Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật tánh trong "Phật sẽ thành"

18/05/201106:16(Xem: 4112)
Phật tánh trong "Phật sẽ thành"
Buddha_16Dù không phải là Phật tử, hoặc chỉ là kẻ vô thần, có lẽ cũng ít nhất từng một lần tình cờ nghe câu nói: :"Chúng sanh là Phật sẽ thành.”

Đây là lời xác quyết đầy từ bi của một vị giáo chủ chưa bao giờ nhận mình là giáo chủ. Sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới gốc cây bồ đề, sa-môn Gotama đã tìm ra cội nguồn sâu sa tạo nên vòng sinh tử luân hồi, cột buộc bao khổ đau phiền não! Có thực sự biết khổ từ đâu mới mong diệt khổ.

Bốn mươi chín năm sau đó, sa-môn Gotama đã đi không ngừng nghỉ để truyền dạy cách diệt khổ. Người theo học đủ mọi tầng lớp trong xã hội, từ vua quan, trưởng giả tới dân giã nghèo hèn; từ trẻ tới già, từ trí tới ngu… một lòng tôn kính gọi ngài là Phật, do chữ Buddha lấy nghĩa theo tiếng Magadhi là Người Tỉnh Thức; và tôn xưng ngài là giáo chủ của một tôn giáo có tên là Đạo Phật, bởi con đường ngài chỉ dạy đưa tới sự tỉnh thức.

Nhân gian biểu tỏ lòng ngưỡng kính như thế, nhưng Đức Phật thì sao? Những ai đã từng nghe câu nói “Ta là Phật đã thành. Chúng sanh là Phật sẽ thành” thì chẳng cần suy cạn nghĩ sâu gì cũng hiểu ngay, vì câu nói đó đơn giản quá! Đức Phật chỉ nhận mình là người đã nhìn ra những nguyên nhân của khổ đau nên đã tỉnh thức, thoát khỏi khổ đau mà thành Phật; trong khi chúng sanh cũng có đủ những hạt giống tỉnh thức, để thành Phật, nhưng vì tập khí sâu dầy, chưa nhận ra thôi. Xác quyết điều này, ngụ ý Đức Phật không nhận mình là giáo chủ, mà trái lại, ngài khuyến tấn rằng ngài và chúng sanh không khác, chỉ là sự nhận biết trước hay sau. Và người đã biết sẽ chỉ cho người chưa biết để cùng đạt tới sự giác ngộ như nhau.

Điều này nói lên bản chất của Phật giáo là Giáo Dục chứ không phải là Tôn Giáo. Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao, như thứ lớp ngoài đời từ mẫu giáo lên đại học. Ngài là vị thầy không lấy học phí của bất cứ học sinh nào, chỉ nhận sự cúng dường mỗi ngày một chén cơm mà giảng dạy không ngừng nghỉ suốt bốn mươi chín năm! Nhận thức như vậy, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về bốn chữ “Chư pháp thực tướng”. Đó là chân tướng của vũ trụ nhân sinh, cô đọng toàn bộ những lời Phật thuyết trong suốt hơn bốn thập niên.

Phật tử tôn kính Đức Phật là tôn kính một người Cha, một vị Thầy chứ không phải với lòng sợ hãi mù quáng như đối với thần linh!

Không một nơi nào trên trái đất này, mà chỉ có toàn điều tốt, người tốt, hoặc ngược lại, toàn điều xấu, người xấu. Tốt xấu luôn xen kẽ bên nhau như hồ sen mà Đức Phật đã quán chiếu khi vừa đắc đạo. Đóa sen có cọng thấp cọng cao, lá sen có lá non lá già, bông sen có bông nở rộ, bông hàm tiếu nhưng trong mỗi đơn vị đều chứa đựng đủ bản chất của bùn, nước, nắng, gió… Khi nghiệm ra lý duyên khởi và lẽ vô thường trong trời đất cũng là lúc Đức Phật ngạc nhiên nhận diện khả năng giác ngộ, hay Phật tánh, đều có mặt và có sẵn trong mỗi chúng sanh! Ngài đã phải kêu lên: “Lạ thay! chúng sanh nào cũng có sẵn hạt giống trí tuệ và giác ngộ, mà sao muôn ức kiếp vẫn lăn trôi trong sinh tử khổ đau?”

Vì lòng thương tưởng chúng sanh nên Đức Phật đã từ chối nhập Niết Bàn khi Ma Vương tới dụ. Ngài khẳng định ở lại Ta-bà để giáo hóa những Phật-Sẽ-Thành. Đó là thông điệp từ bi nhất, rõ rệt nhất trong đại nguyện của vị Phật-Đã-Thành.

Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, chúng sanh cõi Ta-bà nhận được những gì nơi kho tàng để lại?

