Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những giai tầng phát triển

22/12/201111:01(Xem: 4397)
Những giai tầng phát triển
NHỮNG GIAI TẦNG PHÁT TRIỂN
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Jeffrey Hopkins
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 24/09/2011


Chư Phật không rửa đi những hành vi xấu ác bằng nước,
Cũng không loại trừ khổ đau bằng đôi tay của các Ngài.
Cũng không trao truyền sự chứng ngộ của các Ngài cho người khác.
Chúng sinh được giải thoát qua giáo huấn về chân lý,
bản chất của mọi sự vật.

- ĐỨC PHẬT

Ở Tây Tạng nhiều đại hành giả sưu tập những sự thực hành tâm linh đưa đến giác ngộ trong một bộ sách gọi là Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ. Những giáo huấn hùng hồn về Đức Phật từ bi kể rõ chi tiết một loạt những sự thực hành mà một người may mắn có thể sử dụng cho việc rèn luyện nhằm để đạt đến giác ngộ. Các ngài chắt lọc những kinh luận Đạo Phật bao la và vô hạn mà không hy sinh bản chất tự nhiên hay sự sắp đặt cốt lõi của chúng. Được bảo tồn cho thế giới ở Tây Tạng, những giáo huấn quý giá này là những trân bảo hoàn thành nguyện ước cho những học nhân và môn đồ may mắn.

Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộlà một khí cụ cho những người bắt đầu - những ai trước đây chưa từng đạt đến đỉnh cao tâm linh - nói với chúng ta bước nào nên tiếp nhận trước, và rồi bước thứ hai, thứ ba, v.v..., không lẫn lộn những gì phải đến trước và những gì nên đến sau đó. Những quyển sách này chi tiết những sự thực hành mà trong ấy tất cả chúng ta dựa vào nhằm để đạt đến giác ngộ, tập họp trong một nơi những con đường cần thiết trước tiên trong hình thức giản lược, và rồi trong hình thức mở rộng, phù hợp với khả năng của học nhân. Loại trình bày này được cấu thành cho việc thực hành để đưa đến sự thấu hiểu về lộ trình.

Những sự thực hành cho những người sơ cơ đến trước tiên. Khi chúng ta đã thực hành những sự quán chiếu này và tiếp nhận ảnh hưởng sâu sắc hay dấu ấn của chúng, tâm thức của chúng ta trở nên có khả năng cho những chủ đề sâu xa hơn, và chúng ta tiến lên trình độ kế tiếp. Chúng ta rèn luyện trong giai tầng ấy, trở nên thành thạo, và tiếp tục tiến lên. Giống như học đường, sẽ không có lợi để cho một đứa bé ghi tên vào một trường đại học.

ĐẠI CƯƠNG CỦA QUYỂN SÁCH

Trong quyển sách này, tôi sẽ trình bày bảy bước thực tiển để phát triển từ ái. Những kỷ thuật này căn cứ trên các khả năng vô hạn của con người để cải thiện, cảm ơn đến sự thanh tịnh căn bản của tâm. Vì thế, quyển sách bắt đầu với một thẩm nghiệm về vấn đề những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng được ghi khắc vào cơ cấu của tâm thức hay chúng ở ngoại vi của tâm, và vì thế có thể cho phép con người giải quyết. Chúng ta kết luận rằng tâm thức là thanh tịnh một cách căn bản, rất giống bầu trời xanh hiện hữu phía sau những đám mây u ám. Bắt đầu với viễn kiến ấy, chúng ta sẽ khám phá những hướng dẫn đặc thù của một sự thực tập mà nó cung ứng một nền tảng cho bảy giai tầng chìa khóa của việc phát triển tiếp theo.

Sự thực tập này trước khi bảy giai tầng đối diện với việc vượt thắng khuynh hướng tự nhiên của chúng ta để đặt những thứ khác vào trong các đặc trưng (như bạn hay thù). Nó khơi mở việc dính mắc hay luyến ái đến những đối tượng này được căn cứ trên sự đánh giá của chúng ta về những thuận lợi và bất lợi tạm thời mà những người nào đấy đưa đến như thế nào, một sự tiếp cận sai lầm cho rằng những cảm giác như vậy là từ ái và bi mẫn. Chúng ta sẽ thấy việc bổ sung của chúng ta đến sự hấp dẫn làm nổi bật tình cảm cho một số người nào đấy nhưng cắt xén nó đối với những người khác. Việc thực tập đầu tiên được thấy trong ý nghĩa của sự bình đẳng, khát vọng thông thường của chúng ta đến hạnh phúc. Những thực tập thiền quán về khả năng có thể thay đổi của những hoàn cảnh và các mối quan hệ được đưa ra để giúp thách thức những đặc trưng cứng nhắc, chúng ta áp dụng một cách mềm dẽo. Một kỷ thuật hổ trợ gợi đến việc quán tưởng hai người, một toàn khen ngợi và người kia đe dọa tấn công, nhằm để học nhận ra và thay đổi những phản ứng tự động thường lệ. Những bước trong sự thực tập nền tảng này - những thiền quán mở đầu, những kỷ năng hổ trợ, và những thiền quán giản lược - giống như việc làm sạch và chà giấy nhám một bức tường trước khi vẽ một bức tranh của từ ái yêu thương.

