Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực

08/12/201005:38(Xem: 4217)
Vấn Đề Tự Lực Và Tha Lực
VẤN ĐỀ TỰ LỰC VÀ THA LỰC
Minh Đức Thanh Lương


Vấn đề tha lực và tự lực xưa nay vẫn được nhiều người tranh luận sôi nổi. Ở đây, NSGN trân trọng giới thiệu ý kiến của Minh Đức Thanh Lương, tác giả của Tịnh độ luận, Con đường lý tưởng Bồ tát đạo Ẩ về mối quan hệ giữa tự lực và tha lực trong quá trình thực nghiệm tâm linh.

Đứng trước sức mạnh cuồng bạo của thiên nhiên, loài người tự cảm thấy mình nhỏ nhoi yếu đuối, sợ bị tiêu diệt, nên mới phải thần phục sức mạnh của tạo hóa và dựa vào tha lực để an tâm lập mệnh. Đó là căn bản của bản năng sinh tồn mang nặng tính chất ỷ lại và vô minh, ngã si và vị kỷ. Nhưng mặt khác, trong con người biết suy nghĩ, lại có sức mạnh tinh thần quật khởi, có ý chí khát khao tự do muốn vươn lên để đòi hỏi con người phải ức chế dục vọng để tự cứu mình thoát khỏi sự chế ngự của thiên nhiên, nhất là ngày nay khoa học đã tiếp tay giúp loài người đoạt quyền tạo hóa trong mọi lĩnh vực, con người đã cảm thấy rằng mình đã nhiều phen thoát khỏi sự chế ngự của thiên nhiên.

Giữa hai lập trường trái ngược đó, hoặc là ỷ lại vào tha lực, thường thường là một đấng thần linh cao cả, ban phúc giáng họa cho con người, giao phó tính mệnh của mình vào tay con tạo xoay vần, không còn tin ở tài sức của mình nữa, hoặc là chỉ dựa vào tự lực vùng lên với tinh thần dũng mãnh để tự giải thoát, không cầu mong ở bất cứ ai\. Còn một khuynh hướng thứ ba là dung hòa cả hai phái trên, đi theo con đường "Thần, Nhân hợp tác" hay "Tự, tha đồng hiệp lực" (Synergisme). Trong Phật giáo Đại thừa, vấn đề tha lực và tự lực đã từng được nhiều nhà bình luận cổ kim tranh biện, làm nổi bật hai khuynh hướng tư tưởng khác nhau :

1. Một khuynh hướng thì thừa nhận chúng sinh nào cũng có Phật tính và khả năng thành Phật, do đó phải tìm cách phát huy năng lực saün có của mình : đó là lập trường của Thiền tông với chủ trương "trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật", quy tự lực vào một mối nhằm đạt tới Phật tính, chân tâm của mình.

2. Một khuynh hướng thì tin rằng, các vị Bồ tát đã saün có lòng từ bi và lập nguyện sâu dày cứu độ chúng sinh, nếu chưa độ tận chúng sinh thoát vòng khổ đau sinh tử, thì các Ngài quyết không thành Phật, cho nên chẳng ai lại dại mà không cầu Phật cùng các Bồ tát có thần lực hơn hẳn mình cứu giúp để được giải thoát :

đó là lập trường của Tịnh Độ tông và Chân Ngôn tông, quy về nguyện lực của chư Phật và Thánh hiền.

Lập trưòng của Thiền tông là chỉ trông cậy vào chính mình, khắc phục tự tâm để tiến tới giác ngộ, giải thoát. Những người tu thiền phải là bậc thượng căn, hội đủ năm điều kiện thiết yếu sau đây mới mong đạt tới Thánh quả :

a\. Giữ giới trang nghiêm.

b. Căn cơ sắc bén.

c. Thông hiểu giáo lý và phân biệt rành rẽ chân vọng, chánh tà.

d. Có ý chí cương quyết tiến tới mục đích đã định, không chịu lùi bước trước mọi chướng ngại trên đường tu\.

e\. Ngoài ra, còn phải nương cậy vào một bậc Thiền sư dẫn đạo cho mình, tức là vẫn phải đi theo con đường "Tự, tha đồng hiệp lực". Tuy phần lớn nhờ vào ý chí sắt đá của mình để quyết định công phu tu tập, nhưng muốn chứng ngộ thì Thiền sinh phải tùy thuộc vào một yếu tố then chốt gọi là "Thời tiết nhân duyên bất khả tư nghị", nghĩa là dù hành giả có nỗ lực tới đâu mà "thời tiết nhân duyên" chưa tới thì vẫn chưa thể chứng ngộ được. Bởi vì sự chứng ngộ là trạng thái bộc phát bần thần, cũng như hòn than hồng phải được thổi hay quạt vào để cho sức nóng của nó gia tăng tới mức độ cao nhất, mới mong bốc thành ngọn lửa được. Có thể nói đó là một loại "Thần khải" (Révélation).

