Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ lục: Kinh Niệm xứ (Satipatthànasutta)

27/05/201313:21(Xem: 11455)
Phụ lục: Kinh Niệm xứ (Satipatthànasutta)

 

ĐỨC PHẬT ĐÃ DẠY NHỮNG GÌ

Hòa thượng Walpola Rahula

Thích Nữ Trí Hảidịch(1998)

Nguyên tác: "What The Buddha Taught"
(Tựa đề lần xuất bản thứ nhất, 1966: "Con đường thoát khổ")

--- o0o ---

Phụ lục

KINH NIỆM XỨ
Satipatthànasutta

Đây là những gì tôi được nghe: Một thời, đức Thế Tôn trú tại xứ Kurus trong một thị trấn tên Kammàssadhamma. Ở đây, đức Thế Tôn cho gọi các Tỳ kheo và dạy như sau: "Này các Tỳ kheo, có con đường duy nhất khiến cho chúng sinh được thanh tịnh, vượt qua sầu não, hủy diệt các khổ của thân và tâm, đưa đến cách hành xử chân chính, đến sự thực chứng Niết-bàn. Đấy là Bốn niệm xứ.

Bốn niệm xứ là gì?

I. Quán thân:

1. Niệm hơi thở:

Ở đây, này các Tỳ kheo, một tỳ kheo quán sát thân thể như là thân thể[1], nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để gột rửa tham dục lo sầu liên hệ đến thế gian. Quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để gột rửa tham dục lo sầu liên hệ đến thế gian. Quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để gột rửa tham dục lo sầu liên hệ đến thế gian. Quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để gột rửa tham dục lo sầu liên hệ đến thế gian.

Và này các Tỳ kheo, thế nào là một Tỳ kheo quán sát thân thể như là thân thể?

Ở đây, này các Tỳ kheo, một tỳ kheo đi vào rừng, hay đến một gốc cây, hay ngôi nhà trống, ngồi kiết già, lưng thẳng, đặt chánh niệm trước mặt [2]. Tỉnh giác vị ấy thở vào, tỉnh giác vị ấy thở ra. Khi thở vào một hơi dài, vị ấy rõ biết "tôi đang thở vào một hơi dài." Khi thở ra một hơi dài, vị ấy rõ biết "tôi đang thở ra một hơi dài." Khi thở vào một hơi ngắn, vị ấy rõ biết "tôi đang thở vào một hơi ngắn." Khi thở ra ngắn, vị ấy rõ biết "tôi đang thở ra một hơi ngắn." Vị ấy tập "cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào."[3]Vị ấy tập "cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra." Vị ấy tập "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vào." Vị ấy tập "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra."

Này các Tỳ kheo, cũng như một người thợ quay hay đệ tử ông ta, khi quay chậm, rõ biết mình đang quay chậm, khi quay nhanh rõ biết mình đang quay nhanh. Cũng thế, này các Tỳ kheo, khi một Tỳ kheo thở vô dài, vị ấy rõ biết mình thở vô dài; khi thở ra dài, vị ấy rõ biết mình thở ra dài. Vị ấy tập làm cho thân hành được an tịnh như thế.

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân; quán sự diệt tận trên thân; quán sự sinh và diệt trên thân. "Thân thể là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như thế ấy là vị Tỳ kheo sống quán thân thể như là thân thể.

2. Niệm bốn uy nghi:

Lại nữa, này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo khi đi, tuệ tri mình đang đi; khi đứng tuệ tri mình đang đứng; khi ngồi tuệ tri mình đang ngồi; khi nằm, tuệ tri mình đang nằm; thân thể ở trong tư thế nào, vị ấy đều tuệ tri.[4]

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân; quán sự diệt tận trên thân; quán sự sinh và diệt trên thân. "Thân thể là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là một Tỳ kheo sống quán thân thể như là thân thể.

