/08/2014(Xem: 14760)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]