Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật và Quỷ Ác

11/07/201219:10(Xem: 5508)
Đức Phật và Quỷ Ác
duc_phat

ĐỨC PHẬT VÀ QUỶ ÁC
Toàn Không

Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ nước Bạt Kỳ có Quỷ tên Tỳ Sa rất hung dữ, giết người vô số, có ngày giết một người, hai người, ba người, bốn người, mười người, hai mươi người, ba mươi người, v.v...

Nhân dân Bạt Kỳ tụ tập lại mà than rằng: “Chúng ta nên bỏ nước này mà đi nơi khác, chẳng nên ở đây”. Quỷ Tỳ Sa biết tâm niệm của nhân dân, liền bảo rằng: “Các Ngươi chớ lìa xứ này đến xứ khác, vì sao? Vì chẳng chạy thoát tay ta, đi đâu ta cũng có thể tới được. Tốt hơn hết, các Ngươi mỗi ngày đem dâng ta một người, ta sẽ không khuấy phá sát hại nhiều nữa”; từ đó nhân dân mỗi ngày đem một người nạp cho ác Quỷ. Ác Quỷ ăn người ấy xong đem xương ném xuống khe núi đầy cả suối.

Một hôm, có Trưởng giả Thiện Giác tại nước Bạt Kỳ, giàu có, lắm tiền nhiều của, tài sản vô số kể, lừa ngựa, lạc đà đếm không xuể, vàng bạc trân bảo đếm cũng không hết. Trưởng giả có một đứa con duy nhất tên Na Ưu La, ông rất thương yêu quý mến đứa con không rời mắt. Lúc ấy đến lượt con ông dâng cho Quỷ, không sao tránh được. Ông và vợ tắm rửa cho đứa nhỏ Na Ưu La sạch sẽ, mặc quần áo đẹp đẽ, rồi đưa con đến bãi Tha ma gần chỗ Quỷ ở. Đến rồi, họ khóc lóc kể lể, cùng nói rằng:

“Chư Thần, Địa Thần chứng minh cho chúng tôi chỉ có một đứa con, mong Chư Thần hãy giữ cho đứa bé này khỏi bị tai ách. Đế Thiên Đế Thích, Tứ Thiên Vương, Chư Thiên Thần hộ thế, chúng con xin quy mệnh, mong quý Ngài cứu mạng đứa nhỏ này. Đại Phạm Thiên Vương, chúng con quy mệnh, mong Ngài cứu mạng đứa bé này thoát nguy ách.

Chúng con xin quy mệnh các đệ tử A La Hán của Như lai, khiến cho thoát khỏi nạn này. Chúng con cũng quy y Bích Chi Phật, khiến qua khổ nạn này.

Chúng con xin quy y đấng Như Lai là bậc hàng phục người không chịu hàng phục, độ người chưa được độ, giải thoát người chưa giải thoát. Ngài làm con mắt cho người mù, làm đại y vương cho người bệnh, Ngài là bậc tối tôn tối thượng trong Trời Người Thiên Ma, Thần Quỷ, không ai vượt hơn Ngài. Vậy, chúng con xin Ngài chứng xét soi thấu lòng thành và thương xót cứu đứa bé này khỏi tai ách nghiệt ngã.

Khóc nói một hồi lâu như thế, rồi cha mẹ Na Ưu La gạt nước mắt từ biệt, bỏ đứa con lại đó mà đi về; Đức Phật dùng Thiên nhãn Thiên nhĩ thấy hết nghe thấu suốt mọi việc, biết ác Quỷ ở đâu. Ngài liền dùng Thần Túc đến ngay chỗ ác Quỷ ở trong núi phía Bắc núi Tuyết sơn (Hy Mã Lạp Sơn), vào ngay chỗ cửa hang của Quỷ ngồi Kết già trong chính thân chính ý.

Bấy giờ đứa bé Na Ưu La đi dần đến chỗ ác Quỷ ở, từ xa trông thấy đức Phật ngồi ở giữa cửa hang hốc hẻo lánh, hào quang rực sáng, trang nghiêm đẹp đẽ uy nghi lộng lẫy. Cậu bé thấy rồi vui mừng và nghĩ: “Đây chắc chẳng phải ác Quỷ, vì ta vừa thấy là lòng cảm thấy yên ổn, có thiện cảm, không hiểu tại sao?, dù có phải là ác Quỷ xin để tùy ý cho ăn”.

