Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh Kiến

23/10/201022:03(Xem: 10429)
Chánh Kiến

CHÁNH KIẾN
Thích Phước Sơn

Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I).

Thời cổ đại, Ấn Độ là một trong những nước văn minh, từng có nhiều triết gia xuất chúng, thế nhưng vẫn có những chủ thuyết sai lầm và lạc hậu. Một trong những chủ trương tệ hại nhất chính là sự phân biệt chủng tộc và tự tôn giai cấp một cách mù quáng của giới tu sĩ Bà la môn lúc bấy giờ. Do đó, sau khi chứng đạt Vô thượng Chánh giác, Đức Phật đã vận dụng trí tuệ siêu tuyệt, vạch trần những chủ trương phi lý của họ, để cho mặt trời chân lý được hoàn toàn sáng tỏ.

Những người Bà la môn chủ trương: “Chỉ có Bà la môn là chủng tộc tối thượng, các chủng tộc khác là thấp hèn; chỉ có Bà la môn là thanh tịnh, các chủng tộc khác thì không thanh tịnh. Các Bà la môn là con chính thống của Phạm thiên, do Phạm thiên sinh ra, được quyền thừa tự Phạm thiên” (Trung Bộ kinh II, 84).

Để phản bác quan điểm sai lầm này, Đức Phật tuyên bố: “Này Bà la môn, nếu tự thể được sinh ra trong chủng tộc Bà la môn, thì người ấy được công nhận là Bà la môn. Nếu tự thể được sinh ra trong chủng tộc Sát đế lợi, thì người ấy được công nhận là Sát đế lợi. Nếu tự thể được sinh ra trong chủng tộc Phệ xá, Thủ đà, thì người ấy được công nhận là Phệ xá, Thủ đà. Này Bà la môn, cũng như ngọn lửa từ một vật gì được đốt lên thì nó được gọi tên tùy theo vật ấy. Ví dụ ngọn lửa được đốt lên từ củi, thì gọi là lửa củi; từ dăm bào thì gọi là lửa dăm bào; từ cỏ thì gọi là lửa cỏ; từ phân bò thì gọi là lửa phân bò. Cũng vậy, này Bà la môn, Ta nhớ lại những gia tộc xa xưa của mình, chỗ nào tự thể được sinh ra, thì tự thể ấy được công nhận tùy theo gia tộc ấy. Riêng Ta, Ta chủ trương Thánh pháp là sở hữu tối thượng của mỗi người” (Trung Bộ kinh II, 181).

“Này Bà la môn, ông phải hiểu rằng: Nếu một người Bà la môn có những hành vi phi pháp, như ăn trộm hoặc giết người, thì nó được gọi là tên trộm cướp, là kẻ sát nhân, và danh xưng Bà la môn của nó trước kia đã biến mất. Trái lại, nếu một người Thủ đà học rộng, có phẩm chất cao quý, thì thiên hạ gọi người ấy là nhà bác học, là bậc Hiền triết, và danh xưng Thủ đà của người ấy trước kia nay không còn nữa” (Trung Bộ kinh II, 88).

Theo Đức Phật, những ai không hiểu rõ lý Tứ đế thì không thể gọi là Sa môn hay Bà la môn chân chánh. Trái lại, chỉ có những ai thấu triệt “Đây là khổ”, “Đây là khổ tập”, “Đây là khổ diệt”, “Đây là con đường đưa đến khổ diệt”, thì những người ấy mới đáng gọi là Sa môn trong hàng Sa môn, là Bà la môn trong hàng Bà la môn. Vì chỉ có những Tôn giả ấy mới có thể dùng thắng trí để chứng đạt mục đích của Sa môn, của Bà la môn và an trú ngay trong hiện tại (Itivuttaka, 103, tr.77).

