Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu Biện Đạo Thoại của Dōgen (Đạo Nguyên)

29/06/201219:11(Xem: 6150)
Giới thiệu Biện Đạo Thoại của Dōgen (Đạo Nguyên)
thiensudogen-tamthaiGIỚI THIỆU
BIỆN ĐẠO THOẠI
của Dōgen (Đạo Nguyên)
Tâm Thái

Biện đạo thoại (Bendōwa, 辨 道 話) là một trong những phẩm chánh của tác phẩm Shōbōgenzō (Chánh pháp nhãn tạng 正 法 眼 藏) do Dōgen (Đạo Nguyên 道 元) là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Sōtō) Nhật Bản viết.

Sơ lược tiểu sử thiền sư Dōgen

Thiền sư Nhật Dōgen Kigen (Đạo Nguyên Hy Huyền) (1200-1253),cũng thường được gọi là Eihei Dōgen, là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Nh: Sōtō) tại Nhật. Tông Tào Động vốn xuất phát tử Trung Hoa do hai thiền sư sáng lập: hai vị khai tổ là Lương giới Động sơn (807-869), và đệ tử là Tào sơn Bổn Tịch (840-901).

Dōgen xuất gia năm 13 tuổi tại núi Hiei với thiền sư Kōen thuộc tông Thiên Thai, nhưng sau đó theo học thiền sư Myōan Eisai tại Kyoto. Thiền sư Eisai (1141-1215), đã qua Trung hoa và đem tông Lâm Tế về truyền bá tại Nhật, được coi là vị tổ khai sáng tông Lâm Tế tại Nhật. Từ năm 1223 đến 1227 Dōgen qua Trung hoa để tìm thầy học đạo. Sư theo học thiền sư Ju-ching (Thiên Đồng Như Tịnh) (1163-1228) là vị tổ thứ 13 tông Tào Động Trung Hoa và sư được ấn chứng và được chấp thuận để truyền bá tông Tào Động ở Nhật.

Khi về Nhật sư đã nhiệt tâm phát triển tông Tào Động, lập nên thiền viện Eiheiji (Vĩnh Bình, Eternal Peace) là một trong hai tổ đình của tông Tào Động và cũng là ngôi chùa Thiền tông được coi như lớn nhất của Nhật. Sư được coi là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Sōtō-shū) tại Nhật. Sư mất năm 53 tuổi tại Kyoto vào ngày 28 tháng 8 năm 1253.

Những tác phẩm chánh của thiền sư Dōgen

Nhiều bài giảng pháp của Dōgen đã do chính Dōgen viết hoặc do các đệ tử ghi lại vào khoảng 120 bài, ghi trong 8 tác phẩm chánh.

Tác phẩm quan trọng nhất là Shōbōgenzō (True Dharma Eye Treasury, Chánh pháp nhãn tạng). Tác phẩm này gồm những bài do Dōgen viết về những bài pháp mà sư giảng cho các đệ tử hoặc cho những buổi thuyết trình cho các giới. Đây không phải là tác phẩm trình bày thứ lớp, liên kết, có hệ thống, mà là những bài riêng biệt của mỗi lần thuyết pháp ở những thời điểm khác nhau, và có thể ở những trạng thái tinh thần khác nhau nữa. Các học giả đều thán phục và công nhận tài năng về Phật học cũng như về văn hóa của sư. Thomas Cleary, người đã dịch rất nhiều tài liệu về Phật giáo ra tiếng Anh, đã coi cuốn Shōbōgenzō là một tuyệt tác không những ở Nhật mà "cùng đứng hàng đầu với các tác phẩm văn chương toàn thế giới". (trích: Rational Zen- The Mind of Dōgen Zenji).

Pháp tu của Dōgen

Dōgen cho rằng chủ yếu trong việc tu hành của đạo Phật là tọa thiền. Tuy vậy phép tọa thiền (zazen) của sư khác hẳn với phép tọa thiền của các tông phái khác trong đạo Phật, kể cả các tông phái khác trong Thiền tông. Sư dùng danh từ Shikantaza để phân biệt pháp tọa thiền của Thiền Tào Động với các pháp Thiền khác. (shikantaza' (祇管打坐, just sitting) "Shikan" có nghĩa là "chỉ có" được dịch ra tiếng Anh là "just" hoặc "nothing but". (Shikantaza= just sitting). Pháp tu này đã được sư chỉ rõ trong bài Fukanzazengi (Phổ khuyến tọa thiền nghi). Sau đó trong bài Bendōwa (Biện đạo thoại) sư giải thích kỹ lưỡng hơn nữa về pháp tọa thiền đó.

