Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi có nhân duyên với pháp môn Tịnh Độ.

15/05/201007:29(Xem: 7007)
Tôi có nhân duyên với pháp môn Tịnh Độ.


Phat Di Da

Tôi có duyên 
với pháp môn Tịnh Độ.



Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.

Khi người dân bản xứ nghỉ lễ, thì người Phật Tử Việt Nam chúng ta nhân cơ hội đó tổ chức những khóa tu học, huân tu, những khóa chuyên tu và huấn luyện cho Đoàn sinh, Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử v.v...

Trong khoảng thời gian nghỉ lễ Giáng Sinh và Tết tây từ 23 đến 31.12.2000, Chùa Viên Giác tại Đức có tổ chức khóa huân tu lạy Ngũ Bách Danh Đức Quan Thế Âm Bồ Tát và chuyên trì chú Đại Bi do Thầy Hạnh Tấn, Phó trụ trì Chùa Viên Giác tại Đức Quốc, chủ trì. Dù khóa huân tu này dành cho chúng đã thọ Bồ Tát Giới, nhưng Phật Tử khắp nơi đến Chùa tham dự khá đông.

Tu sinh nhỏ nhất là bé Vi Vi pháp danh Nguyên Thanh, 11 tuổi, con gái út của Anh Quảng Niệm và Chị Nguyên Quế, một gia đình Phật Tử thuần thành. Đạo hữu lớn tuổi nhất là Bác Viên Tuyết, Bác năm nay cũng đã 71 tuổi rồi. Bên cạnh trì chú Đại Bi, việc lạy 500 danh hiệu Đức Quan Thế Âm Bồ Tát được chia ra làm 4 thời: sau phần công phu khuya, buổi sáng, buổi chiều và buổi tối. Riêng cá nhân tôi cũng cố gắng thu xếp công việc và thì giờ để tham dự được 2 ngày.

Hôm đầu tiên lạy 500 lạy.Thân thể tôi rã rời ! Qua ngày thứ hai. Tôi bị run chân và mỏi đầu gối . Có lúc tôi không đứng lên, quỳ xuống để lạy được nữa. Khi mỏi quá, tôi quỳ mọp trên hai đầu gối rồi xụp người xuống lạy. Liếc nhìn qua bên phía Ưu Bà Di, tôi thấy Bác Viên Tuyết, người lớn tuổi nhất trong chúng huân tu, dù Bác không đứng lên lạy xuống được, nhưng Bác cũng vẫn quỳ thẳng để lạy. Trong thâm tâm, tôi cảm thấy ngại làm sao! Nên không quỳ lạy nữa, mà đứng thẳng lên lạy. Rồi thì cũng khỏe re! Thế mới thấy sự quyết tâm, dung túng hay giãi đãi trong việc lập chí tu học xuất phát tự chính ngay nơi tâm của mình, chứ không thể mong cầu ở bên ngoài mà có.

Trong lúc nghỉ giải lao, tôi xuống lầu và đi ngang qua sân khấu dưới hội trường. Thấy trên các ghế đặt bên đầu ghế bố của anh Quảng Niệm có để 2 quyển sách với tựa đề "Hình Ảnh Sinh Hoạt 10 Năm Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức". Cuốn sách này đã do Trung Tâm Văn Hóa Xã Hội Phật Giáo Việt Nam - Chùa Viên Giác xuất bản năm 1988.

Không có anh Quảng Niệm ở đó, tôi tạm mượn một cuốn cho cháu Tâm Thảo đọc để biết về lịch sử xây dựng ngôi Chùa Viên Giác và sinh hoạt của Phật Tử tại Đức từ 1978 đến 1988. Cháu mới sang Đức hồi cuối tháng 10 năm ngoái để đoàn tụ với mẹ tại Hannover. Nay cháu là một Đoàn sinh của Gia Đình Phật Tử Tâm Minh thuộc Chùa Viên Giác, Hannover. Tôi đưa cuốn sách cho cháu Tâm Thảo và nói:

- "Con cầm cuốn sách này đọc để biết về công đức của Sư Ông cũng như của Phật Tử khắp nơi trong việc xây dựng ngôi Chùa Viên Giác này nghe con !"