Sự bộc phát bất thần ấy tức là sự "Hốt nhiên khai ngộ" mà ngưòi Nhật Bản gọi là Satori, là giây phút thần diệu, thiêng liêng xảy ra trong trường hợp đặc biệt mà người tu coi là một sự kiện mặc nhiên khai ngộ, siêu việt mọi suy tư, ngôn ngữ. Giây phút thần diệu thiêng liêng ấy chỉ đến với Thiền sinh vào lúc hành giả ở trong đại định hay quán tưởng chín muồi và chỉ riêng người chứng ngộ ấy tự biết mà thôi, cũng ví như người uống nước trà mới thưởng thức mùi vị đậm nhạt, thơm ngon và nóng lạnh của chén trà mình vừa mới uống. Như trên đã nói, tuy sự hốt nhiên khai ngộ là kết quả chủ yếu của công phu tu luyện bền gan lâu dài của hành giả, nhưng dù cho khắc phục, gian nan khổ luyện tới mức nào cũng vẫn chưa đủ, mà còn phải đợi "thời tiết nhân duyên" bất khả tư nghị kia tới với mình mới thành tựu được việc lớn hằng ước mong.

Bởi thế, cái "thời tiết nhân duyên" ấy đóng một vai trò quan trọng đặc biệt trong sự thành công của hành giả. Câu nói : "Hữu cầu tất ứng, hữu cảm tất thông" thường được dùng đến có nghĩa là Thiền sinh phải đợi tới lúc thời tiết nhân duyên đến với mình. Và câu "Thôi trác đồng thời" nghĩa là tình trạng quả trứng khi sắp nở, chim non ở trong quả trứng thôi thúc muốn thoát ra ngoài thì ngay lúc đó chim mẹ phải mổ vào vỏ trứng, làm cho cái vỏ đó rạn nứt mới giúp cho chú chim con phá được vỏ trứng vây bọc nó mà chui ra ngoài. Cảnh chứng ngộ của Thiền sinh cũng vậy, phải do nỗ lực song phương của hành giả phối hợp với tha lực và thời tiết nhân duyên, trong ngoài nhất trí mới mong đạt tới giây phút thiêng liêng của sự Đại ngộ. Như vậy thì tự lực vẫn cần phải có tha lực, nhưng ở vào mức độ có giới hạn, không ỷ lại quá đáng vào tha lực mà thôi.

Xét về chủ nghĩa tha lực, nhgĩa là không tin ở tài sức của mình mà chỉ trông cậy vào sự giúp đỡ của một thế lực ngoại lai, thường là một đấng thiêng liêng nào đó, nhưng nếu không diệt được tự ngã, tức là không từ khước được ý chí tự kỷ một cách triệt để thì không thể hướng vào tuyệt đối được. Cũng ví như người đi biển gặp nạn đắm thuyền, cố bám vào một mảnh ván trôi lênh đênh giữa bể khơi trong cơn giông tố, nghĩa là ở trong cảnh tuyệt vọng tột đỉnh chờ chết, không còn tin vào sức mình để được cứu thoát nữa, nếu không thiết tha mong cầu thần lực của những thế lực siêu nhiên thì khó lòng thoát khỏi thủy tai.

Muốn được cứu thoát, tất phải nỗ lực xả kỷ và tinh tấn cầu nguyện lực của Phật để được giải thoát mà không tinh tấn diệt trừ vọng niệm, cùng những nết xấu tật hư, chỉ niệm Phật suông mà thôi, trong khi vẫn cứ buông thả cho lục dục, thất tình của mình làm càn thì tất nhiên không thể đạt được nguyện vọng. Cũng ví như người sắp chết đuối, chỉ còn cái phao để bám vào, nếu không biết giữ gìn cái phao cho tốt, lại còn phạm lỗi hủy hoại cái phao đó thì tha lực cũng khó lòng cứu nổi. Cuối cùng, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng, tự lực vẫn phải nhờ vào tha lực và trong tha lực vẫn có tự lực hàm chứa.

