Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thói quen chướng ngại vãng sanh

13/09/201000:28(Xem: 4987)
Thói quen chướng ngại vãng sanh
A_Di_Da_Phat_5



Lời BBT:

Sau khi có thư góp ý của của một số độc giả, chúng tôi đã hạ xuống các bài giảng của thầy Thích Hằng Trường, hay còn gọi là CE, kể cả bài này. Nay có độc gỉa đề nghị chúng tôi cho xem lại bài này để đối chiếu và so sánh, vì thế chúng tôi đã phục hồi lại từ kho dữ liệu, nhưng có bổ sung thềm phần ý kiến / phê bình đầy tinh thần xây dựng và nhu hòa của một độc gỉa. Đồng thời chúng tôi cũng mở ra mục ý kiến để mọi người có thể góp thêm. Quý độc gỉa muốn tìm hiểu thêm về thầy CE Thích Hằng Trường nên click vào các links dẫn chiếu lời ngài Tuyên Hóa nơi bài góp ý của độc giả.

Ngài Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 đã nói rằng: “Động lực giảng dạy (của một vị Thầy) phải trong sạch – không bao giờ vì một ước muốn danh tiếng hay lợi lạc vật chất… Trong thế giới, nếu không có một nhà lãnh đạo chân chính thì chúng ta không thể cải thiện xã hội được. Cũng vậy, trừ phi vị thầy có phẩm chất đúng đắn, thì mặc dù đức tin của bạn có mạnh mẽ đến đâu, việc theo học vị thầy có thể làm hại bạn nếu bạn được dẫn dắt theo một đường hướng sai lầm. Vì thế, trước khi thực sự coi ai là thầy, điều quan trọng là phải khảo xét họ…” [Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng, nguyên tác Anh ngữ: The Way To Freedom, Dalai Lama Thứ 14 - Việt dịch: Liên Hoa, Nhà xuất bản Thiện Tri Thức 1999].


Trích thư độc giả về vấn đề ông CE Hằng Trường

3. Vấn đề Luân Xa – Mạn Đà La Siêu Độ - Hướng Dẫn Vãng Sanh bằng đưa năng lượng lên đỉnh đầu

Gần đây trang Thư Viện Hoa Sen
/D_1-2_2-98_4-4990_5-50_6-1_17-38_14-1_15-1/
có đưa bài của ông CE Hằng Trường dạy những cách tu gán ghép lấy từ ngoại đạo như đưa năng lượng lên đỉnh đầu:

Nhắc lại những điều chúng ta cần làm để chuẩn bị cho lúc lâm chung:
-bất động
-thư giãn
-làm sao đưa được năng lượng lên đỉnh đầu
Lúc chết, năng lượng dưới xương cùng đi lên tâm luân, năng lượng từ đỉnh đầu cũng dồn xuống tâm luân, sau đó hội tụ vào thành một năng lượng rất nhỏ giống như cái hologram. Giây phút cuối cùng năng lượng này sẽ tụ về 1 trong 7 chỗ, nơi mình có thói quen làm nhiều nhất, làm chỗ đó nóng lên. Sau 7, 8 giờ ta có thể sờ thấy chỗ đó nóng.

Điều quan trọng là khi chết mình có làm chủ được năng lượng đó không? Tu là chuyển hóa được năng lượng mình và có khả năng đưa được năng lượng tới chỗ mình muốn, tức đỉnh đầu.
....

"... Họ làm chủ được chân khí của mình, do đó họ có thể làm chân khí lên đỉnh đầu để mở LX 7. Chân khí họ ngưng tụ mà thông suốt. Họ hoàn toàn không bị sự trói buộc của thân xác. Khí lực họ không ngưng trệ, không bị kẹt.
"

Điều này hoàn toàn khác với lời dạy của Hòa Thượng Tuyên Hóa. Trong Gậy Kim Cang Hét quyển 2, Hòa Thượng chỉ rõ:

Hỏi: Đệ tử luyện tập thiền định, nhưng cứ bị điểm huyền quang giữa chặn lông mày quấy nhiễu nhiều năm. Xin Sư Phụ gia trì cho con

Đáp: Có điểm huyền quang chạy tới giữa chân mày à? Chấp tướng thi đâu đâu cũng sai, nếu chấp vào vô vi thì lại rớt vào không: " Phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai." Phàm hễ có tướng thi đều là giả dối. Nếu thấy các tướng mà không chấp tướng tức là thấy Phật. Con cứ ở đó khởi tâm chấp trước, rồi thủ cái huyền quang, thủ cái đan điền, thủ cái này, thủ cái nọ thì đó không phải là pháp cứu cánh đâu; pháp cứu cánh là quét sạch tất cả pháp, rời khỏi tất cả tướng. (10)

Trong bài giảng Kệ Truyền Pháp của Đức Phật Thi Khí, Hòa Thượng Tuyên Hóa nói:

Trong việc tu hành, nếu quý vì có thể thấy thân này là giả và tâm là huyễn, thì lúc đó quý vị sẽ không có chấp trước gì cả. Chúng ta sẽ không có cái ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến; cũng không có tướng tướng mình, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Chỉ vì chúng ta không thấy chúng là không, chúng ta mới có tất cả các thứ đó. Nếu chúng ta có thể xem chúng tất cả đều là không, thì sẽ không còn tướng nào cả, ngay cả cái tự kỷ (ngã) cũng không có. Như vậy làm sao có tướng người, tướng chúng sanh, thọ giả tướng? Tất cả đều là phân biệt do chúng ta tự tạo ra!

Những bài kệ truyền pháp của mỗi vị trong bảy vị Phật đều nhằm phá bỏ sự chấp trước về thân và tâm của chúng ta. Nếu chúng ta không có sự bám chấp vào thân và tâm thì chúng ta có thể hiểu được Phật pháp.

Dầu quý vì có đọc bao nhiêu Kinh đi nữa, dầu niệm danh hiệu Phật nhiêu bao nhiêu lần đi nữa, hoặc dầu lạy Phật nhiều bao nhiêu đi nữa, nếu quý vị vẫn còn bám chấp vào túi da hôi thối này, thì quý vị không hiểu được Phật pháp. Do đó, trong việc học Phật pháp, quý vị nên học điều căn bản. Đừng chú trọng trên bề mặt như là cầu Phật gia hộ. Đức Phật sẽ không bảo hộ quý vị! Quý vị phải tự mình bảo hộ lấy mình. Nếu quý vị lạy Phật, tin Phật, và niệm danh hiệu Phật thì dầu quý vị không có được cảm ứng nào cả, quý vị cũng đang được bảo hộ; bởi vì những hạt giống thiện lành sẽ không bị hư hoại đi, và những hạt giống xấu ác sẽ không nẩy mầm tăng trưởng. Vì vậy, khi chúng ta học Phật , nếu chúng ta không nắm được các đạo lý căn bản của Phật giáo, chúng ta vẫn thấy thân và tâm đều có thật, thì chúng ta vẫn không hiểu Phật pháp. (11)

Hòa Thượng Tuyên Hóa đã dạy cách tu Vãng Sanh rất rõ ràng là nhất tâm niệm Phật:

Trước đây tôi có viết một bài kệ:

Niệm Phật niệm hoài không gián đoạn,
Hồng danh đồng khởi tại tâm can,
Tạp niệm không sanh Tam-muội được,
Vãng sanh Tịnh độ có phần sang,
Trọn ngày chán nản Ta Bà khổ,
Tâm niệm hồng trần dứt sạch quang,
Cầu sanh Cực Lạc luôn trong ý,
Nhiễm niệm dứt trừ, Tịnh niệm toàn.

Đây là tu tập pháp môn niệm Phật Tam-muội thì chắc chắn có hy vọng vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Đã dứt hết lòng trần của thế gian, không còn có tâm dâm dục, cũng không có tâm tranh danh đoạt lợi, tất cả tâm duyên bên ngoài thế giới này đều buông bỏ hết, xem tất cả đều là giả dối, buông bỏ nhiễm tâm quay về Tịnh độ, bài kệ này chính là thuyết minh đạo lý niệm Phật đấy. Trì danh niệm Phật giống như là cầm một vật gì, phải luôn cầm chắc trong tay mới được. Cho nên mỗi ngày đều phải niệm "Nam mô A Di Đà Phật" để xua đuổi những tạp niệm của chính mình. Niệm Phật là pháp môn lấy độc trị độc, vọng tưởng là một thứ độc, trì danh niệm Phật cũng là một thứ vọng tưởng. Đó là lấy vọng tưởng để ngăn vọng tưởng, cũng giống như trong quốc gia dùng binh lính để ngăn binh lính, dùng chiến tranh để dứt chiến tranh. Nếu muốn diệt hết vọng tưởng thì phải thường niệm Phật. Khi vọng tưởng diệt hết thì sẽ đạt được niệm Phật Tam-muội. Đây là lớp thứ ba "Trì danh làm tông" trong năm lớp huyền nghĩa.(12)

Qua đó chúng ta thấy cốt tủy Vãng Sanh là: Đã dứt hết lòng trần của thế gian, không còn có tâm dâm dục, cũng không có tâm tranh danh đoạt lợi, tất cả tâm duyên bên ngoài thế giới này đều buông bỏ hết, xem tất cả đều là giả dối, buông bỏ nhiễm tâm quay về Tịnh độ.

Chứ không phải là:

Tu là chuyển hóa được năng lượng mình và có khả năng đưa được năng lượng tới chỗ mình muốn, tức đỉnh đầu.

Chúng tôi không nghĩ là ông CE Hằng Trường hiểu rõ Luân Xa và đã mở Luân Xa. Trong Phật Giáo không quan tâm về luân xa, luân xa chỉ là huyễn. Điều quan trọng của việc tu hành là thấy rõ thế gian vô thường huyễn mộng, chân thành sám hối nghiệp chướng, sửa đổi thói xấu, tu đạo đức, dứt lòng trần, phát Bồ Đề Tâm ... Trong Ấn Độ Giáo tuy ngoại đạo nhưng họ rất đặt nặng vấn đề chân thật. Họ cũng tu tìm cách mở Luân Xa mong cầu hội nhập với Đại Ngã, với Phạm Thiên. Đức Phật sinh ra và lớn lên trong lòng Ấn Độ Giáo nhưng ngài đã gạt bỏ tất cả những khái niệm tu sai lầm này, và trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật đã nói rõ những ma cảnh nếu chấp vào cảnh giới. Trong khi đó ông CE Hằng Trường lại tìm cách đưa chúng vào trong Phật Giáo dù bản thân ông ta cũng chẳng hiểu Luân Xa như thế nào vì thiếu chân thật thì làm sao thế nhập được! Những người tu càng giữ giới thì càng thâm nhập Kinh Điển; càng chân thật thì càng có trí huệ, có trạch Pháp nhãn để thấy rõ và xa lánh tà Pháp. Trong khi đó ông CE Hằng Trường lại đem những khái niệm mà chư Phật Tổ xem là rác rưởi để làm Phật tử tham cầu!