Cháu Tâm Thảo lúc đó đang ngồi nơi bàn học của cháu Vi Vi. Cháu Vi Vi rất tinh tấn trong việc học đạo cũng như học chữ. Bên cạnh việc tụng kinh, trì chú lạy Phật, cháu Vi Vi còn tranh thủ trong những lúc nghỉ giải lao để làm bài tập của nhà trường cho trong dịp nghỉ lễ. Cháu Vi Vi là đứa trẻ ngoan, giỏi và phúc hậu. Cháu luôn được quý Sư Bà, Sư Cô ở Âu Châu yêu mến.
Cháu Vi Vi nói với tôi:
- "Bác Thị Chơn ơi, trong đó cũng có hình của Bác nữa đó!"
- "Vậy hả con?" Tôi hỏi thế.

Nói xong tôi tìm một quyển khác và ra phía ngoài đốt điếu thuốc hút để đọc lại cuốn sách này. Tôi vào ngay chương Sư Phụ viết về "Hệ Thống Tổ Chức Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức". Đến trang 26 mục 8 nói về nhân sự, tôi đọc mà lòng trĩu xuống. Sư Phụ viết như sau:
"... Người thứ 3 mà tôi mang ơn khá nặng. Đó là Phật Tử Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp, một Kỹ sư; vừa là một Phật Tử khá thuần thành. Thị Chơn là người đệ tử đầu tiên của tôi và đã quy y vào mùa Vu Lan năm 1978 với 2 Phật Tử khác. Thị Minh, anh Châu là những nhân tố lúc ban đầu. Thị Chơn và những Đạo Hữu sau này là những người tiếp nối bước đường hành đạo của tôi tại đây. Suốt 10 năm trường, Thị Chơn luôn luôn có mặt bên cạnh tôi, tình nghĩa Thầy trò còn sâu đậm hơn xưa nữa. Không một bước chân nào của tôi mà không mang theo hình bóng của Thị Chơn sau đó. Như là bóng với hình,Thị Chơn đều có mặt bên cạnh tôi để lo cho tôi. Ơn ấy có lẽ đến đời nào tôi cũng không bao giờ quên được".

Đọc đến đây tôi gấp sách lại.Trong lòng dâng tràn những kỷ niệm đẹp bên Thầy, bên tất cả các Đạo Hữu khác trong mọi Phật sự ở thời điểm đó ! Lúc đó tôi chỉ biết phát tâm nguyện: "Con nguyện phần còn lại cuộc đời này của con, con dù sống trong hoàn cảnh nào đi nữa, con cũng không bao giờ quên được công ơn Thầy đã dẫn dắt, đã đưa con trở về với Ánh Đạo Vàng, trở về cội nguồn muôn thuở mà bấy lâu nay con vẫn mải mê lầm lạc, xa lìa. Con nguyện học hỏi nơi Thầy và sống vì Đạo vì Đời cũng như Thầy vậy. Bởi vì con không bao giờ quên được, thứ nhất là 2 câu trong bài sám mà dạo đó Thầy rất thích tụng trong thời công phu khuya là: ... Hư không dù có chuyển đi, nguyện con muôn kiếp chẳng hề lung lay..., ý đã để nhắc nhở và khuyến tấn con; thứ nhì là Pháp Tự "Hạnh Đức" mà Thầy đã đặt cho con trong quyển "Tình Đời Nghĩa Đạo", một truyện tiểu thuyết do chính Thầy viết, và Thầy đã mượn con để làm nhân vật chính cho cốt truyện".