Một khi hành xả được trau dồi, bước thứ nhất đưa đến việc tạo nên một thái độ tích cực mạnh mẽ đối với những người khác trong những vòng xoay rộng lớn hơn bao giờ hết. Các bài thực hành bắt đầu với việc lựa chọn người bạn thân của chúng ta như một kiễu mẫu cho chúng ta đánh giá những người khác không như những người bạn thân, dần dần mở rộng để bao gồm những người trung tính, và cuối cùng là những kẻ thù - những người làm tổn hại cho chúng ta và những người bạn của chúng ta. Việc làm khó nhất ở đây là xua tan những tảng đá xúc cảm ngăn trở tiến tình.

Bước thứ hai liên hệ đến những quán chiếu thực tiển trên sự ân cần tử tế mà gia đình và bạn thân đã biểu lộ cho chúng ta, đặc biệt vào lúc ấu thời, khi chúng ta quá lệ thuộc trong sự quan tâm và chăm sóc của những người khác. Khi chúng ta bắt đầu đạt được một sự cảm kích sâu sắc về sự ân cần, lòng biết ơn này có thể dần dần mở rộng đến những người khác vượt khỏi vòng xoay bè bạn. Một số thực tập trong giai tầng này gọi là ghi nhớ lòng ân cần đã nhận qua vô số kiếp sống; những thứ khác được hướng tới lòng biết ơn những sự phục vụ được cung cấp bởi những người khác không phụ thuộc vào ý định của họ, như phẩm vật được cung ứng bởi nhân viên bán hàng bày trí hàng hóa trên một kệ hàng của một cửa hàng địa phương. Kỷ năng hổ trợ tập trung trên việc đánh gia các kẻ thù của chúng ta bởi vì họ cung ứng cho chúng ta những cơ hội để thực tập kiên nhẫn, bao dung, và chịu đựng.

Những bước thứ ba và thứ tư là tương ứng, bước này làm mạnh mẽ bước kia. Bước thứ ba gọi là sự đền đáp lòng tử tế ân cần của người khác bằng việc phát triển mục tiêu quả cảm để đẩy mạnh xa hơn sự giác ngộ của chính họ. Điều này hướng một cách tự nhiên đến bước thứ tư, học hỏi để yêu thương từ ái, mà bắt đầu với việc nhận biết người khác khổ đau như thế nào. Chúng ta sẽ khám phá ra vòng xoay những tình cảnh khổ đau hoạt động như thế nào, áp dụng sự thấu hiểu này đầu tiên cho chúng ta và rồi mở rộng nó đến người khác. Tại điểm này, đã tiến triển qua những bước trước đây và tăng cường một cảm giác gần gũi với những người khác, chúng ta có thể cố gắng một bộ ba thực tập, dần dần gia tăng trong khuynh hướng, mở rộng việc quan tâm và lòng từ ái sau cùng.

khuynh hướng của những bài thực tập đến đây là để trở thành một người bạn của tất cả chúng sinh, để có sự quan tâm cho tình trạng của họ và để sẳn sàng và có thể hổ trợ. Bây giờ sự khác biệt giữa từ ái và luyến ái được vạch ra với nhiều chi tiết hơn. Bằng việc mở rộng cảm giác thông thường của từ ái và quan tâm vượt khỏi những giới hạn thành kiến thông thường, từ ái được tự do khỏi sự luyến ái chướng ngại ẩn tàng. Tiến trình này không phải là vấn đề của việc tìm kiếm một lòng yêu thương mới của thế gian khác, nhưng của việc sử dụng những cảm giác yêu thương quen thuộc và áp dụng chúng trong những không gian rộng lớn hơn bao giờ hết [của lòng từ ái]. Mục tiêu là để trau dồi trong con tim chúng ta sự quan tâm của một bà mẹ hy hiến cảm nhận đối với đứa con thơ của bà, và rồi hướng trực tiếp đến nhiều hơn và nhiều hơn những con người và những chúng sinh. Đây là lòng yêu thương thành tâm, một lòng từ ái đầy năng lực. Tôi sẽ chỉ cho quý vị những cảm giác này phục vụ một sự thấu hiểu về chân thật về nhân quyền như thế nào, không phải đặt nền tảng trong những phạm vi pháp luật hay tiếng gọi bên ngoài mà bén rể một cách sâu xa trong trái tim.

