Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật và Thiên Long Bát Bộ

23/02/201302:57(Xem: 5605)
Đức Phật và Thiên Long Bát Bộ
buddha
ĐỨC PHẬT VÀ THIÊN LONG BÁT BỘ
Toàn Không

1)- CHƯ THIÊN CHIÊM BÁI PHẬT:

Một thời đức Phật ngự tại rừng Ca Duy nước Thích Sí Đề cùng với 500 Thánh tăng toàn là bậc A La Hán, bấy giờ có bốn vị Trời ở cõi Tịnh Cư nơi Thiên cung đều nghĩ: “Nay đức Thế Tôn và 500 vị Đại Tăng, toàn là bậc Thánh A La Hán đang ngự trong rừng Ca Duy thuộc nước Thích Sí Đề, đồng thời có vô số chư Thiên với thần thông vi diệu từ 10 phương đều tập trung ở đấy để kính lễ đức Như Lai và chúng Đại Tăng. Vậy chúng ta nên đến đó để chiêm bái, khen ngợi đức Thế Tôn và chúng Đại Tăng.

Lúc ấy bốn vị Trời cõi Tịnh Cư, nhanh như người lực sĩ duỗi cánh tay, biến khỏi cõi đó đến chỗ đức Phật ngự trong rừng Ca Duy. Sau khi đến, bốn vị Tịnh Cư Thiên đảnh (đỉnh) lễ đức Phật, rồi một vị nói kệ:

Ngày nay đại chúng hội,
Chư Thiên đều tụ họp,
Là vì Pháp mà đến,
Đảnh lễ chúng vô thượng.
Một vị khác nói:
Tỳ Kheo thấy các uế,
Chính tâm tự phòng vệ,
Như biển nhận các dòng,
Người trí hộ các căn.
Vị thứ ba nói:
Làm cạn hầm tham ái,
Lấp đầy hố vô minh,
Siêng dạo cõi thanh tịnh,
Như voi khéo điều phục.
Vị thứ tư tiếp:
Những ai quy y Phật,
Trọn chẳng đọa ác thú,
Sau khi bỏ thân người,
Được thân Trời thanh tịnh.

Đức Phật liền dùng tay bắt ấn ấn khả cho bốn Tịnh Cư Thiên, thấy thế, bốn vị hân hoan lễ phật, đi nhiễu quanh Phật ba vòng và biến mất.

Khi ấy, tại cõi Phạm Thiên của thế giới này có đệ nhất Đại Phạm Thiên Vương, vị ấy tên là Đề Xá có đại thần lực, có thần thông tuyệt diệu, đồng thời có mười muôn (trăm nghìn) Phạm Thiên Vương khác cùng quyến thuộc đến vây quanh.

Lại nữa, qua khỏi nghìn thế giới, có một Đại Phạm Thiên Vương nhìn thấy đại chúng ở chỗ Như Lai ngự, liền cùng với quyến thuộc tìm đến vây quanh Ta và chúng Tỳ Kheo. Đức Phật bảo đại chúng:

- Này các Tỳ Kheo, nay phần lớn Chư Thiên từ 10 phương đều tụ tập ở đây để chiêm bái Như Lai và đại chúng Tỳ Kheo, họ đều có thần thông vi diệu.

Này các Tỳ Kheo, thuở quá khứ, Chư Phật cũng có Chư Thiên tụ họp chiêm bái ca tụng như Ta ngày nay; Chư Phật đời về sau cũng có Chư Thiên tụ hội chiêm bái ca tụng như Ta ngày nay.

Này các Tỳ Kheo, nay Ta sẽ nêu lên một số danh tính (tánh) của một số Chư Thiên Thần. Vậy các Ông phải khéo biết và suy nghĩ, bằng lời kệ sau đây:

Chư Thiên ở trong hang,
Ẩn sâu thấy đáng sợ,
Thân mặc toàn áo trắng,
Thuần tịnh không ô uế.
Trời người khi nghe xong,
Đều quy về Phạm Thiên,
Nay Ta nêu tên họ,
Lần lượt không nhầm lẫn.
Chư Thiên nay đã đến,
Phàm người trí thế gian,
Trong trăm không thấy một,
Do đâu có thể thấy?
Các ông đều nên biết,
Quỷ Thần bảy muôn chúng,
Lại có mười muôn Thần,
Còn không thấy được một.
Huống là các Quỷ Thần,
Biến khắp cả thiên hạ,
Trong nghìn không thấy một.
Do đâu có thể thấy?