Ngày đầu tiên gặp Sư Phụ chính là ngày chuyển đổi cuộc đời của tôi. Sư Phụ cùng với Sư Ông Minh Tâm sang Đức nói chuyện với anh chị em Sinh viên Việt Nam tại Câu lạc bộ của Sinh viên ngoại quốc thuộc Trường Cao Đẳng Đại Học Kỹ Thuật Hannover. Quý Thầy đã trình bày về tình trạng đàn áp nhân quyền và nhất là đàn áp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của nhà cầm quyền CSVN. Lúc đó tôi là thành viên Ban Chấp Hành Hội Sinh Viên Việt Nam tại Hannover. Chúng tôi đã tổ chức buổi gặp gỡ đó. Sau phần trình bày của Quý Thầy, chúng tôi cũng có đóng góp một buổi văn nghệ nho nhỏ mang chủ đề "Quê Hương và Dân Tộc".

Khi nhìn hai bộ áo nâu sòng của Sư Phụ và Sư Ông, trong tôi có một sự chấn động mãnh liệt. Đây chính là cái duyên. Nhưng cái nhân có lẽ bắt đầu từ quyển "Phép lạ của sự tỉnh thức - cẩm nang tu thiền của những người ham chuộng hoạt động" của Thầy Nhất Hạnh. Quyển sách gối đầu, tôi đã mang từ Việt Nam sang Đức năm 1969. Và sau này còn 2 quyển nữa đã theo tôi cho đến khi duyên chín muồi để gặp Sư Phụ tôi là: "Nẻo Về Của Ý" và "Duy Thức Học" cũng của Thầy Nhất Hạnh viết và biên soạn.

Nhưng tôi quả quyết rằng cái duyên chính để dẫn dắt tôi đến Phật Giáo là một sự kiện xảy ra ở Đà Nẵng. Từ 1961 đến 1966 là khoảng thời gian đẹp nhất trong tuổi thiếu niên của tôi. Tôi chỉ biết học vì không thi đậu thì đi lính, cho đến khi ra khỏi nước du học. Ở Đà Nẵng, tôi là một Đoàn sinh của Hướng Đạo Việt Nam. Về Phật Giáo tôi không biết gì hết. Dù Mẹ tôi đã quy y Tam Bảo rồi với Pháp danh Diệu Nhụy.

Vào một cuối tuần,Thiếu Đội của tôi, lúc đó tôi là Đội Phó, đi cắm trại trong khuôn viên của một ngôi Chùa. Chiều hôm đó mưa to, gió lớn, chúng tôi phải xin vị Trụ trì vào Chùa tá túc. Chúng tôi ngồi vòng tròn trong một góc. Lúc đó có một Sư Chú đang công phu chiều. Các bạn khác suy nghĩ gì thì tôi không biết, riêng tôi chăm chú lắng nghe Sư Chú tụng kinh. Đến đoạn Sư Chú tụng một bài "Đệ tử kính lạy Đức Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, mười phương chư Phật....". Bài sám này cũng chính là bài tụng của Gia Đình Phật Tử Việt Nam trong buổi lễ Phật. Tôi nghe qua một lần và thuộc làu luôn. Không hiểu tại sao ? Tuy nhiên, hằng đêm tôi đều tụng bài này rồi mới đi ngủ. Từ khi còn sống ở Việt Nam cho đến sau này ở Đức trước khi gặp Sư Phụ. Những khi tinh thần không được ổn định, bất an thì tôi mang quyển "Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức" ra đọc hầu tìm được chút gì an lạc để định hướng cho cuộc sống của mình.

Nghe Sư Phụ có ý định về Hannover để đi học tại Trường Đại Học Sư Phạm, lòng tôi hân hoan chi lạ. Thế là Thầy trò từ kiếp nào đã gặp lại nhau. Lúc tôi chưa tìm được việc làm, tôi phụ giúp Thầy trong mọi Phật sự.