Kinh Duy Ma Cật có một chương giới thiệu về quốc độ Chúng Hương của Đức Phật Hương Tích. Đó là một quốc độ cực kỳ trang nghiêm và thanh tịnh vì nơi đó không có hàng Thanh Văn, Duyên Giác mà chỉ có chúng Đại Bồ Tát ngồi nghe pháp bằng hương thơm chứ không bằng ngôn tự. Những vị Bồ Tát ở nơi lý tưởng và đẹp đẽ như vậy làm sao không sửng sốt khi nghe nói về cỏi Ta-bà uế nhiễm đầy những phiền não khổ đau với muôn chúng sanh vô minh khó dạy mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã phát nguyện ở lại giáo hóa!

Không chỉ ngưỡng phục tâm đại bi của Đức Phật Thích Ca mà Chư Bồ Tát cõi Chúng Hương còn kinh ngạc khi trưởng giả Duy Ma Cật giãi bầy là Chư Bồ tát ở cõi Ta-bà phải thành tựu tám pháp mới vượt qua những chướng ngại trên đường hoằng pháp. Trong tám pháp đó, có ba pháp đầu là căn bản, gồm:

1- Làm lợi ích chúng sanh không cầu báo đáp.

2- Chịu thay chúng sanh hết thảy khổ não và hồi hướng công đức đã làm cho chúng sanh.

3- Tâm bình đẳng với chúng sanh, khiêm hạ, vô ngại.(*)

Ấy vậy mà không thời nào không có những câu hỏi tiêu cực đầy ác ý của kẻ phàm phu, nhất là trong thời mạt pháp này. Những câu hỏi mà thực chẳng để hỏi, như: “Giáo lý Phật hay lắm! Nhiệm mầu lắm! Nhưng sau Phật Thích Ca đã có ai thành Phật thêm chưa?”

Nếu được nghe, tôi xin thưa:

- Dạ có, có nhiều lắm! Rất nhiều Phật-Đã-Thành, mà bạn không nhìn thấy đó thôi. Hãy gỡ cặp kính nghi hoặc xuống. Hãy lắng yên cái tâm phân biệt. Hãy mở rộng lòng hẹp hòi vị kỷ. Hãy hít vào không khí bình an và thở ra những oán kết hận thù. Hãy cho mà không chờ nhận. Hãy sẵn sàng vì lợi ích người mà chẳng quản nhọc nhằn. Hãy chia xẻ áo cơm khi biết có người đói lạnh. Hãy thương người như thương chính ta… Hãy tạm thử ngần đó thôi, bạn sẽ ngạc nhiên thấy mình thăng hoa, xung quanh bạn đều quá đẹp! qúa dễ thương!

Sự chuyển hóa lặng thầm nhưng kỳ diệu đó là gì vậy?

Bạn ơi! Giây phút nào bạn sống được như thế thì chính bạn đang là “Phật Đã Thành” đó. Chỉ tiếc là chúng ta không sống với Phật tánh đó được lâu vì tập khí tham sân si sâu dầy, nên từ “Phật Đã Thành” ta lại nhanh chóng trở về “Phật Sẽ Thành!”.

Nhưng xin chớ vội bi quan, vì giữ tâm thanh tịnh mà nhìn quanh, bạn sẽ cảm thấy hoan hỷ và phấn khởi. Bạn thấy gì? Có phải giữa bao cảnh huống đảo điên, bi đát, không bao giờ thiếu bóng những vị phát nguyện: “Phục thỉnh Thế Tôn vị chứng minh. Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập” Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài chứng minh, đời ác năm trược này, con xin thề vào trước. Những vị đó nguyện quên mình cứu người, chịu đói cho người no, chịu lạnh cho người ấm, chịu chết cho người sống?

Hãy nhìn kỹ, rồi bạn có can đảm nói khác đi, rằng bạn không hề thấy như thế không?

Vậy, những vị đó là ai?

Thưa bạn, tôi tin, đó là những Bồ Tát, nương theo lời dạy của Đức Thích Ca Mâu Ni, tiếp nối con đường cứu độ chúng sanh, xoa dịu những khổ đau trầm thống của kiếp nhân sinh.

Đó là Pháp Thân Phật, là những chúng sanh Đã, Đang và Sẽ thành Phật.

Nếu còn băn khoăn, có lẽ bạn nên tự hỏi ngược lại, là thế giới đảo điên này sẽ tang thương đến đâu, nếu thiếu vắng những Bồ Tát vị chúng sinh mà hành Bồ-Tát-Hạnh?

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.