LỜI BÀN:

Trước hết, chúng ta nên tìm hiểu cõi Trời Tịnh Cư ở đâu?, được biết cõi Trời có 28 tầng chia ra 3 giới từ thấp lên cao là Dục giới 6 tầng, sắc giới 18 tầng, và vô sắc giới 4 tầng. Về Trời Tịnh Cư thuộc sắc giới có ba tầng từ thấp lên cao là: Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh. và Biến Tịnh. Ba tầng Trời này nằm trong Sắc Giới tương đương với Tam Thiền.

Bốn vị Trời Tịnh Cư đến lễ Phật, rồi vị thứ nhất ý nói tất cả chư Thiên đến là muốn học giáo pháp mà đến; vị thứ hai và thứ ba ca ngợi chư Tăng tu hành nghiêm túc. Vị thứ tư ca ngợi người quy y Phật không bị đọa Súc sanh lại được sinh cõi Trời sung sướng.

Thứ nữa, đức Phật nói chữ “10 phương”, chắc nhiều người đã hiểu, nhưng cũng nên nói sơ qua, đó là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc, Thượng (Trên), Hạ (Dưới), để chỉ chung quanh trái đất. Cũng có khi đức Phật nói sáu phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trên, Dưới, tất cả cùng một ý là quả đất tròn.

Riềng về bài kệ đức Phật nói đại ý dù người trí tuệ học nhiều hiểu rộng của thế gian, cũng không thể nào nhìn thấy các cõi Trời Thần Quỷ được, Ngài hỏi đi hỏi lại câu “Do đâu có thể thấy” được các cõi ấy? Đức Phật muốn nhấn mạnh rằng: “Bậc tu hành tới nơi tới chốn sẽ thấy tất cả Thiên, Thần, Quỷ, Ma” vậy.

Một điều chúng ta cần nêu ra, đó là đức Phật cho biết: Chư Phạm Thiên từ xa, cách thế giới chúng ta 1000 thế giới, cũng đến chiêm bái Phật và chúng Đại Tăng. (Cõi Phạm Thiên ở thế giới chúng ta nằm trong tầng thấp nhất của Sắc Giới, tương đương với Sơ Thiền của Tứ Thiền). Điều nói này hé mở cho các nhà Khoa học biết rằng trong giải Ngân Hà của chúng ta có một thế giới có người ở (vì có cõi Phạm Thiên) cách chúng ta 1000 ngôi sao (Mặt trời); tiếc rằng đức Phật đã không nói rõ cõi ấy ở hướng nào, nhưng dù có nói hướng cũng khó tìm kiếm, vì sao? Vì: mặt trời của chúng ta và hết thảy các ngôi sao đều quay chuyển đổi luôn luôn không lúc nào ngừng, và Khoa học chưa ra khỏi hệ thống mặt trời của chúng ta, nói gì đi qua 1000 mặt trời, quá xa.

Bởi vậy, muốn biết tất cả những bí mật trong vũ trụ, chỉ có một cách duy nhất là tu theo Phật để đạt đạo sẽ thấy hiểu biết tất cả, không có cách nào khác, nếu chờ Khoa học khám phá sẽ không biết đến bao giờ.

2)- ĐỨC PHẬT NÓI VỀ THIÊN LONG BÁT BỘ:

Sau khi nói kệ, đức Phật bảo:

- Như Địa Thần có 7 nghìn Dạ Xoa, tất cả đều có thần túc thông, có hình hài danh xưng, đều mang tâm vui vẻ đến rừng Ca Duy để chiêm ngưỡng chúng Tỳ Kheo.

Cũng có Tuyết Sơn Thần đem theo 6 ngàn Quỷ Dạ Xoa,

Cũng có Xà La Thần đem 3 nghìn quỷ Dạ Xoa,

Cũng có Tỳ Ba Mật Thần trú tại Mã Quốc đem 500 Quỷ Dạ Xoa,

Cũng có: Kim Xà La Thần trú tại thành Vương Xá bên núi Tỳ Phú La có vô số chúng Quỷ Thần.

