Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh phúc hay khổ đau nằm trong tay bạn

12/06/201115:05(Xem: 4746)
Hạnh phúc hay khổ đau nằm trong tay bạn
hoa cuc (16)
HẠNH PHÚC HAY KHỔ ĐAU
NẰM TRONG TAY BẠN

Sunday, 23 January 2011 20:30 News in 2011
Nguồn/ Source: Good Life, Bad Life, The Choice Is Yours


Không nằm ngoài quy luật vạn pháp vô thường, Đại đàn Quán đỉnh cũng đã sắp đến hồi kết thúc. Một mặt, điều này rất tuyệt, bởi vì khóa lễ thực hành cầu nguyện đã diễn ra vô cùng viên mãn. Vậy là một hoạt động thiện lành trong đời sống được hoàn tất. Nhưng mặt khác, tôi lại bắt đầu thấy nhớ Thượng sư, người bác kính yêu của mình cũng như nhớ tới tất cả những Pháp hữu khác. Sau đại lễ này, chúng tôi mỗi người sẽ đi con đường riêng của mình. Chúng ta ai cũng có số phận riêng của mình, có con đường đi riêng và sống những cuộc đời khác nhau. Mặc dù chúng ta muốn ở bên nhau nhưng chúng ta không có sự lựa chọn nào khác. Đó là một đặc tính rất điển hình của luân hồi.

Tuy vậy, tôi hoan hỷ xin được chia sẻ đôi dòng. Rất nhiều Phật tử Hồng Kông đến đây tới hai lần chỉ trong vòng một tuần lễ, lần đầu vào lúc bắt đầu khai đàn, và lần sau vào lúc tạ đàn. Nhiều người trong số họ đang nỗ lực hết sức tìm cách tách mình khỏi công việc, khỏi cấp trên quản lý của mình, mặc dù các bạn hẳn đều biết là nghỉ phép là điều khó khăn thế nào, thế nhưng họ đã thực sự cố gắng. Đó chính là thiện duyên!

Như mọi khi, tôi rất tin tưởng vào Drukpa Hồng Kông, những đạo hữu, những huynh đệ kim cương tại đây. Một lần nữa, họ đã bày tỏ được tâm chí thành dâng hiến đối với đạo pháp bằng sự hiện diện của mình tại buổi lễ vô cùng trân quý và hy hữu này. Bạn có tin hay không, hầu như đã không có một Phật tử nước ngoài nào tới tham dự, ngoại trừ Drukpa Hồng Kông. Điều này chứng tỏ họ có tâm chí thành chân thực. Những người khác cũng cố gắng hết sức mình, nhưng hầu hết đều không vượt qua được. Song thậm chí cũng có những người còn không cố gắng thử sức. Nên tôi chẳng biết bày tỏ gì hơn là lòng tri ân chân thành tới Phật tử Hồng Kông.

Không chỉ có vậy, vì tấm lòng tri ân của tôi thực ra chỉ là một phần rất bé nhỏ không đáng kể, điều quan trọng nhất là có thể tham dự một đại lễ quán đỉnh lớn và hy hữu như vậy là một đại nhân duyên mà tôi có thể nói đó là một đại nhân duyên của cả một đời người. Được tham dự là một phúc duyên lớn lao. Tôi cảm thấy rất tiếc cho những ai không thể đến và đón nhận đại lễ quán đỉnh này. Bởi duyên do nào đó, họ đã không tích lũy đủ phúc đức thiện nghiệp, nên hãy cùng cầu nguyện để lần sau trong vị lai họ sẽ không bỏ lỡ một đại nhân duyên như vậy nữa.

Một số người thậm chí còn bạch lại với tôi rằng: ‘Thông tin đến muộn quá nên chúng con không kịp sắp xếp thời gian vì chúng con còn bận việc nọ việc kia.’ Vân vân và vân vân. Chúng ta viện rất nhiều lý do khi đến lúc đón nhận giáo pháp hay sự gia trì trí tuệ thanh tịnh chân thực. Nhưng nếu liên quan đến đi nghỉ, thức ăn ngon, nghỉ ngơi thư giãn hay đi chơi với bạn, chúng ta chẳng bao giờ lấy làm phiền nếu đó là những việc xảy ra sát nút hay đột ngột. Rất vui mừng phấn chấn, chúng ta vội chộp ngay lấy những cơ hội ấy. Nhưng nếu liên quan đến việc đem lại an lạc cho chính bạn thân mình, tạo nhân hạnh phúc chân thực, thì những cái cớ như ‘giờ sát nút’ hay ‘tổ chức quá đột xuất không có kế hoạch’, đủ thứ lý do tương tự đổ xuống và phong tỏa toàn bộ tâm trí của bạn. Cho nên, hẵng khoan nói đến chuyện giúp đỡ tha nhân, ngay cả bản thân bạn thậm chí còn chưa đủ thiện duyên để giúp đỡ và đem lại an lạc cho chính mình.

Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi? Theo nghĩa này, tôi luôn khuyên nhủ đạo hữu và đệ tử rằng họ cần phải thông tuệ, cần phải biết nắm lấy cơ duyên và đừng bao giờ cho phép mình vì bất kỳ lý do gì đánh mất những cơ duyên hy hữu ấy. Như thế là rất máy móc và độn trí. Trên thế gian này tôi luôn nhận thấy có rất nhiều người như vậy, đôi khi tôi thấy mình cũng bao gồm trong đó, cứ mỗi khi có cơ duyên tới, chúng ta lại chẳng chịu nắm bắt. Thay vì nắm bắt lấy chúng, ta lại vờ làm như mình đang bận rộn với những việc không đâu để rồi để uống phí mọi cơ may. Cho nên, đối với những Phật tử từ Hồng Kông đến tham dự đại đàn quán đỉnh và những ai đang đọc thông điệp ngay lúc này, tôi thực sự rất khâm phục sự nỗ lực của các bạn đã không quản trần lao, thu xếp công việc, gia đình, rất nhiều bộn bề lo toan để tới đây. Các bạn rất cừ khôi.

Vì thế, cho dù bạn buồn lo hay hạnh phúc, có cuộc sống hạnh phúc hay bất hạnh, bạn thực sự vẫn luôn có sự lựa chọn. Đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác khi bạn phải chịu đựng khổ đau hay có một cuộc sống bất như ý. Cứng nhắc, không biết vươn lên, sợ hãi không dám vượt qua ngưỡng chịu đựng cùng thói quen viện đủ những lý do ngớ ngẩn, đó chính là những nguyên nhân dẫn tới bất hạnh và thất bại. Tâm nguyện của tôi là giúp đỡ những hữu tình hữu duyên với mình thoát khỏi những ý niệm giả tạo và đạt đến tự do giải thoát chân thực. Bạn không thể đem lại hạnh phúc cho người khác nếu bạn không hạnh phúc. Mà bạn có hạnh phúc hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Bạn là chủ nhân ông của chính mình!

Tôi rất lấy làm tiếc là không có bức hình nào để chia sẻ với tất cả các bạn. Nếu ai đó gửi email tới văn phòng của tôi tấm hình nào tôi sẽ đăng lên mạng để các bạn cùng xem. Nhưng ngay lúc này thì tôi vẫn đang ân hưởng đại ân phúc gia trì từ lễ quán đỉnh hy hữu và trân quý này. Cho nên vì bận tập trung vào thiền định, tôi không theo dõi được khâu tổ chức người quay camera, lúc này thậm chí tôi còn không nhớ nổi là để máy di động và những vật dụng khác ở đâu nữa. Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn rằng tôi đang sống một cuộc đời tràn đầy ý nghĩa!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2011(Xem: 5128)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
21/07/2011(Xem: 4505)
Khái niệm ‘nghiệp’ vốn đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiên ở đời : chính trên cơ sở của giáo thuyết về ‘nghiệp’ này mà Bà-la-môn giáo thiết lập hệ thống cứng ngắt về bốn giai cấp : Brahman(Bà-la-môn), Sát-đế-lợi, Tỳ-xá, Sudra(Thủ-đà-la). Đức Phật đã bác bỏ quan điểm giai cấp ấy, bằng câu nói : “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn”.
20/07/2011(Xem: 8403)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
20/07/2011(Xem: 4646)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
17/07/2011(Xem: 8302)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
13/07/2011(Xem: 4992)
Điều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai may mắn thoát được nổi? Vì vậy, người hữu tâm muốn lợi mình lợi người thì chẳng thể không sớm lo liệu… Kẻ chẳng biết Phật pháp chỉ đành mặc cho nghiệp xoay chuyển, không làm thế nào được. Nay đã được nghe pháp môn Tịnh Độ phổ độ chúng sanh của đức Như Lai thì phải nên tín, nguyện niệm Phật, sắp sẵn tư lương vãng sanh, hầu mong thoát được huyễn khổ luân hồi sanh tử, chứng sự vui chơn thật Niết Bàn thường trụ.
12/07/2011(Xem: 6695)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
12/07/2011(Xem: 3746)
Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lý thâm sâu bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành?
07/07/2011(Xem: 5210)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
01/07/2011(Xem: 3461)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567