Trong Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn Lược Giảng, Hòa Thượng Tuyên Hóa nói về những người thích hư danh cùng những cách quảng cáo khá giống cách của ông CE Hằng Trường :

Hoặc ưa thích hư danh: Hoặc là mong muốn kẻ khác đi khắp nơi thay mình tuyên truyền : "Thầy đó thật là lão tu hành ! Thật là vị đại tu hành a ! Thật là tốt a ! Như thế a ! ……". Phái rất nhiều thủ hạ, rất nhiều nhân viên đi khắp nơi tuyên truyền. Giống như "xí nghiệp hóa Phật giáo " chăng? Đây chính là tội nhân trong Phật giáo, kẻ bại loại trong Phật giáo ! Phật giáo làm sao xí nghiệp hóa được ? Muốn xí nghiệp hóa thì ra khỏi nhà (xuất gia) gì ? Ở nhà cũng có thể làm xí nghiệp, ai cũng đều có thể buôn bán kiếm tiền. Tại sao người xuất gia, Phật giáo đồ lại làm xí nghiệp? Người thường còn nói : "Ai da ! Xí nghiệp hóa Phật giáo, hay a ! được a !…..". Đi về hướng địa ngục mà còn không biết ! Lại còn cho rằng hay, rằng tốt ! Đó chính là cầu mong lợi dưỡng, cứ mãi kêu người đưa tiền cho mình, "Ô ! Ta làm cái này ..., làm cái này …". Thật là tham cái danh vọng hão huyền. (13)

Tháng 12 vừa qua, ông ta tổ chức Đại Hội Quán Âm với những lời hứa hẹn nhắm vào lòng tham cầu của Phật tử:

* Chúng ta chính thức cung thỉnh chư Phật bồ tát tới tham dự và chỉ đạo ngay từ bước tổ chức, chứ không chờ tới ngày làm lễ chính thức, hôm 17, 18 và 19 tháng 12. Thật vậy, vì chúng ta xem Phật bồ tát là những thực tại sống động, do đó mình mời các ngài cùng tham dự trong giai đoạn chuẩn bị này. Đây là một đặc sắc của đại hội kỳ này.

* Chúng ta lại thỉnh cầu đức Phật A Di Đà hãy phóng quang gia bị ngay bây giờ. Rằng, hào quang, linh tánh và tinh thần của ngài sẽ hiện khởi (embody) trong tôn tượng bằng lưu ly, sao cho những ai thấy được tượng thì sẽ hấp thu và tiếp nhận được phước lành của đức Di Đà. Nhất là nếu những vong linh nào hữu duyên, thấy tôn tượng Di Đà này thì sẽ tức tốc vãng sinh cõi Cực Lạc. Tôn tượng Phật Di Đà bằng lưu ly này sẽ được an vị ngay tại trung ương đàn tràng mạn đà la Siêu Độ trong kỳ đại hội này đó.


* Chúng ta thỉnh cầu rằng đức Di Đà phóng hào quang khiến tất cả mọi người tham dự đều được đại lợi, cả kẻ dương, người âm. Nếu ai bịnh nặng thì nghiệp chướng tiêu trừ, bịnh hoạn chóng lành; ai gặp khó gặp nạn, sẽ vượt khó, hết nạn; ai mất việc sẽ tìm được việc; ai có việc tốt muốn làm, sẽ làm thành tựu; ai trong âm giới muốn thoát khổ, sẽ thăng xuất về cõi Tịnh Độ.

Nhưng chư Phật biết rõ tâm niệm chúng sanh, không ai có thể dối gạt được chư Phật, chư Bồ Tát. Những hiện tượng thời tiết xấu chưa từng có trong mười năm qua và nhiều tai nạn trong vùng vào những ngày đó (14) cho thấy chư Phật, chư Bồ Tát đã không đến như ông ta quảng cáo.

Trong quyển Thí Luậncủa ông Trần Do Bân đề cập:

... Hòa Thượng cũng có vì chúng sanh mà làm những buổi lễ siêu độ vong linh, nhưng Hòa Thượng chỉ nói một cách rất khiêm tốn rằng:

"Suốt đời tôi, tôi không bao giờ muốn tham gia việc chạy theo các lễ hội 'tụng kinh, sám hối, Phóng Diệm Khẩu, Thủy Lục Không,' bởi tôi không đủ đức hạnh--đạo không đủ để cảm động người, đức không đủ để giáo hóa người. Chính mình còn chưa siêu độ được mình, thì làm sao có thể đi siêu độ các vong hồn? Cho nên, tôi không dám ‘to gan’ đến thế!"

... "Không nóng giận, không tranh, không tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi và không nói dối - hãy làm một con người tốt, không làm các điều ác, chỉ làm những việc lành; thì cha mẹ và tổ tiên của quý vị tự nhiên sẽ được siêu độ.(15)

Tai Vạn Phật Thánh Thành, không bao giờ đề cập tu mở Luân Xa, làm Mạn Đà La Siêu Độ với hứa hẹn Phật A Di Đà sẽ đến, không đề cập mời Phật A Di Đà nhập vào tượng để ai thấy tượng thì tức tốc vãng sanh! Nếu làm được như vậy thì chư Phật với lòng Đại Bi đã làm cho thế giới Hòa Bình và giúp mọi chúng sanh vãng sanh rồi, khỏi nhọc công chư Phật, chư Bồ Tát phải giáo hóa chúng sanh qua vô số kiếp!

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn - Phẩm Nghi Vấn, Lục Tổ đã giảng:

Sử quân, nếu làm mười điều thiện, thì cần gì phát nguyện vãng sanh! Còn nếu chẳng dứt lòng cưu mang mười điều ác, thì Phật nào tới rước mình! Nếu hiểu rõ vô sanh đốn pháp, thì trong một sát-na ắt thấy cõi Tây phương. Bằng chẳng hiểu rõ pháp ấy, mà cứ niệm Phật cầu vãng sanh, thì đường xa vời vợi, thế nào mà đi đặng tới cõi ấy! (16)

Biết tâm lý chúng sanh luôn mong cầu đường tu tắt, mong cầu phép lạ, thần thông ... nên Hòa Thượng Tuyên Hóa đã căn dặn:

Ngoại đạo gồm tất cả thiên ma ở các cõi trời, có đủ thần thông, thiên biến vạn hóa, kỳ bí khôn lường. Chúng ma luôn luôn khai triển thần thông. Trái lại đệ tử của Phật không thể hiện thần thông. Nếu có thì họ cũng không nói cho ai biết. Kẻ nào khoe mình có thần thông, thiên nhĩ thiên nhãn v.v... đều là thuộc loại tà ma được nói đến trong chương "Cảnh giới 50 ấm ma" của Kinh Lăng Nghiêm, hoặc giả họ là đồ đệ của thiên ma, hay là đồ đệ của ngoại đạo. (17)

Trong bài Không Nên Tuỳ Tiện Hiện Thần Thông trong quyển Khai Thị 6, Hòa Thượng Tuyên Hóa còn nhấn mạnh hơn nữa:

Gặp bất kỳ hoàn cảnh nào, người tu hành cũng không bao giờ được tự mãn, kiêu ngạo, cho rằng mình phi thường. Hãy thật cẩn trọng để không phạm phải sai lầm nào về lý nhân quả. Bằng không, hậu quả sẽ thật khó lường.
Người tu hành chủ yếu là tu giới thanh tịnh, tức là ba nghiệp thân, khẩu, ý đều nên thanh tịnh. Người có thần thông, tuyệt đối không được nói là mình có thần thông; hà huống mình vốn không có thần thông mà lại dám nói dối, há đó không phải là tạo nhân đọa địa ngục sao
? (18)

Trong quyển Thí Luậncủa ông Trần Do Bân chỉ rõ:

-Vị Thầy dùng thần thông và các điều kỳ dị làm "công cụ" để thu hút những chúng sanh có lòng hiếu kỳ; đó là tà.

- Vị Thầy tự ý thêm bớt, sửa đổi các quả vị tu hành trong Phật Giáo và giải thích lệch lạc ý nghĩa của "tín, giải, tu, chứng," còn tự cho mình là giáo chủ; đó là tà.

- Vị Thầy tự lập ra tông phái rồi tự xưng là giáo chủ mà chính mình lại không có căn bản chân thật về đạo lý Phật Giáo; đó là tà. (15)

Trong Kinh Pháp Hoa Lược Giảng - Phẩm Thí Dụ, Hòa Thượng Tuyên Hóa đã nói rất rõ về Phạm Hạnh Thanh Tịnh của người tu hành chân chánh:

Bồ-tát kỳ cựu này ở nơi vô lượng vô biên, trăm nghìn muôn ức Phật, từng tu phạm hạnh thanh tịnh. Tịnh là thanh tịnh; tịnh khiết, không dính một hạt bụi nào, đây gọi là thanh tịnh. Đoạn dứt muôn dòng suy nghĩ, chẳng nghĩ ngợi điều gì cả, đó mới thật là thanh tịnh.

Lại có điều gì gọi là thanh tịnh nữa không? Tôi sẽ nói cho quý vị biết một điều thanh tịnh rất triệt để, nếu quý vị muốn thật thanh tịnh thì phải đoạn tuyệt quan hệ với “tiền”. Quý vị có tiền thì không thanh tịnh; không có tiền thế mới là rất thanh tịnh! Tiền là thứ rất dơ bẩn, tuy rất dơ bẩn, nhưng mọi người đều giữ gìn nó như là bảo bối. Có người, khi đếm tiền thì dùng đầu ngón tay để vào miệng cho thấm một chút nước bọt, sau đó đếm đi đếm lại. Quý vị xem có dơ bẩn không? Vi khuẩn gây bệnh có rất nhiều trên tiền, nhưng mọi người vẫn không sợ, lại đem nó để vào túi, cho là càng nhiều càng tốt! Con người thì bằng lòng không thanh tịnh, đồ không thanh tịnh lại nắm chắc như là bảo bối.

Tịnh tu phạm hạnh thì phải không có tiền. Có người nói, tôi làm không được! Đương nhiên quý vị làm không được rồi! Nếu quý vị làm được thì quý vị là Bồ-tát rồi; quý vị làm không được cho nên mới không phải là Bồ-tát. Việc này rất đơn giản!

Hòa Thượng Tuyên Hóa luôn nhắc nhở đệ tử : Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng phi chân nhân (Người chân chánh chứng đắc không lộ hình tướng mình chứng đắc, kẻ biểu lộ chứng đắc không phải là người chân chánh chứng đắc).

Hòa Thượng Tuyên Hóa đã nêu lên sự tai hại của việc tách rời Tăng Đoàn:

"Người xuất gia sống một mình một chùa, xưng vương xưng bá, làm vua một cõi. Người tại gia do thiếu 'Trạch Pháp Nhãn' nên đi theo hộ Pháp cho họ, hộ tới hộ lui, và hộ luôn xuống địa ngục! Vào thời kỳ Chánh Pháp, tất cả đại chúng đều sống chung trong một đại tùng lâm của chùa, và cùng nhau dụng công tu Đạo. Song, vào thời kỳ Mạt Pháp, người ta lại không thích nếp sống của đại tùng lâm nữa. Mỗi người ở một chùa riêng - ông theo cách của ông, tôi theo cách của tôi - khiến cho người tại gia trở nên hoang mang, bối rối. Họ thấy ông sư nầy tướng mạo trông đẹp đẽ bèn hộ pháp cho ông ta, xây chùa riêng cho ông ta trụ trì. Rồi sau đó lại thấy một vị sư khác cũng không tệ lắm, họ lại xây cho vị đó một ngôi chùa nữa. Hộ tới hộ lui, rốt cuộc là làm cho những người xuất gia sanh lòng tham danh hám lợi đến nỗi phải hoàn tục!" (15)

Do đó người xưa có câu: "Hổ ly sơn hổ bại, Tăng ly chúng Tăng tàn"! Chính Tăng Đoàn tạo duyên tu tập thanh tịnh giúp giữ gìn giới luật.