Bà la môn Kandaràyana phê bình Tôn giả Mahàkaccàna thiếu tôn kính đối với các vị Sa môn, Bà la môn già cả mà ông Kandaràyana cho rằng đó những hàng trưởng lão đáng được mọi người kính trọng. Tôn giả Kaccàna trả lời như sau: “Này Bà la môn, Đức Thê Tôn là Bậc Vô thượng Chánh giác đã cho biết thế nào là trưởng lão, và thế nào là không phải trưởng lão: Nếu một người già 80, 90 hay 100 tuổi mà đắm mình trong dục vọng, luôn luôn truy cầu các dục vọng, bị ngọn lửa dục vọng thiêu đốt, thì thiên hạ gọi người ấy là kẻ ngu si, không phải là trưởng lão. Trái lại, nếu một người trai trẻ, tuổi đời còn xuân xanh, mà sống thanh khiết, trong trắng, không hưởng thụ các dục vọng, không truy cầu các dục vọng, không bị lửa dục vọng thiêu đốt, người như vậy đáng được gọi là bậc Hiền trí, là hàng trưởng lão” (Tăng Chi Bộ kinh I, 11, tr. 81).

Đồng thời, Đức Phật cũng đưa ra một định nghĩa về trưởng lão ở một chỗ khác: “Này các Tỷ kheo, nếu một người già 80, 90 hay 100 tuổi, mà nói phi pháp, phi lý, không hợp thời, lời nói không nhằm mục đích, thì người ấy chỉ được gọi là một ông già ngu si. Trái lại, nếu một người còn trai trẻ, tuổi còn thanh xuân, mà nói đúng pháp, nói đúng lúc, có nghĩa lý, lời nói nhằm mục đích tốt đẹp, thì người ấy được gọi là bậc trưởng lão có trí” (Tăng Chi Bộ kinh IIA, 22, tr. 31).

Qua mấy định nghĩa trên đây, chúng ta hiểu thế nào là trưởng lão và thế nào là không phải trưởng lão. Chúng ta biết rằng Đức Phật là Đấng Toàn giác nên những gì Ngài nói ra đều nhằm làm cho thiện pháp tăng trưởng, bất thiện pháp suy giảm, đem lại lợi ích cho mọi người; do đó, Ngài đã khuyến cáo Bà la môn Vassakara phải thận trọng khi nói năng: “Này Bà la môn, điều gì đã được thấy, được nghe, được biết, mà khi nói ra bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thì không nên nói. Trái lại, điều gì đã được thấy, được nghe, được biết, mà khi nói ra thiện pháp tăng trưởng, bất thiện pháp tổn giảm, thì nên nói ra điều ấy” (Tăng Chi Bộ kinh II, số 183).

Như vậy, Đức Phật đã cho chúng ta biết phải nói như thế nào cho có lợi ích và đạt được mục đích tốt đẹp; Ngài còn dạy các đệ tử phải học tập và thực hành như thế nào cho đúng với Chánh pháp: “Này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo học thuộc lòng pháp, nhưng không biết mục đích tối thượng của phap, thì đó là người giỏi học thuộc lòng mà không sống đúng theo pháp. Lại nữa, vị Tỷ kheo thuyết pháp một cách lưu loát, nhưng không hiểu rõ mục đích tối thượng của pháp, thì đó là người chỉ giỏi hùng biện mà không sống đung theo pháp. Trái lại, một Tỷ-kheo học thuộc lòng các kinh, thuyết pháp một cách lưu loát, đồng thời hiểu rõ mục đích tối thượng của pháp, thì đó là vị Tỷ kheo sống đúng với pháp” (Tăng Chi Bộ kinh IIB, tr. 118).

Sinh, già, bệnh, chết là những quy luật tự nhiên thường xảy ra trên cõi đời này, không một ai tránh khỏi, kể cả chư Thiên ở các cõi trời. Trong khi, những kẻ thiếu trí chứng kiến những sự kiện ấy xảy đến thường đâm ra hoang mang, sơ hãi, thì trái lại, những Thánh đệ tử lại suy nghĩ: “Không phải chỉ có một mình ta già, bệnh, chết, mà tất cả loài hữu tình hễ có sinh thì phải có diệt, đó là quy luật tự nhiên. Do đó, các Thánh đệ tử này không sầu não, khổ đau, thế nên họ được gọi là những người đã nhổ lên mũi tên sầu muộn có tẩm thuốc độc mà những người thế tục vô trí thường bị bắn trúng” (Tăng Chi Bộ kinh IIB, 48, tr.81).

