Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhiều niềm tin - Một chân lý

19/12/201010:53(Xem: 7096)
Nhiều niềm tin - Một chân lý
NHIỀU NIỀM TIN, MỘT CHÂN LÝ
Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển dịch Việt

nhieuniemtinmotchanlyNew York Times, May 24, 2010 New York, USA - Khi tôi là một thiếu niên ở Tây Tạng, tôi cảm thấy rằng đạo Phật của chính tôi phải là một tôn giáo tốt nhất - và những tôn giáo khác là kém hơn làm sao ấy. Bây giờ tôi thấy tôi đã ngây thơ như thế nào vậy, và nguy hiểm như thế nào mà sự cực đoan thiếu bao dung tôn giáo thể hiện ngày nay.

Mặc dù sự thiếu bao dung có thể là xa xưa như chính những tôn giáo, chúng ta vẫn thấy có những dấu hiệu mạnh mẽ về sự độc hại của nó. Ở Âu châu, có những cuộc tranh luận nghiêm trọng về việc những người mới nhập cư đeo mạng che mặt hay muốn dựng lên những tháp cầu nguyện và những chuyện bạo động chống lại những người di dân Hồi giáo. Những người vô thần cực đoan đưa ra sự lên án bao trùm những ai duy trì niềm tin tôn giáo. Ở Trung Đông, những ngọn lửa chiến tranh được thổi lên bởi thù hận của những ai trung thành những tín ngưỡng khác nhau.

Những căng thẳng như thế dường như tăng lên khi thế giới trở nên liên hệ với nhau hơn và những nền văn hóa, con người và tôn giáo trở nên liên hệ hỗ tương vào nhau hơn bao giờ hết. Áp lực này tạo nên sự thử thách hơn đối với sự kiên nhẫn bao dung của chúng ta - nó đòi hỏi chúng ta đẩy mạnh một cách hòa bình sự cùng tồn tại và thông hiểu không bị giới hạn trong những đường biên giới.

Đương nhiên, mỗi tôn giáo có một ý nghĩa riêng biệt như bộ phận cốt lõi chân giá trị của nó. Ngay cả thế, tôi tin rằng có một khả năng chân thành cho sự thông hiểu hỗ tương. Trong khi duy trì niềm tin đối với truyền thống của mỗi người, chúng ta có thể tôn trọng, ngưỡng mộ và cảm kích những truyền thống khác.

Một người đã mở mắt cho tôi là sự gặp gỡ với một tu sĩ dòng Luyện tâm (Trappist) Thomas Merton ở Ấn Độ chỉ trước khi ông đã chết rất trẻ năm 1968. Merton đã nói với tôi rằng ông có thể trung thành tuyệt đối với Ki Tô giáo, tuy thế ông đã học hỏi một cách sâu xa từ những tôn giáo khác như Phật giáo. Điều ấy cũng giống với tôi như một người Phật tử nhiệt tình học hỏi từ những tôn giáo vĩ đại khác của thế giới.

Điểm chính trong cuộc thảo luận với Merton là trọng tâm lòng bi mẫn như thế nào đối với cả Ki Tô giáo và Phật giáo. Khi đọc về Tân Ước, tôi thấy ngưỡng mộ những hành vi bác ái của chúa Giê-Su. Những phép lạ của ngài về bánh mì và cá, sự chữa trị của ngài và sự giảng dạy của ngài tất cả được thúc đẩy bởi khát vọng giải thoát khổ đau.

Tôi là một người với niềm tin vững vàng trong năng lực tiếp xúc cá nhân để vượt qua những sự khác biệt. Vì thế tôi đã từng tổ chức những cuộc đối thoại với những người với những quan điểm tôn giáo khác. Sự tập trung trên lòng bi mẫn mà Merton và tôi đã quán chiếu trong hai tôn giáo của chúng tôi gây ấn tượng cho tôi như một dòng chảy thống nhất mạnh mẽ giữa tất cả những tôn giáo quan trọng. Và những ngày này chúng ta cần làm rõ những gì kết hợp chúng ta lại.