Lời giới thiệu bài Bendōwa của thiền sư Shohaku Okumura

(Thiền sư Shohaku Okumura sinh năm 1948 tại Osaka, Nhật bản, thọ giới tỳ kheo năm 22 tuổi với thiền sư Kosho Uchiyama. Năm 1975 sư qua Mỹ lập thiền viện tại Massachusetts và Indiana. Từ năm 1997 đến 2010 sư đảm nhiệm trách vụ giám đốc Soto Zen Buddhism International Center tại San Francisco, California.)

Theo Okumura thì bài Bendōwa được viết ra với mục đích chánh là giải đáp những điểm sai lầm của Ejō trong việc tu tập, mặc dầu trước đó Ejō đã tu tập thành công trong vài pháp môn khác. Trong nhóm đệ tử đầu tiên của Dōgen, Ejō là người xuất sắc nhất, người mà sau này kế thừa Dōgen.

Theo các học giả Nhật thì trong cuốn Shōbōgenzō có 3 bài quan trọng nhất là Bendōwa (Biện đạo thoại), Genjōkōan (Công án hiện thường) và Busshō (Phật tánh). Bài Bendōwa này được coi như phần mở đầu cho cuốn Shōbōgenzō.

Trong việc giới thiệu bài Bendōwa, Okumura giải thích kỹ về danh từ "dō"(tiếng Nhật, 道) có nghĩa là "đạo". Phân tách chữ Hán ra theo kanji thì chữ "đạo" có nghĩa là bước đi theo hướng trước mặt. Khi bước đi thì chân mình tiến về hướng mà mình muốn. Tức là mình phải biết rõ mục đích và phải tinh tấn bước đi.

Theo Khổng Tử, "đạo" không chỉ có nghĩa là con đường đi đến một nơi nào đó. Mọi vật như mặt trời, mặt trăng, ngôi sao đểu có con đường đi của chúng. Bốn mùa cũng có con đường đi của chúng. Tất cả mọi sự vật trong vũ trụ đều có đường đi của chúng. Vì vậy xã hội con người có đường đi mà mọi người trong xã hội phải tuân theo.

Nhưng các triết gia khác như Lão Tử, Trang Tử lại cho rằng "đạo" không thể là những luật lệ, quy tắc, luân lý do con ngưởi tạo ra, vì toàn thể vũ trụ chính là "đạo". Cái đó không thể đặt tên hoặc định nghĩa cho nó được. Nếu muốn vẽ mặt, mũi cho nó thì nó sẽ bị diệt liền. "Đạo" là trạng thái tự nhiên của toàn thể vũ trụ, mà không có sự phân tách, phân biệt của loài người.

Khi đạo Phật được du nhập vào Trung Hoa thì chữ "đạo" được dùng để dùng cho ba hoặc nhiều hơn của chữ Sanskrit. Chữ sanskrit thứ nhất là "bodhi" tức là giác ngộ tối thượng, như trong từ "anuttarā-saṃyak-saṃbodhi", A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, tức Vô thượng chánh đằng chánh giác. Chữ sanskrit thứ hai là "marga" tức là con đường phải đi để đạt tới niết bàn. Chữ sanskrit thứ ba là "gate" có nghĩa sáu nẻo luân hồi. Cho nên khi người Trung Hoa dùng chữ "đạo" thường lẫn lộn ba nghĩa đó với nhau.

Theo Okumura, khi Dōgen dùng chữ "dō" là ý của chữ butsudō, tức Phật đạo, có nghĩa là sự giác ngộ của đức Phật hoặc chân lý mà Phật đã giác ngộ. Việc tu tập hàng ngày mà y theo hiện thực hoặc chân lý mới gọi là Phật đạo, tức con đường mà đức Phật chỉ dậy, các đức Phật, các Tổ đã đi theo con đường đó, tuy mỗi vị có cách đi riêng biệt.

