Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sinh ra làm người quý báu

17/12/201019:21(Xem: 5248)
Sinh ra làm người quý báu

SINH RA LÀM NGƯỜI QUÝ BÁU
Lạt ma Gursam - Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Dù thế nào chăng nữa thì mọi cuộc đời đều quý báu. Trước hết, quý báu có nghĩa là gì? Trong Phạn ngữ, từ ratna để chỉ cho sự quý báu. Trong tiếng Tây Tạng, ratna đôi khi được dịch là konchog và có lúc được dịch là rinpoche. Đôi khi từ này được dịch ngắn gọn là rinchen. Những lúc khác được dịch là norbu, có nghĩa là viên ngọc quý. Vì thế, tiếng Tây Tạng thật phong phú khi diễn tả những thuật ngữ tâm linh khác nhau. Theo Uttaratantra của Bồ Tát Maitreya (Di Lặc) - một trong những bản văn Phật Giáo quan trọng nhất - việc sinh ra làm người quý báu được giảng theo năm cách khác nhau. Trước hết, việc làm người này khó được và vì thế nó quý báu. Thứ hai, chân tánh của tâm thì thuần tịnh tự nguyên thủy, vì lý do này được sinh ra làm người cũng là điều quý báu. Thứ ba, việc sinh ra làm người quý báu có khả năng sâu xa khiến ta có thể sử dụng cuộc đời này để thành tựu giác ngộ và làm lợi lạc cho những người khác. Thứ tư, đó là vật trang sức vĩ đại nhất mà những món trang sức tầm thường khác không thể so sánh được. Thứ năm, sự sinh ra làm người quý báu ấy sở hữu Phật tánh bất di bất dịch. Bởi những lý do này mà nó được gọi là quý báu. Thiền định về sự sinh ra làm người quý báu là pháp chuẩn bị thứ nhất trong bốn chuẩn bị thông thường. Đây là thiền định về tám điều nhàn nhã (tự do) và mười phú bẩm (thuận lợi) của sự sinh ra làm người quý báu.

Việc hiểu biết về sự sinh ra làm người quý báu này thì rất cần thiết không chỉ đối với các hành giả mà còn cho tất cả mọi người. Tôi đã nhận ra điều đó khi giảng dạy cho các thanh thiếu niên rằng điều quan trọng là phải giải nghĩa rõ ràng về vấn đề này. Đáng tiếc là đôi khi có những người trẻ tuổi tự tử. Do đó rất cần phải thấu hiểu tính chất quý báu của đời người. Vì thế tôi đã cố gắng nói về vấn đề này bất kỳ nơi nào tôi đến. Mọi người ở đây đã hiểu rõ về sự quý báu của đời người. Nhưng ở Montreal tôi đã thấy có nhiều người trẻ tuổi tự tử. Giáo lý này nhằm khuyến khích người học Phật Pháp đi vào thực hành và giúp những người khác có thể nhận thức sâu sắc về cuộc đời của họ. Vì thế đây là một giáo lý vô cùng hữu hiệu. Ta có thể sử dụng giáo lý này để có được sức mạnh và năng lực khi gặp những khó khăn và thử thách. Khi ta nhận thức sâu xa về cuộc đời của ta và của những người khác, ta không làm hại bản thân ta và những người khác. Sau khi chấm dứt các việc học tập, tôi đã thực hành ngondro (pháp chuẩn bị). Trong phái Drikung, các thực hành này đựơc bắt đầu bằng những lời cầu nguyện trường thọ tới Đức Phật Amitayus (Phật Vô Lượng Thọ). Sau đó tôi thiền định về bốn chuẩn bị thông thường, mỗi chuẩn bị kéo dài ba tuần. Khi tôi ngồi xuống để thực hành các pháp này, tâm tôi trống rỗng và tôi không biết phải thiền định về cái gì. Vì thế tôi trở lại với các bản văn. Những bản văn mô tả nguyên nhân của sự sinh ra làm người quý báu, cho các ví dụ, giải thích sự hy hữu và bản tánh của đời người. Sau khi thực hành bốn chuẩn bị tôi nhận thấy việc thiền định trở nên dễ dàng. Vì thế điều quan trọng là bạn phải tự giáo dục, tu tập bản thân dựa trên giáo lý này. Mục đích của việc học Pháp là để hỗ trợ cho thực hành. Ngài Vasubhandu (Thế Thân) đã nói: “Bất kỳ nền giáo dục nào chúng ta theo đuổi phải nhằm hỗ trợ cho thiền định.”

