Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô Minh Trong Cõi Ta Bà..

07/02/201106:11(Xem: 3723)
Vô Minh Trong Cõi Ta Bà..

VÔ MINH TRONG CÕI TA BÀ...
Nhụy Nguyên

Không nhiều người tin, nhưng trước nền văn minh chưa đạt tới “viên mãn” của Trái đất này, có nền văn minh khác đạt đến cực thịnh và đã tàn lụy. Chiểu theo chu trình phát triển vũ trụ thì điều đó thường hằng diễn ra liên tục trong tam giới. Bây giờ ngành khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật minh chứng cho một trình độ siêu việt, có niên đại sau khi trái đất hình thành.

Nhiều nữa nền văn minh đã là sự nuối tiếc khôn nguôi của nhân loại. Quy cho cùng, văn minh là do con người trong tiến trình can dự vào thiên nhiên đã được sắp đặt sẵn tạo nên. Một thế giới yên bình và trường tồn chỉ có thể tôn trọng và nương tựa vào thiên nhiên. Từ sông núi biển hồ đến những tòa thành hay đền tháp, hễ nó có trước lúc trái đất hình thành thì nhất định phải được tôn trọng, phải được giữ ở mức độ nguyên trạng nhất. Nhưng sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đang hành xử ngược lại. Nghĩa là chúng ta đã thực sự rút ngắn tuổi thọ của hành tinh xanh này.

Người tu là người biết dựa vào tất cả những gì tạo hóa đã ban, biết tập đi trên con đường cũ hàng trăm ngàn năm trước Phật đã vạch mà nay ít nhiều bị vùi lấp bởi sản phẩm công nghiệp hóa (kể cả rác do người máy thải ra). Chính vậy thời nay, người tu xem như đi ngược lại với dòng đời cuồn cuộn chảy như một cơn lốc mang bộ mặt giận dữ của nước (mà thực tế là xuôi).

Người tu không nuối tiếc những thành phố cực thịnh bão cát vùi lấp, không tiếc nuối một con thuyền sử sách ghi lại là chở đầy lụa là châu báu đã chìm nghỉm dưới đáy đại dương nay vẫn chưa dấu vết. Người tu không muốn gặp lại tứ đại mỹ nhân đã hóa thành cát bụi, thành một dạng vật chất vi quan không nhìn thấy. Người tu chỉ tiếc những ai đã rời bỏ thế gian từng vạch đường cho nhân loại trở về với bản chất trống rỗng của mình để không còn phải bám vào vòng quay luân hồi trước lúc bị hất xuống tầng sâu địa ngục.

Thật ra địa ngục có từ xa xưa, khi người nô lệ bị đối xử hơn loài súc vật nhơ nhuốc, bệnh hoạn, cần xa lánh ruồng rẩy nhất; địa ngục tồn tại trong xã hội thời trung cổ; và địa ngục vẫn còn tồi tại đâu đó trên mặt đất chúng ta đang đứng, đang ca hát nhảy múa, đang sung sướng đến điên rồ mà cạnh bên vẫn có người tột cùng đau đớn, cầu xin sự chết cứu rỗi nhưng vô vọng! Niềm hạnh phúc và nỗi thống khổ là hai mặt khác biệt đối với người thường. Với những ai đã chứng ngộ, nó chỉ là một. Một gã keo kiệt phải cho ai đó phần của cải thì dằn vặt khổ sở; còn với một cao tăng, cũng hành động cho của ấy, lại chính là niềm ân phước dành cho bản thân.

Vậy nguyên nhân do đâu. Ấy là Tâm. Tất cả đều do Tâm chưa sáng, chưa tịnh. Tâm điều khiển chứ không phải trí não như tôi vẫn nhầm tưởng. Một bộ não uyên bác cũng có thể sinh ra hành động thấp hèn, nhưng tuyệt nhiên không niệm độc nào nhận sự sai khiến từ Tâm đã ngộ đạo. Do vậy càng sử dụng bộ não tôi càng lệch tần số với thế giới tâm linh.