Nhờ Phật độ nên tôi có một chỗ làm trong hãng Continental tại Hannover, một hãng chế tạo vỏ xe hơi và các mặt hàng cao-su nổi tiếng trên thế giới. Cương vị của tôi lúc đó là Kỹ sư nghiên cứu và chế tạo phuộc nhún bằng hơi (air spring) cho các loại xe hơi và đường sắt. Cái phuộc nhún bằng hơi của xe lửa ICE, loại xe lửa tối tân và chạy nhanh nhất của Đức, cũng do nhóm chúng tôi chế tạo và sản xuất. Trách nhiệm của tôi lúc đó là lo về khâu nghiên cứu, chế tạo và quản lý máy sản xuất các mặt hàng này. Giờ làm việc tùy tôi quyết đînh, miễn sao việc nghiên cứu và chế tạo có kết quả và đúng hạn cho khách hàng là được. Nên tôi có rất nhiều thì giờ để gần gũi Sư Phụ, một phần giúp cho Người, một phần là nghe Sư Phụ giảng đạo và học hỏi cung cách sống của Người. Sư Phụ đã cho tôi rất nhiều kinh sách để tham cứu. Toàn là kinh sách Đại Thừa cao đẳng. Sư Phụ có một quyển, thì tôi cũng có một quyển, phòng khi thất lạc. Số kinh sách này tôi đã gửi lại Thư Viện của Chùa cho mọi người đến nghiên cứu.

Tóm lại, cuộc sống của tôi dạo đó rất thú vị. Ngoài việc hãng, tôi đến với Sư Phụ để học Phật và làm việc Phật sự. Vì gần gũi Sư Phụ thường xuyên, nên tôi học được rất nhiều nơi Sư Phụ.

Năm 80, Niệm Phật Đườngdọn về đường Eichelkampstr. 35, bên hông đối diện Chùa hiện nay phía bên kia đường. Tôi đã thọ Bồ Tát Giới năm 81, trường chay, tu Thiền theo phương pháp quán sổ tức. Kể từ năm đó trở về sau này, văn phòng của tôi trong hãng, hộc tủ bên trái là hồ sơ nghiên cứu của hãng. Còn phía bên phải của bàn giấy toàn là giấy tờ của Chùa, như chữ trang trí layout báo Viên Giác v.v... Mọi liên lạc với chính quyền, cơ quan tư nhân, tôi cũng giải quyết ngay trong hãng! Đầu tháng 9.81, trong lúc tôi xuống cầu thang để đến phòng thí nghiệm, tôi kiệt sức và quỵ xuống lúc nào không biết. Tôi được một bạn đồng nghiệp đỡ dậy và chở về nhà... Sáng hôm sau tôi điện thoại báo cho Sư Phụ biết tôi phải đi Bác sĩ nên không đến Chùa được.

Bác sĩ lấy máu để thử nghiệm. Tôi được Bác sĩ ký giấy cho nghỉ bệnh một tuần. Chiều ngày hôm sau, tôi đi chợ gần nhà. Vừa về đến nhà thì thấy có một xe Cảnh Sát và một xe nhà thương bít bùng đậu ở trước nhà. Họ chận tôi lại và hỏi giấy tờ. Sau khi xem xong, một ông mặc đồ trắng nói với tôi:

- "Rất tiếc xin lỗi ông, chúng tôi là nhân viên của Bộ Y Tế được lệnh tới đây để đưa ông vào bệnh viện ngay lập tức vì ông bị tình nghi là có chứng bệnh đau gan truyền nhiễm nặng. Nếu ông không chịu đi theo chúng tôi thì chúng tôi sẽ nhở Cảnh Sát áp tải ông. Vậy mời ông vào nhà thu xếp hành lý và theo chúng tôi ngay."

Tôi vào báo cho vợ tôi biết rồi thu xếp hành lý. Tôi chỉ mang theo những dụng cụ vệ sinh cá nhân và 2 bộ đồ ngủ, tất cả thứ này tôi dồn vào một cái túi ny-long đi chợ. Còn tất cả kinh sách tôi mang theo để đọc được cẩn thận xếp vào trong một cái va-li nhỏ loại du lịch.

Xong họ hộ tống tôi ra xe bít bùng. Tôi ngồi trong xe chung quanh toàn bằng nhôm để tránh nhiễm độc. Tôi được chở thẳng vào nhà thương ở Gehrden, cách chỗ cư ngụ của tôi khoảng 30 km, và biệt lập trong một khu trên đồi. Họ đưa vào một phòng biệt lập. Chỉ có một mình tôi và không một ai được tiếp xúc cả, trừ bác sĩ và các cô y tá. Mỗi lần tiếp xúc tôi để khám bệnh v.v... họ đều đeo khăn trắng bịt miệng và xử dụng bao tay bằng cao-su !