Ngoài những điểm trên, như anh và quý Phật tử thấy, những người cùng tu tại Vạn Phật Thánh Thành với ông ta biết ông ta khá rõ nên đã gần mười năm qua mà không ai theo ông ta ngoại trừ ông Hằng Đức người Mã Lai, có lẽ cũng không rõ ông CE Hằng Trường nói những gì với Phật tử VN. Ngay cả những tăng ni Việt Nam tại Vạn Phật Thánh Thành không người nào theo, qua những năm sống và tu chung mọi người đều biết rõ nhau và họ đã chỉ nhìn những gì ông ta làm hơn là nghe những gì ông ta nói. Ông ta đưa vấn đề bị gọi là "thằng Việt Nam" nhằm dùng sự kỳ thị để bào chữa cho mình và khơi lòng tự ái dân tộc của người Việt. Đây là một thủ đoạn thiếu trung thật! Đúng như câu trong Đại Sự Ký: "luôn đóng vai luật sư biện hộ để chạy tội cho chính mình, lại quen dùng khổ nhục kế để chuyển hướng vấn đề hầu phân tán sự chú ý mọi người, lại còn tranh thủ sự đồng tình của ai không rõ tự sự." (2)

Ông ta nói rất hay về Tri Hành Hợp Nhất, Từ Bi ... nhưng thật sự hình như Tri và Hành của ông ta khác nhau; đề cao từ bi, nhân quả, nhưng lại xảo quyệt dối gạt chúng sanh. Hòa Thượng đã nêu lên sự khác biệt giữa trí huệ thế gian và trí huệ xuất thế gian:

Lại nữa, ông nên phân minh cái trí huệ thế gian và trí huệ xuất thế gian. Trí huệ thế gian nghĩa là Thế Trí Biện Thông (một trong tám nạn). Họ khéo léo nói năng, xảo ngôn, biện luận; điều không có lẽ phải, nhưng họ nói nghe rất là có lẽ phải. Người mê ám nghe họ nói liền cho rằng: “Ồ! Họ nói rất có lý, điều họ nói rất đúng”. Kỳ thật, nếu ông có trí huệ chơn chính thì không thể chấp nhận sự ngu lộng, ngụy càn, xảo ngôn của họ, không bị đạo lý ngu mê của họ khiến ông trở nên ngu mê. Đây gọi là “trong dương có âm” (dương trung hữu âm), trong trí huệ có ngu si. Nhưng, ngược lại thì “trong âm cũng có dương” trong ngu si cũng có trí huệ. Giống như có những người rất ít nói, trông có vẻ rất bình thường, nhưng họ làm việc gì cũng đều chánh đáng cả. Thấy họ rất chậm lụt buồn cười, nhưng họ làm gì xét ra cũng đều hợp lý hợp đạo. Vì vậy, xem xét người khác chính là xem mình có hay không có trí huệ. Nếu mình có trí huệ thì không bị người dẫn đưa vào trong ngu si. Nếu không có trí huệ thì sẽ bị người dẫn đưa vào trong sự ngu si, càn quấy của họ. Trí huệ là như thế mà đối với những việc khác thì cũng vậy!

Trong Gậy Kim Cang Hét quyển 1có những đoạn vấn đáp giữa Phật tử và Hòa Thượng Tuyên Hóa có thể giúp chúng ta hiểu rõ thêm về việc tu hành:

214. Hỏi:Làm thế nào để ủng hộ Phật giáo?

Đáp:Để ủng hộ Phật giáo, quý vị nên lặng lẽ quán sát. Nếu là đạo thì nên tiến tới, còn không là đạo thì hãy thoái lui. Quý vị nên suy nghĩ cho chính chắn, vì có khi quý vị xuất tiền của là tạo công đức, có lúc xuất tiền của thì lại tạo tội. Người xuất gia không được có tiền của, một khi có tiền thì họ sẽ không giữ qui luật. Quý vị mà giúp họ, họ sẽ tha hồ ăn uống, điếm đàng, bài bạc. Được nhiều tiền thì họ sẽ hoàn tục. Nếu quý vị không giúp họ, thì họ còn tiếp tục tu hành. Nhất là khi chỉ có một người xuất gia sống đơn độc, thì chỉ cần có đủ ăn là được rồi.

238. Hỏi:Xin hỏi chúng con phải hội đủ những tư cách nào mới có thể làm đệ tử của Ngài?

Đáp:Là phải tự sửa đổi mình.

279. Hỏi:Xin hỏi, người sơ phát tâm nên học Phật pháp như thế nào? Làm sao để lựa chọn đạo tràng và thiện tri thức để tu học và làm sao phán đoán, đó có phải là chánh pháp hay không?

Đáp:Đây không có phương pháp gì cả. Quý vị tự mình phải có con mắt trạch pháp nhãn. Nếu là pháp thật quý vị không nên xem đó là giả, còn nếu là giả thì cũng không nên cho đó là thật. Như vậy là đủ rồi.(19)

Thư đã khá dài nhằm trình bày chia sẻ cùng anh và quý Phật tử, đây là những điều đau lòng khó nói nên lời nhưng nhìn thấy sự cố tình gian dối, Thầy chúng tôi bị đổ lỗi oan, Giáo Pháp của Thầy Tổ bị bóp méo, chúng sanh bị dối gạt nên không thể không nói ra. Có thể có những điều không chính xác mong anh và quý Phật tử bổ khuyết cho.

Ngoài ra mong anh và các Phật tử đừng quá bận tâm, Hoà Thượng có nói về ông CE Hằng Trường là "Hằng Trường, ông ta cũng không lâu dài." (恆長,他也不長了 (5)), nên nay đã có nhiều người như anh và nhiều Phật tử khác đã nhận ra được sự thiếu chân thật của ông ta.

Nguyện cầu ông CE Hằng Trường sớm tỉnh ngộ thấy thế gian này là huyễn mộng để đừng thiếu chân thật với mình và với chúng sanh. Cầu mong ông ta hướng về con đường tu hành chân thật.
Nguyện cầu chúng sanh có đầy đủ trạch pháp nhãn (20) không hướng ngoại truy cầu, sớm thành Phật Đạo.

Nam Mô A Di Đà Phật


Chú Thích:
(1) http://www.dharmasite.net/PhatSuTrongMong.htm
(2) http://www.dharmasite.net/VanPhatThanhThanhDaiSuKy.htm
(3) http://www.dharmasite.net/KhaiThi6_phan2.htm#82
(4) http://www.dharmasite.net/KinhHoaNgh...mHienThu_1.htm
(5) Nguyên văn câu Hòa Thượng nói: 他們太跋扈,他們的行為就是欺師滅� �。Tạm dịch:Họ quá ương ngạnh, hành vi của họ chính là khinh Thầy, diệt Tổ. http://www.drbachinese.org/vbs/publish/262/vbs262p014c.htm
(6) http://www.dharmasite.net/ViSaoTungDocNgayAnMotBuaLuonMacAoGioi.htm
(7) Phương pháp "mặc tẫn" để đối phó với các Tỳ Kheo tánh ác:

Khi Đức Phật sắp nhập Niết-bàn, Ngài A-nan đưa ra bốn điều này hỏi Phật:
1. Khi kết tập kinh điển, mở đầu văn kinh nên dùng chữ gì làm tiêu biểu cho tất cả kinh tạng?
2. Khi Phật ở tại thế, Phật là thầy của chúng con, khi Phật nhập Niết-bàn rồi chúng con tôn ai là thầy?
3. Khi Phật ở tại thế, chúng con ở cùng với Phật, khi Phật nhập Niết-bàn rồi chúng con nên ở với ai?
4. Khi Phật ở tại thế, các Tỳ-kheo xấu do Phật điều phục họ, khi Phật nhập Niết-bàn rồi, chúng con làm cách nào điều phục họ?
Khi ấy, Đức Phật trả lời rằng:
- Thứ nhất, khi kết tập kinh tạng, hãy dùng bốn chữ "Tôi nghe như vầy" (Như thị ngã văn) để mở đầu cho tất cả các bộ kinh;
- Thứ hai, hãy nương theo Tứ Niệm Xứ mà an trú. Tứ Niệm Xứ chính là Thân, Thọ, Tâm và Pháp - quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã;
- Thứ ba, khi Phật còn tại thế thì Đức Phật là Thầy; Phật nhập Niết Bàn rồi thì lấy Ba La Đề Mộc Xoa (Giới) làm Thầy - đây là Thầy của tất cả Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni;
- Thứ tư, hãy dùng phương pháp "mặc tẫn" để đối phó với các Tỳ Kheo tánh ác.
(Kinh Địa Tạng Lược Giảng)

(8) http://www.chuavanphat.org/attention.htm
(9) http://www.dharmasite.net/Thong_Bao.htm
(10) Gậy Kim Cang Hét quyển 2, trang 152-153
(11) http://www.dharmasite.net/KeTruyenPh...PhatThiKhi.htm
(12) http://www.dharmasite.net/KinhADiDaLuocGiang.htm
(13) http://www.dharmasite.net/TuongTrangCuaTam.htm
(14) LA Daily NewsRains cited as a factor in 264 crashes from 5 to 9 a.m. Saturday, up from 48.
December 19, 2010 - The first wave of what could be the biggest series of storms in a decade walloped the region Saturday, with more rain forecast today and the San Fernando Valley and surrounding foothills facing a flash flood watch.
http://losangeles.pointslocal.com/ne...y-up-from-48-#
(15) Thí Luận: http://www.dharmasite.net/thiluan.htm
(16) Kinh Pháp Bảo Đàn Lược Giảng - Phẩm Nghi Vấn http://www.dharmasite.net/KPBDLGP3.htm
(17)Ý Nghĩa Chân Chánh Của Quy Y http://www.dharmasite.net/QuyY.htm
(18) Khai Thị 6 http://www.dharmasite.net/KhaiThi6.htm
(19) Gậy Kim Cang Hét quyển 1: http://www.dharmasite.net/GayKimCangHet1.htm
(20) Tu đạo Phải Học Pháp Cơ Bản http://www.dharmasite.net/khaithi4.htm#53

Có cách gì để phân biệt hạng tà tri tà kiến? Có sáu tiêu chuẩn sau đây:
1. Trước hết thử xem người nào đó có tâm tranh danh tranh lợi hay không. Dụng công cho danh lợi, lại tham tài tham sắc, tham lam không biết chán.
2. Để ý xem họ có tự "đánh bóng" cho họ không? Họ có tự mình xưng tán không? khoa trương mình không?
3. Họ có hạ giá người khác để đề cao thân phận của họ không? Đối với những hạng này, chẳng cần hỏi cũng biết, nhất định là hạng tà tri tà kiến.
4. Lại xét xem họ có tham cầu gì không? Nói về người xuất gia thì mỗi ngày ăn một bữa, nhưng cũng có người không theo quy điều này, tự động đến tiệm để mua thức ăn. Người đó đương có dục niệm về ăn, vậy dục niệm về sắc chắc cũng không bỏ được. Cứ nghĩ cũng biết, những hành động đó đều là vị kỷ. Nói chung, phàm là vị kỷ tức đã có sự tham cầu.
5. Sau đó thử xem họ có tâm tự tư tự lợi không?
6. Xem thử họ có thích nói dối không? Nếu có, họ thuộc về hạng tà tri tà kiến, không còn nghi ngờ gì nữa.

