Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhận ra thân hữu

07/02/201203:19(Xem: 4533)
Nhận ra thân hữu

NHẬN RA THÂN HỮU
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 22/10/2011

Trong khi con thấy rằng những ai thân cận với con
đang chìm đắm trong đại dương luân hồi
Và giống như rơi vào cơn bảo lửa
Không có gì ghê sợ hơn để hành động
cho sự giải thoát của riêng con,
Quên lãng những ai con không
nhận ra qua tiến trình sinh tử.
-CHANDRANGOMIN, Lá thư cho một học trò

Đã tạo nên một thái độ bình đẳng đối với bạn hữu, kẻ thù, và người trung tính, chúng ta có một nền tảng để nhìn mỗi con người như người bạn thân nhất của chúng ta. Khuynh hướng bây giờ là để phát triển một cảm giác chân thật về sự mật thiết với mọi người. Vì sự mến chuộng được phát sinh một cách dễ dàng cho bạn hữu, chúng ta cần một kỷ năng cho việc trau dồi việc nhận thức tất cả chúng sinh như bạn hữu, sử dụng chính những mối quan hệ thân hữu nhất của chính chúng ta như kiểu mẫu. Ai là người bạn thân nhất của chúng ta?

Một sự phương pháp khác là sử dụng lòng yêu thương vô điều kiện của bà mẹ của chính mỗi chúng người như một kiểu mẫu. Bởi vì tôi được xác nhận như sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba nên tôi đã không sống tại nhà cho đến ba hay bốn tuổi. Như một đứa trẻ, tôi đã thăm mẹ tôi thực tế mỗi ngày, hay bà sẽ đến để gặp tôi, vì gia đình tôi sống gần nơi cư trú của tôi ở Lhasa, thù đô của Tây Tạng. Bà luôn luôn có một trái tim hiền lương, rất tử bi, ân cần trong một sự cư xử rộng rãi đối với người khác, những người nghèo túng. Bà tử tế đến mọi người. Bà không bao giờ gắt gỏng đối với tôi, mặc dù sau này bà nói với tôi rằng tôi sẽ khó chịu nếu không vừa ý, và tôi sẽ giật mạnh lỗ tai của bà khi bà đang bồng tôi. Bà đã nói rằng, một ngày nọ tôi đã đã kéo rất mạnh và làm tổn thương vành tai của bà.

Từ lúc tôi bốn tuổi, người đem thức ăn cho tôi mỗi ngày ở Lhasa là một ông già hói đầu, râu quay nón tên là Ponpo. Tôi rất gần gũi với ông; ông giống như một bà mẹ. Khi tôi ở tại cung điện Mùa Hè học thuộc lòng những bài kinh luận, ông luôn luôn ở gần bên; tôi sẽ khóc nếu ông không làm thế. Tối thiểu tôi phải thấy vạt áo của ông trong khi ông ngồi phía bên kia bình phong khoảng gần một thước từ cửa ra vào. Ông phải ở đấy; bằng nếu không, tôi sẽ khóc. Ponpo, là người đã từng nấu ăn cho Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm, không biết kể chuyện như thế nào, không biết đùa giờn như thế nào, và không được học hỏi trong hình thức hoặc là tôn giáo hay những chủ đề khác. Tôi rất quý trọng ông vì ông đã cung cấp thức ăn và săn sóc tôi.

Đối với tôi dường như chúng ta, giống như những động có vú như chó và mèo, thương mến nhất những ai nuôi nấng chúng ta. Chúng ta thương mến bà mẹ của chúng ta không phải bởi vì các bà đã sinh ra chúng ta nhưng bởi vì các bà đã cho chúng ta sửa và săn sóc chúng ta. Khi tôi bệnh, Ponpo cỏng tôi đi xung quanh hay để tôi trong lòng ông. Khi chúng ta ôm một con mèo trong lòng, con mèo con sẽ rên ư ư thích thú; cũng giống với những đứa trẻ. Tôi rất thích ông ta.

Mọi người, cho dù có tín ngưỡng hay không, có thể thấu hiểu từ kinh nghiệm tự nhiên và ý nghĩa thông thường rằng tình cảm quan trọng một cách thật sự từ ngày được sinh ra; đấy là căn bản của đời sống. Chính sự sống còn thân thể của chúng ta đòi hỏi tình cảm của người khác, đến điều mà chúng ta cũng đáp ứng bằng tình cảm. Mặc dù điều này hòa lẩn với luyến ái hay dính mắc, nhưng tình cảm này không căn cứ trên sự hấp dẫn của thân thể hay tình dục. Loại tình cảm này, mặc dù không phải không thiên kiến, nhưng có thể được mở rộng để bao trùm tất cả chúng sinh, làm nó không định kiến. Đây là những gì gọi là mở rộng tình thương cùng khắp hay mở rộng từ ái.