Thí dụ lấy trường hợp Do Thái giáo. Lần đầu tiên tôi đã viếng thăm một đền thờ Do Thái ở Cochin, Ấn Độ, năm 1965, tôi đã từng gặp nhiều giáo sĩ qua nhiều năm. Tôi nhớ một cách sâu sắc vị giáo sĩ Do Thái ở Hòa Lan, người đã nói với tôi về sự tàn sát người Do Thái với một cảm xúc mãnh liệt đến nỗi cả hai chúng tôi đều rơi nước mắt. Và tôi đã từng học về tại sao Talmud[i] (1) và thánh kinh lập lại chủ đề về bi mẫn, bác ái, như trong một đoạn của Leviticus đã khuyên nhắc, “Hãy yêu mến hàng xóm của con như chính con.”

Trong nhiều cuộc gặp gỡ của tôi với những học giả Ấn Độ giáo, tôi cũng đã thấy trọng tâm bi mẫn vô ngã trong Ấn giáo - thí dụ như đã tuyên bố, trong Bhagavad Gita, mà lời ca ngợi những ai “vui mừng trong lợi ích của tất cả muôn loài.” Tôi đã rung động bởi những cung cách mà giá trị này đã được biểu lộ trong đời sống của những con người vĩ đại như Thánh Gandhi, hay ít được biết hơn như Baba Amte, người đã thành lập một khu cho người hủi không xa khu cư trú của người Tây Tạng thuộc tiểu bang Maharashtra ở Ấn Độ. Ở đó ông làm nơi nuôi dưỡng cũng như cho những người phong hủi có nơi cư trú bằng không họ sẽ bị lánh xa. Khi tôi nhận giải Nobel Hòa Bình, tôi đã có hiến tặng cho khu tập trung của ông.

Bi mẫn hay bác ái là quan trọng ngang hàng trong Hồi giáo - và sự thừa nhận đã trở nên thiết yếu trong những năm từ sự kiện 11-9, đặc biệt trong sự trả lời cho những ai dán cho Hồi giáo nhãn hiệu tín ngưỡng vũ trang. Trong dịp kỷ niệm lần đầu tiên sự kiện 11-9, tôi đã nói tại vương cung Thánh đường Quốc Gia ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ biện luận rằng chúng ta không mù quáng nghe theo sự tuyên truyền của ai đấy trong những phương tiện truyền thông và để những hành vi bạo động của một vài cá nhân định danh cho toàn thể một tôn giáo.

Hãy để tôi nói với quý vị về đạo Hồi mà tôi biết. Tây Tạng đã từng có một cộng đồng Hồi giáo khoảng 400 năm, mặc dù sự tiếp xúc phong phú nhất của tôi với Hồi giáo là ở Ấn Độ, nơi có cộng đồng Hồi giáo lớn thứ hai trên thế giới. Một giáo sĩ Hồi giáo ở Ladakh, một lần đã nói với tôi rằng một người Hồi giáo chân chính nên yêu mến và tôn trọng tất cả những tạo vật của thánh Alla. Trong sự hiểu biết của tôi, Hồi giáo trân trọng bi mẫn-bác ái thiêng liêng như cốt tủy nguyên lý tâm linh, phản ánh trên ngay chính danh xưng của Thượng đế, “Bác ái và Nhân từ,” mà điều ấy hầu như xuất hiện khi bắt đầu mỗi chương của kinh Koran.

Truy tìm nền tảng chung trong những nền tín ngưỡng có thể giúp chúng ta vượt lên những sự chia cách không cần thiết tại một thời điểm khi mà hành động kết hợp là thiết yếu hơn bao giờ hết. Như một chủng loại, chúng ta phải nắm lấy tính chất duy nhất của nhân loại, như cùng là những con người, khi chúng ta đối diện với những vấn đề của địa cầu như những khủng hoảng về nạn dịch, kinh tế và thảm họa sinh thái. Ở mức độ ấy, sự đáp ứng của chúng ta phải là một hành động duy nhất.

Hòa hiệp trong những tôn giáo quan trọng đã trở thành một thành tố chủ yếu của sự cùng tồn tại hòa bình trong thế giới chúng ta. Từ nhận thức này, sự thông hiểu hỗ tương trong những truyền thống này không chỉ đơn thuần là trách nhiệm của những người tin tưởng tôn giáo - nó quan hệ cho lợi ích của toàn thể nhân loại.