Lấy sáu tiêu chuẩn trên để trắc nghiệm có thể biết người nào đó có chánh tri chánh kiến, hay thuộc hạng tà tri tà kiến. Nói tóm lại, nếu hết thảy mọi thứ đều kéo về cho riêng mình, thì đó là hạng tà tri tà kiến. Nếu hết thảy đều vì hạnh phúc của đại chúng thì người đó có chánh tri và chánh kiến.
Muốn nhận ra thật minh bạch sáu điều kiện này, thì phải có con mắt trí huệ biết trạch pháp. Do định mà trí huệ phát sanh, có trí huệ rồi mới tin chân lý. Hợp chân lý thì theo, không hợp chân lý thì vô luận người nói đó là ai cũng không đáng tin. Có câu: "Thị đạo tắc tiến, phi đạo tắc thoái." Chớ nên theo mù quáng, chớ nên tu mù quáng, nếu không chẳng những không có ích mà còn có hại.
http://www.dharmasite.net/ThuDocGiaveongCE_HTr.htm#2





THÓI QUEN CHƯỚNG NGẠI VÃNG SINH

Bài giảng của thầy Hằng Trường ngày Chủ Nhật 19 tháng 8, 2007
tại trường trung học Mc Garvin, Westminster, California.

Đây là chuyện cô Trương Thị Trâm, một đạo hữu vừa mới qua đời 2 tuần trước ở Canada. Cô Trâm đã theo tu học với thầy Hằng Trường từ 3, 4 năm nay. Từ hồi cuối năm 2006, cô qua California tu học cùng các bạn đạo của Hội Từ Bi Phụng Sự Nam California. Thường mỗi ngày, cô đến dự khóa thiền từ 6 giờ sáng với các bạn đạo tại tư gia của thầy, sau đó ở lại nấu ăn cho tất cả. Buổi chiều cô học và chép kinh Hoa Nghiêm, tối thì đi tập taichi tại ITC. Nguyện của cô là được vãng sinh. Khoảng tháng 3 năm 2007, cô về lại Canada, rất buồn vì thiếu bạn đạo, lại bị té gãy xương và bà mẹ bị bệnh nặng. Sau đó cô bị định bệnh ung thư phổi đã di căn. Thầy có nói chuyện với mấy người em và bạn của cô và dặn rằng nếu cô thấy hào quang và tiếng niệm Phật thì cứ đi theo Phật, không cần chờ thầy. Nghe vậy, cô đòi rút ống thở để ra đi nhưng người nhà bảo phải chờ các thầy đến tụng niệm. Trong lúc chờ, các bạn đạo và người nhà đã niệm Phật và tụng 10 hạnh nguyện Phổ Hiền cho cô nghe nhiều lần. Khi các thầy tới tụng, chưa rút ống ra thì cô đã vãng sanh. Điều đáng mừng là tới phút cuối cô đã làm chủ thần thức mình, nghe và niệm theo 10 Hạnh Phổ Hiền. Các bạn đạo kể lại nét mặt cô hồng hào đẹp như lúc sống, ra đi rất nhẹ nhàng.


Nhắc lại những điều chúng ta cần làm để chuẩn bị cho lúc lâm chung:
-bất động
-thư giãn
-làm sao đưa được năng lượng lên đỉnh đầu


Lúc chết, năng lượng dưới xương cùng đi lên tâm luân, năng lượng từ đỉnh đầu cũng dồn xuống tâm luân, sau đó hội tụ vào thành một năng lượng rất nhỏ giống như cái hologram. Giây phút cuối cùng năng lượng này sẽ tụ về 1 trong 7 chỗ, nơi mình có thói quen làm nhiều nhất, làm chỗ đó nóng lên. Sau 7, 8 giờ ta có thể sờ thấy chỗ đó nóng.
Điều quan trọng là khi chết mình có làm chủ được năng lượng đó không? Tu là chuyển hóa được năng lượng mình và có khả năng đưa được năng lượng tới chỗ mình muốn, tức đỉnh đầu.

thoiquen001-content

Đạo lý căn bản nhất của Phật giáo là Nhân Quả.
Thói quen đời này tức Nhân sẽ đưa đến cuộc sống mai sau tức Quả. Thói quen cũng được gọi chính xác hơn là tập khí. Tập khí ảnh hưởng từ đời này qua đời khác. Giữa Nhân và Quả có Duyên (nhiều loại khác nhau) làm Quả tới mau hay chậm.
Từ Thói Quen Đời Này tới Cuộc Sống Mai Sau có thêm 1 phần, đó là Kinh Nghiệm ở Cõi Trung Hữu.

Tập Khí rất nặng nề. Những việc mình làm giống như xe đang chạy kéo theo gió. Khi xe ngừng lại thì gió vẫn tiếp tục thổi qua trước khi ngừng. Tập khí tạo ra một đường trong tâm, cuộc sống ngưng lại nhưng tập khí vẫn tiếp tục chạy qua cửa chết, ảnh hưởng đến cõi trung hữu.

thoiquen002-content

thoiquen003-content

Có 3 tâm thức trong cõi Trung Hữu đưa tới 3 nẻo đường: Giác Ngộ Phật Tánh, Vãng Sinh Tịnh Độ và Đầu Thai Lục Đạo. Cũng có 3 nhóm thói quen tương ưng với 3 tâm thức này. Đó là Thói Sống Thiền tương ưng với Giác Ngộ Phật Tánh, Thói Sống Hướng về Tịnh Độ tương ưng với Vãng Sinh Tịnh Độ và Thói Sống Đời tương ưng với Đầu Thai Lục Đạo

thoiquen004-content

Thói Sống Thiền
Tu thiền là một pháp môn tu và có nhiều phái thiền, khác với sống thiền. Sống thiền là đem thiền vào đi, đứng, nằm, ngồi. Cách sống tỏa ra hương vị đã cảm nhận lúc ngồi thiền. Sống thiền khó hơn và không thể giấu người khác được. Người ngoài có thể nhận ra được, nhìn thấy, nghe thấy được vị thiền ấy.
Đây là chuyện một thiền sư Nhật Bản phái Tào Động năm 1983 đã qua chùa thầy đang tu ở 6 tháng. Ông là 1 trong những tổ sư của phái Tào Động, không biết tiếng Mỹ, mỗi ngày ngồi thiền từ 2 giờ sáng tới 8 giờ sáng và từ 4 giờ tới 9 giờ tối, ngày chỉ ăn 1 bữa. Sáng thiền xong là ông mặc áo làm việc quét rác, moi cống ở chùa, đổ thức ăn dư, không nề hà gì cả. Sau này thầy có dịp biết thêm về ông và biết được cái chết rất đặc biệt của ông. Trước ngày chết 2 hôm, ông mời tất cả các đệ tử đến, cho biết sắp đi xa. Họ cùng ngồi thiền với nhau và làm việc bình thường. Hôm chết, ông ngồi thiền, khi tới giờ thì người ta thấy ông không động đậy. Ông đã chết ở đó, đi vào cõi quang minh của tâm thức.
Sống thiền là thói sống đưa tới quả giác ngộ.

Thói sống hướng về Tịnh Độ
Hướng vô chỗ tâm quang tịnh, tâm của Phật và Bồ Tát. Khi ta lái xe nhanh, thắng gấp thì xe vẫn chạy thêm một quãng nữa mới ngừng. Có thói sống hướng về Tịnh Độ thì khi chết, thói quen vẫn tiếp tục chạy qua cửa tử qua Thân Trung Hữu để tới Vãng Sinh. Điều quan trọng là lúc sống mình làm sao tạo được cái “gió” ấy để khi chết thân ngừng lại nhưng tập quán vẫn tiếp tục đưa mình qua của tử như trên.
Chuyện trên net: Một người thường đi nhà thờ dòng phái Central Prayers, chuyên về lối sống trong im lặng, cầu nguyện, chú trọng vào tâm, nhận Chúa ở trong tâm họ. Cầu nguyện trong im lặng giống như thiền, tâm đầy lòng thành. Người này đã tu 28 năm, thường ở trong cảnh giới quang minh nhẹ nhàng. Ông chết đã 8 giờ nhưng rồi sống lại kể chuyện thấy ánh sáng quang minh vô cùng. Lời cầu nguyện, tán thán Đức Chúa Trời từ xưa ông đã cầu vẫn tiếp tục, mỗi lần tiếng cầu nguyện nổi lên thì ánh sáng đủ mầu sắc thật đẹp hiện ra. Ông khởi lên một ý tưởng: nếu con có thể làm những người khác cùng thấy được như vậy thì còn gì quý bằng. Vừa nghĩ như vậy thì ông trở lại đời sống. Sống lại, ông kể lại chuyện này. Như vậy cái tập khí vẫn tiếp tục qua bên kia cửa tử, nhất là thói quen tán thán chư Phật, chư Bồ Tát hay Trời, Chúa.., bất kỳ những vị nào trên cao mà mình thờ phượng. Qua cửa tử không còn nhãn hiệu tôn giáo nữa. Kinh nghiệm của người này cho thấy có lối sống hướng về tịnh độ như ông này, hướng về sự thanh tịnh thì mình sẽ vãng sinh.

Thói sống đời
Đưa đến kết quả là mình chỉ thấy những chuyện đời mà thôi và sẽ đi vào lục đạo luân hồi. Thói quen mình làm cái gì nhiều nhất trong nhóm nào thì mình sẽ trở thành liên hệ với nhóm chúng sanh đó.

thoiquen005-content
Theo Kinh Lăng Nghiêm: Đức Phật nói với ngài A Nan:
Thường con hay nghe ta nói về tỳ nại gia (giới luật).
Trong giới luật có 3 ý nghĩa quyết định tức không thể thay đổi, không bỏ được.
Đó là 3 môn học làm mình vô lậu, ra khỏi phiền não, thất thoát của Luân Hồi Sanh Tử: Giới Định Huệ. Chữ quan trọng nhất trong câu này là nhiếp tâm vi giới.
Nhiếp tâm
Thói sống thiền là lối sống bắt nguồn từ chỗ nhiếp tâm, tâm thâu lại. Khi ngồi gần một người tu tập thiền định cao, trong một thời gian ngắn bác sẽ thấy tâm mình nhẹ nhàng lại, óc mình trống ra. Đó là hiệu ứng “entrainment” tức hai tần số khác nhau, chạy gần một hồi sẽ thành giống nhau, tần số mạnh sẽ làm tần số kia đi theo. Ngồi gần người thiền định cao, mình sẽ thấy hết phiền não. Người thiền định cao có năng lực nhiếp tâm, tâm họ lúc nào cũng thâu lại, không chạy ra ngoài. Ngồi gần họ, tâm mình cũng nhiếp lại khiến mình bớt đi vọng tưởng, phiền não.
Người thiền định phải giữ giới vì giới sinh ra định, định sinh ra huệ. Cho nên mức độ nhiếp tâm quan trọng. Lối sống thiền là lối sống nhiếp tâm. Người tu thiền không nói nhiều, không kiếm chuyện nói.


thoiquen006-content

Như như bất động, liễu liễu thường minh.
Đây là trạng thái âm dương đặc biệt. Thân bất động tâm sáng suốt. Tâm mở rộng, tình thương mở rộng nhưng tâm vắng lặng. Thiền không phải là đóng cửa không nói chuyện với ai mà thiền là trạng thái cân bằng hai đối cực tương sinh với nhau. Càng bất động càng sáng suốt.
Cần biểu hiện trạng thái này trong 5 phần Tâm Linh, Tâm Lý, Thể Xác, Hiểu Biết, Lối Sống. Nếu không thì không phải là lối sống thiền tức chưa có thói quen của thiền, do đó không đưa tới sự giác ngộ.
Bây giờ ta xem thử 5 phương diện sống đó như thế nào?

thoiquen007-content

Người có lối sống thiền thì về phương diện

Tâm linh: Đạt tới Bất Nhị Quang Minh.