Nàng Kisà Gotami sinh ra trong một gia đình bần hàn, lớn lên đi lấy chồng, lại gặp hoàn cảnh bị hất hủi, khinh rẻ đến lúc sinh một bé trai, nàng cảm thấy mình được an ủi rất nhiều. Nhưng bất hạnh thay, con nàng bị tử vong. Người ta khuyên nàng đến gặp Đức Phật để xin thuốc cứu con. Nàng ngoan ngoãn vâng lời, tìm đến Đức Phật. Biết cơ duyên đã thuần thục, Đức Đạo sư khuyên nàng đi xin một nắm hạt cải của một gia đình nào chưa từng có người chết để về làm thuốc cứu sống đứa bé. Thế nhưng, nang đi tìm hỏi khắp nơi mà không có một nhà nào là không có người chết. Vỡ lẽ về sự vô thường không một ai trên đời này tránh khỏi, nàng đem con ra nghĩa trang hỏa thiêu, và thốt lên bài kệ:

"Sự chết không dành riêng
Cho làng nào, nhà nào
Không dành riêng một ai
Kể luôn cả chư Thiên
”.
(Trưởng lão Ni kê XIII, tr. 63)

Tôn giả Sona vì không khéo điều hòa trong lúc tu tập, nên nản chí muốn trở về đời sống thế tục. Đức Phật liền hiện đến trước thầy, hoi rõ nguyên do, rồi nêu ví dụ để khích lệ: “Hành giả tu tập Thánh pháp cũng giống như một nhạc sĩ phải biết lên dây đàn đúng chừng mực, không căng quá cũng không chùn quá, thì tiếng đàn mới phát ra giai điệu nỉ non, trầm bổng. Cũng vậy, hành giả phải tinh tấn có chừng mực, điều hòa cuộc sống một cách khéo léo, nhịp nhàng, thì đời sống phạm hạnh mới thành tựu viên mãn” (Tăng Chi Bộ kinh IIB, 421).

Để cảnh tỉnh những người nông nổi chỉ chú tâm vào hình thức bên ngoài mà lơ là đối với mục đích chính yếu, Đức Phật dạy: “Này các Tỷ kheo, nếu một Tỷ kheo nắm lấy vạt áo Tăng già lê đi theo sau Ta, chân bước theo chân, nhưng lòng đầy tham ái, sân hận và nhiễm ô, không tỉnh táo, không chánh niệm, thì người ấy cách Ta rất xa, và Ta rất xa cách người ấy. Vì sao vậy? Vì người ấy không thấy pháp; do không thấy pháp nên không thấy Ta. Trái lại, nếu một Tỷ kheo sống cách xa Ta hàng trăm do tuần, nhưng lòng không tham ái, sân hận và nhiễm ô, luôn tỉnh giác và chánh niệm, thì vị ấy rất gần Ta, và Ta rất gần vị ấy. Vì sao vậy? Vì vị ấy thấy pháp, do thấy pháp nên thấy Ta” (Itivuttaka, 92, tr.67).

Đứng trước những thăng trầm được mất đối với những sở hữu của đời mình, Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy những gì có giá trị ít nhất và những gì có giá trị nhiều nhất: “Này các Tỷ kheo, sự mất mát nhỏ bé nhất trong những sự mất mát là mất mát tài sản. Sự mất mát to lớn nhất trong những sự mất mát là mất mát trí tuệ. Sự tăng trưởng ít có giá trị nhất trong những sự tăng trưởng là tăng trưởng tài sản. Sự tăng trưởng lớn lao nhất trong những sự tăng trưởng là tăng trưởng trí tuệ. Do vậy, các thầy cần phải học tập như sau: Chúng ta phải luôn luôn làm tăng trưởng trí tuệ” (Tăng Chi Bộ kinh I, 14, tr. 22).