Lúc ấy đức Phật bảo: “Na Ưu La, như con nghĩ, Ta là Như Lai Chí Chân Đẳng Chính Giác, đến đây làm cho ác Quỷ phải quy phục để cứu con” Bé Na Ưu La nghe Phật nói, vui mừng hớn hở, liền đến gần chỗ Phật cúi lễ rồi ngồi qua một bên. Đức Phật liền nói cho Na Ưu La nghe luận về bố thí, về giới, về sinh cõi Trời, dục là gây ác, thân thể là không sạch, xuất gia là cần yếu v.v...

Đức Phật thấy tâm ý của bé Na Ưu La đã hoan hỉ với lời dạy, đã thấm nhuần nhu nhuyễn, nên Ngài nói về khổ tập diệt đạo một cách đầy đủ (Khổ: Sinh, già, bệnh, chết đều khổ, Tập: Ái dục là nguyên nhân gây ra khổ, Diệt: Bỏ ái dục sẽ hết khổ, Đạo: Con đường Phật đạo phải theo). Chú bé sạch hết những thói xấu xa ở đời (sạch trần cấu), được lòng tin kiên cố không còn hồ nghi (được pháp nhãn thanh tịnh), thấu hiểu rõ và vâng theo lời Phật dạy.

Khi ấy, Quỷ Tỳ Sa trở về chỗ ở của mình, từ xa ác Quỷ trông thấy đức Phật ngồi ngay ngắn bất động. Thấy rồi, ác Quỷ giận dữ nổi giông gió bão táp, sấm chớp hướng vào chỗ Phật, làm mưa bay như đao kiếm, nhưng chưa tới nơi liền biến thành hoa sen. Lúc ấy Quỷ Tỳ Sa càng thêm tức giận, làm mưa bão đùng đùng, sấm chớp vang rền, sỏi đá bay liệng ào ào tới chỗ Phật, nhưng chưa tới nơi đã rơi xuống đất lại hóa ra thức ăn. Quỷ lại hóa thành voi lớn kêu rống lên xồng xộc chạy tới, đức Phật hóa ra sư tử chúa; Quỷ bèn hóa ra thân sư tử, đức Phật liền hóa ra lửa lớn; Quỷ càng thêm giận dữ hóa làm rồng lớn bảy đầu, Ngài hóa làm chim cánh vàng định ăn thịt rồng.

Đến đây, Quỷ liền nghĩ: “Ta có bao nhiêu thần lực đã hiện ra hết rồi, nhưng Sa Môn này vẫn ngồi yên bất động, nay ta hãy hỏi nghĩa”. Nghĩ rồi Quỷ nói:

- Ta là Tỳ Sa muốn hỏi thâm nghĩa Sa Môn, nếu Ông không đáp được, ta sẽ nắm chân Ông ném xuống biển Nam.

Đức Phật bảo:

- Ác Quỷ nên biết, Ta tự quán sát không có Trời Người, Thiên Ma, Thần Quỷ, Sa Môn, Bà La Môn nào có thể nắm chân Ta ném xuống biển Nam được; nay Ông muốn hỏi nghĩa lý, cứ hỏi đi.

Ác Quỷ liền hỏi:

- Sa Môn, thế nào là hạnh cũ, thế nào là hạnh mới, thế nào là hạnh diệt?

Đức Phật đáp:

- Ác Quỷ nên biết, mắt là hạnh cũ, việc làm ngày xưa duyên với thụ thành hạnh, đây là hạnh cũ; này ác Quỷ, ngày nay thân ba, miệng bốn, ý ba tạo tác, đó là hạnh mới.

Ác Quỷ nên biết: Hạnh cũ diệt hết không khởi nữa, lại chẳng tạo hạnh mới, giữ gìn chẳng sinh, dứt hẳn không sót, đó là hạnh diệt.

Ác Quỷ nói:

- Ta nay đói quá, sao lại đoạt thức ăn của ta, Sa Môn, hãy trả đứa bé lại cho ta.

