Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 31: Ký Thác Kinh Vua

14/05/201316:16(Xem: 13923)
Phẩm 31: Ký Thác Kinh Vua

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim)

Phẩm 31: Ký Thác Kinh Vua

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh

Khi ấy đức Thế tôn phổ cáo đại hội, gồm có vô lượng Bồ tát, nhân loại và chư thiên, rằng các người nên biết, trong vô số đại kiếp, Như lai siêng tu khổ hạnh, mới được cái Pháp cực sâu -- cái Pháp làm nhân tố chính yếu cho tuệ giác bồ đề, và nay đã đem nói cho các người. Các người ai có chí dũng mãnh mà cung kính giữ gìn Pháp ấy? Như lai nhập niết bàn rồi, đối với Pháp ấy ai là người có khả năng quảng bá lưu thông, làm cho tồn tại lâu dài trên thế giới này?

Trong đại hội, bấy giờ, có sáu mươi câu chi Bồ tát và sáu mươi câu chi chư thiên, khác miệng cùng tiếng mà tác bạch như vầy, bạch đức Thế tôn, chúng con ai cũng hân hoan, thích thú, không tiếc tính mạng để kính giữ cái Pháp cực sâu -- cái Pháp làm nhân tố chính yếu của tuệ giác bồ đề, mà đức Thế tôn tu hành khổ hạnh trong vô số đại kiếp mới đạt được. Sau khi đức Thế tôn nhập niết bàn, đối với Pháp ấy, chúng con sẽ quảng bá lưu thông, làm cho tồn tại lâu dài trên thế giới này. Các vị đại Bồ tát tức thì đối trước đức Thế tôn nói những lời chỉnh cú sau đây.

(1) Thế tôn nói chân thật,
trú ở pháp chân thật:
chính sự chân thật ấy
hộ trì cho kinh này.
(2) Đại bi làm áo giáp,
đại từ làm đất đứng:
do từ bi lực ấy
hộ trì cho kinh này.
(3) Viên mãn phước tư lương,
thì sinh trí tư lương;
chính sự viên mãn ấy
hộ trì cho kinh này.
(4) Chiến thắng các loại ma,
hủy diệt các tà thuyết,
loại trừ các ác kiến,
hộ trì cho kinh này.
(5) Thiên vương và Đế thích,
Phạn vương và tám bộ,
chư thiên thiện thần ấy
hộ trì cho kinh này.
(6) Trên đất và trong không,
ở lâu những chỗ này,
kính tuân lời Phật dạy
hộ trì cho kinh này.
(7) Thích ứng bốn phạn trú,
trang hoàng bốn thánh đế,
chiến thắng bốn loại ma,
hộ trì cho kinh này.
(8) Hư không thành chất ngại,
chất ngại thành hư không,
nhưng Pháp mà Phật giữ
thì không thể khuynh đảo.

Bốn vị Thiên vương nghe đức Thế tôn hỏi sự hộ trì Pháp, thì ai cũng tùy hỷ, hộ trì Pháp ấy, và cùng lúc cùng tiếng mà nói chỉnh cú.

(9) Đối với kinh pháp này,
chúng con và quyến thuộc
đều nhất tâm hộ trì
cho lưu thông rộng rãi.
(9) Có ai trì kinh này,
tạo bồ đề chính nhân,
chúng con từ mọi phía
hộ vệ và phụng sự.

Đế thích chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(10) Thế tôn chứng Pháp này,
rồi muốn báo ơn đức
nên tuyên thuyết kinh này
lợi ích cho Bồ tát.
(11) Con đối với Thế tôn
thường nghĩ sự báo ơn,
nên hộ vệ kinh này
cùng những người thọ trì.

Đỗ sử đa thiên tử chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(12) Thế tôn thuyết kinh này,
nếu ai thọ trì được
thì ở ngôi tuệ giác
mà sinh Đỗ sử đa.
(13) Thế tôn, con hân hoan
bỏ lạc thú chư thiên
mà ở trong Thiệm bộ
tuyên dương kinh vua này.

Phạn vương chủ thế giới Sách ha chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(14) Các định có vô lượng,
các thiền, các giải thoát,
toàn xuất từ kinh này,
nên kinh này phải nói.
(15) Ngay chỗ nói kinh này,
con bỏ vui của con,
để được nghe kinh này,
thường hộ vệ chỗ ấy.

Con trai của Ma vương tên là Thương chủ, chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(16) Những ai trì kinh này,
bản kinh thuận chánh hạnh,
thì không tùy ma hành,
và diệt trừ ma nghiệp.
(17) Nên đối với kinh này
chúng con cũng hộ vệ;
chúng con đại tinh tiến
tùy chỗ mà quảng bá.

Ma vương chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(18) Những ai trì kinh này,
đàn áp các phiền não,
thì những người như vậy
con giữ cho yên vui.
(19) Những ai giảng kinh này
thì ma không được dịp;
do uy thần Thế tôn
con sẽ hộ vệ họ.

Diệu cát tường thiên tử cũng đối trước đức Thế tôn mà nói chỉnh cú.

(20) Tuệ giác của Thế tôn
được nói trong kinh này,
nên ai trì kinh này
là hiến cúng Thế tôn.
(21) Con sẽ trì kinh này
giảng nói cho chư thiên,
ai cung kính lắng nghe
thì khuyên đến bồ đề.