Như vậy, thế nào là một cuộc đời tâm linh? Ta có một cuộc đời tâm linh khi ta sống để làm lợi lạc chúng sinh và hoàn toàn tiệt trừ những cảm xúc phiền não. Hình thức thực hành của chúng ta là hình thức của một yogi (hành giả) hay yogini (nữ hành giả) cư sĩ. Chúng ta giữ năm giới nguyện biệt giải thoát của một cư sĩ. Có bảy phạm trù giới nguyện biệt giải thoát: những giới nguyện của tăng ni thọ cụ túc giới, những giới nguyện của các sa di và sa di ni, những giới nguyện của cư sĩ nam và cư sĩ nữ, và giới nguyện trong một ngày. Tất cả những giới nguyện được thọ với mục đích làm lợi lạc chúng sinh. Là con người, chúng ta cần có thực phẩm, quần áo, và nơi trú ẩn. Theo truyền thống, điều cần thiết thứ tư là một con ngựa. Và để có được những điều này chúng ta cần có một việc làm. Mục đích của cuộc đời là hạnh phúc. Hạnh phúc không chỉ đến từ bên ngoài. Hạnh phúc đến từ bên ngoài thật hạn hẹp. Hạnh phúc nội tại to lớn hơn nhiều. Nhưng chừng nào mà những hoạt động của chúng ta không lấn át thời giờ để thiền định thì hai loại hạnh phúc này không mâu thuẫn nhau. Hãy đơn giản, dịu dàng và tốt lành. Điều đó có vẻ bao gồm mọi sự. Đối với một hành giả như chúng ta, không những ta phải thấu hiểu cuộc đời quý báu ra sao, mà còn phải hiểu rằng nó thật vô thường. Mọi sự đều thay đổi. Mục đích của việc thiền định về lẽ vô thường là dùng nó như một cách đối trị cho tánh lười biếng. Thiền định này cũng được dùng làm một phương thức đối trị cho tánh tham luyến. Khi chúng ta thoát khỏi tham luyến, tâm thức chúng ta trở nên mạnh mẽ và tự do. Thân xác chúng ta có thể ở trong sinh tử nhưng tâm chúng ta thì tự do tự tại. Giáo lý về sự vô thường là cốt tủy của Pháp. Giáo lý này giải thoát chúng ta khỏi sự tham luyến, sân hận và ganh ghét. Sự vô thường đối trị tánh bám chấp. Chúng ta bám chấp vào những niệm tưởng bởi ta không nhận ra rằng chúng thì vô thường. Do đó, tâm ta bị tham luyến trói buộc. Khi một niệm tưởng khởi lên, nó sẽ biến mất khi bạn nhận thấy nó vô thường. Vì thế có một mối liên hệ chặt chẽ giữa việc nhận thức sâu xa lẽ vô thường và thiền định.

Chúng ta cũng phải nghĩ tưởng rằng những cuộc đời khác cũng quan trọng. Là một người ăn chay thật không dễ dàng, bởi lẽ bạn cần phải học tập về khoa dinh dưỡng. Tôi mất một năm học tập để trở thành một người ăn chay bởi tôi phải học tất cả về điều này. Việc ăn chay tích tập công đức to lớn và giảm thiểu khả năng bị bệnh tật. Vì nhiều lý do, trở thành một người ăn chay thì thật lợi lạc.

Hỏi: Con đọc được rằng một trong những lời nguyện của Đức Phật Dược Sư là giúp cho phụ nữ được tái sinh làm người nam trong đời sau? Điều ấy có tính chất văn hóa không?

Đáp: Có lẽ điều ấy có tính chất văn hóa. Đây có thể là một giáo lý thiết thực. Tôi không quen thuộc với lời nguyện đó. Các bậc cha mẹ nên tạo cơ hội đồng đều cho tất cả con cái của họ. Tôi đã hướng dẫn một chuyến du hành tới Ấn Độ và khi chúng tôi ở Dehra Dun, vấn đề ni giới được đặt ra. Họ đã để ý rằng các sư cô phải sống trong những điều kiện tệ hại hơn. Khi tôi tới Arizona tôi được mời tới một sweat lodge - lều tẩy tịnh - (1) để cầu nguyện. Những người đàn bà vào lều trước rồi mới tới đàn ông. Tôi cho rằng điều này thật vĩ đại. Vợ tôi đã kể cho tôi nghe biết bao nhiêu vấn đề về sức khỏe mà phụ nữ gặp phải ở Tây Tạng. Phật Giáo đã nói rõ rằng để đạt được giác ngộ, những người nam và nữ đều có cơ hội như nhau. Vì thế mọi cuộc đời đều đặc biệt.

Hỏi: Khi Thầy còn là một cậu bé và gia nhập tu viện, thầy có nhận thức sâu sắc về giá trị của việc có thể thực hiện được điều đó?

Đáp: Phần đông các hành giả trẻ tuổi không nhận thức được điều này. Đối với họ đó là một việc thuộc về văn hóa. Chỉ một thiểu số là có động lực tâm linh. Thông thường thì ở Tây Tạng một đứa trẻ trở thành một tăng hay ni. Trong trường hợp của tôi, tôi rất quan tâm tới việc gia nhập tu viện.

Hỏi: Khi thiền định con thấy có nhiều niệm tưởng khởi lên. Thầy có thể giải thích làm cách nào để buông bỏ chúng?