Tất cả đều có thần túc, có hình tướng, có danh xưng, có oai đức, hoan hỉ cung kính mà đến; lại có Đề Đầu Lại Tra Thiên Vương (Trì Quán Thiên Vương), trị vì ở phương Đông, là chúa tể của Càn Đạp Hòa Thần.

Lại có Tỳ Lâu Nặc Thiên Vương (Tăng Trưởng Thiên Vương), trị vì ở phương Nam, là chúa tể thống lĩnh các Long Vương và các Ma Hầu La Già,

Lại có Tỳ Lâu Bác Xoa Thiên Vương (Quảng Mục Thiên Vương), trị vì ở phương Tây, thống lĩnh Cưu Bàn Tra (Ca Lâu La),

Lại có Tỳ Sa Môn Thiên Vương (Đa Văn Thiên Vương), trị vì ở phương Bắc, thống lãnh Thiên Thần, Quỷ Thần.

Tất cả bốn vị Thiên Vương trên đều hộ trì thế gian, đều là bậc đại oai đức, mỗi vị có 91 người con gọi là Nhân Đà La đều có đại thần lực biến hóa; Tứ Thiên Vương ấy vui mừng, từ thân phóng ra hào quang, cùng với quyến thuộc đến rừng Ca Duy.

Bấy giờ đức Phật muốn hàng phục tâm giả dối huyền ảo của họ nên nói Thần Chú:

Ma câu lâu la ma câu lâu la tỳ lâu la tỳ lâu la chiên đà na ma già thế trí a ni diên đậu ni diên đậu ba na lô ô hô nô nô chủ đề bà tô mộ ma đầu la chi đa la tư na càn đạp ba na la chủ xà ni sa thi ha vô liên đà la tỳ ba mật đa la thọ trần đà la na lữ ni ha đậu phù lâu thâu chi bà tích bà.

Đức Phật cũng vì hàng Thần (A Tu La) nói Chú, vì các hàng chư Thiên nói Chú, vì 68 Bà La Môn có ngũ thông nói Chú, vì 1050 hàng Bà La Môn nói Chú. (Xin coi quyển 1 bộ Trường A Hàm, trang 636)

LỜI BÀN:

Đoạn Kinh trên đây, đức Phật chỉ cho chúng ta các vị Thần như Địa Thần, Thần núi Hỹ Mã Lạp Sơn v.v..., tất cả các vị Thần đều có vô số quyến thuộc theo sau, họ đều có oai đức, có thần thông, có thân hình, có tên gọi v.v..., và đều vui vẻ đến cung kính Phật và chúng Đại Tăng.

Rồi Ngài nói về Tứ Thiên Vương cùng quyến thuộc là Thiên Thần, Quỷ Thần:

- Vị thứ nhất là Đề Đầu Lại Tra ở phương Đông chúa tể của Càn Đạp Hòa Thần coi việc nghi lễ, nên có rất nhiều Thiên Thần Quỷ Thần như Càn Thát Bà (Grandhava), Thần hầu về ca nhạc của Vua Trời Đế Thích tại cõi Đạo Lợi. Khẩn Na La (Kini Nara), nghi nhân, giống người mà có sừng, cũng đánh nhạc cho Vua Đế Thích.

- Vị thứ hai là Tỳ Lâu Nặc Thiên Vương ở phương Nam là chúa tể Long Vương (Naga), loài Rồng. Có bốn loài Rồng khác nhau là các loài: Hóa sinh (tự nhiên sinh ra), thai sinh (thụ thai sinh ra), noãn sinh (sinh ra từ trứng), và thấp sinh (do ẩm ướt sinh ra); Rồng giữ địa luân và các cung điện cõi Trời và ảnh hưởng đến việc mưa gió. Các Ma Hầu La Già (Mahoraga), Đại Mãng Thần đầu rắn mình người.

- Vị thứ ba là Tỳ Lâu Bác Xoa ở phương Tây thống lĩnh Ca Lâu Na (Garuda), Chim Thúy Điểu, Chim Cánh Vàng. Chim này rất to lớn, hai cánh xòe ra đến 360,000 dặm! Có bốn loại Chim khác nhau, loại hóa sinh, thai sinh, nõan sinh và thấp sinh, mỗi loại Chim này thường bắt Rồng sinh tương tự để ăn.