Người sống thiền thường thường coi chuyện đúng chuyện sai là bình thường. Khi bác nói chuyện lỗi lầm của họ, họ sẽ nói OK. Họ không cãi lại vì họ thấy chuyện lỗi hay đúng đều có nguồn gốc như nhau, họ không biện minh. Nhiều khi họ không thấy sự hắc ám hay quang minh là có gì khác biệt
Quang minh nghĩa là cảnh giới trong đầu họ lúc nào cũng tràn đầy ánh sáng. Họ ngủ, thức, bệnh, chết,... lúc nào cũng ở vùng ánh sáng đó, một sự sáng suốt cực kỳ.

Thể xác: Làm chủ Chân Khí

Họ làm chủ được chân khí của mình, do đó họ có thể làm chân khí lên đỉnh đầu để mở LX 7. Chân khí họ ngưng tụ mà thông suốt. Họ hoàn toàn không bị sự trói buộc của thân xác. Khí lực họ không ngưng trệ, không bị kẹt.

Lối sống: Thoáng

Họ có lối sống thoáng. Họ làm việc tích cực lợi tha, không còn chướng ngại. Họ không thấy sự khác biệt giữa đi làm giúp người hay ngồi một chỗ tu. Họ thấy hai chuyện đó là một. Bác với họ không còn là hai mà họ thấy là một thể mà thôi. Họ ở trong trạng thái tâm lúc nào cũng sáng suốt.

Tâm lý: Từ Bi

Họ có lòng thương, từ bi vô cùng. Họ không giận dữ, khó chịu, thương người này ghét người kia. Tâm lý họ đạt tới sự bình hằng.

Hiểu biết: Hiểu rõ Nhân Quả

Họ hiểu rõ nhân quả. Họ biết gì thì làm đó, làm y hệt lời họ nói. Đó là dấu hiệu của người giác ngộ.

Tập luyện như thế nào để trở thành thói quen sống thiền?
Trong ba lối sống, phải chọn một lối sống nào mà mình làm được. Sau khi chọn rồi thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào mà tu.


Dựa vào câu trong Kinh Lăng Nghiêm
thoiquen008-content

Cuồng tâm nhược hiệt, hiệt tức bồ đề.
Giải nghĩa: Tâm cuồng loạn dừng lại. Ngay lúc dừng lại thì cảnh giới đó là cảnh giới giác ngộ bất nhị. Nếu tu thiền, cần học một công phu rất lớn là NGỪNG LẠI. Buông dao đồ tể là thành Phật. Câu này bị nhiều người hiểu lầm, nghĩ rằng nói về chuyện ngưng chém giết. Họ quên rằng câu này nhấn mạnh vào chỗ BUÔNG XẢ ngay lập tức.

Muốn tập luyện: tập “thắng xe” mỗi ngày một lần. Khi cần thắng thiệt là mình sẵn sàng rồi. Thực hành: Mỗi ngày đang làm việc, chọn một giờ, một chỗ không ai biết, nằm giả chết 5 phút. Tự nói câu “cuồng tâm nhiệt hiệt, hiệt tức bồ đề”, tức tôi đang buông xả đây. Làm như vậy để thắng được thói quen mình. Xe mình cứ chạy hoài, “engage” nhiều quá, khó ngừng lại lắm.

Chúng ta cũng nên tập phương pháp thư giãn: lúc nào cũng thư giãn, đứng ngồi đều thư giãn cả. Mình tập thư giãn để tiến lên tới chỗ tập làm sao cho buông xả. Vì khi gần chết, không ai muốn buông xả. Người tu luyện là người sẽ thức tỉnh để buông xả.

Tính không muốn buông xả là một tính rất tự nhiên, không có gì xấu, giống như cái xe đang chạy không ngừng lại ngay mà chạy thêm cả 50 feet nữa mới ngừng được. Khi gần chết mình vẫn muốn sống. Nhiều người lúc lâm chung bỗng gọi con cái nói “cất đồ ăn của má chưa?” “thằng Sáu sao lâu năm rồi chưa tới thăm tao?”... chuyện ngớ ngẩn như vậy. Như chuyện bà cụ đang mê man hỏi “đồ giã trầu của tao đâu?” Như vậy là bà còn muốn sống vì còn ăn trầu tức là còn sống. Ý muốn sống đó không cắt đứt được, sẽ tiếp tục hoài đến khi qua cửa tử bên kia và đi đầu thai luôn. Ý muốn sống đó vẫn tiếp tục đến độ khi mình chết thấy bóng đen, phản ứng đầu tiên là mình đi tìm cái bật điện. Khi thấy Phật phóng ánh sáng quang minh thì mình che lại không muốn nhìn vì chói quá. Mình muốn đi tìm chỗ có ánh sáng mờ hơn, nhẹ hơn. Điều này rất quan trọng vì khi mình chết, đức Phật hiện ra phóng hào quang, mình nghĩ là ánh sáng chiếu tới từ một bóng đèn thì mình nhìn ra ánh sáng mình đi. Nhưng không phải, hào quang Phật tỏa khắp mọi nơi, không có nguồn (phổ chiếu). Giống như ban ngày trời sáng nhưng nhiều khi mình không thấy mặt trời ở đâu vì xa quá.
Khi chết mình ở trong chỗ ánh sáng mà mình không thấy nguồn sáng, không biết Phật ở đâu nên mình muốn đi tìm một cái ánh sáng nào mờ hơn. Khi tâm không biết ngừng lại thì gặp ánh sáng của Phật, mình vẫn tiếp tục đi tìm, nhưng tìm cái ánh sáng leo lét mầu đỏ, ánh sáng có nguồn thôi chứ không tìm được ánh sáng không nguồn. Mà đi tìm như vậy là mình không ngừng lại được.
Ngừng sự đi tìm mới thấy Phật tánh. Tìm sẽ không thấy được Phật tánh.
Mình chỉ tu một chữ thôi là NGỪNG thì sẽ thấy khi chết dùng rất hiệu quả vì chữ đó nói lên được đặc tính quan trọng nhất của sự giác ngộ là VÔ VI, không tạo tác, không tạo ra gì cả. Vô vi, vô tác, vô lậu.

Phương pháp huấn luyện để Sống Thiền
- Thân thể: nên tập buông xả, ngừng lại .
- Thứ hai: tập khí công tức CKTL, làm chủ được chân khí, giữ chân khí ngưng tụ ở đỉnh đầu, không chạy lung tung.
- Thứ ba: chuyển hận ghét ra tình thương. Thường thường hình ảnh người mình thương ghét hiện lên, mình muốn chạy theo. Người ghét có sức hút mạnh hơn. Khi ghét có thể nghĩ cả ngàn cách để trả thù, khi thương thì lại không thể nghĩ lâu. Hận ghét có năng lượng mạnh, cần chuyển ra tình thương.

Phương pháp này thầy dạy trong lớp thiền mỗi thứ Bảy đầu tháng ở ITC. Hoặc nếu bác mới tập, xin mời các bác đến lớp thiền sơ cấp mới mỗi thứ Bảy giữa tháng để học.
Trên đây là những phương pháp thực tế để tập lối sống thiền.

thoiquen009-content

Tại sao mình tu mà không vãng sinh được? Chướng ngại ở đây là thói sống đời. Đây là trạng thái của đời, những người bình thường: có tiền, có của, có oán ghét, vui mừng, khóc lóc, lục dục...

Thói sống đời thể hiện như sau:

Tâm linh:mê, không thấy cái đúng, đặc nghẹt khi ngồi thiền, thấy đen thui trong đầu.

Thể xác:khí lực không thông đạt, chạy xuống, càng xuống càng đưa tới nghiện ngập như hút thuốc, uống rượu, ăn, coi xi nê, net, shopping... Những thói nghiện ngập này làm mình không chú ý bên trong được, chỉ bên ngoài. Mà khí lực mình sẽ không thông đạt được. Về phương diện khí lực, không ai có thể lừa ai. Khi ngồi gần người khí không thông mình sẽ thấy “drained”, mệt. Ở gần người khí thông mình sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, nhiều năng lượng

Lối sống:lúc nào cũng theo sát đạo dâm vọng cả. Đức Phật nói nếu còn sát đạo dâm vọng thì không thể giải thoát được. Mình có thể nói lối sống này sẽ đưa tới đầu thai. Nhân quả không tránh được. Nếu muốn quả tốt mà làm nhân xấu là sai luật nhân quả.

Chuyện một ông về hưu hết lòng tu theo đạo giáo, được khí huyết thông đạt. Khi nói chuyện với người khác, có trực giác, nhìn mặt đoán được chuyện xấu tốt của người khác, thành nổi tiếng. Lâu dần, ông tưởng mình có thần thông. Sau 1, 2 năm ông trở thành đặt điều nói. Thời gian ngồi uống rượu với bạn bè nhiều hơn tu. Ông đi vào cái tội nặng là vọng ngữ mà không biết.
Có một đạo sĩ chân chính tới nói chuyện vì thấy ông này có chút căn cơ tu hành nhưng bây giờ thành nói láo nhiều quá. Hai ông ngồi thiền với nhau. Đạo sĩ nói: bây giờ ta cùng lên Tam Thánh (Ngọc Hoàng, Thái Thượng Lão Quân và Quan Thánh Đế) để cúng dường 1 viên đan nghe. Ông này không làm được dù thường ngày ông vẫn nói chuyện lên gặp Tam Thánh.
Ông chân nhân kia thì để viên đan trước mặt ngồi thiền, 3 giờ sau viên đan biến mất. Hỏi ra, ông này thú thực không làm được. Ông chân nhân liền phán: Nếu ông tiếp tục vọng ngữ, không có công phu chân thật thì đến lúc chết không được siêu thoát.
Ông này liền bỏ hết chuyện bói toán mà trở lại tu hành chân thật.
Vọng tức nói láo là lối sống đời, không chân thật. Đưa tới chuyện mình tự lừa mình.
Thói sống đời nhiều khi ẩn, không hiện cho mình thấy vì đó là điểm mù của mình. Người ta có thấy nói cho mình biết thì mình giận vì không chấp nhận mình có điểm mù. Thói sống đời rất khó thay đổi nhưng vẫn có phương pháp trị.

Tâm lý:Lúc nào cũng hướng ngoại, đầy dục vọng, biển thương yêu ghét buồn giận đố kỵ ghen tuông không bao giờ ngừng, chết cũng không ngừng được.

Hiểu biết:Mê, không hiểu nhân quả, bị bản ngã làm chủ, lúc nào cũng chỉ làm những chuyện cho mình thôi, chuyện vị tha, làm cho người khác là khó lắm.