Rồi Đức Phật chỉ rõ mục đích sống Phạm hạnh là để đoạn trừ tận gốc sinh già bệnh chết, sâu bi khổ ưu não. Do vậy, người xuất gia khi được lợi dưỡng, tôn kính, danh vọng không nên hoan hỷ, tham đắm, phóng túng, cũng không khen mình, chê người mà nỗ lực thành tựu giới đức, thành tựu Thiền định, thành tựu trí tuệ và thành tựu giải thoát. Khi đã giải thoát, người này sẽ không bao giờ xa rời trạng thái giải thoát ấy. Rồi Phật ví dụ: “Ví như một người đi tìm lõi cây, khi tìm thấy một cây to lớn, người ấy biết rõ lá cây, biết rõ cành cây, biết rõ vỏ cây, biết rõ giác cây và biết rõ lõi cây. Thế nên, người ấy loại bỏ lá cây, loại bỏ cành cây v.v..., mà chỉ chặt lấy lõi cây đem về. Đó là người đã đạt được mục đích đi tìm lõi cây. Lõi cây ở đây được dùng đê ví dụ cho trạng thái giải thoát rốt ráo của một đời sống Phạm hạnh” (Trung Bộ kinh I, 197).

Mục đích ấy cũng đã được Tôn giả Punna Mantàniputta trình bày với Tôn giả Sàriputta một cách tóm tắt: “Này Hiền giả, giới thanh tịnh là nhằm mục đích đạt đến tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là nhằm đạt đến tri kiến thanh tịnh. Tri kiến thanh tịnh là nhằm đạt đến đoạn nghi thanh tịnh. Đoạn nghi thanh tịnh là nhằm đạt đến Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh. Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh là nhằm đạt đến trí tuệ thanh tịnh. Trí tuệ thanh tịnh là nhằm đạt đến Vô thủ trước Niết bàn. Này Hiền giả, sống Phạm hạnh dưới sự hướng dẫn của Đức Thế Tôn là nhằm đạt đến Vô thủ trước Niết ban chứ không có gì khác” (Trung Bô kinh III, tr. 150).

Bà la môn Nigrodha hiểu lầm rằng Phật giảng pháp là để khuyến dụ ông từ bỏ nghề nghiệp, từ bỏ kinh sách của ông và mong thu nhận được nhiều đệ tử. Đức Phật đã minh định: “Này Nigrodha, Ta nói như vậy không phải vì muốn cho ông từ bỏ nghề nghiệp sinh sống, từ bỏ kinh sách của ông và mong thu nhận được nhiều đệ tử. Này Nigrodha, có những pháp bất thiện, nếu không được đoạn trừ, sẽ phát sinh câu uế, dẫn đến khổ đau trong hiện tại và mai sau. Mục đích Ta thuyết giảng là để đoạn trừ những pháp bất thiện ấy. Nếu các ông thực hành theo lời giảng dạy của Ta, thì những cấu uế của các ông được đoạn trừ, các pháp thanh tịnh được tăng trưởng, nhờ đó các ông chứng ngộ trí tuệ viên mãn và đạt được an lạc ngay trong hiện tại” (Trường Bộ kinh IV, tr. 57).

Ngoài ra cũng có một số Sa môn, Bà la môn khác xuyên tạc Đức Phật một cách hồ đồ, họ bảo rằng: “Sa môn Gotama chủ trương chủ nghĩa Hư vô, đề cao đoạn diệt, nhằm tiêu diệt các loài hữu tình”. Để trả lời những người này, Đức Phật giải thích: “Này các Bà la môn, Ta chỉ nói lên sự khổ và phương pháp diệt khổ. Do vậy, nếu có người hủy báng, nhục mạ làm cho Ta tức giận, thì ở đây Ta không tức giận. Trái lại, nếu có người tôn kính, tán thán Ta, thì ở đây Ta không hãnh diện. Vì sao vậy? Vì Ta nghĩ rằng: pháp này đã có từ nghìn xưa, và đây là những bổn phận mà Ta phải thực hiện” (Trung Bộ kinh I, tr. 140).

Tôn giả Kassapa sau khi giáo hóa Bà la môn Pàyàsi, thầy bèn chỉ cho ông biết những tế đàn nào ít có kết quả và những tế đàn nào có kết quả nhiều nhất: “Này Pàyàsi, tại những tế đàn nào có trâu bò gà heo bị giết hại, có các loài động vật khác bị hy sinh, những người tham dự tế đàn có tà kiến, tà mạng thì những tế đàn ấy không đem lại lợi ích thiết thực, kết quả thiêt thực; do vậy, những tế đàn ấy không nên quảng bá rộng rãi. Trái lại, tại những tế đàn nào không có các loài động vật bị hy sinh, những người tham dự có chánh kiến, chánh mạng, thì những tế đàn ấy đem lại lợi ích thiết thực, kết quả thiết thực; do vậy, những tế đàn ấy đáng được quảng bá rộng rãi” (Trường Bộ kinh III, tr. 352).