Nhà thương thử nghiệm tôi đủ các kiểu. Phương pháp cuối cùng là họ đã chọc kim vào gan của tôi để lấy ra một chút gan để thí nghiệm. Kết quả là gan của tôi không hề bị nhiễm độc, vi trùng hay bị một chứng nào khác. Họ cũng chịu thua luôn! Nhưng tôi chưa được phép xuất viện. Cũng nhờ vậy mà Chùa, quý Đạo Hữu, gia đình và tư gia của tôi không bị Sở Y Tế đến sát trùng hoặc mời đi khám nghiệm sức khỏe.

Dù y khoa cho biết là gan của tôi vẫn còn hoạt động tốt, nhưng hễ mỗi lần đọc kinh sách và Thiền thì trong người nóng ran, như bị ai châm lửa đốt ở bên trong vậy. Tôi cho đó là bị nội hỏa chứ chưa đến độ tẩu hỏa nhập ma đâu !

Nếu tôi không lầm thì ba tuầnsau khi vào viện, Sư Phụ ở Mỹ về. Nghĩa là còn hai tuần nữa mới cử hành Lễ Vu Lan. Sư Phụ, Bác Ba, anh Trâm đã đến bệnh viện thăm tôi. Mọi người chỉ được đứng bên ngoài cửa kính và nói qua chỗ nói chuyện, chứ không được phép vào tận phòng thăm tôi. Vì lúc đó tôi được trị bệnh như một người tù biệt lập vậy, vì sợ lây người khác.

Nhân đây tôi cũng xin ghi chút ít về Bác Ba, gọi là chút lòng kính mến đối với một người đã qua đời và cũng đã đóng góp nhiều tâm và sức cho Chùa Viên Giác trong giai đoạn phôi thai. Bác Ba có Pháp danh là Diệu Niên, sau này xuất gia có Pháp tự là Hạnh Niệm. Bác có 3 người con trai: 2 ở Mỹ và 1 ở Thụy Sĩ, tất cả đều lập gia đình và thứ tự là Tiến Sĩ, Cử Nhân và Kỹ Sư. Lúc Niệm Phật Đường dọn về địa điểm mới thì Cô cũng chính là người đến Chùa làm công quả đầu tiên. Dạo đó Cô là người lo lắng cho Sư Phụ, cho Chùa nhiều nhất và cũng là người bị Sư Phụ la nhiều nhất. Vì sự lo lắng của Cô nhiều lúc hơi quá đáng, nhưng Cô không hề than phiền với Sư Phụ điều này, mà chỉ biết than thở với tôi. Trước năm 1983, khi Cha Mẹ và các em tôi chưa sang Đức đoàn tụ gia đình với tôi, thì tôi xem Cô như một người Mẹ vậy, Cô lo cho tôi như một người con. Sau giờ công phu khuya, Cô làm đồ ăn chay cho tôi mang đến hãng ăn. Vì dạo đó mỗi ngày tôi đều đến Chùa để công phu khuya với Sư Phụ. Tôi dùng điểm tâm với Sư Phụ và Cô Diệu Niên rồi mới lái xe đến hãng làm việc. Mỗi cuối tuần tôi đến chở Sư Phụ đi làm lễ tại các địa phương, thì Cô chuẩn bị đầy đủ phần ăn cho hai Thầy trò đem theo dọc đường để ăn lót dạ. Cho nên khi Cô qua đời, tôi xin Cha Mẹ tôi và các anh em con của Cô cho phép tôi được chít một vành khăn tang để tưởng nhớ đến một người tôi kính yêu, dù không phải là Mẹ sanh của tôi, nhưng tôi kính Người như chính Mẹ ruột của tôi vậy: người Mẹ của tôi trong ngôi Chùa Viên Giác...