Thói đời làm cho mình không nghĩ là mình có thể vãng sinh, mình chỉ nghĩ cách giản dị là cứ sống làm việc, có một đời sống ngon lành chứ mình không biết đời mình đòi hỏi phải hiểu rõ nhân quả vô cùng.

3 xu hướng chính của thói sống đời
3 câu sau từ Kinh Lăng Nghiêm nói lên tâm trạng của người không thể buông bỏ cuộc sống “đời”, “vật chất” được, một đời sống không đưa tới một quả báo an vui trong tương lai.

Thói sống đời thể hiện như sau:

thoiquen010-content

1. Bội giác hợp trần

Nghĩa là nghịch lại, quay lưng lại chuyện giác ngộ, chạy theo bụi trần.
Có vị thầy kia có thần nhãn nhìn thấu học trò. Trò mới 21 tuổi trẻ măng, đẹp trai. Bữa nọ thầy đi giảng kinh, trò làm thị giả. Thầy nói hôm nay con làm thị giả không được mở mắt ra mà phải nhắm mắt lại. Trò nói nhắm mắt sao đứng vững được. Thầy nói thì mắt nhìn mũi, nhìn xuống tim, đứng yên như vậy không cần bưng nước cho thầy, không làm gì cả, không nhìn gì cả. Trò nghĩ mình đã theo thầy 3 năm chưa bao giờ nghe thầy bảo như vậy. Thầy nói con cứ làm theo lời thầy đi, một lần thôi, thì tâm thầy mới yên mà giảng kinh. Trò nghĩ kỳ vậy, không có lý. Thầy nói cứ nghe lời thầy đi. Hay cho người khác làm. Thầy không chịu. Giờ giảng kinh, chú làm thị giả đứng cạnh thầy giảng, không làm gì cả, khác mọi lần. Chú nhìn xuống mũi một hồi thì ngứa ngáy, nhìn chung quanh thấy một người mắt sáng quắc nhìn mình. Chú nhìn lại thì té ra là một cô nàng đẹp như tiên. Chú nhắm mắt lại nhưng không hiểu sao mắt đóng không được, chỉ một chút xíu rồi nó mở ra lại. Nhìn ai? Nhìn bên này bên kia rồi cuối cùng cũng nhìn cô đó. Ở bên Tàu chùa lớn chư tăng ngồi bên trong, tại gia ngồi ngoài sân. Không có chuyện gì xẩy ra cả. Xong rồi chú đi về.
Vậy mà khi chú ngồi thiền thì hình ảnh cô này hiện ra miết. 7 ngày như vậy, ăn uống cũng không ngon. Hỏi thì sư phụ nói con ráng vượt qua, bớt ăn dầu mỡ, 2 ngày nữa thì nghiệp sẽ qua. Chú nói hai ngày lâu lắm không làm được, ngồi là nghĩ cô này, mà cũng không bỏ ăn dầu mỡ được. Qua 2 ngày cô này lên chùa, chú chạy qua làm quen. Nếu chú này làm theo đúng lời sư phụ, tịnh hoàn toàn 2 ngày thì chú sẽ không khởi lên ý niệm gì cả, không nghĩ tới cô đó, và khi thấy cô đó chưa chắc là đã chạy theo. Kết cuộc ra sao thì xin bác ra tiệm mua sách Quỳnh Giao.
Bội giác hợp trần rất vi tế, không phải chuyện mình nghĩ bây giờ không tu cũng không sao. Mình chạy theo hình ảnh trong đầu hay ngừng lại? Sự ngừng lại đó là hợp giác bội trần, mình đảo chữ lại, tức không theo bụi mà mình đứng lại. Nghĩ sâu xa hơn, thói sống đời không bắt đầu bằng chuyện mình làm mà bắt đầu bằng ý tưởng đeo đuổi. Các bác càng sống lâu, trên 70 tuổi, thì mức độ thói quen đã chậm lại dễ sửa đổi hơn, không theo bội giác hợp trần, dễ ngừng lại. Nên bác có cơ hội rất nhiều.

2. Cuồng tâm bất tán

Tâm vọng loạn không hết, không ngừng, không cả chậm lại.
Phải ngừng lại để có một lựa chọn, có khả năng chuyển hướng. Giống như lái xe, mau quá thì không chuyển được. Sự chuyển hướng đó là khả năng làm chủ: khả năng ngừng lại. Chuyện ngừng lại này quan trọng lắm.
Giữa 2 ý niệm có 1 khoảng cách, người tu cao làm chủ được cái khoảng đó.
Giữa 2 ý nghĩ có sự chọn lựa. Thí dụ khi một người chửi mình, lập tức mình khó chịu. Một là mình chửi lại, hai là mình bào chữa. Mọi chuyện xẩy ra ngay lập tức. Nhưng nếu mình tu, mình không phản ứng lại ngay. Mình làm chủ cái khoảng không gian trước cái phản ứng. Đó gọi là tu thiền định, tu cái khoảng không gian đó, làm chủ khoảng không gian đó. Tu thiền định trong cuộc sống chứ không phải là giải thoát. Nhưng cái thiền định đó quan trọng lắm.

3.Hướng ngoại truy đuổi:

Năng lượng trong người mình không ngừng chạy ra bên ngoài. Lúc nào mình cũng bận rộn. Ngày nghỉ thấy trống vắng, phải đi chơi hay có cái gì làm mới được. Làm việc thì làm túi bụi mà về nhà thì không rờ computer không được. Sáng ra không check e mail thì thấy thiếu thốn, phone tay không chạc điện thì thấy như thiếu ăn. Mình phải cần ngừng thói sống đời lại chút xíu.
Hướng ngoại truy đuổi là thói quen khiến mình không thể lắng lòng buông xả vạn duyên. Đề tài của bài này là “Chướng ngại nào làm mình không vãng sanh?” Câu trả lời là lòng hướng ngoại truy đuổi.

thoiquen011-content

Một người bạn Mỹ đã làm một sự thay đổi quan niệm ở giai đoạn thứ 3 trong đời.
Theo thuyết “third age”, đời người có 3 giai đoạn.
Giai đoạn đầu là học hỏi, giai đoạn thứ hai là cắm cúi làm việc cho thành công thành tài, giai đoạn thứ ba là sáng tạo và tâm linh, từ 60 tuổi trở lên.
Thuyết third age chỉ có từ 20 năm trở lại vì trước đó người ta không phân biệt như vậy, sáu bảy mươi tuổi vẫn còn làm việc. Nhưng bây giờ thời đại computer có nhiều người 30 tuổi đã giàu quá rồi, 60 tuổi họ không còn đi làm nữa mà họ làm chuyện sáng tạo, đi dạy, làm từ thiện, đặt ra những việc mới mà trước đó không có. Họ đi học vẽ, đi học nắn tượng. Từ 60 tuổi là thời gian sáng tạo. Nhiều bà ở Đài Loan 55 tuổi đã về hưu, họ làm việc thiện, đi tu, xuất gia..., làm những chuyện để mở rộng chân trời chứ không đi làm việc kiếm tiền thêm nữa. Họ sống vừa đủ thôi nhưng có sự sáng tạo, có mạng lưới bạn bè đông vô cùng.
Nếu ai hỏi bác tại sao 60 tuổi rồi bác vẫn còn đi làm có lẽ bác sẽ trả lời là vì nhu cầu sinh tồn, cần trả tiền nhà tiền điện tiền nước, con cái, gửi tiền cho VN... những lý do ở mặt kinh tế chứ không phải lý trí. Câu hỏi đặt ra là bác muốn làm gì và tại sao bác làm chuyện đang làm, tại sao không làm chuyện người “third age” ở giai đoạn thứ ba họ làm.

Thầy hỏi anh bạn Mỹ: Tại sao anh nghĩ đời sáng tạo quan trọng như vậy? Anh trả lời:
Không phải tôi sáng tạo để cứu đời đâu. Khi tôi bắt đầu hiểu được giai đoạn thứ ba của đời tôi, một ngày nọ tôi thức tỉnh ra 1 chuyện là té ra tôi còn đời sau nữa. Tôi làm chuyện này là để chuẩn bị cho đời sau của tôi.
Thầy hỏi bộ anh tin Phật hay sao mà nói có đời sau?
Anh nói: Không phải, background tôi là khoa học gia, tôi nghĩ chuyện mình có đời sau là có lý. Đời
này chỉ có vậy là hết rồi thì vô lý. Sự sáng tạo của tôi là để đặt hướng đi cho đời sau tôi sẽ làm gì.
Anh này nói chí lý vì con người mình phải thay đổi , tiến hóa, không cách gì cứ ở một chỗ, làm 1 chuyện, suy nghĩ 1 loại tư tưởng mà thôi.
Té ra họ bắt đầu suy nghĩ cho đời sau mà theo kiểu khoa học gia chứ không như mình
Thầy hỏi: Nếu mai anh chết thì anh có chuẩn bị được không?
Trả lời: Nếu mai chết tôi vẫn chuẩn bị được vì tôi biết “what I have done I have to undo”, tôi sẽ buông xả, không làm, nói cách khác là “undo”. “What I have created I will have to uncreate it.”
Anh này không phải là tín đồ Phật giáo. Họ thuộc về nhóm “third age”, họ làm để họ xả, “do” để mà “undo”. Mình không nghĩ như vậy, mình cứ làm tới lúc chết mình cũng không biết sao mình chết nữa. Hơi buồn. Nhưng khi người ta phát triển tâm thức càng cao thì càng bắt đầu gần với triết lý của Phật giáo hơn, triết lý Phật giáo lúc nào cũng có thể chỉ ra được giai đoạn phát triển tâm thức của mình. Do đó chuyện hướng ngoại truy đuổi là mệt lắm. Như anh chàng trên không hướng ngoại truy đuổi mà chuẩn bị cho sự buông xả. Đó là sự các bác trên 70 tuổi nên nghĩ tới: làm cái gì để chuẩn bị cho sự buông xả. Khi sự buông xả lớn nhất của mình tới thì mình khỏe.

thoiquen012-content

Thể xác: Tu Tấn Căn.
Phải tinh tấn. Tinh tấn là chuyện của thể xác, không phải của óc. Thân thể mình muốn nhàn, muốn dễ chịu. Sự lười biếng khiến mình không muốn làm chuyện tốt, mình phóng dật hướng ngoại. Ngược lại, sự tinh tấn của thân thể sẽ làm năng lượng của mình hướng về sự giải thoát, không hướng ngoại.
Người Mỹ họ dịch chữ tinh tấn là vigor hay energy. Không tinh tấn được thì không thể tu được, thành ra phải làm sao cho có thói quen tinh tấn. Mình nên có công khóa, làm mỗi ngày. Sáng ra cứ ngồi thiền không bỏ ngày nào. Công khóa ngày nào cũng làm thì sau 1 thời gian thân thể mình sẽ thay đổi theo công khóa.

Tâm lý: Tu Định Căn.
Thường thường tâm mình không định, lúc nào cũng muốn làm chuyện gì đó, không thể đứng yên một chỗ nhìn, bị lôi theo cái này cái kia, không ngừng thay đổi. Tâm lý hay emotion là cái làm mình hướng ngoại truy cầu nhiều nhất. Cách tu định căn là tập ngồi xuống, khi một hình ảnh nổi lên trong đầu, mình nhìn nó thì sẽ thấy nó sinh ra rồi diệt mất đi, mình không đi theo hình ảnh đó. Ngày nào cũng tập, mỗi lần chỉ 3 phút thôi nhưng tập hoài thì tự nhiên bác phát sinh ra một nhãn quan gọi là định nhãn, tức bất cứ chuyện vui buồn giận dữ nào cũng không làm bác động tâm nữa, nó tới nó đi rất nhẹ nhàng.