3. Niệm thân hành

Lại nữa, này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo hoàn toàn tỉnh giác lúc đi tới đi lui; tỉnh giác lúc nhìn trước mặt hay nhìn quanh; tỉnh giác khi co duỗi tay chân; tỉnh giác lúc đắp y mang bát; tỉnh giác lúc ăn, uống, nhai, nếm; tỉnh giác lúc đại tiện tiểu tiện; lúc đi đứng ngồi, ngủ, thức, nói, im, vị ấy hoàn toàn tỉnh giác, rõ biết việc mình đang làm.

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân; quán sự diệt tận trên thân; quán sự sinh và diệt trên thân. "Thân thể là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là vị Tỳ kheo sống quán thân thể như là thân thể.

4. Quán các thân phần:

Lại nữa này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo quán sát thân này dưới từ hai gót chân lên đến đỉnh đầu, được bao phủ bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh khác nhau: "Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da; thịt, gân, xương, tủy, thận; tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi; ruột, màng ruột, bao tử, phân; mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi; mỡ, nước mắt, mỡ nước, nước miếng, niêm dịch; nước khớp xương, nước tiểu." Này các Tỳ kheo, như một túi xách có hai đầu đựng đầy những hạt ngũ cốc khác nhau như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, lúa đã xay; một người tỏ mắt mở nó ra mà quan sát: "đây là gạo, đây là lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là lúa đã xay." Cũng vậy, này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo quan sát thân này dưới từ gót chân lên đến đỉnh đầu, bao phủ bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh khác nhau: trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da; thịt, gân, xương, tủy, thận; tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi; ruột, màng ruột, bao tử, phân; mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi; mỡ, nước mắt, mỡ nước, nước miếng, niêm dịch, nước khớp xương, nước tiểu.

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; quán thân trên ngoại thân; quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân; quán sự diệt tận trên thân; quán sự sinh và diệt trên thân. "Thân thể là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là một Tỳ kheo sống quán thân thể như là thân thể.

5. Phân tích bốn yếu tố

Lại nữa, này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo quán thân thể theo các giới: "Trong thân này có địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới." Này các Tỳ kheo, như một đồ tể khéo tay hoặc đệ tử ông ta, sau khi giết một con bò, cắt nó thành nhiều mảnh đến ngồi ở ngã tư đường; cũng vậy một Tỳ kheo quán sát thân này có những yếu tố: "Trong thân này, có địa giới thủy giới hỏa giới phong giới."

Như vậy vị Tỳ kheo sống quán thân trên nội thân, quán thân trên ngoại thân, quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân, quán sự diệt tận trên thân, quán sự sinh diệt trên thân. "Thân thể là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là một Tỳ kheo sống quán thân thể như là thân thể.

6. Quán các giai đoạn tử thi

Lại nữa này các tỳ kheo, khi một tỳ kheo thấy một thi thể quăng bỏ ngoài nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, sình lên, xanh bầm, hôi thối, vị ấy quán sát thân này như sau: "Thân này cũng một tính chất như vậy, nó sẽ ra như vậy, không thể nào khác hơn."

Như vậy vị Tỳ kheo sống quán thân trên nội thân, quán thân trên ngoại thân, quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân, quán sự diệt tận trên thân, quán sự sinh diệt trên thân. "Thân thể là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là một Tỳ kheo sống quán thân thể như là thân thể.

Lại nữa này các Tỳ kheo, khi một Tỳ kheo thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ, diều hâu, kên kên rứt ăn, hay bị các loài chó, dã can gặm khới, hay bị các loài côn trùng rúc rỉa. Tỳ kheo quán sát thân này như sau: "Thân này cũng một tính chất như vậy, nó sẽ ra như vậy, không thể nào khác hơn."

Như vậy vị Tỳ kheo sống quán thân trên nội thân, quán thân trên ngoại thân, quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân, quán sự diệt tận trên thân, quán sự sinh diệt trên thân. "Thân thể là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là một Tỳ kheo sống quán thân thể như là thân thể.