Trong một dịp khác, Đức Phật cũng giảng cho Bà la môn Kutadanta biết thế nào là tế đàn ít tốn kém mà đem lại rất nhiều kết quả: “Này Bà la môn, những nơi bố thí thường xuyên, cúng dường cho những vị xuất gia có giới đức, là tế đàn ít tốn kém nhất, ít phiền toái nhất, mà đem lại nhiều lợi ích, nhiều kết quả nhất... Này Bà la môn, xây dựng tịnh xá cho thập phương Tăng, thành tâm quy y Tam bảo, thọ trì 5 giới, tu tập các Thiền định..., là tế đàn ít tốn kém nhất mà đem lại nhiều lợi ích nhất. Này Bà la môn, Ta tuyên bố: không có một tế đàn nào khác cao quý hơn, thù thắng hơn là tế đàn này” (Trường Bộ kinh II, tr. 144 - 148).

Có một số thiên nhân đến hỏi Đức Phật làm thế nào để được điềm lành. Đức Phật khuyên họ hãy làm các việc thiện, vì chỉ có những việc thiện mới đem đến những điềm lành thực sự, như kinh Mangalasutta diễn tả:

"Không thân cận kẻ ngu
Nhưng gần gũi người trí
Đảnh lễ bậc đáng kính
Là điềm lành tối thượng.
Hiếu kính với mẹ cha,
Nuôi dưỡng vợ cùng con
Làm các nghề lương thiện
Là điềm lành tối thượng.
Bố thí đúng Chánh pháp
Săn sóc những người thân
Hành động không lỗi lầm
Là điềm lành tối thượng”.

(Kinh Tập 46, tr. 40)

Trong một trường hợp khác, Đức Phật lại giảng cho các Tỷ kheo về những điềm lành: “Này các Tỷ kheo, loài hữu tình nào, vào buổi mai thân làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành, thì loài hữu tình ấy có một buổi mai tốt lành. Loài hữu tình nào vào buổi trưa..., vào buổi chiều, thân làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành, thì loài hữu tình ấy có một buổi chiều tốt lành” (Tăng Chi Bộ kinh I, 294, tr. 343).

Tin hay không tin những điều do Phật tuyên bố là quyền của mỗi chúng ta; nhưng chắc chắn chúng ta không thể nghi ngờ tấm lòng bi mẫn thương xót chúng sanh của Đấng Vô thượng Chánh giác. Đoạn kinh sau đây, Đức Phật cho chúng ta thấy hậu quả tai hại của những người có tà kiến và kết quả tốt đẹp của những người có chánh kiến: “Này các gia chủ, trên đời này có những người mang nặng tà kiến cho rằng sự bố thí cúng dường không đem lại kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác cũng không đưa đến quả báo. Trên đời này không có những bâc chân chánh hành trì Chánh pháp, thành tựu trí tuệ, chứng đạt đạo quả; sau khi chứng đạt, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Vì nguyên nhân tà kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung phải sinh vào ác thú, địa ngục”.

... “Và này các gia chủ, trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này” (Trung Bộ kinh I, tr. 287 - 289).

Đến đây, có lẽ chúng ta đã quá rõ thế nào là chánh kiến và thế nào là tà kiến, lợi ích của chánh kiến ra sao và tai hại của tà kiến là thế nào, nhờ vào trí tuệ đích thực chứ không phải dựa vào niềm tin mù quáng. Hơn nữa, đạo Phật vốn là tôn giáo vô ngã, phá chấp, không có tín điều, và tuyệt đối tôn trọng sự thực; do đó, chấp nhận hay không chấp nhận những lời tuyên bố của Đức Phật hoàn toàn thuộc quyên tự do tư tưởng của mỗi chúng ta chứ không phải ai khác. Chính quyền tự do tư tưởng này mới là bản chất đích thực của đạo Từ bi và Trí tuệ.