Hiểu biết: Tu Niệm Căn.
Niệm tức nhớ nghĩ. Có niệm Phật niệm pháp niệm tăng niệm thiên, niệm thiện. Khi nghe chuyện người ta nói thì mình tập nhìn xem nhân quả ra sao. Khi mình nhìn lại đời mình hay đời người ta, mình tập nhìn nhân quả một hồi rồi sẽ quen, khi nghe nói mình sẽ thấy ngay nhân quả. Đây là phương pháp huấn luyện óc mình. Tập một thời gian thì mình sẽ có trực giác rất cao, nói chuyện gì ra là mình thấy ngay lập tức.
Phương pháp khác cũng làm cho bác có được trực giác như vậy là tụng kinh. Khi tụng không phải là tụng ê a mà đem bộ kinh ra đọc lui đọc tới cho đến lúc gần như mỗi chữ ở trang nào hàng nào bác nhớ hết và hiểu thật sâu . Bộ kinh đó giống như nằm trong lòng mình vậy. Tới giai đoạn đó thì bác cũng sẽ có trực giác như vậy được. Khi một người kể chuyện đời họ, bác sẽ như có một cái kiếng rọi xuống thấy được nhân quả. Trực giác đó cực kỳ quan trọng. Tụng nhuyễn, tâm lúc nào cũng không rời bộ kinh thì chắc chắn sẽ có trực giác như vậy. Niệm căn là giữ được bộ kinh trong đầu của bác. Thầy biết một người đem bộ kinh địa tạng 3 cuốn học thuộc, đọc xuôi đọc ngược được. Cô phát triển niệm căn và báo cáo với sư phụ là chuyện gì sẽ xẩy hay người nào ra sao con đều biết và viết trong sổ, chuyện nào cũng xẩy ra đúng. Tâm cô này trở thành cái pháp vì cô không nghĩ chuyện gì về cô cả, cô chỉ nghĩ tới cái pháp thôi. Một hồi rồi óc cô trở thành cái pháp, cả tâm thức cô trở thành cái pháp thân vô hình vô tướng. Vì vậy pháp ấn của cô là vô thường, vô ngã. Nhìn chuyện là cô thấy được chân lý ngay. Chuyên thâm nhập kinh tạng là chuyện thực sự. Nếu mình học kinh hoài không thuộc thì cũng tiếp tục học, đừng nghĩ mình làm không được. Sự thành tâm sẽ chuyển hóa cái óc của bác.

Lối sống: Tu Tín Căn
Tín là sự tin tưởng vô cùng, tin vào Phật, Tịnh Độ, Đức Di Đà, Quan Thế Âm... Lối sống của người có lòng tin khác với người không có lòng tin. Ngoài thế giới vật chất này còn có nhiều thế giới khác nữa, nhiều tầng tâm thức nữa chứ không phải chỉ có tầng tâm thức của mình mà thôi. Có nhiều hiện tượng xẩy ra ngoài khả năng nhỏ hẹp của mình. Do đó, lối sống của người có lòng tin rất cởi mở, không đóng lại. Còn lối sống chỉ có tin 1 chuyện và gạt tất cả mọi chuyện khác thì không có lòng tin. Lòng tin là sự nhận biết chân lý vì vũ trụ bao la vô cùng, mình không có ngăn trở nào, cái nào chân lý mình nghe là mình tin liền và khi nhận được vậy rồi thì khi có hiện tượng xẩy ra mình sẽ phát nguyện. Đời sống không phải là để duy trì bản ngã mà là mượn bản ngã để duy trì cái nguyện, cuộc sống vị tha. Do đó nguyện và tín căn đi đôi với nhau
rất là lớn và khi mình tu thì mình phát nguyện. Thường người ta phát nguyện vãng sinh nhưng quan trọng là đừng phát nguyện vì mình vì nếu mình chỉ phát nguyện vãng sinh cho mình mà không đem theo vợ chồng con cái..., hay người oan gia trái chủ của mình thì không hay mấy. Tu cho người khác, làm người khác lên cực lạc trước mình thì hãy tu. Do đó cái nguyện nó hướng dẫn sự tu hành và lối sống của mình.
Người hướng về tịnh độ thì họ thoải mái lắm, không chấp trước dễ sợ đâu. Mình dễ thở khi nói chuyện với họ vì mình ra sao họ cũng OK trước sau họ cũng muốn mình lên cực lạc nên họ đối xử mình tốt với bác, hòa thuận với người khác làm cho người ta cùng vãng sanh với mình.
Tư tưởng này thầy lấy trong kinh ra: mình sống cho người khác để tạo ra tịnh độ. Sự hy sinh của mình cho người khác, đó là tịnh độ, không phải tịnh độ nào khác đâu.
Có ông già này có đứa con mà ông không tha thứ được vì nó qua bên Tàu làm đủ chuyện bậy khiến danh giá gia đình ông bị tiêu tan vì người bị lường gạt viết giấy chửi cả gia đình ông gắn đầy các xe. Ông buồn không muốn nhìn mặt đứa con. Đến lúc ông lâm chung hấp hối ông không đi được dù ông đã rất mệt vì ông còn niềm tức tối đó. Cuối cùng khi thầy khuyên 5 đứa con vô thú tội xin cha tha thứ, ông tha thứ rồi thì ông đi, vãng sanh. Người ta nghĩ rằng như vậy là mình buông xả, nhưng thật sự ra sự tha thứ đó chính là tịnh độ. Khi tha thứ tâm mình mở ra và tâm mở ra tức là tịnh độ.
Nếu có người nào sắp đi, bác nên khuyên con cái hay người thù tới xin tha thứ. Người nằm đó họ sẽ tha thứ và khi họ tha thứ thì cửa thiên đàng mở rộng.
Lối sống vì người khác mà nguyện là nguồn cội của lòng tin.

Tâm linh: Tu Trí Căn
Trí căn là sự sáng suốt của cái tâm của mình. Người tu Tịnh Độ tu làm sao cho cái gốc sáng suốt đó có trong người mình, ngồi đứng ngủ gì mình cũng sáng cả. Cái sáng đó hiện ra trong tâm họ không phải do sự hiểu biết hay tâm lý, thể xác, lối sống mà bởi vì bản thân họ là sự sáng suốt tương ưng với Phật tâm. Cho nên muốn có trí căn này, niệm Phật bằng miệng thôi không đủ, bác phải chắp tay như ngồi thiền, hít thở, dùng hơi thở niệm theo chữ Nam Mô A Di Đà Phật. Tâm bác hoàn toàn lắng. Sức niệm Phật có hào quang từ trong tâm tỏa ra không phải
thấy bằng con mắt thường mà con mắt thứ 3 của bác thấy được hào quang đó. Khi bác ở trong hào quang đó rồi thì tâm linh bác từ từ sáng ra, giúp bác có định lực, ý niệm, sự hiểu biết rõ ràng.
Trí căn này phải tu bên trong, không ai cho mình được. Nếu bác muốn tập phương pháp này thì tới ITC mỗi thứ Bảy giữa tháng thầy sẽ dạy. Đây là nền tảng căn bản nhất của thiền định.
Tại sao mình phải tu những căn này? Vì đây mới chính là gốc rễ. Nếu mình dựa vào nhà cửa tiền bạc danh vọng, bà con bạn bè thì những cái đó không phải là gốc, trước sau chúng cũng rời mình, không giúp được mình khi mình từ giã cõi đời này
Nếu tu cái gốc thì sẽ có sức mạnh đưa mình tới bờ giải thoát.

thoiquen013-content

Thói đời tăng thì thói đạo sẽ giảm. Vì mình chỉ có một thân, một năng lượng, một thời gian mà thôi, không thể cùng lúc đi hai con đường được.
Có người nói làm sao vừa tu được giác ngộ mà vừa làm tỉ phú thì mới thích. Thầy nghe cũng thích. Nhưng rất tiếc là hai chuyện này không đi đôi với nhau. Đường đạo chướng ngại vì thói đời quá sâu, quá dày.


DUYÊN
thoiquen014-content

Còn một chuyện mình chưa nói tới. Đó là chữ DUYÊN. Có 4 điều về duyên

thoiquen015-content

1.Văn hóa:

thoiquen016-content
Duyên là cái xẩy ra mà mình không làm chủ được. Mình chìm trong vùng văn hóa này. Khi mình ngồi thiền, tại sao mình thấy Phật mà không thấy đức Mohammad? Vì mình chìm trong văn hóa Phật giáo. Văn hóa tạo môi trường nhân duyên để mình gặp người này người nọ. nghĩ chuyện này chuyện kia. Văn hóa là cái duyên đầu tiên.
Nhiều khi mình chìm trong cái giá trị văn hóa mà mình không thể giải thoát hay không thể có“self awareness” được. Nó không cho mình hiểu hơn, làm hơn được. Trường trung học Mỹ hiện nay ngày càng bết, trình độ học sinh sa sút. Chúng nó không ngu, rất thông minh, chơi game rất hay nhưng nó không có thì giờ nghĩ tới chuyện đi giúp người khác. Trước thế chiến thứ hai người ta dậy con nít đi làm chuyện giúp người khác nhiều, đó là cái giá trị của thời đó. Có người nói: lúc tôi 14 tuổi, mức độ tôi làm việc cho gia đình nhiều lắm, lúc nào tôi cũng nghĩ đến chuyện làm sao cho cha mẹ tôi vui cả. Nhưng bây giời tôi nói chuyện với đứa cháu nội 14 tuổi thì tôi rất ngạc nhiên thấy cháu chưa hề nghĩ đến việc làm chuyện gì vui cho gia đình nó. Nó nghĩ cha mẹ nó có nhiệm vụ nuôi nó. Và nó rất mắc bận chơi game, không có giờ nói chuyện với ông nội nó.
Đi tới chuyện là không chừng mình phải tạo một văn hóa cho gia đình của mình, cho nhóm của mình để phát triển những điều mình muốn. Nếu không mình sẽ tăng trưởng theo khái niệm hướng ngoại, tăng sự bất an. Trong 10 phim hiện nay thì phim kinh dị chiếm hết 4, 5. Số người thích xem phim kinh dị ngày càng nhiều và người ta càng ngày càng bất an.
Văn hóa bây giờ nuôi dưỡng lối sống dẫn tới sự dễ dàng cho người ta làm chuyện sát đạo dâm vọng. Mình không làm chủ cái duyên của mình trong vùng văn hóa đó.
Thành ra lý do mình không vãng sanh được có khi không phải vì mình không muốn tu mà những cái nhân duyên bên ngoài, văn hóa bên ngoài làm mình tu không được.
Có cô nọ bệnh rất nặng sắp chết. Người bạn tới nói cô bỏ ăn chay ăn mặn để mạnh lên chống lại bệnh hoạn. Rốt cuộc cô này bỏ 32 năm ăn chay để qua ăn mặn. Nhưng ăn mặn rồi cô cũng không lành bệnh mà vẫn chết như thường. Nên cái văn hóa quan trọng lắm. Người ta nói vài câu mình thấy bất an vì văn hóa ăn chay ít quá, ít ai ăn chay mà ăn mặn nhiều quá. Những chuyện này làm mình muốn tu nhưng tu không được vì mình sợ. Sự sợ hãi đó là nhân tố làm mình suy sụp.

