Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Tạng Kinh Phật Giáo: Kho tàng văn hóa tri thức của nhân loại

13/09/201100:42(Xem: 4562)
Đại Tạng Kinh Phật Giáo: Kho tàng văn hóa tri thức của nhân loại

daitangkinhvietnam_1
ĐẠI TẠNG KINH PHẬT GIÁO

kho tàng văn hóa - tri thức của nhân loại

HT.Thích Trí Quảng

Đức Phật tại thế, mọi người được sống hạnh phúc bên cạnh bậc đại Đạo sư minh triết tuyệt vời, cho nên không cần đặt ra vấn đề tìm hiểu về Phật. Nhưng khi Phật nhập Niết bàn, mọi người đều có chung suy nghĩ rằng cần góp nhặt lời Phật dạy để truyền cho nhau tu hành. Trong lần kiết tập đầu tiên, dĩ nhiên không thể trùng tuyên đầy đủ lời Phật dạy, cũng như không được mọi người tán thành hoàn toàn. Thật vậy, những chứng nhân quan trọng đã từng trực tiếp nghe Phật thuyết pháp như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên đã nhập Niết bàn. Ngoài ra, lịch sử cũng ghi rõ đại đệ tử thuyết pháp bậc nhất Phú Lâu Na và 500 Tỳ kheo không đồng ý với những gì được kiết tập. Họ đã đến hang động khác để trùng tuyên lại.

Có thể nói vì trình độ hiểu biết của mỗi người khác nhau, cho nên tuy cùng một lời dạy của Đức Phật mà lại nảy sanh những nhận thức khác biệt. Từ đây, nhiều bộ phái Phật giáo được hình thành, nhưng chung quy có hai bộ phái chính là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Tư tưởng của Thượng tọa bộ truyền xuống phía Nam được tiếp nhận nguyên vẹn, vì nơi đây nền văn hóa còn thấp. Ngược lại, tư tưởng Phật giáo của Đại chúng bộ từ Trung Ấn lên Bắc Ấn, gặp ngay tư tưởng triết học có sẵn thuộc văn hóa Hy Lạp, Ai Cập, La Mã. Thật vậy, sau Phật nhập diệt 400 năm, Alexandre chinh phục Ấn Độ và mang đến tư tưởng Hy Lạp, một nền triết học lớn của nhân loại thời ấy. Chính trong môi trường của văn minh Ấn kết hợp với văn minh Hy Lạp sản sinh ra tư tưởng Phật giáo Đại thừa, tạo nên một cái nhìn mới về Phật giáo dưới dạng triết học.

Đại thừa Phật giáo, hay Phật giáo phát triển chú trọng đến việc vận dụng tinh thần của kinh, diễn tả theo chân ý của Phật bằng lối văn thời đại. Sách giáo lý diễn tả theo văn xưa không còn thích hợp được thay bằng kinh điển Đại thừa có khả năng đương đầu với tư tưởng ngoại đạo. Đó là chân tinh thần Phật giáo phát triển truyền bá đến nơi nào cũng tiếp thu những nét sáng đẹp của văn hóa địa phương để phát triển tinh ba của địa phương ấy. Sức sống của Phật giáo phát triển giống như dòng nước ngọt trôi chảy đến mọi nơi, nuôi sống tưới tẩm đất đai cây trái xanh tươi.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng kinh điển Phật giáo dù thuộc hệ Nam truyền hay Bắc truyền đều không phải ghi nhận một cách chính xác trực tiếp từ lời nói của Đức Phật. Ý kinh thuộc về phần thuyết giảng của Phật, nhưng văn kinh do người đời sau ghi lại. Mỗi khi thuyết pháp, Đức Phật tùy theo căn cơ, trình độ, hoàn cảnh địa phương mà Ngài nói pháp tương ưng khác nhau. Trong chúng hội, người nghe pháp trình độ không đồng, nên sức tiếp thu và ghi nhận phải khác nhau là điều tất yếu.