Sự vô minh, đúng là lớp màng che mờ tầm mắt nhìn vào thế giới thực. Từ đó cho mình là to nhất cao nhất. Khoa học thời nay cũng đã thừa nhận trái đất chỉ là một hạt cát của vũ trụ, vậy mà thật nhiều bộ óc vĩ đại của nhân loại vẫn lấy con người là trung tâm của vũ trụ. Sự ngạo mạn khiến một số nhà này nhà nọ dùng kính thiên văn khuếch đại nhìn bốn phương và đưa ra kết luận ngon ơ: Không hề thấy thượng đế đâu cả! Ở Tây Tạng, những nhà tu hành chân chính không hề dám vung tay quá trán, vì họ biết trên đầu mình là thần thánh. Đến đây tôi chợt hình dung tới đoàn các nhà khoa học hàng đầu của Hoàng gia Anh từng thị sát miền đất thánh trong chuyến Hành trình về phương đông. Những gì mà họ tai nghe mắt thấy đã làm chấn động châu Âu một thời. Nhưng dường như ai từng thấm đạo pháp vẫn thật mau quên những gì khoa học chưa và không chứng minh được. Với thế giới trần tục, tôi chỉ mong rằng đến một ngày, khoa học sẽ chế tạo ra một cái kính, ai đeo vào là nhìn thấy linh hồn, nhìn thấy được thế giới bên kia (đang tồn tại cùng chúng ta). Còn đối với người Tu thì điều đó không cần thiết. Những vị đắc đạo đều có thần thông mà họ "không biết"; cũng giống như một người thường luôn có súng bên mình mà chẳng bao giờ dùng đến. Điều đó trả lời câu hỏi vì sao Mục Kiền Liên - một đệ tử số một về thần thông của Thích Ca lại chịu đánh đến chết; Đạt Ma mấy lần bị đầu độc; Chúa Giêsu dang tay nhận đóng đinh trên cây Thập tự; Đức Phật thì “hòa mình” vào quy luật sinh tử dạy bài học cuối cùng: ngay cả xác thân cũng chẳng nghĩa lý gì để mang theo.

Người trần hết thảy đều là những con nợ. Nếu ai sống dài sống dai quá lắm chỉ vài trăm năm, bằng cái nháy mắt nơi thượng giới. Ngắn vậy mà hầu như ai cũng quên món nợ mình chưa trả, trong lúc lại muốn chắp cánh bay vào một cõi khác thuần tịnh hơn. Những lỗi lầm từ quá khứ của con người, chỉ riêng kiếp này đã quá lớn, chứ đừng nói kiếp trước, hàng ức kiếp trước mà người trần mắt thịt không được phép biết. Tôi vẫn từng tâm niệm, kiếp này đội lốt người đã quá may mắn rồi. “Thượng đế” cấp cho thân người là để Tu, để trở về với uyên nguyên thế giới, chỉ vậy. Cõi trần này chỉ là cõi tạm. Khi đã “ngộ” ra điều đó, người ta cũng chưa chắc đã Tu. Nếu Tu thử hỏi mấy ai… xuống núi.

Do bởi cõi trần tạm bợ. Nên tôi cũng đã sống nháp(chữ Nguyễn Khắc Thạch). Chỉ Tu mới thực. Tu là chỗ dựa duy nhất ở mỗi người. Vậy nên, ngôi nhà chúng ta đổ bao tiền bạc để làm một cái móng thật chắc, không là cái gì ghê gớm trong cuộc đời. Nó có cao sang đến mấy thì cũng chỉ là chỗ che mưa nắng; chỉ quan trọng ở chỗ: có một nơi thanh tịnh để thiền định, để đọc kinh và sách thánh hiền giá rẻ nằm lăn lóc ở những quầy sách cũ. Và gia đình bé mọn mỗi người cũng chỉ là tạm.

Tất nhiên, điều đó cũng gần như vô nghĩa nốt. Tu là một quá trình rũ bỏ tất cả. Rượu bia nhậu nhẹt đã trở thành một thứ ma tuý mà chỉ những ai buộc phải chọn lựa giữa sự sống và cái chết (bệnh nặng chẳng hạn) mới chịu từ bỏ. Rồi đến thuốc lá, sơn hào hải vị, của ngon vật lạ trần thế... Mà khẩu phần của người tu đơn thuần rau cỏ, sạch hơn chứ không mấy sang hơn “khẩu phần” của vật. Loài người chỉ cao phước hơn loài vật chút xíu thôi. Cuối năm ngoái, tổ chức Peta đã bày 4 chiếc khay lớn đựng 4 người trần truồng nằm gọn, bọc ni lông như đồ món trong tủ lạnh siêu thị, đề “human meat”. Đấy là hình ảnh gây sốc bởi “dám” nhắc nhở: con người cũng là động vật! Nhưng tôi đã vô tâm. Vô tâm đến độc ác khi giết thịt động vật bậc thấp để thoả mãn những giác quan của mình, để nuôi dưỡng xác phàm thô thiển! Càng giết chóc, càng ăn thịt, nghiệp lực càng chồng chất. Sự vô minh dẫn đến hành động sai trái mà tôi đúng hoặc từng cho đúng. Một công trình khoa học uy tín chứng minh, răng và bộ phận tiêu hóa của người rất gần với thỏ, chỉ nên ăn rau cỏ. Giờ đây thì cá nhân tôi cũng đã đi quá xa với bổn phận làm người. Mấu chốt ở chỗ: tôi chắc rằng, chết là hết!

Không ai muốn kéo dài cuộc đời của mình trong sự khổ não. Cũng chẳng ai muốn rút ngắn cuộc đời trong giàu sang. Nhưng nếu tôi muốn tiêu hủy sự sống thông qua chu trình tận hưởng, thì tạm hiểu mình đã chết trước đó lâu lắm rồi.