2.Môi trường sống:
thoiquen017-content
Môi trường tức là thiên nhiên. Mình càng lúc càng sống trong sự ô nhiễm, xa thiên nhiên, không còn tiêu dao tự tại, mất đi thói quen lành mạnh sống trong thiên nhiên. Mình không có thì giờ làm nhiều chuyện lắm, nhiều khi mình không muốn ăn uống nữa. Thầy có người quen kể chuyện là cô ta mỗi buổi mất 25 đồng ăn trưa, tối thì mỗi tháng chỉ ăn 2 bữa ở nhà, còn là ăn tiệm cả. Sau 3 năm ở New York ăn tiệm, cô nói cô là nạn nhân của độc tố, ăn nhiều bột ngọt, ngủ
không được, nổi mề đay, quạu quọ vô lý. Cô dọn đi Hawaii ở, 3 tháng sau không còn bệnh nữa.
Thành ra nhiều khi khó khăn không phải vì mình không muốn tu mà vì cái môi trường. Mình không có câu giải đáp nếu bác không tự mình làm cho mình có thời gian, tự đi tìm chỗ cho mình.

3. Mạng lưới quan hệ:
thoiquen018-content
Nhóm người ở chung với bác là mạng lưới quan hệ của bác. Họ sẽ làm văn hóa của bác ngày càng cứng chắc và người trong mạng lưới này sẽ ảnh hưởng đến sự suy nghĩ của mình vô cùng. Cho nên mình phải chọn bạn mà chơi vì mình muốn chọn cái mạng lưới quan hệ của mình. Mạng lưới quan hệ có từng tầng, thí dụ ở mạng lưới này thì họ chỉ lo ăn uống thôi, mạng lưới này thì chỉ đi shopping thôi, không nghĩ chuyện gì khác. Mạng lưới này thì nói chuyện triết lý, tu hành. Mỗi mạng lưới có một văn hóa và một lối suy nghĩ khác nhau. Nhiều khi mình không thể ra ngoài cái văn hóa đó nếu mình không hiểu.
Mạng lưới quan hệ rất quan trọng:
- Cần sự cảm thông. Cảm thông nhiều khi không cần lời nói mà cần cái touch, cái nhìn. Trong đời sống có thể mất sự cảm thông, ghét người nào là mình không nói chuyện, không biết người ta có sửa đổi chưa. Mình cứ cho là họ chưa sửa đổi, cho là họ ghét mình, mình không ngờ là họ cũng đã sửa đổi rồi. Thành ra cần sự cảm thông, ít ra mình ngồi nhìn mặt nhau, giải tỏa, lắng nghe.
-Cần bao dung tha thứ được, ôm được người đó. Bao dung này không phải là rộng lượng mà thôi. Mình embrace, ôm được người ta. Ôm khó lắm bác, không phải dễ, thầy thấy trước mắt. Hai ông bà này làm việc trong cùng 1 hội nhưng kình nhau vì họ có tài như nhau. Bà này giỏi về 1 chuyện mà ông kia đã làm mất rồi nên hai người đố kỵ nhau. Thầy mới nói thôi giảng hòa, làm anh em. Họ tỏ vẻ vui mừng. Nhưng khi thầy nói thôi bây giờ “hug”, ôm một cái coi, họ không chịu. Có phải vì văn hóa Tàu không bác? Không phải, vì bà này vẫn “hug” những người khác. Té ra cái thân thể nó nói nhiều hơn tâm linh, thân thể nó nói thiệt. Mình chưa xả bỏ được nên tâm mình nói OK xả bỏ nhưng thân mình nó không chịu thì mình sẽ tiếp tục giận. Thân là gốc, tâm là ngọn. Tâm nói tha thứ nhưng thân mình không chịu làm động tác tha thứ. Thân mình chưa làm được là mình vẫn chưa bao dung.
-Cần bớt thành kiến, bớt tinh thần bộ lạc. Thành kiến là thói sống đời, không bao dung, có tinh thần bộ lạc, không chơi với nhóm khác. Mình cho là mình hay hơn người ta. Có những cái nằm trong đầu mà mình không biết. Mối quan hệ nằm dưới văn hóa nữa, nó cột mình trong dòng hải lưu tức nếp sống thói đời. Do đó mình chảy đi hoài không dừng được.
-Nên giải, đừng nên buộc và đừng giận người ta nhiều, nên tha thứ.

4. Hệ thống xã hội:
thoiquen019-content

Hệ thống này qui định lối suy nghĩ và lối sống của mình. Nếu bác là kỹ sư thì bác ở trong cái khuôn kỹ sư khi làm việc nhưng về nhà thì bác không thể dùng tri
thức kỹ sư nói chuyện với vợ mà chỉ có thể dùng tri thức của người chồng mà thôi vì xã hội đã đặt định như vậy.
Do đó nhiều khi mình kẹt trong sự suy nghĩ mà không ra thoát được, mình bất lực. Hệ thống không duy trì giá trị tâm linh, mình muốn đổi mà đổi không được, làm gì cũng không được.
Có bác này làm nghề chuẩn bị cho heo trước khi nó bị giết. Thầy nói ông nên đổi nghề vì không đúng với bát chánh đạo trong khi ông theo đạo Phật. Ông nói nghề này trả lương cao, xưa lái xe taxi được 1, nghề này gấp 4. Thầy thấy vậy khuyên nếu không muốn đổi nghề thì thử đi tụng kinh sám hối xem tâm có biến không. Ông mới nói con bị bệnh cổ quay không được, người cứng đờ, đi bác sĩ không tìm ra nguyên do. Khi ngủ, vợ ông nói thân mình anh càng ngày càng cứng lại mà anh hôi như heo, dù ông tắm xà bông tốt nhất. Tay ông không giơ lên được, lưng đau, chữa cách gì cũng không được. Thầy nói vì bác ở với heo quá lâu nên nghiệp vào trong thân. Ông nói mới làm mười mấy năm thôi (!)
Nợ máu là phải trả bác ơi. Ông này giàu mà không hưởng được vì đau. Ông càng ngày càng đi như heo, chân không bước dài được, cổ bành ra. Thầy muốn cứu mà không biết làm sao vì ông không thể bỏ nghề được, lỡ mua nhà phải trả tiền nhà tiền ăn... Ông ở trong hệ thống xã hội, cái khuôn đó rồi, không ra được. Hệ thống xã hội nó không duy trì giá trị tâm linh thì mình phải thay đổi cái giá trị còn ngoài ra không cách gì ra khỏi được cái khuôn đó.
Mình ở xứ lưu vong này nhiều khi phải làm một cái nghề mình không muốn. Nên sám hối cho nghiệp tiêu bớt đi để mình có được sự dễ chịu, hay tìm nghề khác tốt hơn. Có nhiều khi nghiệp tạo ra những chuyện mình không cách gì sửa đổi được, bất lực. Đó không phải lỗi của mình mà tất cả tạo ra một động năng khiến mình không thể giải thoát được cái vòng luẩn quẩn. Mình sửa đổi thì môi trường không cho phép, văn hóa kéo xuống, các mối quan hệ làm mình không thể sinh lòng tu hành được.


-Tập ngừng: mỗi ngày nằm 3 phút, buông bỏ những truy cầu hướng ngoại

-Tu ngũ căn: tín tấn niệm định huệ. Nên đi học lớp thứ Bảy hằng tháng để học chi tiết.

-Tu 10 hạnh Phổ Hiền. 10 hạnh này làm nghiệp chướng tiêu trừ. Hạnh Phổ Hiền là cái duy nhất mình đem theo được khi chết. Niệm 10 hạnh này bác không bị đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Khi niệm 10 hạnh này, sức mạnh của hạnh làm năng lượng của bác chỉ đi lên trên đầu thôi chứ không đi xuống, thí dụ là trường hợp cô Trâm, trước khi chết cô được nghe đi nghe lại 10 nguyện này và cô nói theo nữa.
Hi vọng bác nhớ được những điều này thì bác sẽ vượt qua được cái cửa chết Luân Hồi Sanh Tử đầu thai mà theo cửa vãng sanh Cực Lạc.

(Người gửi bài: Lê Hiếu Nghĩa)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2011(Xem: 7514)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
02/02/2011(Xem: 3472)
Thời thiền sư Nam Tuyền … Nhà Đông nhà Tây tranh nhau một con mèo. Nam Tuyền thấy liền đề khởi: “Nói được thì không chặt”. Chúng không nói được. Nam Tuyền chặt con mèo làm hai khúc. Người xưa giải thích : Hàng Tông sư một động một tịnh, một ra một vào, hãy nói ý chỉ thế nào? Câu chuyện chặt con mèo, trong tùng lâm khắp nơi bàn tán xôn xao. Có người nói: “Chỗ đề khởi liền phải”. Có người nói: “Ở chỗ chặt”. Hoàn toàn không dính dáng!
24/01/2011(Xem: 17398)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
22/01/2011(Xem: 3693)
Sự tự biến hiện, chưa bao giờ hiện hữu trong trạng thái đối tượng, được nhìn thấy một cách sai lầm trong trạng thái một đối tượng. Qua vô minh, tự nhận biết sáng tỏ bị trải nghiệm một cách sai lầm trong trạng thái một ‘tôi’. Qua tham ái với nhị nguyên đối đãi chủ thể và đối tượng, chúng ta bị trói buộc trong thế giới phan duyên. Mong là gốc rễ của lầm lẫn được tìm thấy. --The Third Karmapa, Đại Thủ Ấn: Vô lượng Hoan hỉ và Tự do.
18/01/2011(Xem: 3391)
Thế giới đang hiện hữu trước mặt chúng ta đây là do duyên khởi, hay duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân duyên hợp lại mà có mặt. Một vật trước mặt chúng ta hiện giờ là do nhiều yếu tố mà có mặt: năng lượng, những hạt, bốn lực, tốc độ, nhiệt độ, trường không-thời gian… và tất cả những tương tác với chung quanh. Đó là chưa kể đến sự sống và ý thức tác động lên nó như thế nào.
17/01/2011(Xem: 16782)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
11/01/2011(Xem: 6120)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
08/01/2011(Xem: 6938)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổ và thất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
05/01/2011(Xem: 5111)
Kinh Hoa Nghiêm cho thấy Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh. Ngài biết được những kiếp quá khứ của Ngài và thấy sự tiến hoá của các pháp bắt nguồn từ ngũ ấm, tiến đến quốc độ và tạo thành chúng sanh. Và từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh văn, rồi tu hành quán pháp nhân duyên theo Duyên giác. Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân.
05/01/2011(Xem: 3740)
Nhân loại đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba của Tây lịch. Nhưng từ đó đến nay, quả vị giác ngộ của Phật vẫn luôn luôn là thách thức lớn nhất đối với nhân loại – không phải vì quả vị ấy huyền bí, siêu hình hay không thực tế, mà vì mảnh đất thực tiễn của tâm ấy ít ai thử bước vào, thử nếm, thử trải. Do đó sự giác ngộ của Phật mãi mầu nhiệm trong ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]