Trong lần thăm viếng nói trên, Sư Phụ cầm một quyển sách quơ quơ ngoài cửa kính và cho biết là đã mang từ Mỹ về và muốn tặng tôi. Tôi chắp tay xá để tỏ lòng biết ơn. Sư Phụ đưa cuốn sách cho một nữ y tá mang vào cho tôi rồi mọi người từ biệt.

Tôi cầm cuốn sách trên tay, ngồi trên giường trong thế bán già. Ngay lúc đọc dòng chữ "Lá Thư Tịnh Độ"do Ngài Ấn Quang Đại Sư viết, tự nhiên trong thân thể tôi như có một luồng gió mát len lỏi vào. Tôi thong thả lật từ trang đọc tiếp. Càng đọc đến đâu thì tôi cảm thấy người nhẹ nhõm, khoan khoái hẳn ra. Tôi thầm nói: đích thị rồi, đích thị rồi... Đây mới chính là chìa khóa cửa ngõ mà mình bấy lâu mong tìm. Thế là tôi ngưng thực tập thiền mà bắt đầu niệm Phật Nam Mô A Di Đà Phật. Sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật được tôi gắn liền với hơi thở: hít vào 4 câu, thở ra 6 câu. Phương pháp này là Tùy tức niệm Phật, sau này khi đi sâu vào Pháp Môn Tịnh Độ thì tôi mới liễu ngộ, còn lúc đó tôi chưa biết gì về pháp môn này. Tôi chỉ biết phương pháp kết hợp quán sổ tức với lục tự A Di Đà mà thôi. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao, cái gì tôi làm mà có con số nếu đem cộng lại thì vẫn là số 10. Nên khi đi, đứng, nằm, ngồi - lúc nào tôi không suy nghĩ, nói chuyện - thì cứ y như vậy mà thở và niệm, kể cả trong lúc lái xe.

Kể từ lúc tôi đọc quyển "Lá Thư Tịnh Độ" xong, tôi cứ y thế mà niệm Phật. Động tác nào tôi cũng đưa vào câu niệm Phật. Và tôi cảm thấy được an trú trọn vẹn trong câu niệm Phật.

Sau khi xuất viện tôi có thuật lại cho Sư Phụ biết chuyện này và Người cho phép đăng mỗi kỳ báo một bài trong "Lá Thư Tịnh Độ" của Ngài Ấn Quang Đại Sư hầu gieo duyên cho những ai có căn cơ với pháp môn này.

Nhờ "Lá Thư Tịnh Độ" mà tôi không còn bị nội hỏa nữa. Tôi ăn uống bình thường trở lại và sức khỏe có phần hồi phục. Hồ sơ bệnh án thì không thấy ghi một chứng bệnh gì cả...