Này các Tỳ kheo, lại nữa Tỳ kheo khi thấy bị quăng bỏ trong nghĩa địa, một thi thể với bộ xương còn gân liên kết, còn dính thịt máu... một thi thể với bộ xương còn gân liên kết, đã hết thịt nhưng còn dính máu... một thi thể với bộ xương còn gân liên kết đã hết cả thịt, máu... một thi thể với bộ xương không còn liên kết, những đốt xương rải rác chỗ này chỗ kia. Đây là xương tay, đây là xương chân, đây là xương ống chân, đây là xương bắp vế, đây là xương mông, đây là xương sống, đây là xương sọ. Tỳ kheo quán sát thân này như sau: "Thân này cũng một tính chất như vậy, nó sẽ ra như vậy, không thể nào khác hơn."

Như vậy vị Tỳ kheo sống quán thân trên nội thân, quán thân trên ngoại thân, quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân, quán sự diệt tận trên thân, quán sự sinh diệt trên thân. "Thân thể là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là một Tỳ kheo sống quán thân thể như là thân thể.

Lại nữa này các Tỳ kheo, khi Tỳ kheo thấy bị quăng bỏ trong nghĩa địa, một thi thể chỉ còn xương trắng như vỏ ốc... chỉ còn là đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỳ kheo quán thân này như sau: "Thân này cũng một tính chất như vậy, nó sẽ ra như vậy, không thể nào khác hơn."

Như vậy vị Tỳ kheo sống quán thân trên nội thân, quán thân trên ngoại thân, quán thân trên cả nội ngoại thân. Vị ấy sống quán sự sinh khởi trên thân, quán sự diệt tận trên thân, quán sự sinh diệt trên thân. "Thân thể là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là một Tỳ kheo sống quán thân thể như là thân thể.

II. Quán thọ:

Này các Tỳ kheo, như thế nào Tỳ kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỳ kheo, ở đây khi Tỳ kheo cảm giác lạc thọ, tuệ tri rằng: tôi cảm giác lạc thọ, khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri rằng: tôi cảm giác khổ thọ, khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri rằng: tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ. Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri rằng: tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri rằng: Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất. Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri rằng: Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất. Hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri rằng: Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất. Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri rằng: Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất. Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri rằng: Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất. Như vậy vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ, hay sống quán thọ trên các ngoại thọ, hay sống quán thọ trên nội thọ, ngoại thọ. Hay sống quán sự sinh khởi trên các thọ; hay sống quán sự diệt tận trên các thọ; hay quán tính sinh diệt trên các thọ. "Thọ là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán cảm thọ trên các thọ.

III. Quán tâm:

Này các Tỳ kheo, như thế nào Tỳ kheo sống quán tâm trên tâm? Này các Tỳ kheo, ở đây Tỳ kheo khi tâm có tham, tuệ tri rằng: Tâm có tham; tâm không tham, tuệ tri rằng: Tâm không tham; tâm có sân, tuệ tri rằng: tâm có sân; tâm không sân, tuệ tri rằng: tâm không sân; tâm có si, tuệ tri rằng: Tâm có si; tâm không si, tuệ tri rằng: tâm không si; tâm thâu nhiếp, tuệ tri rằng: tâm được thâu nhiếp; tâm tán loạn, tuệ tri rằng: tâm bị tán loạn; tâm quảng đại, tuệ tri rằng: tâm được quảng đại; tâm không quảng đại, tuệ tri rằng: tâm không được quảng đại; tâm hữu hạn, tuệ tri rằng: tâm hữu hạn; tâm vô thượng, tuệ tri rằng: tâm vô thượng; tâm có định, tuệ tri rằng: tâm có định; tâm không định, tuệ tri rằng: tâm không định; tâm giải thoát, tuệ tri rằng: tâm có giải thoát; tâm không giải thoát, tuệ tri rằng: tâm không giải thoát.

Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán sự sinh khởi trên tâm; hay sống quán sự diệt tận trên tâm; hay sống quán sự sinh diệt trên tâm. "Tâm là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán tâm trên tâm.

