Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Phật Và Giáo Dục

30/12/201005:13(Xem: 5908)
Đạo Phật Và Giáo Dục
labode_7ĐẠO PHẬT VÀ GIÁO DỤC
Buddhism in education

Tác giả: Ed Halliwell, guardian.co.uk, Friday 9 July 2010 14.00 BST
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển, 17/11/2010

Thiền tập Phật Giáo là cần thiết trong trường học do những lợi ích thiết thực của nó. Nhưng có những gì hơn thế ấy.

Khi tín ngưỡng trong trường học từ mọi truyền thống tiếp tục chiếm những đề mục nổi bật hàng đầu, thì quan điểm của một nền giáo dục đặc biệt của Đạo Phật không phải tranh cải nhiều. Những sự thực tập căn bản của trường học gợi hứng từ Đạo Phật, trái lại đang bắt đầu đạt được sự thúc đầy. Tuần rồi, Goldie Hawn[1]đã vui mừng hăng hái về việc Anh Quốc bắt đầu chương trình thiền quán trong trường học của mình, trong khi trên một mức độ thấp hơn, giáo trình chính niệmđã được giới thiệu trong một số học viện tư thục - – Wellington College và Tonbridge School ở trong số ấy. Cũng có những khởi đầu giới thiệu thiền tập trong lĩnh vực quốc gia, dưới sự hướng dẫn của những nhà tâm lý học như Mark Williams ở Oxford.

Như được nói rằng Đạo Phật hình thành ở phương Tây như một môn tâm lý học hơn là một tôn giáo, và điều này dường như là trường hợp ở đây – nhiều người giới thiệu thiền tập ở trường học không minh định [hay nhân danh] như những Phật tử. Và nhân tố căn bản đã chủ yếu là khoa học – bên cạnh những lợi ích khác, thiền tập đã được cho thấy để bồi dưỡng kỷ năng chú ý, giảm thiểu xung đột, và gia tăng thái độ hợp tác xã hội cũng như khả năng liên hệ (trong thiếu nhi và người lớn), và bảo hộ việc chống lại băn khoăn và chán nản.

Những sự thực tập được trình bày trong phong cách tích cực này là khéo léo – viễn tượng dạy dỗ thiếu nhi chú tâmvượt xa sự hấp dẫn của những nhà giáo dục bừng lên một thoáng như đề nghị, như là phong trào hippie, mà thiền tập sẽ liên kết người ta đến một sự thấu hiểu trãi nghiệm sâu xa. Có phải cả hai điều này thật sự khác nhau? Một sự thông hiểu trãi nghiệm sâu xa hơn không có nghĩa là sự nối kết với một thể trạng trần gian khác khơi mở những bí mật của vũ trụ - trong phạm vi của thiền tập, sự thông hiểu nàycó vẻ liên hệ đến việc phát triển một sự khám phá bây giờ và ở đây của tư tưởng, những cảm nhận và những sự kiện, và việc nhận ra chúng liên kết hổ tương như thế nào để tạo nên nhận thức của chúng ta về thế giới.

Khả dĩ của việc trình bày thiền quán đơn thuần trong dạng thức “ở đây là những gì chúng ta thoát khỏi” (giải thoát) là điều có thể đi đến việc dường giống như một kỷ năng cho việc tự trau dồi, hay tự kiểm soát, khi thật sự nó là về ‘việc để tự ngã ra đi’(vô ngã), một sự tảng lờ đến việc mà từ đấy một sự thông hiểu mới có thể bùng phát. Hơn là cung ứng một hứa hẹn cho sự cải thiện, hay một sự bảo đảm sai lạc căn cứ trên tín ngưỡng, thì thiền quán có thể là một phương cách của giáo huấn hồ nghi – một điều không chắc chắn khởi đầu lại có thể là một nội dung hữu ích cho học tập. Bằng việc tiếp nhận một nhận thức khác biệt về kinh nghiệm – nhìn nó, quán xét nó một cách chính niệm trong một lúc, hơn là vùi đầu trong học hỏi, chúng ta có thể trở nên quen thuộc hơn đến những thái độ của chúng ta định hình thế giới như thế nào, và cung cách chúng ta thấy mọi sự, mọi vật như thế nào mà không phải là phong cách chúng nhất thiết là [như thế].