(Xin xem tiếp lá thư số 3)
Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2012(Xem: 7495)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
12/06/2012(Xem: 5412)
Vào mùa thu Milarepa đi tới một địa điểm được gọi là Gepa Lesum, nơi người dân đang thu hoạch mùa màng. Ngài đang khất thực thì một thiếu nữ tên là Nyama Paldarbum nói: “Ông đi tới căn nhà ở đằng kia, con sẽ gặp ông và tặng ông thực phẩm.”
10/06/2012(Xem: 7425)
Theo truyền thống Tiểu thừa Phật giáo, chúng ta bị dính vào cõi này với sinh, tử, tái sinh và chết đi vô tận bởi chúng ta tham lam mọi thứ và bám chấp vào chúng quá nhiều. Thậm chí mặc dù, bánh xe cuộc đời này mang đến rất nhiều khổ đau cho chúng ta, ta vẫn bám lấy nó. Truyền thống Tiểu thừa nhấn mạnh vào việc loại bỏ các nguồn gốc dù là tốt đẹp của tham luyến. Theo Đại thừa, bởi ngu dốt chúng ta bị kéo vào vòng luân hồi này. Chúng ta chấp nhận những thứ không thật là thật, và chúng ta nghĩ những thứ không thật đó là sự thực đúng đắn duy nhất. Mọi thứ chúng ta nghĩ phản ánh sự hiểu sai lầm về việc mọi thứ thực sự như thế nào. Vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là phát triển cái được gọi là “trí tuệ siêu việt,” để tiêu trừ các nguồn gốc của ngu dốt này.
16/05/2012(Xem: 4795)
Hôm nay, nhân mùa an cư, về đây thuyết pháp nhắc tôi nhớ lại tỉnh Bình Phước là tỉnh đầu tiên mà tôi đã đến hoằng pháp khi tôi mới ra trường vào năm 1958, nên tôi có độ cảm sâu sắc với tỉnh nhà; đặc biệt là trong hai cuộc chiến tranh vừa qua, nhân dân ở tỉnh này đã hy sinh quá nhiều. Vì vậy, giữa những người đã khuất và những người đang sống nơi đây có sự Liên hệ mật thiết, gợi cho chúng ta suy nghĩ rằng cần phải giúp cho người khuất bóng được siêu thoát thì người sống mới phát triển được ý này trong Phật giáo gọi là âm siêu dương thới.
16/05/2012(Xem: 4530)
Trên bước đường tu hành, mục tiêu của hàng đệ tử Phật là giải thoát sinh tử, đến Niết bàn theo tinh thần Phật giáo Nguyên thủy, hay thâm nhập vào các Tịnh độ theo tinh thần Phật giáo Bắc tông. Ở đây, chúng tôi triển khai một phần về thế giới Niết bàn. Thế giới Niết bàn hoàn toàn đối lập với thế giới hữu hạn mà chúng ta đang sống. Thật vậy, tất cả vạn vật hiện hữu ở thế giới Ta bà đều bị sự chi phối của định luật vô thường, khổ, không, vô ngã, không thể khác. Loài người sống trong thế giới sinh diệt cũng không thể thoát khỏi định luật này, gọi là sinh, già, bệnh, chết. Các loài thực vật cũng có bốn tướng là sinh, trụ, hoại, diệt và thế giới cũng trải qua bốn giai đoạn là thành, trụ, hoại, không.
10/05/2012(Xem: 5530)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấy có Tỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
09/05/2012(Xem: 3937)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ ([1]) và Kinh Đại Tập ([1]) là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Chư Tổ như các ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Thiên Như, Liên Trì, Ấn Quang, v.v… cũng đều đề xướng tuyên dương pháp môn Tịnh độ.
09/05/2012(Xem: 5011)
Niệm Phật tu hành bằng chơn tâm là biết được tánh trọng yếu của vấn đề niệm Phật, không quản ngại công tác nhiều, sự tình bề bộn, tuy thân bận rộn mà tâm không bận rộn, không để việc đời vướng mắc mà bị chuyển đổi. Như gương chiếu hình, hình hiện lên không chỗ nương cậy, hình mất đi không lưu dấu; cả ngày công việc đoanh vây, mà vẫn thong dong ngoài vật. Bởi vậy, hàng ngày lợi dụng những lúc: ngủ dậy, trước khi ngủ, trước và sau khi ăn, trước khi làm việc, sau khi làm việc, lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi... Tùy thời tùy chỗ mà niệm Phật. Lúc công tác dụng tâm suy nghĩ, tạm thời gác câu niệm Phật, công việc xong rồi lại tiếp tục câu Phật hiệu. Niệm Phật nhiều để thành thói quen niệm Phật, trong tâm có Phật thì sẽ được nhất tâm bất loạn; hiện đời này chứng được “niệm Phật tam muội” càng hay. Đó là: không làm các việc ác, vưng làm các pháp lành, tự thanh tịnh nơi ý, ba nghiệp thân, miệng, ý thanh tịnh thì lúc mệnh chung mới có thể biết trước giờ chết, thân không bệnh khổ, thần trí trong sáng th
04/05/2012(Xem: 11681)
Trong rất nhiều pháp môn tu tập theo giáo lý Phật giáo, thì mỗi một pháp môn tu tập là mỗi một con đường đi về với quê hương của chính mình, là mỗi một con đường đi về với quê hương chư Phật. Và, Tịnh độ cũng là một trong những con đường giúp ta sớm trở về với quê hương ấy.
01/05/2012(Xem: 10693)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]