Đối với những thiền quán theo sau, nếu mối quan hệ đối với mẹ của hành giả phức tạp, thay vì thế chúng ta có thể quan tâm đến mối quan hệ tình mẹ lý tưởng, hay chúng ta có thể sử dụng bất cứ người thân, người bạn, hay bất cứ thành viên nào của gia đình.

THIỀN QUÁN

Trước nhất, chúng ta hãy quan tâm đến nền tảng của loại thiền quán này. Sự sắp xếp được xây dựng trên giả định của tái sinh, là điều chúng ta có một ý niệm mơ hồ có thể là đúng, chúng ta có thể sử dụng để khảo sát kỷ lưỡng mối quan hệ mật thiết của vô thỉ tái sinh cho những mối quan hệ với những người khác. Tuy nhiên, nếu chúng ta không hoài nghi rằng tái sinh là thật, vẫn có thể sử dụng những bước này như một sự thực tập quán tưởng thuần khiết để giúp tháo gở những gút mắc trong những mối quan hệ của chúng ta.

1- Quán chiếu rằng nếu có tái sinh, vòng luân hồi, có nghĩa rằng những sự sinh của chinh chúng ta là không có bắt đầu (vô thỉ).

2- Quan tâm rằng khi chúng ta sinh ra từ một bào thai như một con thú, hay một con nhền nhện, chúng ta đòi hỏi một bà mẹ. Và bởi vì sự sinh của chúng ta là vô số, chúng ta phải có vô số bà mẹ trải qua nhiều kiếp sống. Điều này ngụ ý rằng mỗi chúng sinh đã từng là mẹ của chúng ta vào một kiếp sống nào đấy. Nếu quý vị có rắc rối đến với kết luận ấy, thế thì hãy thấy quý vị có thể đi theo sự tương tục của những đời sống hay không và khám phá ra rằng có bất cứ chúng sinh nào không từng là bà mẹ của chúng ta hay không, một kết luận như thế là không thể được.

3- Quán chiếu rằng những lúc chúng ta được sinh ra từ một bào thai hay một cái trứng là vô hạn, và vì thế các bà mẹ của chúng ta cũng là vô số.

4- Phản chiếu trên những điểm này, hãy thấu hiểu rằng mỗi chúng siinh trong kiếp sống hiện tại của chúng ta đã là bà mẹ của chúng ta trong nhiều lần. Đừng vội vả qua những bước này; khuynh hướng ở đây là không chấp nhận một sự hợp lý (logic) nông cạn, mà thấm nhuần tâm thức và thái độ của chúng ta với tác động của nhận thức về tái sinh. Hãy cố gắng trên điều này, ví dụ như thế, và xem nó có hữu dụng hay không.

* Hãy nghĩ về một người bạn thân nhất của hành giả và xác định rằng người bạn này, qua tương tục của những kiếp sống, đã là một người bạn nuôi nấng [ta]. Hãy giữ người này trong tâm cho đến khi ta cảm thấy một sự thay đổi nhận thức.

* Sau đó dần dần xem người khác, không quá gần gũi, những người bạn, từng người một trong cùng một cách như thế, xác nhận và cảm nhận rằng qua sự tương tục của những kiếp sống, họ là rất gần gũi với ta. Điều này có thể cần nhiều ngày để thực hành - ngay cả hàng tuần.

* Rồi thì đem đến tâm một người trung tính - người nào đấy không từng giúp đở cũng không từng làm tổn hại ta trong kiếp sống này. Hãy xem rằng người này qua những kiếp sống cũng có những lúc nào đấy là một người gần gũi và nuôi nấng như người bạn thân thiết nhất của chúng ta.

* Dần dần mở rộng sự nhận thức này đến những người trung tính - những người đã thấy trong một trạm xe điện ngầm, đi ngang qua trên đường, hay thấy trong một cửa hàng.

* Khi chúng ta trở nên thành thạo thế nào ấy với việc nhận ra những người bạn và những người trung tính đã từng nuôi nấng ta, và có thể cảm thấy nhận thức của chúng ta thay đổi như thế nào, xem xét một người nào đấy đã từng làm gây hại một ít đến ta hay người thân chúng ta. Hãy bắt đầu với một kẻ thù thứ yếu, như một người đã nói điều gì đấy bình phẩm ta, vì thế chúng ta có thể phát triển một kinh nghiệm với việc tạm thời để qua một bên những cảm giác tiêu cực trong thiện ý của việc thực chứng rằng tại một thời điểm nào đấy chúng ta đã là từng là những người bạn thân. Nếu chúng ta nhảy quá nhanh trong việc lưu tâm đến những người mà chúng ta thật là không thích, thì ý tưởng tiêu cực sẽ có thể làm lưỡng lự tiến trình của chúng ta.