Ở trên tôi có liếc qua địa ngục, bây giờ xin nhìn thẳng vào thiên đường. Địa ngục có tồn tại trên trái đất này, thiên đường cũng vậy. Thiên đường của người trần tục là một cuộc sống tràn đầy hoa thơm cỏ lạ, mỗi bước chân đều có bàn tay khác nâng đỡ, là cuộc phiêu du trên cánh đồng dục vọng thẳng cánh cò bay, là niềm khát khao những nấc thang danh vọng tưởng sẽ thấu trời nếu tuổi thọ được nối thêm vài kiếp. Còn đối với người tu, thiên đường vụt hiện khi dòng suối chảy tràn, khi đài nước phun trào trong tâm mà không hề một hạt bụi bắn vào mặt người ngang qua trong giờ khắc nhập định. Thiên đường bung nở trong mỗi hình hài bất động luôn mang khuôn mặt thánh thiện, thuần khiết. Thiên đường cũng theo bước chân hành thiền; thiên đường có trong mọi hành động, ý nghĩ, tâm thái khi người tu tan vào bể khổ nhân thế. Thiên đường cũng òa đến đúng thời điểm bất kỳ ai đó hân hoan trong thiện nghiệp. Người tu có (như không) tồn tại hai thiên đường kể trên. Người trần thiên đường chỉ một.

Không thể so sánh một ngọn núi với ụ đất, song tôi cũng mạn phép nhắc lại. Xưa kia xứ Ấn có một Hoàng tử đã che mắt không nhìn ngai vàng chói lóa để lần theo con đường giải thoát bi đát hơn một gã hành khất. Ở Việt Nam hơn ngàn năm sau cũng có vị vua nhường lại cuộc sống không thiếu thứ gì lên núi nương mình dưới ánh hào quang Đức Phật. Hiếm ai từng đi qua hai thiên đường như vậy, và nhận ra thiên đường nào là thật, thiên đường nào là ảo. Mỗi thời mỗi khác, xã hội nhân loại đang biến đổi lệch xa xưa kia, càng ngày càng li viễn với chân lý của vũ trụ (chứ không phải chân lý của trái đất này).

Một cục vàng ở trong bụi cũng bị moi móc (đôi khi ai đó còn xới tung mồ mả) tìm cho ra, còn Phật Pháp ở trước mắt là châu ngọc thì không nhiều người để mắt. Nói đúng hơn, người nhìn thấy là người có duyên với Phật, tại những kiếp trước đã chánh niệm hành pháp. Tu là một khái niệm chung cho tất cả người muốn trở lại nơi tự mình lưu đày rồi lạc lối. Ngay những người Tu, ai bảo không lẫn lộn lối về? Nếu năm mươi người cùng hướng về Tây Trúc thì con đường đó vẫn là sự độc hành của một trăm dấu chân không trùng khớp. Và nếu ai đó vén được bức màn vô minh, cũng xem như đã nhìn thấy miền cực lạc dẫu còn xa vời giữa mây khói mong manh./.


Nhụy Nguyên

Người gửi bài: Thiện Tâm Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 7346)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
16/09/2013(Xem: 11430)
Sáng dậy đọc xong cuốn Phật thuyết A Di Đà Kinh Yếu giải của đại sư Ngẫu Ích Trí Húc, được pháp sư Tịnh Không giảng thuật bỗng dâng lên nỗi cảm khái. Ngẫm lại, Phật giáo ngày nay đã đi sâu vào đời sống. Số lượng người đi chùa lễ Phật, quy y Tam bảo cũng nhiều. Xã hội ngày nay công việc bận rộn, người học Phật đa phần tu theo pháp môn Tịnh độ, đơn giản vì nó giản dị, dễ tu, hơn nữa cũng không có thời gian tham Thiền hay tu các môn khác. Tổ Vĩnh Minh có nói: “Tịnh độ vạn người tu, vạn người vãng sinh”.
14/09/2013(Xem: 9825)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
11/09/2013(Xem: 6621)
Các bậc tổ sư thường dạy đồ chúng cách tâm niệm để làm phương châm hành trì. Xin Sư ông cho chúng con một lời khuyên dưới hình thức một lời tâm niệm? Người xưa thường nói: “Sanh tử sự đại” nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên không thấy quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sanh tử mà thôi.
07/09/2013(Xem: 5872)
“Nếu như ngày xưa Đức Phật chỉ bày duy nhất một pháp môn thôi, ví dụ một là thiền, hai là tịnh, ba là mật…hoặc là Pháp Hoa tông, Luật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông… thì giờ tốt biết mấy. Vì con thấy không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật Bản, Trung Hoa hay tất cả các nước tu học theo tinh thần Phật giáo thì thường có những xung đột, dù không có gì là lớn lắm giữa các Phật tử theo các tông phái khác nhau”. Tôi có trả lời rằng: “Dù cho mình có trí tuệ đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới như Ngài Xá Lợi Phất thì cũng không bằng Đức Phật. Đức Phật thấy suốt, biết hết nên Ngài mới tùy căn cơ của chúng sinh mà bày ra các phương tiện khác nhau”
01/09/2013(Xem: 10106)
Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông". Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]