1. Sưu tập những bài viết của những giáo sĩ Do Thái bao gồm tập Mishnah và Gemara, cấu thành căn bản tín ngưỡng của Do Thái Chính Thống giáo.

2. Đức Đạt lai Lạt ma thứ mười bốn, Tenzin Gyatso là tác giả của một tác phẩm gần đây nhất, về “Đối với mối quan hệ cùng tính chất của những tôn giáo: Làm thế nào những tôn giáo của thế giới có thể đến với nhau.”

Nguyên tác tiếng Anh: “Many Faiths, One Truth” by TENZIN GYATSO, New York Times, May 24, 2010

(Trích: Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay Số 04)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2012(Xem: 11220)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
18/04/2012(Xem: 9998)
Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình. Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác. Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ.
18/04/2012(Xem: 5794)
Giống như năm yếu tố của môi trường vật chất - không, đất, nước, lửa, và gió - là vô giới hạn, vì thế chúng sinh mà con người vị tha tìm cầu để hướng dẫn ra khỏi khổ đau tới thể trạng giác ngộ là vô giới hạn trong con số. Sức mạnh trái tim của Bồ tát là như thế, các ngài cam kết với nhiệm vụ này trong việc hổ trợ tất cả chúng sinh - mà không có bất cứ giới hạn nào của thân hay thù, quốc gia hay chủng tộc - từ mỗi một loại khổ đau.
18/04/2012(Xem: 5268)
Một khi đã phát sinh thái độ vị tha đặc biệt là tự chúng ta phải mang đến lợi ích cho tất cả chúng sinh bằng việc giải thoát họ khỏi khổ đau và nổi kết họ với hạnh phúc, chúng ta phải lượng định chúng ta có khả năng để hoàn thành điều này hay không trong tình trạng hiện tại. Hầu hết chúng ta thường sẽ quyết định rằng chúng ta không có. Thế thì tiến hành như thế nào?
14/04/2012(Xem: 5371)
Cùng với từ ái, bi mẫn là khuôn mặt của lòng vị tha. Đấy là một cảm giác từ chiều sâu của trái tim mà chúng ta không chịu đựng nổi khổ đau của người khác mà không hành động để giải thoát. Khi bi mẫn được lớn mạnh hơn, ý chí của chúng ta cũng lớn lên tương ứng để chính mình cố gắng vì ợi ích của tất cả chúng sinh, ngay cả nếu ta phải làm việc ấy đơn độc.
13/04/2012(Xem: 14615)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
12/04/2012(Xem: 3981)
Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngã. Đức Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp nào cũng đều được liễu ngộ cả.
12/04/2012(Xem: 5412)
Phật Pháp Cao Siêu Khó Nghĩ Bàn Là Người Học Đạo Lắm Gian Nan Siêng Tu Tịnh độ Đúng Chân Lý Quyết Được Vãng Sanh Đến Lạc Bang. Ánh hào quang của Đấng Điều Ngự Thích Ca Mâu Ni tỏa ra vô vàng tia sáng chiếu khắp vũ trụ nhân sinh. Lúc ấy đã biểu hiện được lòng từ bi bao la của Đức Phật, xoa dịu bao vết đau thương của tất cả chúng sanh và ban nguồn an vui bất tận cho muôn loài. Giáo lý của Đức Thế Tôn quả là cao siêu tuyệt diệu, có đủ năng lực đưa người từ bến mê sang bờ giác, từ sanh tử đến quả vị Niết bàn an vui tự tại, nếu ai thực hiện tu theo giáo pháp của Ngài đã thuyết.
07/04/2012(Xem: 5166)
Lời Khai Thị Của Ấn Quang Đại Sư Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành tựu việc tốt cho người. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm. Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương. Chỉ nên chăm sóc việc nhà mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu quả có thể tu hành được như những đ
06/04/2012(Xem: 6962)
Chúng ta phải biết rằng: Nếu người học đạo mà chưa hiểu thấu rõ cái nguồn cội của tự tâm và vạn pháp thì không thể nào rời Phật ra được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]