Dōgen thường dùng danh từ "gyōji dōkan" khi giảng về pháp tu tông Tào Động Nhật bản, từ này rất quan trọng nên cần được hiểu kỹ. Gyōji có nghĩa là việc tu tập, "dō" là đạo, "kan" là "vòng tròn". Sư cho rằng những giai đoạn: "phát tâm", "tu tập", "giác ngộ" và "niết bàn" giống như cái vòng tròn. Trước hết ta phát tâm, rồi tinh tấn tu tập, và đạt giác ngộ rồi tới niết bàn. Tới đó không phải là hết mà lại tiếp tục cái vòng tròn đó mãi mãi, trong khi tiếp tục giữ hướng đi là thành Phật. Đó là pháp tu mà Dōgen giảng dậy trong bài Bendōwa này.

Việc tu tập không phải là làm cho một người si mê trở thành một ngưởi giác ngộ. Mỗi hành động, mỗi lần tọa thiền là để biểu lộ bốn giai đoạn: phát tâm, tu tập, giác ngộ, niết bàn. Mỗi hành động đều bao gồm những giai đoạn đó để luôn giữ lời nguyện của bồ tát:

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô biên thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô tận thệ nguyện học,
Vô thượng Phật đạo thệ nguyện thành.

Bốn lời nguyện đó là mục đích của mỗi lúc tu tập. Vì "phiền não vô biên" nên không thể dứt hết được, nhưng mỗi lúc chúng ta vẫn phải tiếp tục "đoạn" phiền não mãi mãi. Vì vậy việc tu tập không có lúc khởi đầu và cũng không có lúc chấm dứt. Mỗi lúc trong cuộc sống hàng ngày phải là thực hành con đường "đạo", con đường liên tục, vô tận. Đó là căn bản pháp tu của Dōgen.

Okumura nhận xét rằng ngay câu đầu trong bài Bendōwa đã nêu rõ điểm trọng yếu của bài này: "Diệu pháp này chỉ được truyền trực tiếp, không thay đổi, từ phật này đến phật khác với căn bản là jijuyū zanmai".

Căn bản pháp tu: " jijuyū zanmai"

Tiếng Nhật Jijuyū (自 受 用) có nghĩa là Tự thọ dụng, Zanmai (三 昧) là Tam muội. "Jijuyū zanmai" được dịch là Self receiving and using samadhi.

"Diệu pháp" ở trong bài là nói pháp vô thượng, thâm diệu. Trong danh từ myōhō (diệu pháp 妙 法, wondrous dharma),chữ myō có nghĩa là vô thượng, kỳ diệu, không thể dùng tri thức để hiểu được, không do con người tạo ra được, vì không tạo ra được nên nó là sẵn có, hiện có. Theo Okumura, "diệu pháp" đó có nghĩa là sự sống của chúng ta.

Theo Dōgen thì các đức phật đều truyền nhau diệu pháp này. (Dōgen thường dùng danh từ "các đức phật" để chỉ Phật Thich Ca, cùng các đức Phật trong quá khứ và vị lai; và kể cả những vị đã giác ngộ). Và cũng có thể hiểu là các đức phật chỉ truyền pháp này chứ không phải pháp nào khác. Và diệu pháp này chỉ được truyền thằng từ người này qua người khác, chứ không qua trung gian khác như chữ nghĩa sách vở.

Đời sống của chúng ta là một phần của vũ trụ, nhưng chúng ta cứ cho đó là của riêng mình. Chúng ta tạo ra một thế giới riêng biệt, do sự phân biệt, suy xét, định nghĩa. Chúng ta phân tách, đặt tên, dán nhãn, phân loại để cho dễ hiểu. Đó chỉ là thế giới nhân tạo. Đời sống của chúng ta được tạo ra do nghiệp của đời này hoặc các đời trước. Chúng ta "nhận" và "tạo" ra thế giới. Khi chúng ta nghĩ: "Tôi không phải là anh, anh không phải là tôi, cái này không phải là con người, cái này không phải là tờ giấy". Đó là chúng ta "tạo" ra thế giới, phân chia sự vật để cho dễ hiểu. Nhưng thế giới được tạo ra đó không phải là diệu pháp, dù rằng nó cũng nằm trong diệu pháp. Cái khả năng để tạo ra thế giới đó cũng là do diệu pháp mà ra. Trong thế giới tạo ra đó có "năng", có "sở", có sự phân biệt giữa ta và những vật không phải ta. Thế giới chúng ta tạo ra không thực có, nó là huyễn, có đó rồi lại mất đó, nhưng thực ra nó lại là biểu hiện của thực tại (reality), của diệu pháp. Hiểu được như vậy thì thấy rằng tất cả chỉ là một, và thấy rõ mình chỉ sống với vọng tâm. Nhưng cũng nên hiểu là vọng tâm là cần thiết cho sự sống.