- Vị thứ tư là Tỳ Sa Môn Thiên Vương ở phương Bắc thống lãnh Thiên Thần Quỷ Thần có nhiệm vụ giáo huấn các loài nên còn được gọi là Đa Văn Thiên Vương.

Một điều đặt ra là tại sao đức Phật muốn hàng phục tâm giả dối của Quỷ Thần?, như chúng ta được biết trong Thiên Long Bát Bộ, chỉ có Thiên (Deva), hưởng phúc vi diệu và Long (Naga), Rồng, là có thần nghiệm nhất. Còn sáu loài kia là Càn Thát Bà (Nhạc Thần), Dạ Xoa (Yểm quỷ), A Tu La (Thần dữ), Ca Lâu La (Thần Điểu), Khẩn Na La (Nhạc Thần), Ma Hầu La Già (Rắn Thần). Sáu loài này tuy có thần túc biến hóa, nhưng còn làm nhiều điều xấu, hay sân giận, không thật thà, do đó đức Phật mới nói Chú hàng phục tâm họ để mong họ sửa đổi.

Vậy những ai muốn hàng phục Quỷ Thần, nên ráng tu hành và học thuộc bài Chú trên đây để áp dụng khi cần đến.

3)- THIÊN MA PHÁ ĐÁM:

Bấy giờ Thiên Ma Vương thấy đông đảo Trời Người Thần Quỷ ở chỗ đức Phật ngự và các Thánh Tăng, liền khởi tâm ác, tự nghĩ: “Ta phải đem Quỷ Thần đến phá tan tành đám kia, cho bao vây bắt hết cả lũ không để sót một mạng”. Nghĩ rồi, Thiên Ma liền triệu tập bốn binh chủng, cho lăn bánh xe, âm thanh vang dội như sấm sét, những ai nghe thấy trông thấy đều vô cùng sợ hãi. Đồng thời Ma Vương làm mưa tuôn bão cuốn, sấm sét vang trời, tất cả đều tiến vũ bão đến rừng Ca Duy, lúc ấy đức Phật bảo các Tỳ Kheo:

- Các Ông nên biết, hôm nay chúng Ma ôm lòng ác độc đến đây, rồi Ngài nói kệ:

Ông nay phải kính thuận,
Kiến lập về pháp Phật,
Phải diệt chúng ma này,
Như voi phá rừng lau.
Chuyên niệm chớ buông lung,
Đầy đủ về tịnh giới,
Tâm định về suy niệm,
Khéo giữ ý chí mình.
Nếu ở trong chính pháp,
Những ai không buông lung,
Sẽ thoát khỏi già chết,
Dứt hẳn các gốc khổ.
Các đệ tử nghe rồi,
Phải siêng năng tinh tấn,
Tránh xa những dục lạc,
Mảy lông không lay động.
Vì chúng đây tối thắng,
Có đại trí tiếng tăm,
Đệ tử đều dũng mãnh,
Là chúng đáng tôn kính.

Bấy giờ, hết thảy chư Thiên, Thần, Quỷ, Ngũ thông Tiên nhân đang tụ tập trong rừng Ca Duy đều thấy việc làm của Ma Vương thật là kỳ chưa từng có, nên tất cả đều rời khỏi.

LỜI BÀN:

Tới đoạn cuối của bài Kinh, chúng ta thấy Thiên Ma Vương triệu tập chúng Ma Quỷ đông đảo đến phá đám buổi đại hội hiếm có ấy có vô lượng chúng Trời Người, Thiên Long Bát Bộ; tất cả đều nhận xét việc làm của Ma Vương thật hết sức độc ác và kỳ cục quá cỡ. Có lẽ rằng đức Phật vì đại từ đại bi nên đã để cho tất cả rút lui trở về trú xứ của họ một cách mau chóng êm xuôi; bài kệ trên đây, Đức Phật khuyên mọi người nên giữ giới, tránh xa dục lạc, chuyên chú tu hành để dứt cảnh sầu khổ và sẽ đưa tới thoát khỏi sinh tử luân hồi thì sẽ thoát khỏi ác cảnh ma.