* Khi chúng ta cảm thấy quan điểm của chúng ta đã thay đổi đối với kẻ thù không quan trọng, trụ lại với thái độ mới ấy trong một lúc, rồi thì quan tâm một cách chậm rãi đến trình độ tiếp theo của kẻ thù (kẻ thù nặng cân hơn).

Qua sự thực tập, có thể xem mỗi chúng sinh như một người thân hữu. Nói thì dễ, nhưng làm thì khó. Đừng trở nên thối chí; hãy duy trì sự diễn tập những bước này hết lần này đến lần khác. Tích tập kinh nghiệm một cách từ từ.

Đối với tôi, do tôi mang trách nhiệm vì quyền lợi của Tây Tạng, những người khó khăn nhất để nhận thức như những thân hữu là những ai đang làm tổn hại đến đồng bào Tây Tạng một cách chủ tâm. Tuy thế, từ kinh nghiệm với những thân hữu, người trung tính, và những kẻ thù ít quan trọng, tôi có thể thấy rằng một cách căn bản họ không có khác biệt.

Điều gì đã làm tôi khỏi bị chán nản mặc dù hơn năm mươi năm hành động cho Tây Tạng không có nhiều thành công trước nhất vì nguyên nhân là công bằng, chân thật, và lợi ích cho người khác. Nguyên nhân chân thật chưa đủ; nó phải ích lợi. Việc làm của tôi cho Tây Tạng không gia tăng hoặc là tiếng tăm của tôi, ảnh hưởng của tôi, năng lực của tôi, hay lợi ích của tôi trong bất cứ cách nào; đấy là cho đồng bào Tây Tạng, những người có quyền để được tự do và để bảo tồn giáo huấn Đạo Phật lợi ích đến tất cả chúng sinh. Vì vậy, cho dù chúng tôi có đạt được mục tiêu trong kiếp sống này của chúng tôi hay không, thì nó đáng giá để duy trì cuộc đấu tranh. Chúng tôi đang ở vào một thời điểm cấp bách qua việc người Hoa đổ nhanh chóng vào Tây Tạng; giống như Mãn Châu và Nội Mông, là những nơi đã hoàn toàn trở thành bị đồng hóa với văn hóa Hán tộc. Văn hóa Tây Tạng có thể bị biến mất nếu xu hướng hiện tại tiếp diễn. Một dấu hiệu hy vọng là bây giờ mọi người trên thế giới kể cả chính nhiều người Hoa, đang ý thức hơn về những gì đang xảy ra - khả năng mất mát có thể có đối với thế giới về một nền văn hóa quý giá và do vậy có sự quan tâm đạo đức hơn. Vấn đề sẽ tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác không giống như một nhiệm kỳ chính trị ở văn phòng, nó không có giới hạn bởi một sự phân ranh giới nào đó cua thời gian. Đây là những lý do của tôi cho việc duy trì lòng nhiệt huyết.

KỶ NĂNG HỔ TRỢ

Giữa những sự thiền quán, thảng hoặc xác định bất cứ ai mà chúng ta chạm trán như là một thân hữu giúp cho sự trưởng thành. Thí dụ, khi đi ngang qua một người trung tính (không thân cũng không thù) trong một đám đông, hãy nghĩ: Con người này dường như không có bất cứ liên hệ nào đối với tôi trong kiếp sống này, nhưng qua sự tương tục của những kiếp sống chắc chắn đã từng là cha, mẹ, con, hay bạn thân của tôi. Trong cách này, chúng ta sẽ từ từ phát triển một cảm nhận rằng tất cả chúng sinh là những thân hữu của chúng ta.

LƯỢNG ĐỊNH THÀNH CÔNG

Với nhiều thực tập sẽ đi đến điều: ngay cả khi chúng ta thấy một bọ, chúng ta sẽ nghĩ, Ô, con vật này đã được sinh ra trong một điều kiện khổ sở như vậy! Mặc dù tôi là một con người, và tạo vật này là một con bọ, trong quá khứ đã là mẹ tôi, và tôi là con của bà. Vào lúc ấy, sự sống của tôi tùy thuộc vào bà, và bà đã yêu thương tôi hơn cả đời sống của chính bà. Sau sự thiền quán đầy đủ, loại suy nghĩ này sẽ sinh khởi một cách tự phát. Dấu hiệu của việc có nhận thức hoàn toàn thành công về vấn đề tất cả chúng sinh như những thân hữu giúp cho sự trưởng thành là khi chúng ta nhìn vào thế giới chung quanh chúng ta và nghĩ, những chúng sinh từ thú vật trở lên đã từng chăm sóc tôi trong những thời quá khứ không chỉ chăm sóc tôi một lần mà là nhiều lần.