HT. THÍCH PHƯỚC SƠN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2024(Xem: 283)
Đức Phật là Đại Y Vương, bậc tuệ tri mọi pháp, Thầy của trời người. Sau khi giác ngộ, trở thành bậc Chánh Đẳng Giác. Ngài đi khắp nơi thuyết pháp độ sinh, kết quả là độ thoát vô số chúng hữu tình, đặc biệt để lại cho đời một kho tàng Chánh Pháp mà theo đó tùy theo căn cơ, sở trường của hành giả ứng dụng để chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Những gì Ngài thuyết là từ tự thân thực chứng của Ngài (chứ không nghe từ ai cả), có nghĩa có văn từ sơ thiện, trung thiện cho đến hậu thiện, thiết thực trong hiện tại, có khả năng hướng thượng, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, đến để mà thấy, được người trí tự mình giác hiểu.
15/10/2024(Xem: 529)
Đây là câu hỏi hay, cũng là vấn đề khó biện giải bằng thức tri và tưởng tri của một người học Phật, ngoài trừ Bậc Tuệ Tri Mọi Pháp, Bậc Toàn Thiện, Toàn Giác, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ, Điệu Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn mới có thể làm cho vấn đề sáng tỏ, làm cho khai thị, làm cho khai ngộ, làm cho minh hiển "như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc... "
06/10/2024(Xem: 591)
Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa. Pháp sư Huệ Viễn được coi là Tổ đầu tiên của Tịnh tông Trung Hoa; thành lập Bạch Liên Xã quy tụ được hơn ba ngàn cả tăng lẫn tục toàn các bậc hào kiệt trong đời, trong đó có 18 vị là bậc thượng thủ, để lại cho hậu thế đời sau vô số câu chuyện vãng sinh ly kỳ. Đây là tông phái siêu việt, với nhiều đặc thù thuộc Đại thừa viên đốn. Gọi Đại thừa bởi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả. Viên, bởi tông này lý sự vẹn toàn, tóm thâu cả Tiểu thừa giáo, Đại thừa thỉ giáo, Đại thừa chung giáo và Đại thừa đốn giáo. Đốn, vì tông này không luận bàn về pháp tướng mà chỉ chuyên về chân tánh, không cần trải qua nhiều thứ lớp, tu tập trong một đời có thể chứng lên quả vị Bất thối chuyển. Đây chính là những điểm siêu xuất, đặc thù của tông Tịnh Độ.
20/09/2024(Xem: 1420)
Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.
30/08/2024(Xem: 614)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 851)
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
28/08/2024(Xem: 1669)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
28/06/2024(Xem: 1910)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
06/05/2024(Xem: 1069)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ. So với hai kinh kia thì kinh A Di Đà ngắn, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung không quá thâm sâu hay mật nghĩa như những kinh Đại Thừa khác. Phật tử bắc tông phần nhiều ai cũng đọc tụng và khá nhiều người thuộc nằm lòng.
16/04/2024(Xem: 1116)
Một đám đông Mỹ-Mễ-Mít làm việc chung với nhau, ngày nào cũng đùa giỡn rần rật, chơi khăm rồi cười sằng sặc, tán dóc đủ thứ chuyện trên đời, từ chính trị cho đến chuyện súng ống tràn lan, giá xăng tăng… Nhưng nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là chuyện bóng cà na và chuyện đàn bà. Y cũng là một tên tích cực trong nhóm, thậm chí còn nổi trội về những trò gây cười. Y là tay nghịch ngầm và có nhiều ý tưởng mới, hễ y ra tay hay góp lời là cả đám cười hả hê. Những lúc câu chuyện trở nên thô tục quá thì y giật mình nhớ lại vấn đề chánh niệm nên ngưng nói. Giữ chánh niệm không phải là dễ, nhất là khi ở trong một môi trường mọi người đều thất niệm hay không biết chánh niệm là gì, quả thật những chuyện đùa , chuyện sắc dục nó hấp dẫn và dễ dãi hơn là chuyện chánh niệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]