Đức Phật bảo:

- Khi xưa, lúc Ta chưa thành đạo, còn làm Bồ Tát, có bồ câu bay đến chỗ Ta, Ta còn chẳng tiếc thân mạng cứu bồ câu ấy khỏi nạn, huống ngày nay Ta đã thành Như Lai, lại có thể bỏ đứa bé này cho Ông ăn thịt sao?

Ác Quỷ, dù Ông có dùng hết thần lực, Ta cũng không bao giờ giao đứa bé này cho Ông.

Thế nào ác Quỷ?, dưới thời Phật Ca Diếp, Ông từng làm Sa Môn, tu trì phạm hạnh (khuôn phép), sau lại phạm giới mà sinh làm ác Quỷ này.

Bấy giờ, ác Quỷ nương oai Thần của Phật, nhớ lại các hạnh đã tạo ngày xưa, liền nói:

- Nay con ngu mê, không phân biệt thiện ác mà sanh tâm này đối với Như Lai. Cúi mong đức Như Lai cho con sám hối.

Quỷ Tỳ Sa thưa như thế ba lần. Đức Phật bảo:

- Ta chấp nhận Ông hối lỗi, chớ có phạm nữa.

Lúc ấy, đức Phật thuyết pháp vi diệu cho Quỷ Tỳ Sa nghe khiến được hoan hỉ. Rồi Quỷ Tỳ Sa vào hang lấy mấy nghìn lượng vàng dâng lên đức Phật và nói:

- Nay con đem hang núi này cúng cho Chiêu Đề Tăng, cúi mong Như Lai nhận cho con và mấy ngàn lượng vàng này.

Quỷ Tỳ Sa nói như thế ba lần. Đức Phật bấy giờ chấp thuận nhận hang núi, rồi Ngài nói kệ:

Vườn quả thí thanh lương,

Sửa đường làm cầu đò,

Nếu hay tạo thuyền lớn,

Và các vật dưỡng sanh.

Ngày đêm không lười mỏi,

Được phước không thể lường,

Pháp nghĩa, giới thành tựu,

Chết rồi sinh lên trời.

Bấy giờ Quỷ Tỳ Sa thưa:

- Chẳng rõ Như Lai còn dạy điều gì không?

Đức Phật bảo:

- Nay Ông nên bỏ hình tướng cũ, đắp ba áo làm Sa Môn, vào thành Bạt Kỳ, đi khắp nơi trong thành nói lời này: “Chư Hiền nên biết, Như Lai ra đời, người không chịu hàng phục liền hàng phục, độ người chưa được độ, người chưa giải thoát khiến cho giải thoát, cứu hộ người chưa được cứu. Ngài làm con mắt cho người mù, là bậc tối tôn tối thượng, trong Trời Người, Thiên Ma, Quỷ Thần không ai bằng Ngài; Như lai là bậc đáng kính đáng quý, Ngài làm những điều tốt lành cho chúng sinh. Hôm nay, Ngài đã độ cho đứa bé Na Ưu La và làm ác Quỷ Tỳ Sa phải hàng phục, mọi người nên đến chỗ Như lai đang ngự trên núi nơi Quỷ ở để được nghe lời chỉ bảo lợi ích”.

Quỷ Tỳ Sa nói:

- Con xin vâng lời Như lai.

Rồi Quỷ Tỳ Sa làm Sa Môn, đắp ba áo, nhanh chóng vào thành đi khắp nói lời dạy: “. . . Hôm nay, Như Lai độ đứa bé Na Ưu La, và làm cho ác Quỷ Tỳ Sa phải hàng phục; mọi người nên đến chỗ Như Lai đang ngự trên núi nơi Quỷ ở để được nghe lời chỉ bảo lợi ích”.

Bấy giờ, nhân dân Bạt Kỳ, Trưởng giả Thiện Giác, nghe những lời ấy, họ tụ tập lại vui mừng hớn hở không kìm được; họ liền cùng kéo nhau tới chỗ đức Phật đông như kiến (8 vạn 4 nghìn người).

Đến nơi rồi, vái lễ, có người sờ chân Phật, có người nâng tay Phật. Khi tất cả đã an vị, đức Phật thuyết pháp cho nhân dân Bạt Kỳ nghe vi diệu pháp về luận thí, giới, sinh Thiên, dục là bất tịnh, xấu xa là họa lớn.