Hạnh Chi

(Độc-Cư-Am. tháng tư, 2009)

(*)Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết- TT Thích Tuệ Sỹ dịch

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 4143)
Trong thế giới này, trong vũ trụ này hoặc trong muôn ngàn vạn ức thế giới, có một con quỷ - không biết dung mạo của nó ra sao, nó bao nhiêu tuổi, nhưng quyền năng của nó thật ghê gớm. Đó là Con Quỷ Vô Thường
29/09/2011(Xem: 4069)
Chữ “nhẫn” trong chữ Hán được viết như sau: 刃 (nhận) +心 (tâm) = 忍 Chữ 刃 (nhận) nghĩa là sự nguy hiểm, mũi nhọn, chém giết Chữ 心 nghĩa “tim”, chữ tâm được dùng rất phổ biến như tâm cảnh心境, tâm địa心地 nghiên cứu về hiện tượng ý thức gọi là tâm lý học 心理學, Phật học thì thượng gọi vạn pháp duy nhất tâm, gọi tắc duy tâm 唯心
22/09/2011(Xem: 4509)
Chúng sanh tạo tác ác nghiệp, đó là cội gốc chân thật của bệnh khổ. Bởi vì Phật, Bồ Tát, A La Hán không tạo ác nghiệp, cho nên các Ngài không bệnh. Đạo lý chính ngay chỗ này. Nếu Phật Bồ Tát bị bệnh thì đó là thị hiện, đó là hoằng pháp. Ví dụ như bệnh của Ngài Duy Ma Cật là hoằng pháp lợi sanh, không phải Ngài bệnh thật, Ngài không thể bị bệnh, Ngài không có lý do gì để bị bệnh.
15/09/2011(Xem: 4422)
Tự nhận rằng, là người của công việc, hay đi lại đó đây, ngay cả trong mùa an cư, do đó với riêng tôi, việc thực hiện đúng thời khóa công phu theo phương thức truyền thống là điều bất khả! Mặc dù vậy, tự trong sâu thẳm của lòng mình, mong mỏi được đọc tụng toàn bộ kinh tạng trong mùa an cư dường như là một sở nguyện đã manh nha từ lâu...
14/09/2011(Xem: 4996)
Hạnh phúc và khổ đau lưu xuất từ những hành động quá khứ của chúng ta. Để định nghĩa nghiệp (karma) trong vài chữ, người ta có thể nói: hãy làm tốt, tất cả sẽ tốt; nếu làm xấu, tất cả sẽ xấu. Karma - nghiệp - có nghĩa là "hành động". Nó hoạt động theo ba mặt: thân, lời, và ý. Nó sản sinh ra ba loại hậu quả: xấu, không xấu và trung tính, và diễn ra trong hai thời: trước tiên người ta nghĩ đến điều sắp làm, đó là hành động ý định, rồi những động lực tâm thức hiện thực thành một hành vi thân xác hay lời nói, đó là hành động cố ý.
13/09/2011(Xem: 4619)
Đức Phật tại thế, mọi người được sống hạnh phúc bên cạnh bậc đại Đạo sư minh triết tuyệt vời, cho nên không cần đặt ra vấn đề tìm hiểu về Phật. Nhưng khi Phật nhập Niết bàn, mọi người đều có chung suy nghĩ rằng cần góp nhặt lời Phật dạy để truyền cho nhau tu hành. Trong lần kiết tập đầu tiên, dĩ nhiên không thể trùng tuyên đầy đủ lời Phật dạy, cũng như không được mọi người tán thành hoàn toàn. Thật vậy, những chứng nhân quan trọng đã từng trực tiếp nghe Phật thuyết pháp như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên đã nhập Niết bàn. Ngoài ra, lịch sử cũng ghi rõ đại đệ tử thuyết pháp bậc nhất Phú Lâu Na và 500 Tỳ kheo không đồng ý với những gì được kiết tập. Họ đã đến hang động khác để trùng tuyên lại.
02/09/2011(Xem: 6684)
Khoa học là sự hiểu biết về thế giới hiệntượng bên ngoài và các ứng dụng của sự hiểu biết ấy. Đấy là cách định nghĩa củakhoa học ngày nay. Thế nhưng cũng có một lãnh vực hiểu biết khác, thiết lập trênnguyên tắc tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác, đặc biệt liên hệ đên cáchiện tượng bên trong (tức nội tâm), và được ứng dụng vàocác hiện tượng như tri thức hay tâm thức chẳng hạn... Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
30/08/2011(Xem: 5581)
Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát. Trong trường hợp này, người tìm đến Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát rất cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa Đạo Phật “nguyên thủy” và các Đạo Phật không phải là “nguyên thủy”, giữa Chánh pháp và Phi pháp.
25/08/2011(Xem: 7403)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự Thật – Tương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
25/08/2011(Xem: 6332)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]