Nội dung kinh tạng Nikaya thuộc hệ Nam truyền bao hàm nền tảng căn bản giáo lý Phật Đà, với lối văn mộc mạc, bình dân, cho nên dễ hiểu và dễ ứng dụng thực hành. Trong khi kinh điển Phật giáo phát triển thì văn lý hàm chứa ý nghĩa sâu sắc và chải chuốt, thường triển khai các loại hình thế giới siêu nhiên nhiều hơn, như kinh Hoa Nghiêm có đến 45.000 bài kệ. Nhưng dù kinh tạng thuộc hệ Nam truyền hay Bắc truyền đều đề cập từ những giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ giới, cho đến Tứ đế, Duyên khởi, Vô ngã, từ những phương pháp xây dựng đời sống gia đình an vui, hạnh phúc cho hàng Phật tử tại gia, đến các phương pháp tu tập diệt trừ phiền não và chuyển hóa tâm thức để đạt được các Thánh quả cho hàng đệ tử xuất gia, v.v…

Theo dòng thời gian, đạo Phật tồn tại và phát triển theo đà tiến hóa của nhân loại cho đến nay đã trải qua gần 26 thế kỷ. Với chiều dài lịch sử gắn bó mật thiết với cuộc sống con người lâu xa như vậy, Đại tạng kinh Phật giáo luôn luôn là kim chỉ nam cần thiết và có giá trị tuyệt đối cho cuộc sống thương yêu, hòa bình, hạnh phúc, hiểu biết đúng đắn của thế giới loài người. Thật vậy, lịch sử Phật giáo đã chứng minh rõ nét rằng theo bước chân hoằng pháp độ sanh từ thời Đức Phật tại thế đến chư vị Tổ sư và cho đến ngày nay, trải qua khắp năm châu bốn biển, không bao giờ có đổ máu, hận thù, tàn phá, giết chóc, mà giáo lý Phật Đà chỉ xây dựng tình thương vô ngã vị tha, lòng độ lượng và trí tuệ cho mọi người. Tình thương trong sáng và sự thật muôn đời vẫn là những gì quý báu nhất cho mọi người, mọi xã hội. Vì vậy, xã hội càng tiến bộ, mọi người càng nhận ra sự trong sáng của lòng từ bi, của đức khoan dung và của sự hiểu biết đúng đắn theo tinh thần Phật dạy lưu lại trong kinh điển Phật giáo.

Từ tinh thần tùy duyên, các bậc chân tu đã ứng dụng những phương tiện độ đời một cách khéo léo, khiến cho đạo Phật toát lên những màu sắc đa dạng. Người thì cho đạo Phật là một tôn giáo, vì đọc tụng kinh Phật dạy, hay lễ lạy tôn tượng Phật, Bồ tát, họ đã tìm thấy được sự bình an trong tâm hồn. Người thì cho đạo Phật là một hệ thống triết học cao siêu. Có người tìm thấy đạo Phật là nền văn hóa cực kỳ quý báu của phương Đông, v.v… Có thể khẳng định rằng đạo Phật bao gồm tất cả những yếu tố đặc sắc kể trên, mà hơn thế nữa, giáo pháp Phật dạy còn vượt lên trên tất cả, vì đã chỉ dạy cho con người phương pháp chấm dứt khổ đau, xây dựng được cuộc sống an lạc, tự tại ngay đây và ngay bây giờ. Tuy có hình thức tôn giáo, nhưng đạo Phật không chấp nhận sự lệ thuộc con người vào thần linh, mà trái lại coi con người là trung tâm điểm có khả năng thăng hoa cuộc sống đến những tầng cao hơn, tốt đẹp hơn. Và mỗi người đều có thể nương vào lời Phật dạy, để chuyển hóa phiền não, khổ đau mà từng bước tạo cho mình cuộc sống an lạc ngay trong hiện tại, ngay trong cuộc sống ở đây, chứ không phải chờ đến một kiếp xa xăm nào, ở cõi vô hình nào.