Bước thứ năm là trau dồi lòng bi mẫn, một khát vọng sâu xa để thấy được giảm bớt khỏi khổ đau: đây là một khía cạnh khác của từ ái, một nguyện ước mạnh mẽ để thấy người khác hạnh phúc. Để yêu thương từ ái và bi mẫn đến mọi người - giàu hay nghèo, mạnh hay đau, già hay trẻ - thật thiết yếu để có một cảm nhận kiên định về dễ thương của họ trong khi nhận biết tình trạng khổ đau của họ. Những thực tập thực tiển trong phần này tạo nên kinh nghiệm từ từ của lòng từ bi đối với những ai mà đối với họ cảm nhận của chúng ta hoặc là yếu ớt, trung lập, không hiện hữu hay ngay cả tiêu cực. Một kỷ năng nâng đở kêu gọi cho một sự chuyển hướng đến những nơi với ai đấy rõ ràng khổ đau với nghèo khó hay bệnh tật.

Bước thứ sáu chỉ đến việc trở nên hoàn toàn hướng chí nguyện đến lòng vị tha, và bước thứ bảy cùng bước cuối cùng hướng kinh nghiệm của yêu thương (từ ái) và ân cần (bi mẫn) thiên kiến đến sự giác ngộ tối thượng - trở nên tác động hơn trong việc hổ trợ và phụng sự một sự đa dạng rộng rãi các chúng sinh.

Đi theo những giai tầng của con đường giác ngộ sẽ chuyển hóa dấu ấn chướng ngại ẩn tàng trong chính chúng ta thành sự quan tâm lành mạnh cho người khác. Bằng việc phát triển khả năng của chính mình, chúng ta có thể thay thế việc yêu mến chính mình với sự yêu mến những người khác. Vô số kỷ năng cung ứng cho việc tái cấu trúc những mối quan hệ của chúng ta trong một cơ cấu của tâm bình đẳng và chí nguyện mạnh mẽ sẽ bảo đảm sự thực tập của chúng ta không bao giờ trì trệ. Sự đa dạng sẽ làm nổi bật và làm cho kinh nghiệm của chúng ta sâu sắc hơn. Cũng thế, những kỷ năng nào đấy có thể thích hợp hơn đến tính khí và quan điểm của chúng ta; một số phương pháp có thể dễ dàng hơn và tác động hơn đến những người khác.

Nguyên tác: Stages of Developmenttrích từ quyển How to Expand Love
Ẩn Tâm Lộ ngày 04/09/2011

Bài liên hệ:

Quan điểm của tôi

Những giai tầng phát triển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 20736)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
08/04/2013(Xem: 28011)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà"...
08/04/2013(Xem: 10581)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10043)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
05/04/2013(Xem: 5158)
“Càng nhanh càng tốt, con phải thành tựu sự Toàn Giác để giải thoát những bà mẹ chúng sinh của con - là vô lượng chúng sinh bao la như bầu trời – ra khỏi những đại dương đau khổ sinh tử mà họ đang trải nghiệm, và đưa họ tới hạnh phúc vô song của sự Toàn Giác.
05/04/2013(Xem: 7923)
Sáng nay một đạo hữu đem sách này trao tôi, nhờ đọc xem có tham phá Phật pháp không. Sau khi đọc hết tôi nhận thấy trừ vài chi tiết, phần chủ yếu của sách chẳng có chi trái nghịch Phật pháp, theo những nhận định dưới đây ...
05/04/2013(Xem: 5189)
Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường hưởng được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến. Đã đành sanh, già, đau, chết là bốn đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nổi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng.
05/04/2013(Xem: 3590)
Hoà thượng U Pannadipa sanh ngày 16 tháng Ba năm 1933, tại làng Hninpalei, thị xã Beelin miền Nam nước Myanmar (tên cũ là nước Miến Điện), do đó Người còn được gọi là Hoà thượng Beelin. Cha Người là U Kyaw Hmu và mẹ là Daw Hla Thin.
05/04/2013(Xem: 4746)
Chúng ta đã được biết Đức Phật đã thành công rực rỡ và xuất sắc trong sứ mệnh thuyết pháp độ sanh. Trong thời Ngài tại thế, Ngài đã hóa độ cho hai chúng xuất gia và tại gia của Ngài, khiến cho hàng nghìn, hàng vạn người chứng quả ...
04/04/2013(Xem: 5279)
Trong bài nói chuyện này, tôi muốn nhấn mạnh với quý vị một số tiêu đề có thể tạm gọi là những kinh nghiệm tu học mà chúng ta cần phải có. Vấn đề trước tiên mà tôi muốn đề cập ở đây chính là thái độ đối diện của người Phật tử trước tất cả những đau khổ trong đời sống. Có là kỳ quái lắm không khi tôi đề nghị các vị hãy học cách trân trọng trước những đau khổ như là đối với một người thầy. Chúng ta đừng theo thói quen mà chán ghét, trốn chạy hay e sợ các đau khổ. Các đau khổ luôn giúp ta một lời cảnh báo, nó giúp ta thông minh hơn để có thể nhìn thẳng vào mọi sự trong đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]