IV. Quán pháp:

1. Năm triền cái

Này các Tỳ kheo, thế nào là Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp? Này các Tỳ kheo, ở đây Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Và này các Tỳ kheo, thế nào là Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái? Này các Tỳ kheo, ở đây Tỳ kheo nội tâm có ái dục, tuệ tri rằng: nột tâm tôi có ái dục, hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri rằng: nội tâm tôi không có ái dục. Với ái dục chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Với ái dục đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có sân hận, tuệ tri rằng: nội tâm tôi có sân hận; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri rằng, nội tâm tôi không có sân hận. Với tâm sân hận chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Với sân hận đã sinh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên. Với hôn trầm thụy miên chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Với hôn trầm thụy miên đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không còn sinh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri rằng: nội tâm tôi có trạo hối; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri rằng: nội tâm tôi không có trạo hối. Với trạo hối chưa sinh nay sinh khởi, vi ấy tuệ tri như vậy. Với trạo hối đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có nghi tuệ tri rằng: nội tâm tôi có nghi; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri rằng: nội tâm tôi không có nghi. Với nghi chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Với nghi đã sinh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sinh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp, hay sống quán pháp trên các ngoại pháp, hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán sự sinh khởi của các pháp, hay sống quán sự diệt tận của các pháp, hay sống quán sự sinh diệt của các pháp. "Các pháp là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chính tri, chính niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.

2. Năm thủ uẩn

Lại nữa, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn. Thế nào là Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn? Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo suy tư: "Đây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Đây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Đây là tưởng, đây là tưởng tập, đây là tưởng diệt. Đây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Đây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt."

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp, hay sống quán pháp trên các ngoại pháp, hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán sự sinh khởi của các pháp, hay sống quán sự diệt tận của các pháp, hay sống quán sự sinh diệt của các pháp. "Các pháp là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn.

3. Sáu nội ngoại xứ:

Lại nữa này các tỳ kheo, tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ. Này các Tỳ kheo, ở đây tỳ kheo tuệ tri mắt và sắc, do duyên hai pháp này, kết sử[5]sinh, vị ấy tuệ tri như vậy; với kết sử chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; với kết sử đã sinh nay đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; với kết sử đã đoạn diệt tương lai không sinh, vị ấy tuệ tri như vậy. Vị ấy tuệ tri tai và âm thanh...mũi và mùi...lưỡi và vị...thân và xúc...ý và các pháp; do duyên hai pháp này kết sử sinh, vị ấy tuệ tri như vậy; với kết sử chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; với kết sử đã sinh nay đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; với kết sử đã đoạn diệt tương lai không sinh, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp, hay sống quán pháp trên các ngoại pháp, hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán sự sinh khởi của các pháp, hay sống quán sự diệt tận của các pháp, hay sống quán sự sinh diệt của các pháp. "Các pháp là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ.

4. Bảy giác chi:

Lại nữa này các Tỳ kheo, Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với bảy giác chi. Này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo khi nội tâm có niệm giác chi, tuệ tri rằng "nội tâm tôi có niệm giác chi"; hay nội tâm không có niệm giác chi, tuệ tri rằng "nội tâm tôi không có niệm giác chi"; và với niệm giác chi chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; với niệm giác chi đã sinh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có trạch phápgiác chi...tinhtấngiác chi...hỉgiác chi...khinh angiác chi... địnhgiác chi... xảgiác chi, tuệ tri rằng: "nội tâm tôi có xả giác chi"; hay nội tâm không có xả giác chi, tuệ tri rằng" nội tâm tôi không có xả giác chi"; và với xả giác chi chưa sinh nay sinh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; với xả giác chi đã sinh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp, hay sống quán pháp trên các ngoại pháp, hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán sự sinh khởi của các pháp, hay sống quán sự diệt tận của các pháp, hay sống quán sự sinh diệt của các pháp. "Các pháp là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với bảy giác chi.

5. Bốn diệu đế (sự thật vi diệu):

Lại nữa này các Tỳ kheo, Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn sự thật. Này các Tỳ kheo, ở đây một Tỳ kheo như thật tuệ tri: "Đây là Khổ"; như thật tuệ tri: "Đây là Khổ tập"; như thật tuệ tri: "Đây là Khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Đây là Con đường đưa đến Khổ diệt."