Tóm lại, trong kho tàng kinh điển Phật giáo vô cùng đồ sộ, Đức Phật luôn chỉ dạy mọi người những phương pháp sống để có được cuộc đời có ý nghĩa, bình an và sung sướng hơn. Từ đó, tạo ra một thế giới hài hòa, hòa bình, an vui, hạnh phúc.

Với nền tảng mưu cầu hạnh phúc vì nhân sinh và cho nhân sinh như vậy, giáo pháp Phật mãi mãi tồn tại song hành cùng với con người và tỏa sáng giá trị văn hóa, trí tuệ tuyệt đỉnh cho nhân loại.

(NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ SỐ 186/ Thư Viện Hoa Sen)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2012(Xem: 11220)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
18/04/2012(Xem: 9998)
Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình. Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác. Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ.
18/04/2012(Xem: 5795)
Giống như năm yếu tố của môi trường vật chất - không, đất, nước, lửa, và gió - là vô giới hạn, vì thế chúng sinh mà con người vị tha tìm cầu để hướng dẫn ra khỏi khổ đau tới thể trạng giác ngộ là vô giới hạn trong con số. Sức mạnh trái tim của Bồ tát là như thế, các ngài cam kết với nhiệm vụ này trong việc hổ trợ tất cả chúng sinh - mà không có bất cứ giới hạn nào của thân hay thù, quốc gia hay chủng tộc - từ mỗi một loại khổ đau.
18/04/2012(Xem: 5271)
Một khi đã phát sinh thái độ vị tha đặc biệt là tự chúng ta phải mang đến lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng việc giải thoát họ khỏi khổ đau và nổi kết họ với hạnh phúc, chúng ta phải lượng định chúng ta có khả năng để hoàn thành điều này hay không trong tình trạng hiện tại. Hầu hết chúng ta thường sẽ quyết định rằng chúng ta không có. Thế thì tiến hành như thế nào?
14/04/2012(Xem: 5371)
Cùng với từ ái, bi mẫn là khuôn mặt của lòng vị tha. Đấy là một cảm giác từ chiều sâu của trái tim mà chúng ta không chịu đựng nổi khổ đau của người khác mà không hành động để giải thoát. Khi bi mẫn được lớn mạnh hơn, ý chí của chúng ta cũng lớn lên tương ứng để chính mình cố gắng vì ợi ích của tất cả chúng sinh, ngay cả nếu ta phải làm việc ấy đơn độc.
13/04/2012(Xem: 14615)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
12/04/2012(Xem: 3981)
Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngã. Đức Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp nào cũng đều được liễu ngộ cả.
12/04/2012(Xem: 5412)
Phật Pháp Cao Siêu Khó Nghĩ Bàn Là Người Học Đạo Lắm Gian Nan Siêng Tu Tịnh độ Đúng Chân Lý Quyết Được Vãng Sanh Đến Lạc Bang. Ánh hào quang của Đấng Điều Ngự Thích Ca Mâu Ni tỏa ra vô vàng tia sáng chiếu khắp vũ trụ nhân sinh. Lúc ấy đã biểu hiện được lòng từ bi bao la của Đức Phật, xoa dịu bao vết đau thương của tất cả chúng sanh và ban nguồn an vui bất tận cho muôn loài. Giáo lý của Đức Thế Tôn quả là cao siêu tuyệt diệu, có đủ năng lực đưa người từ bến mê sang bờ giác, từ sanh tử đến quả vị Niết bàn an vui tự tại, nếu ai thực hiện tu theo giáo pháp của Ngài đã thuyết.
07/04/2012(Xem: 5166)
Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành tựu việc tốt cho người. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm. Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương. Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu quả có thể tu hành được như những đ
06/04/2012(Xem: 6962)
Chúng ta phải biết rằng: Nếu người học đạo mà chưa hiểu thấu rõ cái nguồn cội của tự tâm và vạn pháp thì không thể nào rời Phật ra được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]