Nguyên tác: The First Step: Recognizing Friends trích từ quyển How to Expand Love
Ẩn Tâm Lộ ngày 22/12/2011

Bài liên hệ:

1- Quan điểm của tôi

2- Những giai tầng phát triển

3- Tịnh hóa tâm thức

4- Nghĩ về thân và thù

5- Nhận ra thân hữu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2010(Xem: 4632)
Trước tiên chúng ta phải học “giới học” để thực hành. Nếu không biết giới học, chúng ta không thể nào tịnh hóa những hành vi cư xử của mình. Rồi chúng ta phải học thêm chỉ (samatha) để kiểm soát và tập trung tâm ý. Nếu không biết về thiền chỉ, chúng ta sẽ trau dồi định như thế nào? Nếu không hành định, làm sao chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình? Sau đó, chúng ta phải học cách làm thế nào để trau dồi trí tuệ. Nếu không biết về tuệ học, chúng ta trau dồi trí tuệ ra sao?
29/10/2010(Xem: 5394)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.
26/10/2010(Xem: 4627)
Đề mục kinh này vô cùng rõ ràng, nội dung cũng rất đơn giản, trong sáng, thiết yếu. Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh. Trong pháp môn Tịnh Độ, chúng ta đều biết đến đạo lý “tâm tịnh cõi nước tịnh”.Do đây biết rằng: đối với việc tu học Tịnh Độ tông, tâm thanh tịnh vô cùng trọng yếu. Người phiên dịch bộ kinh này là ngài Thi Hộ, Ngài là người ngoại quốc đến Trung Quốc hoằng pháp vào thời Nam Bắc Triều.
23/10/2010(Xem: 10524)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
22/10/2010(Xem: 4723)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta. Khi chúng ta nghĩ tưởng tới tất cả chúng sinh này - những người từng là cha mẹ của chúng ta - đã phải lang thang quá lâu và không người cứu giúp trong vòng luân hồi sinh tử giống như những người mù lạc đường, thì chúng ta không thể không cảm thấy một lòng bi mẫn lớn lao đối với họ. Tuy nhiên, tự bản thân lòng bi mẫn thì không đủ; họ cần sự giúp đỡ thực sự.
22/10/2010(Xem: 5410)
Một Giáo lý của Jetsunma Ahkon Lhamo Trong Phật Giáo Kim Cương thừa – là hình thức Phật Giáo được bảo tồn ở Tây Tạng và Mông Cổ và là một tông phái được tu hành ở chùa của tôi – một trong những giáo lý căn bản làsự hiểu biết và thực hành lòng bi mẫn. Cá nhân tôi nhận ra rằng một triết học tôn giáo được đặt nền trên lòng bi mẫn vô ngã mang lại cho ta một sự hài lòng sâu xa và tôi tin rằng nó đánh trúng tình cảm của nhiều người Mỹ.
21/10/2010(Xem: 5002)
Ở Solu Kumbu mọi người lớn tuổi đều quay Bánh Xe Cầu nguyện mỗi ngày. Khi họ ở nhà vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, họ cầm một mala (chuỗi hột) trong bàn tay trái, một Bánh Xe Cầu nguyện trong bàn tay phải, và trì tụng thần chú OM MANI PADME HUNG. Và khi họ đi vòng quanh, họ liên tục quay Bánh Xe Cầu nguyện và tụng OM MANI PADME HUNG.
19/10/2010(Xem: 5276)
Một lần, khi Đức Phật nhuốm bệnh ở Beluvà, trước sự lo âu buồn khổ của tôn giả Ananda (Trường III, trang 101), và một lần khác, trước tin tôn giả Sàriputta (Xá lợi Phất) đã mệnh chung và trước sự lo âu của tôn giả Ananda (A Nan) (Tương V, 170), Đức Phật đã tuyên bố lời dạy này, vừa là lời chỉ dạy tóm thâu mọi phương pháp tu hành của ngài được cô đọng lại, và cũng là một lời trăn trối của một bậc Đạo sư biết mình sắp lâm chung, nên có những lời nhắn nhủ và khích lệ đệ tử của mình những gì các đệ tử cần phải tu tập, sau khi bậc Đạo sư viên tịch...
16/10/2010(Xem: 5138)
Bạn đã được giới thiệu về “phương châm tu tập”, “ý nghĩa của Sám hối”, và “tâm Bồ đề”. Đó chính là những hành trang cần thiết, quan trọng để xây dựng những nhận thức căn bản và thực tiễn cho cuộc sống hạnh phúc cũng như cho cuộc hành trình tâm linh của bạn. Khi đã có đầy đủ những hành trang cần thiết cho tư duy và hành động rồi, bây giờ là lúc bạn có thể đi vào thực tập những pháp môn căn bản không phải để có ý niệm về hạnh phúc hay để lí luận về hạnh phúc, mà để “sống hạnh phúc” ngay bây giờ và ở đây.
16/10/2010(Xem: 7356)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]