Tha lực với tự lực chẳng qua chỉ là sự bất đồng trên mặt danh từ mà thôi, chứ thực chất thì không có sự tách biệt gì trong vấn đề đó cả. Trong tự có tha, trong tha có tự, không nên câu nệ danh ngôn để tách biệt tự lực và tha lực. Pháp môn niệm Phật trên cả hai đường lối Sự trì danh và Lý trì danh hiệu Phật A Di Đà, đều đòi hỏi phải có sự nỗ lực quyết tâm vượt bậc và vững tin ở tài sức của mình và cũng tin cậy vào cả nguyện lực của chư Phật gia hộ nữa.

Có tự lực dũng mãnh lại thêm được tha lực gia hộ thì tự lực ấy càng vững mạnh, tăng lên gấp bội và trở thành một sức mạnh vô biên. Như vậy thì bất luận dựa vào tha lực hay tự lực, danh từ tuy khác nhau, song đều đưa tới kết quả là diệt trừ được phiền não, nhiễm ô, được giác ngộ, giải thoát và chung cuộc, nếu dựa vào tha lực lấy việc niệm danh hiệu Phật làm nhân, sẽ được hái quả vãng sinh Tịnh độ, nghĩa có Định thì có Tuệ, do đó mới nói rằng : Vãng sinh Tịnh độ tức là thành Phật hay trở về với chân tâm, Phật tính của mình.

(Nguyệt san Giác Ngộ số 66/2001)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2011(Xem: 6711)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
04/05/2011(Xem: 6820)
Tôi học Phật đến nay cũng đã lâu, tuy nhiên cũng đã từng đi trợ niệm người lâm chung! Lúc đối diện với người qua đời thường khiến cho người ta nhớ đến mấy câu thơ: Ngã kiến tha nhân tử Ngã tâm nhiệt như hỏa Bất thị nhiệt tha nhân Khán khán luân đáo ngã Ta thấy người khác chết Tâm ta như lửa đốt Chẳng phải đốt người khác Nhìn lại tới phiên ta.
04/05/2011(Xem: 4179)
Cuộc đời của Đức Phật vẫn là một gương lành, là bài ca siêu thoát, là một tác phẩm tâm linh không thể nào diễn tả hết được chiều sâu vô tận...
28/04/2011(Xem: 4537)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
25/04/2011(Xem: 4144)
“Viễn ly chúng khổ quy viên tịch” là một câu trong bài tụng Hộ Pháp, được dịch là “xa rời các khổ về viên tịch” hay cũng có thể hiểu là “xa rời các khổ chứng niết bàn.”Ai ở cõi ta bà này đã từng ở trong cảnh khổ, chịu đựng cảnh khổ, nếm mùi khổ đến một lúc mà người ta phải thốt lên, “Ô quá đủ rồi, tôi muốn từ bỏ cảnh khổ, tôi tin rằng tôi có thể thoát cảnh khồ và tôi sẽ hành động để thoát khổ.” Khi người ta hạ quyết tâm thoát ly khổ cảnh thì gọi là viễn ly. Nhưng không chỉ quyết định thoát khỏi hoàn cảnh khổ (quả khổ) mà từ bỏ cõi luân hồi (nhân khổ) mới thật sự là viễn ly, như câu thường nghe nói “bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.
18/04/2011(Xem: 50141)
Câu Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật" quả thật rất mầu nhiệm, công năng rất lớn, được rất nhiều lợi ích, nếu mà nói về đề tài xoay quanh câu đại hồng danh này thì bản thân tôi không bao giờ thấy chán và tôi chỉ luôn luôn nói và viết như nhiều bài bình luận tôi đã viết, có gì không phải xin BQT và các bạn đồng tu, các Phật tử xa gần bỏ quá cho:
18/04/2011(Xem: 5183)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
09/04/2011(Xem: 5142)
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời luân’ của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ sung thêm xa hơn những sự song hành nội tại và ngoại tại.
05/04/2011(Xem: 6997)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
03/04/2011(Xem: 7041)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đức và thiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567