Theo Dōgen, việc tu tập mục đích không phải là kềm hãm, ngăn chặn vọng tâm khỏi khởi lên, hoặc diệt vọng tâm , mà cốt yếu là không để chúng lôi kéo hoặc điều khiển mình. Cần phải thấy rõ là thực tại bao gồm cả vọng tâm, nếu cho rằng phải diệt vọng tâm rồi thực tại mới hiện ra thì không đúng. Danh từ "thực tại" có nhiều tên khác nhau, có chỗ gọi là Phật tánh, Chân tâm, Chân như … đều để chỉ chỗ tuyệt đối, cứu cánh, mà không danh từ nào diễn tả đầy đủ được.

****

Nói tóm lại, trong bài giới thiệu bài Bendōwa, tức Biện đạo thoại, thiền sư Okumura chỉ trình bầy những ý chánh của bài đó, thay vì giảng chi tiết từng câu của bài đó. Như vậy giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát trước khi tìm hiểu nghĩa từng câu của bài.

Sư đặt trọng tâm về điểm căn bản là "jijuyū zanmai", tự thọ dụng tam muội. Bản thể của vũ trụ, bản nguyên của mọi sự vật trong vũ trụ, đã biểu hiện khi chúng sanh được sanh ra. Nên khi sanh ra thì chúng sanh đã cùng có một bản thể như nhau, nhưng sau đó mỗi chúng sanh có một sự sống riêng biệt, không giống nhau, và phải tự lo thích ứng và phát triển đời sống của mình.

Thiền sư Shunryu Suzuki có viết: " "Mắt, mũi, lưỡi, tai, nhãn thức, tỉ thức, thiệt thức và nhĩ thức đều là pháp, và mỗi pháp đều gốc từ tuyệt đối là Phật tánh. Khi nhìn vật gì, ta cần nhìn vượt khỏi cái tướng của chúng và biết được tại sao chúng hiện hữu. Bởi vì từ gốc mà chúng ta hiện hữu, vì từ Phật tánh tuyết đối mà chúng ta hiện hữu. Biết như vậy thì tất cả chỉ là một."

Đó là "cộng tướng", còn đứng về phương diện "tự tướng" thì mỗi chúng sanh tuy cùng có khả năng giác ngộ như nhau, nhưng nếu không biết tu tập thì sẽ mãi mãi luân chuyển trong vòng luân hồi. Bài Biện đạo thoại nhấn mạnh về việc muốn tu tập có kết quả trước hết phải tìm hiểu cho rõ ràng đâu là chánh pháp mà đức Phật Thích Ca đã truyền lại, đó là lý do mà Dōgen đã rất chú ý về việc dòng truyền thừa phải có bằng chứng rõ rệt. Khi theo tu tập với vị thầy nào cần biết rõ xem vị ấy phải được trực tiếp ấn chứng bởi một vị đã chứng ngộ. Phật pháp chỉ có thể truyền trực tiếp, đối diện, không thể truyền bằng sách vở hoặc những phương tiện gián tiếp.

Sau khi đã tìm được vị thầy chân chánh và đã thấy và có lòng tin vững chắc về Phật pháp thì còn cần phải tinh tấn tu tập. Phần này được trình bầy kỹ lưỡng qua 18 câu hỏi và đáp trong bài Biện đạo thoại.