Đây hoàn toàn không phải là chủ nghĩa hoài nghi mà Richard Dawkins đã đề nghị, mà có thể là một bộ phận chủ yếu của một loại trường học vô thần [2] – như Andrew Brown đã từng chỉ ra, tiền đề không được nói ra ở đấy là sự nghi ngờ được dạy phù hợp với một hệ thống luật lệ được ban bố, với những ý tưởng nghi ngờ ẩn tàng mà chúng không thể chứng minh được - tối thiểu là bây giờ. Thay vì thế, sẽ căn bản hơn – một phương pháp cho việc trở thành sống động hơn đến sự trãi nghiệm thay đổi liên tục (thông minh, cảm xúc, cảm giác thân thể, nhận thức sự kiện), và việc phát triển một sự thông hiểu đã đáp ứng đến một nhân tố (hay một thời khắc), khi bộ phận nắm toàn quyền sự thật để tập trung và phán xét trong một cung cách làm giới hạn cái nhìn của chúng ta.

Nó là loại tuệ trí mà Socrates đã nói đến khi ông nói là trong khi ông không biết gì, ông đã biết “điều gì đấy” từ việc không biết gì. Một cách tương tự, bằng việc khảo sát trong một phương tiện thiền quán, chúng ta có thể tiếp cận hơi gần gũi hơn để nhận ra những định kiến làm phiền toái chúng ta như thế nào. Đấy là một sự tiếp cận mà có thể không chỉ có nghĩa là ít chiến đấu hơn trên sàn đấu, nhưng là sự trãi rộng lòng khiêm cung củng cố cho sự tìm kiếm tiếp tục cho những trả lời – chúng ta có thể chấp nhận rằng đấy là một cuộc chiến đấu ngay cả hình thành những câu hỏi thật tuyệt hảo.

Sẽ không có bất cứ điều gì rõ ràng hay riêng biệt Phật Giáo về một nền giáo dục, và cũng không nên có (như sư Ajan Amaro[3] nói: “Nếu quý vị nghĩ quý vị là Phật tử, quý vị hoàn toàn lạc lõng!”). Nhưng sẽ vinh danh tâm linh của sự thẩm tra cởi mở, hiện thân hoàn toàn mà truyền thống Phật Giáo có thể cống hiến trong khả năng tuyệt vời nhất.


[1] Goldie Hawn:là một nữ minh tinh điện ảnh Hoa Kỳ, sinh ngày 21/11/1945. Bà tìm đến với triết lý Đông phương năm 1972. Là một người thực hành Đạo Phật và đã nuôi hai con, một gái một trai trong cả truyền thống Phật Giáo và Do Thái. Bà thành lập và tài trợ cho Tổ Chức Hawn, một tổ chức dạy kỷ năng thực tập chính niệm; tổ chức cho những học sinh từ lớp bốn đến lớp bảy được hướng dẫn thực tập chính niệm và những kỷ năng suy nghĩ tích cực, sau đó thử nghiệm những sự thay đổi trong thái độ, năng lực xã hội và cảm xúc, và sự phát triển đạo đức. Một nghiên cứu cho thấy rằng thiếu niên tham gia chương trình gia tăng một cách nổi bật trong lĩnh vực lạc quan, và những cảm xúc tích cực. Hawn đã từng thương thảo với Đảng Bảo Thủ để thiết lập một trường học ở Anh Quốc áp dụng giáo trình Chính niệm. Bà nhận thức rằng nhiều bậc cha mẹ chống đối việc đem những phương pháp Phật Giáo vào những trường công cộng, và mới đây đã tuyên bố trong tạp chí Greater Good rằng, “Luôn luôn có những người sợ hãi điều này, hay một loại triết lý Đông phương nào đấy mà họ không muốn con cái họ tiếp nhận.” Và bà nói thêm, “Chính niệm ban cho thiếu niên một khí cụ để thông hiểu não bộ chúng hoạt động như thế nào, để có thêm sự tự kiểm soát.”

