Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bản đồ tu Phật

28/04/201321:06(Xem: 32273)
Bản đồ tu Phật
Buddha_4
BẢN ĐỒ TU PHẬT
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Hương Đạo xuất bản, in lần thứ ba, 1969
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành 1990

Lời tựa

Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?

Họ có cảm tưởng như đi lạc vào rừng rậm, tìm không được lối ra, mặc dù trong số ấy có nhiều người đã quy y lâu ngày hay đã ở chùa nhiều năm.Lại có người lại đơn giản hóa sự tu hành: họ chỉ thực hành qua loa một vài việc cho có lệ, và cho như thế là tu rồi.Có người chấp nhặt ở một phương pháp tu hành này, rồi bài xích tất cả phương pháp khác mà họ cho là quấy.Thậm chí có người hiểu nghĩa chữ “tu” một cách mơ hồ hay sai lạc, rồi dựa vào đó mà thực hành một cách mù quáng, sai đường, và đôi khi lại còn trở lại công kích những kẻ đi đường là khác!

Đứng trước tình trạng buồn thảm ấy, ai lại chẳng đau lòng! Vì thế chúng tôi bạo dạn soạn loạt bài này, để cống hiến cho quý vị nào còn bỡ ngỡ trên bước đường tu hành, một “bản đồ” chỉ đường tu về cõi Phật.

Trong loạt bài này chúng tôi in thành từng tập sách nhỏ, chúng tôi sẽ tuần tự đề cập đến những điểm quan trọng sau đây:

  1. Thanh toán những quan niệm chật hẹp sai lầm, những sự bài xích lẫn nhau của các tôn phái về chữ “tu”;
  2. Giải thích và phân tách rành rõ về nghĩa chữ “tu”;
  3. Nhấn mạnh vào sự cần yếu của sự tu hành, đối với hết thảy mọi người, mọi giai cấp trong xã hội, và chỉ rõ về cách “tu” của quảng đại quần chúng;
  4. Trình bày về lối tu thông thường, nhưng cần yếu của giới Phật tử, xuất gia và tại gia từ xưa đến nay;
  5. Trình bày về lối tu chuyên môn riêng biệt của các tôn phái Phật giáo (mười tôn). Các lối tu này nhằm mục đích đi sâu vào đạo, nên các tu sĩ xuất gia rất cần biết rõ;
  6. Trình bày cách tu rộng lớn của Đại thừa Bồ-tát trong mọi ý nghĩ, lời nói, cử chỉ và hành động, vv;
  7. Cuối cùng, giải rõ về lối tu của năm thừa, phân biệt so sánh lối tu của Đại thừa và Tiểu thừa để quy về Nhất thừa.

Chúng tôi trông mong, sau khi đọc xong loạt bài này, quý vị độc giả sẽ có một ý niệm rõ ràng về ý nghĩa của sự tu hành, một quan niệm tổng quát, chính xác về các lối tu, và sẽ lựa một đường lối tu hành thích hợp với hoàn cảnh, khả năng, hoài bão của mình, và sẽ vui vẻ tự bảo: “Từ đây về sau chắc chắn không còn sợ lạc đường nữa, vì ta đã có trên tay một bản đồ chỉ rành rẽ đường tu về cõi Phật.”

Sa-môn Thích Thiện Hoa



MỤC LỤC


TẬP I: Chọn đường tu
TẬP II: Luật Tôn
Tịnh Độ Tôn
Phụ hai phương pháp Niệm Phật
TẬP III: Thiền Tôn (Quyển nhứt)
TẬP IV: Thiền Tôn (Quyển Nhì)
TẬP V: Duy thức tôn
TẬP VI: Mật Tôn
Nghi thức Trì Ngũ Bộ chú
Thiên Thai Tôn
Phụ ba phương pháp tụng kinh
TẬP VII: Hoa Nghiêm Tôn
Phụ nghi thức tụng Hoa Nghiêm tự mẫu (giọng Tổ VN)
Phụ nghi thức tụng Hoa Nghiêm tự mẫu (giọng Quảng Đông)
Tam Luận Tôn
TẬP VIII: Câu Xá Tôn
Thành Thật Tôn
TẬP IX: Con đường tu của bậc Đại Thừa Bồ Tát
TẬP X: Con đường tu của Năm Thừa
Phần tổng kết