Toàn Không


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2010(Xem: 4630)
Trước tiên chúng ta phải học “giới học” để thực hành. Nếu không biết giới học, chúng ta không thể nào tịnh hóa những hành vi cư xử của mình. Rồi chúng ta phải học thêm chỉ (samatha) để kiểm soát và tập trung tâm ý. Nếu không biết về thiền chỉ, chúng ta sẽ trau dồi định như thế nào? Nếu không hành định, làm sao chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình? Sau đó, chúng ta phải học cách làm thế nào để trau dồi trí tuệ. Nếu không biết về tuệ học, chúng ta trau dồi trí tuệ ra sao?
29/10/2010(Xem: 5387)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.
26/10/2010(Xem: 4620)
Đề mục kinh này vô cùng rõ ràng, nội dung cũng rất đơn giản, trong sáng, thiết yếu. Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh. Trong pháp môn Tịnh Độ, chúng ta đều biết đến đạo lý “tâm tịnh cõi nước tịnh”.Do đây biết rằng: đối với việc tu học Tịnh Độ tông, tâm thanh tịnh vô cùng trọng yếu. Người phiên dịch bộ kinh này là ngài Thi Hộ, Ngài là người ngoại quốc đến Trung Quốc hoằng pháp vào thời Nam Bắc Triều.
23/10/2010(Xem: 10507)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
22/10/2010(Xem: 4717)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta. Khi chúng ta nghĩ tưởng tới tất cả chúng sinh này - những người từng là cha mẹ của chúng ta - đã phải lang thang quá lâu và không người cứu giúp trong vòng luân hồi sinh tử giống như những người mù lạc đường, thì chúng ta không thể không cảm thấy một lòng bi mẫn lớn lao đối với họ. Tuy nhiên, tự bản thân lòng bi mẫn thì không đủ; họ cần sự giúp đỡ thực sự.
22/10/2010(Xem: 5406)
Một Giáo lý của Jetsunma Ahkon Lhamo Trong Phật Giáo Kim Cương thừa – là hình thức Phật Giáo được bảo tồn ở Tây Tạng và Mông Cổ và là một tông phái được tu hành ở chùa của tôi – một trong những giáo lý căn bản làsự hiểu biết và thực hành lòng bi mẫn. Cá nhân tôi nhận ra rằng một triết học tôn giáo được đặt nền trên lòng bi mẫn vô ngã mang lại cho ta một sự hài lòng sâu xa và tôi tin rằng nó đánh trúng tình cảm của nhiều người Mỹ.
21/10/2010(Xem: 4995)
Ở Solu Kumbu mọi người lớn tuổi đều quay Bánh Xe Cầu nguyện mỗi ngày. Khi họ ở nhà vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, họ cầm một mala (chuỗi hột) trong bàn tay trái, một Bánh Xe Cầu nguyện trong bàn tay phải, và trì tụng thần chú OM MANI PADME HUNG. Và khi họ đi vòng quanh, họ liên tục quay Bánh Xe Cầu nguyện và tụng OM MANI PADME HUNG.
19/10/2010(Xem: 5273)
Một lần, khi Đức Phật nhuốm bệnh ở Beluvà, trước sự lo âu buồn khổ của tôn giả Ananda (Trường III, trang 101), và một lần khác, trước tin tôn giả Sàriputta (Xá lợi Phất) đã mệnh chung và trước sự lo âu của tôn giả Ananda (A Nan) (Tương V, 170), Đức Phật đã tuyên bố lời dạy này, vừa là lời chỉ dạy tóm thâu mọi phương pháp tu hành của ngài được cô đọng lại, và cũng là một lời trăn trối của một bậc Đạo sư biết mình sắp lâm chung, nên có những lời nhắn nhủ và khích lệ đệ tử của mình những gì các đệ tử cần phải tu tập, sau khi bậc Đạo sư viên tịch...
16/10/2010(Xem: 5136)
Bạn đã được giới thiệu về “phương châm tu tập”, “ý nghĩa của Sám hối”, và “tâm Bồ đề”. Đó chính là những hành trang cần thiết, quan trọng để xây dựng những nhận thức căn bản và thực tiễn cho cuộc sống hạnh phúc cũng như cho cuộc hành trình tâm linh của bạn. Khi đã có đầy đủ những hành trang cần thiết cho tư duy và hành động rồi, bây giờ là lúc bạn có thể đi vào thực tập những pháp môn căn bản không phải để có ý niệm về hạnh phúc hay để lí luận về hạnh phúc, mà để “sống hạnh phúc” ngay bây giờ và ở đây.
16/10/2010(Xem: 7353)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]