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp, hay sống quán pháp trên các ngoại pháp, hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán sự sinh khởi của các pháp, hay sống quán sự diệt tận của các pháp, hay sống quán sự sinh diệt của các pháp. "Các pháp là như vậy." Sự quán chiếu này hiện diện nơi vị ấy chỉ cốt để có chánh tri, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa bám víu gì trên đời. Này các Tỳ kheo, như vậy là Tỳ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn thánh đế.

* * *

Này các tỳ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm Xứ này như vậy trong bảy năm, thì có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hay nếu còn hữu dư y [6], chứng quả Bất hoàn. Này các Tỳ kheo, không cần đến bảy năm, có người tu tập Bốn Niệm Xứ này như vậy trong sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm, một năm cũng có thể chứng một trong hai quả: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hay nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các Tỳ kheo, không cần đến một năm, có người tu tập Bốn Niệm Xứ này trong bảy tháng cũng có thể chứng một trong hai quả : Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hay nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các Tỳ kheo, không cần đến bảy tháng, có người tu tập Bốn Niệm Xứ này trong sáu tháng, năm tháng, bốn tháng, ba tháng, hai tháng, một tháng, nửa tháng có thể chứng một trong hai quả : Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hay nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn. Này các Tỳ kheo, không cần đến nửa tháng, có người tu tập Bốn Niệm Xứ này trong bảy ngày, có thể chứng một trong hai quả : Một là chứng Chính trí ngay trong hiện tại; hay nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỳ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho hữu tình chúng sinh vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Đó là Bốn Niệm Xứ.

Thế tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỳ kheo ấy hoan hỉ tín thọ lời Thế Tôn.

(Căn cứ bản dịch của Hoà thượng ThíchMinh Châu
và bản Pháp ngữ của Hòa thượng W. Rahula, 1978).




Ghi chú:

[1]Nghĩa là chỉ thấy thân thể là thân thể, không thêm những khái niệm khác như thân của tôi, nam, nữ, trẻ, già vân vân.

[2]Ngồi kiết già là hai chân bắt chéo nhau, bàn chân phải ngửa trên vế trái, bàn chân trái ngửa trên vế phải. Đặt chánh niệm trước mặt là để tâm vào khoảng trống trước mặt, chỗ mình đang ngồi, mục đích là khỏi mơ mộng viễn vông khiến tâm tán loạn.

[3]Toàn thân nghĩa là toàn thể độ dài của hơi thở.

[4]Tuệ tri là biết với trí tuệ ly tham chứ không phải chỉ biết bằng ý thức. Vì như kẻ trộm cũng rất ý thức từng động tác của mình khi đi ăn trộm, nhưng đấy không thể gọi là tuệ tri được.

[5]Những gì cột trói và sai khiến tâm.

[6]Còn Thân.



--- o0o ---

Chân thành cảm ơn Đạo hữu Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này