Lúc mọi người đã có tâm ý vui thích, Ngài nói về khổ tập diệt đạo, tất cả đều sạch xấu xa ở đời (sạch trần cấu); giống như từ áo trắng dễ nhuộm màu, tin tưởng hoàn toàn không còn điều gì nghi ngờ, không còn sợ hãi (được pháp thanh tịnh); họ đều tự quy y Tam Bảo Phật Pháp Thánh chúng, và thụ trì năm giới.

Trưởng gia Thiện Giác, cha của bé Na Ưu La liền thưa:

- Cúi mong Thế Tôn nhận lời thỉnh cầu đến nhà con ngày mai, con sẽ cúng dàng Như lai.

Đức Phật im lặng nhận lời, Trưởng giả thấy đức Phật đã nhận lời, liền cúi lễ rôi lui về cho sửa soạn thức ăn, mọi người cùng vái lạy ra về trong lòng hân hoan.

Sáng hôm sau, Trưởng giả đích thân đến thỉnh mời Phật, Ngài liền đến nhà Trưởng giả; sau khi an tọa, Trưởng gia đích thân dâng thức ăn uống lên Phật đầy đủ. Sau khi ăn xong, Ngài thuyết pháp cho Trưởng giả và quyến thuộc nghe, xong ông thưa:

- Thưa đức Thế Tôn, nếu bốn chúng (Tăng, Ni, Cư sĩ Nam Nữ) của Ngài cần thức ăn, áo mặc, thuốc men, vật dụng, xin Thế Tôn cho phép họ đến nhà con nhận lấy.

Đức Phật bảo:

- Lành thay, Trưởng giả!, như lời Ông nói.

Nói xong, trong khoảnh khắc, đức Phật biến mất khỏi nước Bạt Kỳ trở về vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ, Ngài vào giảng đường bảo mọi người:

- Nếu bốn bộ chúng cần thức ăn, áo mặc, thuốc men, vật dụng, hãy đến nhà Trưởng giả Thiện Giác tại nước Bạt Kỳ nhận, tại sao? Vì Trưởng giả là Ưu Bà Tắc (Cư sĩ Nam), cha của bé Na Ưu La, không tiếc của bậc nhất, sẵn sàng cúng dường bốn chúng.

LỜI BÀN:

Thời nay nghe nói việc Quỷ ăn thịt người thì khó tin, vì không hề thấy xảy ra, thật là không tin nổi; có lẽ mỗi thời mỗi khác chăng? Như thời chiến tranh, không nghe nói ai bị ma nhập, tới thời nay, thời bình ở Việt Nam, chuyện ma nhập có xảy ra, có người nhìn thấy người cõi Âm, nói chuyện với người đã chết, từng đã xảy ra trong ít lâu nay ở Việt Nam. Các tin tức này, chúng ta thường thấy trên báo chí, trên mạng đều có nói đến, thiết nghĩ các việc khó tin vẫn có xảy ra vậy.

Chuyện ác Quỷ trên đây liên quan đến đức Phật, các Thánh đệ tử của Ngài kết tập ra trong Kinh điển, không thể hư dối được, chúng ta phải tin là sự việc có xảy ra.

Khi ác Quỷ dùng thần lực không làm gì được Phật, bèn quay qua hỏi nghĩa lý: “Thế nào là hạnh cũ, thế nào là hạnh mới, thế nào là hạnh diệt?”. Phật trả lời: “Mắt là hạnh cũ, việc làm ngày xưa duyên với thụ thành hạnh cũ, tai mũi lưỡi thân ý lúc trước tạo, duyên với thọ thành hạnh cũ”.

Điểm này, chúng ta thấy hạnh cũ ví như mắt thấy cái bánh, mũi ngửi mùi thơm, tai nghe nói ngon, ăn vào thấy ngọt, nên có cảm giác ngon, yêu thích. Đầy đủ 6 căn, 6 trần, 6 thức cùng làm việc. Cái việc ăn này xảy ra trước đây hay từ lâu rối gọi là “hạnh cũ”. Nếu xảy ra hôm nay, bây giờ, đó là “hạnh mới”, nếu kiêng cữ từ nay trở đi không ăn bánh ngọt nữa, tức là “hạnh diệt”

Ngày nay “thân ba, miệng bốn, ý ba tạo tác, đó là hạnh mới” là sao?