Tài liệu trích dẫn:

- Kōshō Uchiyama, The Wholehearted Way, Tuttle Publishing 1997.
- Từ điển Phật học Đạo Uyển.
- Tâm Thái, "Thiền sư Dogen, sơ tổ tông Tào Động Nhật bản."
- Tâm Thái, "Bài tụng Sandokai (Tham đồng khế)"
(Quý vị có thể download miễn phí cuốn sách Shōbōgenzō dịch ra tiếng Anh, dày 1144 trang, tại: http://www.shastaabbey.org/teachings-publications_shobogenzo.html)

(CÙNG TÁC GIẢ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2012(Xem: 10475)
Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình. Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác. Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ.
18/04/2012(Xem: 5879)
Giống như năm yếu tố của môi trường vật chất - không, đất, nước, lửa, và gió - là vô giới hạn, vì thế chúng sinh mà con người vị tha tìm cầu để hướng dẫn ra khỏi khổ đau tới thể trạng giác ngộ là vô giới hạn trong con số. Sức mạnh trái tim của Bồ tát là như thế, các ngài cam kết với nhiệm vụ này trong việc hổ trợ tất cả chúng sinh - mà không có bất cứ giới hạn nào của thân hay thù, quốc gia hay chủng tộc - từ mỗi một loại khổ đau.
18/04/2012(Xem: 5323)
Một khi đã phát sinh thái độ vị tha đặc biệt là tự chúng ta phải mang đến lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng việc giải thoát họ khỏi khổ đau và nổi kết họ với hạnh phúc, chúng ta phải lượng định chúng ta có khả năng để hoàn thành điều này hay không trong tình trạng hiện tại. Hầu hết chúng ta thường sẽ quyết định rằng chúng ta không có. Thế thì tiến hành như thế nào?
14/04/2012(Xem: 5439)
Cùng với từ ái, bi mẫn là khuôn mặt của lòng vị tha. Đấy là một cảm giác từ chiều sâu của trái tim mà chúng ta không chịu đựng nổi khổ đau của người khác mà không hành động để giải thoát. Khi bi mẫn được lớn mạnh hơn, ý chí của chúng ta cũng lớn lên tương ứng để chính mình cố gắng vì ợi ích của tất cả chúng sinh, ngay cả nếu ta phải làm việc ấy đơn độc.
13/04/2012(Xem: 15072)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
12/04/2012(Xem: 4043)
Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngã. Đức Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp nào cũng đều được liễu ngộ cả.
12/04/2012(Xem: 5563)
Phật Pháp Cao Siêu Khó Nghĩ Bàn Là Người Học Đạo Lắm Gian Nan Siêng Tu Tịnh độ Đúng Chân Lý Quyết Được Vãng Sanh Đến Lạc Bang. Ánh hào quang của Đấng Điều Ngự Thích Ca Mâu Ni tỏa ra vô vàng tia sáng chiếu khắp vũ trụ nhân sinh. Lúc ấy đã biểu hiện được lòng từ bi bao la của Đức Phật, xoa dịu bao vết đau thương của tất cả chúng sanh và ban nguồn an vui bất tận cho muôn loài. Giáo lý của Đức Thế Tôn quả là cao siêu tuyệt diệu, có đủ năng lực đưa người từ bến mê sang bờ giác, từ sanh tử đến quả vị Niết bàn an vui tự tại, nếu ai thực hiện tu theo giáo pháp của Ngài đã thuyết.
07/04/2012(Xem: 5226)
Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành tựu việc tốt cho người. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm. Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương. Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu quả có thể tu hành được như những đ
06/04/2012(Xem: 7025)
Chúng ta phải biết rằng: Nếu người học đạo mà chưa hiểu thấu rõ cái nguồn cội của tự tâm và vạn pháp thì không thể nào rời Phật ra được.
06/04/2012(Xem: 3896)
Người niệm Phật mà được sự hộ niệm của chư Phật, nhiếp trì nguyện lực của Phật A Di Đà thì lúc mạng chung vào thẳng ngôi bất thoái, tự giác tiến tu thẳng đến thành Phật. Kinh A Di Đà nói: “Những chúng sinh sinh lên nước ta đều là bất thoái chuyển, trong số đó có rất nhiều người một đời được bổ xứ làm Phật, số ấy rất nhiều, không thể tính đếm hết được”. Suy xét câu một đời được bổ xứ thành Phật, tức là thân sau chót, như vậy há không phải một đời tức được thành Phật sao?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]