Di lạc từ tôn chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(22) Những ai đứng vững vàng
nơi bản thể bồ đề,
thì vì họ con làm
người bạn không cần mời;
cho đến bỏ tính mạng
mà hộ trì kinh vua.
(23) Con nghe Pháp này rồi
trở về Đỗ sử đa,
do Thế tôn da trì
mà nói cho nhân thiên.

Đại Ca Diếp Ba Thượng Thủ chắp tay cung kính mà nói chỉnh cú.

(24) Đức Thế tôn đã nói
rằng con ít trí tuệ,
nên con tùy sức mình
mà hộ trì kinh này.
(25) Ai trì được kinh này
thì con sẽ thu nhận,
trao cho từ vô ngại
cùng với biện vô ngại (108) ,
và con thường tùy hỷ
tán dương rằng lành thay.

Trưởng lão A Nan Đà chắp tay hướng về đức Thế tôn mà nói chỉnh cú.

(26) Đích thân từ Thế tôn
con nghe vô số kinh,
nhưng chưa từng được nghe
kinh vua của các kinh.
(27) Con nghe được kinh này
là thân nghe trước Ngài,
ai ưa thích tuệ giác
con quảng bá cho họ.

Bấy giờ đức Thế tôn thấy chư vị Bồ tát, chư thiên và nhân loại, cùng cả đại hội, ai cũng phát tâm quảng bá hộ vệ kinh vua này, khuyến tiến Bồ tát và quảng lợi chúng sinh, nên đức Thế tôn tán dương rằng lành thay, đối với kinh vua này các người chân thành quảng bá được như vậy, đến nỗi sau khi Như lai niết bàn cũng nguyện không để kinh vua này mất đi. Việc làm này chính là nhân tố chính yếu của vô thượng bồ đề, và công đức đạt được thì nói mấy kiếp cũng không cùng tận. Bốn bộ đệ tử của Như lai, và những thiện nam hay thiện nữ khác, biết hiến cúng, tôn kính, sao chép, lưu hành và giải thích đối với kinh vua này, thì công đức đạt được cũng là như vậy. Do vậy, đại hội các người hãy siêng năng thực thi sự khuyến khích của Như lai.

Bấy giờ cả đại hội nghe đức Thế tôn huấn dụ, thì ai cũng đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2011(Xem: 7546)
Bài thơ xuân trong cửa thiền được nhiều người biết đến nhất, có thể nói là bài "Cáo tật thị chúng" của Mãn Giác, một thiền sư Việt Nam thế kỷ thứ XI...
02/02/2011(Xem: 3478)
Thời thiền sư Nam Tuyền … Nhà Đông nhà Tây tranh nhau một con mèo. Nam Tuyền thấy liền đề khởi: “Nói được thì không chặt”. Chúng không nói được. Nam Tuyền chặt con mèo làm hai khúc. Người xưa giải thích : Hàng Tông sư một động một tịnh, một ra một vào, hãy nói ý chỉ thế nào? Câu chuyện chặt con mèo, trong tùng lâm khắp nơi bàn tán xôn xao. Có người nói: “Chỗ đề khởi liền phải”. Có người nói: “Ở chỗ chặt”. Hoàn toàn không dính dáng!
24/01/2011(Xem: 17416)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
22/01/2011(Xem: 3698)
Sự tự biến hiện, chưa bao giờ hiện hữu trong trạng thái đối tượng, được nhìn thấy một cách sai lầm trong trạng thái một đối tượng. Qua vô minh, tự nhận biết sáng tỏ bị trải nghiệm một cách sai lầm trong trạng thái một ‘tôi’. Qua tham ái với nhị nguyên đối đãi chủ thể và đối tượng, chúng ta bị trói buộc trong thế giới phan duyên. Mong là gốc rễ của lầm lẫn được tìm thấy. --The Third Karmapa, Đại Thủ Ấn: Vô lượng Hoan hỉ và Tự do.
18/01/2011(Xem: 3400)
Thế giới đang hiện hữu trước mặt chúng ta đây là do duyên khởi, hay duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân duyên hợp lại mà có mặt. Một vật trước mặt chúng ta hiện giờ là do nhiều yếu tố mà có mặt: năng lượng, những hạt, bốn lực, tốc độ, nhiệt độ, trường không-thời gian… và tất cả những tương tác với chung quanh. Đó là chưa kể đến sự sống và ý thức tác động lên nó như thế nào.
17/01/2011(Xem: 16818)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
11/01/2011(Xem: 6133)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
08/01/2011(Xem: 6957)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổ và thất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
05/01/2011(Xem: 5121)
Kinh Hoa Nghiêm cho thấy Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh. Ngài biết được những kiếp quá khứ của Ngài và thấy sự tiến hoá của các pháp bắt nguồn từ ngũ ấm, tiến đến quốc độ và tạo thành chúng sanh. Và từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh văn, rồi tu hành quán pháp nhân duyên theo Duyên giác. Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân.
05/01/2011(Xem: 3748)
Nhân loại đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba của Tây lịch. Nhưng từ đó đến nay, quả vị giác ngộ của Phật vẫn luôn luôn là thách thức lớn nhất đối với nhân loại – không phải vì quả vị ấy huyền bí, siêu hình hay không thực tế, mà vì mảnh đất thực tiễn của tâm ấy ít ai thử bước vào, thử nếm, thử trải. Do đó sự giác ngộ của Phật mãi mầu nhiệm trong ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]