Thân ba là sát sanh, trộm cắp, tà dâm

Miệng bốn là nói dối, nói hai chiều, nói thêm bớt, nói ác.

Ý ba là tham lam, sân giận, si mê tà kiến.

Đến khi Quỷ Tỳ Sa đã quy Phật rồi nói rằng: “Con nay đem hang núi này cúng cho Chiêu Đề Tăng v.v...”, chiêu Đề Tăng là gì?

Chiêu là nhận tội, buộc lại, tới với mình, tự gây ra cho mình, bày tỏ, Đề là nắm lấy, dẫn đến, kêu van, Tăng là Thầy tu; Chiêu Đề Tăng là tự bày tội lỗi với bậc chân tu giác ngộ.

Chúng ta thấy Kinh này không đề cập đến việc Phật giao đứa bé vào lúc nào, theo thiển ý thì sau khi Quỷ Tỳ Sa quy Phật rồi và nhận nhiệm vụ xuống núi vào nhân dân nói những lời Phật bảo, Ngài đã cho em bé ra về; còn đức Phật ở lại chỗ của Quỷ trong núi, và nhân dân nghe những lời ấy bèn cùng nhau kéo đến chỗ núi ấy.

Bài Kinh này cho chúng ta thấy: đức Phật đã biến Quỷ dữ thành lương thiện, và Quỷ đã học được một bài học về mười điều lành (thập thiện) do Phật dạy; từ đấy không còn là Quỷ dữ nữa, mà phải nói là Quỷ hiền; trên đời này có lẽ chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới có thể biến Quỷ ác thành Quỷ Thiện mà thôi.

Đọc bài Kinh trên, chúng ta rút ra được bài học cần ghi nhớ: đó là người tu phạm giới sẽ bị đọa; bởi vậy những vị tu hành phải để ý nhớ giữ gìn giới hạnh để khỏi đọa vậy.

Toàn Không
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 20745)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 28022)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
08/04/2013(Xem: 10584)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10045)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
05/04/2013(Xem: 5158)
“Càng nhanh càng tốt, con phải thành tựu sự Toàn Giác để giải thoát những bà mẹ chúng sinh của con - là vô lượng chúng sinh bao la như bầu trời – ra khỏi những đại dương đau khổ sinh tử mà họ đang trải nghiệm, và đưa họ tới hạnh phúc vô song của sự Toàn Giác.
05/04/2013(Xem: 7924)
Sáng nay một đạo hữu đem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phá Phật pháp không. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết, phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp, theo những nhận định dưới đây ...
05/04/2013(Xem: 5189)
Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường hưởng được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến. Đã đành sanh, già, đau, chết là bốn đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nổi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng.
05/04/2013(Xem: 3590)
Hoà thượng U Pannadipa sanh ngày 16 tháng Ba năm 1933, tại làng Hninpalei, thị xã Beelin miền Nam nước Myanmar (tên cũ là nước Miến Điện), do đó Người còn được gọi là Hoà thượng Beelin. Cha Người là U Kyaw Hmu và mẹ là Daw Hla Thin.
05/04/2013(Xem: 4746)
Chúng ta đã được biết Đức Phật đã thành công rực rỡ và xuất sắc trong sứ mệnh thuyết pháp độ sanh. Trong thời Ngài tại thế, Ngài đã hóa độ cho hai chúng xuất gia và tại gia của Ngài, khiến cho hàng nghìn, hàng vạn người chứng quả ...
04/04/2013(Xem: 5279)
Trong bài nói chuyện này, tôi muốn nhấn mạnh với quý vị một số tiêu đề có thể tạm gọi là những kinh nghiệm tu học mà chúng ta cần phải có. Vấn đề trước tiên mà tôi muốn đề cập ở đây chính là thái độ đối diện của người Phật tử trước tất cả những đau khổ trong đời sống. Có là kỳ quái lắm không khi tôi đề nghị các vị hãy học cách trân trọng trước những đau khổ như là đối với một người thầy. Chúng ta đừng theo thói quen mà chán ghét, trốn chạy hay e sợ các đau khổ. Các đau khổ luôn giúp ta một lời cảnh báo, nó giúp ta thông minh hơn để có thể nhìn thẳng vào mọi sự trong đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]