Đáp: Trong thời gian thiền định điều gì đó có thể xuất hiện. Nhưng bản tánh của tâm thì vẫn hiện diện ở đó. Đừng lấy hay bỏ bất kỳ điều gì. Bạn nên thoát khỏi những nghi ngờ và hy vọng. Mọi sự phát khởi thì không thể tách lìa bản tánh của tâm. Nếu trước tiên bạn cầu nguyện Lạt ma hay Bổn Tôn của bạn thì các ngài có thể cứu giúp bạn. Ngài Gampopa đã nói như thế. Hãy gắn bó với những sự xuất hiện như một đứa trẻ đã làm. Những sự xuất hiện ấy chỉ là một chướng ngại nếu bạn bám chặt vào chúng hay xua đuổi chúng đi. Điều quan trọng là phải nhẫn nại. Lòng bi mẫn thì cũng cần thiết. Và bạn phải kiên trì. Trong hậu thiền định bạn phải thực hành chánh niệm./.

Chú thích:

(1) sweat lodge: Túp lều hay nhà nghỉ được dùng trong nghi lễ tịnh hóa. Lúc ban đầu, các Thổ dân ở châu Mỹ đã sử dụng nghi lễ này. Đối với họ đây là một buổi lễ đầy ý nghĩa. Ngày nay nghi thức này trở nên phổ biến trong những nhóm người không phải là người da đỏ. Những người này nhận ra nghi thức tẩy tịnh có lợi cho sức khỏe cũng như tâm linh của họ.

Nguyên tác: “Precious Human Birth”
by Lama Gursam
http://www.lamagursam.org/precious_human_birth.html
Xin đọc thêm:
- Một Đời người Quý báu
/tuyentapxuan-86.htm
- Đừng Bỏ phí Cơ hội Thực hành Pháp
/dungbophicohoithuchanhphap.htm
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2011(Xem: 7123)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫn và trí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
18/08/2011(Xem: 11684)
Những người quan tâm yêu cầu tôi nói về những đề tài nào đấy và về phương pháp tuyệt vời nhất để đối phó với những hoàn cảnh khác nhau trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng để giải thích những vấn đề này trong một cách mà những người bình thường có thể thấy việc sử dụng khả năng của chính họ nhằm để đối diện với những hoàn cảnh bất toại, chẳng hạn như sự chết và cũng như những chướng ngại tinh thần chẳng hạn như sân hận và thù oán...Nếu chúng ta thẩm tra thế giới tinh thần của chúng ta, chúng ta thấy rằng có những nhân tố tinh thần đa dạng có cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
08/08/2011(Xem: 4721)
Tìm hiểu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp Trần Nhân Tông, trong số những bài học lớn về tư tưởng của Người, cũng là của thời nhà Trần vinh quang - nổi bật và sâu xa nhất chính là bài học về khai phóng nội lực, mà vì nó - Người đã đánh đổi tất cả để dấn thân tìm phương giáo hóa và vượt thoát cộng đồng. Sức mạnh nội lực của dân tộc dưới hào quang của vua trẻ Trần Nhân Tông
07/08/2011(Xem: 16040)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
01/08/2011(Xem: 16511)
"TámTiết thơ giúp tập luyện Tâm thức"là tựa của một bài thơ ngắn do một nhà sư Tây Tạng là Guéshé Langri Tangpa (1054-1123) trước tác với chủ đích giúp phát huy tinh thần giác ngộ qua phép thiền định về hoán chuyển giữa ta và người khác, (một phép thiền định rất phổ thông của Phật giáo Tây Tạng: đó là cách tự nguyện xin được nhận về phần mình tất cả khổ đau của người khác, và trao lại cho họ tất cả những gì đạo hạnh của mình), và xem đấy là mục đích cao cả nhất trong cuộc sống của chính mình... Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
29/07/2011(Xem: 6850)
Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa.
27/07/2011(Xem: 4818)
Nền tảng của khổ đau là vô minh si ám – sự lĩnh hội sai lầm về chúng sinh (ngã) và các đối tượng (pháp) tồn tại một cách cố hữu (có tự tính).Để phát sinh loại từ ái và bi mẫn thúc đẩy chúng ta kiếm tầm Phật quả, không phải cho riêng chúng ta mà vì lợi ích của những người khác, đầu tiên chúng ta phải đối diện với khổ đau bằng sự nhận diện những thể loại của nó. Đây là chân lý cao quý thứ nhất - khổ đế. Từ lúc chúng ta được sinh ra đến khi chết chúng ta đau khổ tinh thần và đớn đau thân xác (khổ khổ), khổ đau của sự thay đổi (hoại khổ), và khổ đau cùng khắp của điều kiện không thể kiểm soát (hành khổ). Chân lý thứ hai và thứ ba làm cho chúng ta thấu hiểu những nguyên nhân của khổ đau và cho dù những nguyên nhân ấy có được xóa đi hay không.
26/07/2011(Xem: 5873)
Chúng ta biết rằng đa phần các tín đồ theo Phật giáo thường là không có quy y Tam bảo. Bởi vì người đã quy y Tam Bảo thời thường lễ Phật đốt hương, nhưng người biết lễ Phật đốt hương thì chưa chắc đã quy y Tam Bảo. Tuy nhiên người chưa từng quy y Tam Bảo họ vẫn có thể xưng mình là tín đồ của Phật giáo mà chúng ta không thể phủ nhận sự tín ngưỡng của họ.
25/07/2011(Xem: 7456)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
24/07/2011(Xem: 5922)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]