[2] Atheist:Có lẻ phải phân biệt hai loại vô thần: Vô Thần Duy Vật và Vô Thần Duy Tâm. Vì Đạo Phật bác bỏ một đấng tạo hóa tạo ra muôn loài nên Đạo Phật là vô thần, nhưng Đạo Phật với quan điểm nhất thiết duy tâm tạo,nên Đạo Phật là Vô Thần Duy Tâm. Đương nhiên đối với Vô Thần Duy Vật: không tin có Thượng Đế, không tin có thế giới tâm linh, thế giới vô hình, cũng như không có thần thánh. Nhưng thuật ngữ “atheist” tức là ‘không có đấng tạo hóa tạo’ khi dịch là “vô thần” thường bị hiểu lầm là không có thần thánh đối với Vô Thần Duy Tâm, trái lại Mười Pháp Giới của Đạo Phật, từ chư Phật - Bồ tát -Thinh văn - Duyên Giác - cõi thiên, có đến 33 tầng trời - cõi A tu la, một loại bán thiên - cõi người - cõi súc sinh - đến cõi ngạ quỹ và địa ngục là không thể thấy bằng mắt của phàm nhân. Nam Mô Hộ Giáo Hộ Giới Già Lam Thánh Chúng Liệt Vị Thiện ThầnBồ tát.

[3]Ajahn Amaro(tên thật là Jeremy Horner, sinh năm 1956 tại Kent, Anh quốc) là một giáo thọ Theravada và đồng viện chủ tu viện the Abhayagiri Buddhist Monasterytại California's Redwood Valley. Trung tâm thực tập theo truyền thống Thiền Lâm Thái Lan (Thai Forest Tradition).

http://www.guardian.co.uk/commentisfree/belief/2010/jul/09/buddhism-schools

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2011(Xem: 5110)
Khái niệm ‘nghiệp’ vốn đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiên ở đời : chính trên cơ sở của giáo thuyết về ‘nghiệp’ này mà Bà-la-môn giáo thiết lập hệ thống cứng ngắt về bốn giai cấp : Brahman(Bà-la-môn), Sát-đế-lợi, Tỳ-xá, Sudra(Thủ-đà-la). Đức Phật đã bác bỏ quan điểm giai cấp ấy, bằng câu nói : “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn”.
20/07/2011(Xem: 10125)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
20/07/2011(Xem: 5396)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
17/07/2011(Xem: 9057)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
13/07/2011(Xem: 5636)
Điều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai may mắn thoát được nổi? Vì vậy, người hữu tâm muốn lợi mình lợi người thì chẳng thể không sớm lo liệu… Kẻ chẳng biết Phật pháp chỉ đành mặc cho nghiệp xoay chuyển, không làm thế nào được. Nay đã được nghe pháp môn Tịnh Độ phổ độ chúng sanh của đức Như Lai thì phải nên tín, nguyện niệm Phật, sắp sẵn tư lương vãng sanh, hầu mong thoát được huyễn khổ luân hồi sanh tử, chứng sự vui chơn thật Niết Bàn thường trụ.
12/07/2011(Xem: 7455)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
12/07/2011(Xem: 4285)
Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lý thâm sâu bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành?
07/07/2011(Xem: 5778)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
01/07/2011(Xem: 4062)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
01/07/2011(Xem: 4565)
Đạo Phật đến với người Âu Mỹ chúng ta qua nhiều tông phái và hệ phái, làm cho một người mới vào đạo cảm thấy rất bỡ ngỡ, mất rất nhiều thì giờ tìm hiểu những chi tiết vô nghĩa. Ngay cả chính tôi, sau 30 năm nghiên cứu Đạo Phật và hành trì trong những truyền thống khác nhau, tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng về tính chất phức tạp của đạo nầy. Từ lâu, tôi đã giới hạn sự hiểu biết của tôi trên bình diện tổng quát của Đạo Phật, và chỉ đào sâu vào một vài tông phái đặc biệt. Cho nên, vì sự hiểu biết của tôi rất tổng quát, hy vọng những gì trình bày ở đây có thể sẽ giúp ích phần nào cho những người mới bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]