Nhập liệu : Chúc Huy Nguyễn Minh Hoàng

Ý kiến bạn đọc
06/03/201608:36
Khách
A Di Đà Phật

http://dophatgiao.vn/
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2012(Xem: 5481)
Vào mùa thu Milarepa đi tới một địa điểm được gọi là Gepa Lesum, nơi người dân đang thu hoạch mùa màng. Ngài đang khất thực thì một thiếu nữ tên là Nyama Paldarbum nói: “Ông đi tới căn nhà ở đằng kia, con sẽ gặp ông và tặng ông thực phẩm.”
10/06/2012(Xem: 7504)
Theo truyền thống Tiểu thừa Phật giáo, chúng ta bị dính vào cõi này với sinh, tử, tái sinh và chết đi vô tận bởi chúng ta tham lam mọi thứ và bám chấp vào chúng quá nhiều. Thậm chí mặc dù, bánh xe cuộc đời này mang đến rất nhiều khổ đau cho chúng ta, ta vẫn bám lấy nó. Truyền thống Tiểu thừa nhấn mạnh vào việc loại bỏ các nguồn gốc dù là tốt đẹp của tham luyến. Theo Đại thừa, bởi ngu dốt chúng ta bị kéo vào vòng luân hồi này. Chúng ta chấp nhận những thứ không thật là thật, và chúng ta nghĩ những thứ không thật đó là sự thực đúng đắn duy nhất. Mọi thứ chúng ta nghĩ phản ánh sự hiểu sai lầm về việc mọi thứ thực sự như thế nào. Vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là phát triển cái được gọi là “trí tuệ siêu việt,” để tiêu trừ các nguồn gốc của ngu dốt này.
16/05/2012(Xem: 4882)
Hôm nay, nhân mùa an cư, về đây thuyết pháp nhắc tôi nhớ lại tỉnh Bình Phước là tỉnh đầu tiên mà tôi đã đến hoằng pháp khi tôi mới ra trường vào năm 1958, nên tôi có độ cảm sâu sắc với tỉnh nhà; đặc biệt là trong hai cuộc chiến tranh vừa qua, nhân dân ở tỉnh này đã hy sinh quá nhiều. Vì vậy, giữa những người đã khuất và những người đang sống nơi đây có sự Liên hệ mật thiết, gợi cho chúng ta suy nghĩ rằng cần phải giúp cho người khuất bóng được siêu thoát thì người sống mới phát triển được ý này trong Phật giáo gọi là âm siêu dương thới.
16/05/2012(Xem: 4612)
Trên bước đường tu hành, mục tiêu của hàng đệ tử Phật là giải thoát sinh tử, đến Niết bàn theo tinh thần Phật giáo Nguyên thủy, hay thâm nhập vào các Tịnh độ theo tinh thần Phật giáo Bắc tông. Ở đây, chúng tôi triển khai một phần về thế giới Niết bàn. Thế giới Niết bàn hoàn toàn đối lập với thế giới hữu hạn mà chúng ta đang sống. Thật vậy, tất cả vạn vật hiện hữu ở thế giới Ta bà đều bị sự chi phối của định luật vô thường, khổ, không, vô ngã, không thể khác. Loài người sống trong thế giới sinh diệt cũng không thể thoát khỏi định luật này, gọi là sinh, già, bệnh, chết. Các loài thực vật cũng có bốn tướng là sinh, trụ, hoại, diệt và thế giới cũng trải qua bốn giai đoạn là thành, trụ, hoại, không.
10/05/2012(Xem: 5580)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấy có Tỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
09/05/2012(Xem: 3995)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ ([1]) và Kinh Đại Tập ([1]) là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Chư Tổ như các ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Thiên Như, Liên Trì, Ấn Quang, v.v… cũng đều đề xướng tuyên dương pháp môn Tịnh độ.
09/05/2012(Xem: 5053)
Niệm Phật tu hành bằng chơn tâm là biết được tánh trọng yếu của vấn đề niệm Phật, không quản ngại công tác nhiều, sự tình bề bộn, tuy thân bận rộn mà tâm không bận rộn, không để việc đời vướng mắc mà bị chuyển đổi. Như gương chiếu hình, hình hiện lên không chỗ nương cậy, hình mất đi không lưu dấu; cả ngày công việc đoanh vây, mà vẫn thong dong ngoài vật. Bởi vậy, hàng ngày lợi dụng những lúc: ngủ dậy, trước khi ngủ, trước và sau khi ăn, trước khi làm việc, sau khi làm việc, lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi... Tùy thời tùy chỗ mà niệm Phật. Lúc công tác dụng tâm suy nghĩ, tạm thời gác câu niệm Phật, công việc xong rồi lại tiếp tục câu Phật hiệu. Niệm Phật nhiều để thành thói quen niệm Phật, trong tâm có Phật thì sẽ được nhất tâm bất loạn; hiện đời này chứng được “niệm Phật tam muội” càng hay. Đó là: không làm các việc ác, vưng làm các pháp lành, tự thanh tịnh nơi ý, ba nghiệp thân, miệng, ý thanh tịnh thì lúc mệnh chung mới có thể biết trước giờ chết, thân không bệnh khổ, thần trí trong sáng th
04/05/2012(Xem: 11750)
Trong rất nhiều pháp môn tu tập theo giáo lý Phật giáo, thì mỗi một pháp môn tu tập là mỗi một con đường đi về với quê hương của chính mình, là mỗi một con đường đi về với quê hương chư Phật. Và, Tịnh độ cũng là một trong những con đường giúp ta sớm trở về với quê hương ấy.
01/05/2012(Xem: 10818)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
18/04/2012(Xem: 11539)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]