--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2012(Xem: 7772)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
12/06/2012(Xem: 5474)
Vào mùa thu Milarepa đi tới một địa điểm được gọi là Gepa Lesum, nơi người dân đang thu hoạch mùa màng. Ngài đang khất thực thì một thiếu nữ tên là Nyama Paldarbum nói: “Ông đi tới căn nhà ở đằng kia, con sẽ gặp ông và tặng ông thực phẩm.”
10/06/2012(Xem: 7490)
Theo truyền thống Tiểu thừa Phật giáo, chúng ta bị dính vào cõi này với sinh, tử, tái sinh và chết đi vô tận bởi chúng ta tham lam mọi thứ và bám chấp vào chúng quá nhiều. Thậm chí mặc dù, bánh xe cuộc đời này mang đến rất nhiều khổ đau cho chúng ta, ta vẫn bám lấy nó. Truyền thống Tiểu thừa nhấn mạnh vào việc loại bỏ các nguồn gốc dù là tốt đẹp của tham luyến. Theo Đại thừa, bởi ngu dốt chúng ta bị kéo vào vòng luân hồi này. Chúng ta chấp nhận những thứ không thật là thật, và chúng ta nghĩ những thứ không thật đó là sự thực đúng đắn duy nhất. Mọi thứ chúng ta nghĩ phản ánh sự hiểu sai lầm về việc mọi thứ thực sự như thế nào. Vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là phát triển cái được gọi là “trí tuệ siêu việt,” để tiêu trừ các nguồn gốc của ngu dốt này.
16/05/2012(Xem: 4866)
Hôm nay, nhân mùa an cư, về đây thuyết pháp nhắc tôi nhớ lại tỉnh Bình Phước là tỉnh đầu tiên mà tôi đã đến hoằng pháp khi tôi mới ra trường vào năm 1958, nên tôi có độ cảm sâu sắc với tỉnh nhà; đặc biệt là trong hai cuộc chiến tranh vừa qua, nhân dân ở tỉnh này đã hy sinh quá nhiều. Vì vậy, giữa những người đã khuất và những người đang sống nơi đây có sự Liên hệ mật thiết, gợi cho chúng ta suy nghĩ rằng cần phải giúp cho người khuất bóng được siêu thoát thì người sống mới phát triển được ý này trong Phật giáo gọi là âm siêu dương thới.
16/05/2012(Xem: 4606)
Trên bước đường tu hành, mục tiêu của hàng đệ tử Phật là giải thoát sinh tử, đến Niết bàn theo tinh thần Phật giáo Nguyên thủy, hay thâm nhập vào các Tịnh độ theo tinh thần Phật giáo Bắc tông. Ở đây, chúng tôi triển khai một phần về thế giới Niết bàn. Thế giới Niết bàn hoàn toàn đối lập với thế giới hữu hạn mà chúng ta đang sống. Thật vậy, tất cả vạn vật hiện hữu ở thế giới Ta bà đều bị sự chi phối của định luật vô thường, khổ, không, vô ngã, không thể khác. Loài người sống trong thế giới sinh diệt cũng không thể thoát khỏi định luật này, gọi là sinh, già, bệnh, chết. Các loài thực vật cũng có bốn tướng là sinh, trụ, hoại, diệt và thế giới cũng trải qua bốn giai đoạn là thành, trụ, hoại, không.
10/05/2012(Xem: 5578)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấy có Tỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
09/05/2012(Xem: 3988)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ ([1]) và Kinh Đại Tập ([1]) là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Chư Tổ như các ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Thiên Như, Liên Trì, Ấn Quang, v.v… cũng đều đề xướng tuyên dương pháp môn Tịnh độ.
09/05/2012(Xem: 5044)
Niệm Phật tu hành bằng chơn tâm là biết được tánh trọng yếu của vấn đề niệm Phật, không quản ngại công tác nhiều, sự tình bề bộn, tuy thân bận rộn mà tâm không bận rộn, không để việc đời vướng mắc mà bị chuyển đổi. Như gương chiếu hình, hình hiện lên không chỗ nương cậy, hình mất đi không lưu dấu; cả ngày công việc đoanh vây, mà vẫn thong dong ngoài vật. Bởi vậy, hàng ngày lợi dụng những lúc: ngủ dậy, trước khi ngủ, trước và sau khi ăn, trước khi làm việc, sau khi làm việc, lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi... Tùy thời tùy chỗ mà niệm Phật. Lúc công tác dụng tâm suy nghĩ, tạm thời gác câu niệm Phật, công việc xong rồi lại tiếp tục câu Phật hiệu. Niệm Phật nhiều để thành thói quen niệm Phật, trong tâm có Phật thì sẽ được nhất tâm bất loạn; hiện đời này chứng được “niệm Phật tam muội” càng hay. Đó là: không làm các việc ác, vưng làm các pháp lành, tự thanh tịnh nơi ý, ba nghiệp thân, miệng, ý thanh tịnh thì lúc mệnh chung mới có thể biết trước giờ chết, thân không bệnh khổ, thần trí trong sáng th
04/05/2012(Xem: 11736)
Trong rất nhiều pháp môn tu tập theo giáo lý Phật giáo, thì mỗi một pháp môn tu tập là mỗi một con đường đi về với quê hương của chính mình, là mỗi một con đường đi về với quê hương chư Phật. Và, Tịnh độ cũng là một trong những con đường giúp ta sớm trở về với quê hương ấy.
01/05/2012(Xem: 10804)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]