Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 18: Kiên Lao Địa Thần

14/05/201316:10(Xem: 13068)
Phẩm 18: Kiên Lao Địa Thần

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim)

Phẩm 18: Kiên Lao Địa Thần

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh

Vào lúc bấy giờ Kiên lao địa thần ở trong đại hội tức thì đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, chắp tay cung kính mà thưa, bạch đức Thế tôn, trong hiện tại hay trong vị lai, những nơi thành thị, làng xóm, cung vua, lầu đài, lan nhã, chằm núi, rừng hoang, chỗ nào có bản kinh vua Ánh sáng hoàng kim này quảng bá thì, bạch đức Thế tôn, con sẽ đến chỗ ấy, hiến cúng, tôn kính, hộ vệ, quảng bá. Chỗ nào đặt tòa cao cho vị pháp sự diễn giảng kinh này, thì con đem thần lực, không biểu hiện bản thân, mà ở ngay nơi tòa cao đưa đỉnh đầu đội chân cho vị pháp sư ấy bước lên. Con được nghe pháp, thâm tâm hoan hỷ, được hưởng pháp vị, tăng thêm uy quang, mừng vui vô hạn. Bản thân con được lợi ích như vậy, con làm cho cõi đất to lớn này, sâu một trăm sáu mươi tám ngàn, sâu đến kim cang luân, màu mỡ của đất đều thêm lên. Trong bốn biển, đất đai tất cả hải đảo cũng vậy, được làm cho màu mỡ hơn ngày thường. Trong đại lục Thiệm bộ, bao nhiêu sông rào ao hồ mà có các loại cây, cỏ thuốc, lùm rừng với các thứ hoa quả, rễ thân, nhánh lá, cùng với lúa má, thì bề ngoài ai cũng đã thích nhìn, màu sắc hương vị đủ cả, và thứ nào cũng dùng được. Dùng những ẩm thực phẩm khác thường như vậy thì tăng thêm sống lâu, sắc đẹp, và sức mạnh, tất cả giác quan đều ổn định, tươi sáng thêm lên, đau đớn không còn. Tâm trí mạnh mẽ, đủ mọi kham năng. Cả địa cầu này cần gì thì hàng trăm hàng ngàn sự việc đều hoàn bị. Bạch đức Thế tôn, vì tình trạng này mà cả đại lục Thiệm bộ yên ổn sung túc, dân chúng đông đảo, không mọi suy tổn, ai cũng an lạc.

Cả cơ thể và tâm trí hưởng được lạc thú như vậy, thì đối với bản kinh vua này càng thêm mến trọng sâu xa, ở đâu cũng muốn thọ trì, hiến cúng, cung kính, tôn trọng, tán dương. Lại cùng nhau đến chỗ pháp tòa của vị pháp sư, vì chúng sinh mà thỉnh cầu diễn giảng bản kinh vua tối thắng này. Tại sao, vì bạch đức Thế tôn, diễn giảng kinh này thì bản thân con và mọi tùy thuộc đều nhờ lợi ích, khí lực tươi sáng, uy thế mạnh mẽ, dung mạo đoan trang, sắc tướng đẹp đẽ, tất cả đều hơn ngày thường. Bạch đức Thế tôn, con, Kiên lao địa thần, hưởng được pháp vị rồi, có thể làm cho đại lục này, với bảy ngàn lần trăm triệu chu vi đất đai đều màu mỡ, cho đến như trước đã nói ai cũng an lạc. Do vậy, bạch đức Thế tôn, lúc đó chúng sinh, để trả ơn con, nên nghĩ như vậy, ta nhất định phải lắng nghe tiếp nhận kinh vua ấy, cung kính hiến cúng tôn trọng, tán dương. Nghĩ vậy nên từ bất cứ chỗ nào họ cư trú, họ cùng đến pháp hội, kính lạy pháp sư, lắng nghe kinh này. Lắng nghe rồi, ai nấy trở về chỗ cũ, lòng rất mừng vui, và nói rằng nay chúng ta được nghe cái pháp thậm thâm vô thượng, thế là đã thu nhận cái khối phước đức bất khả tư nghị. Do cái lực của kinh này, chúng ta sẽ gặp được vô lượng chư vị Thế tôn mà phụng sự hiến cúng, vĩnh ly những chỗ tối khổ là ba nẻo đường dữ. Thêm nữa là vị lai, trong hàng trăm hàng ngàn đời, thường hưởng hạnh phúc hơn hết ở trong nhân loại và trên chư thiên. Khi trở về chỗ cũ, họ cũng nói cho những người đồng hương về bản kinh vua này. Họ nói kinh này qua một sự ví dụ, một phẩm, một chuyện đời trước, một danh hiệu Thế tôn, một danh hiệu Bồ tát, một bài chỉnh cú bốn câu, hoặc một câu có nghĩa, hay đến nỗi chỉ nói tên kinh. Như thế thì bạch đức Thế tôn, chỗ họ cư trú đất đai phì nhiêu hơn chỗ khác. Đất đai ấy sản xuất gì cũng tăng trưởng, tươi tốt, to lớn, làm cho chúng sinh thụ hưởng lạc thú, nhiều của, ưa bố thí, tâm chí kiên định mà thâm tín Tam bảo.

Kiên lao địa thần thưa như vậy rồi, đức Thế tôn bảo, rằng Kiên lao địa thần, nếu ai nghe được kinh vua Ánh sáng hoàng kim thì, dầu chỉ một câu, họ chết cũng sinh Đao lợi hay các thiên xứ khác. Ai vì sự hiến cúng kinh vua này mà trang hoàng nhà cửa, thì đến nỗi chỉ trương một cái lọng dù, treo một cái tràng phan, cũng do nhân tố ấy mà sinh trong sáu thiên xứ cõi Dục, sống trong cung điện thất bảo mà thụ hưởng tùy thích, và điều mà ai cũng tự nhiên có được là vui với bảy ngàn thiên nữ, ngày đêm thường xuyên hưởng thụ cái phước đặc biệt và khó mà nghĩ bàn.

Đức Thế tôn dạy như vầy rồi, Kiên lao địa thần lại thưa, bạch đức Thế tôn, chính vì sự thể đức Thế tôn đã nói, nên những ai trong bốn bộ đệ tử của Ngài lên ngồi pháp tòa diễn giảng kinh này, thì con ngày đêm hộ vệ những người ấy, tự ẩn mình đi, đưa đỉnh đầu mình mà đỡ chân cho vị pháp sư khi bước lên và khi ngồi trên pháp tòa. Bạch đức Thế tôn, kinh này vì những người đã trồng thiện căn nơi vô số chư vị Thế tôn mà quảng bá bất tuyệt trong đại lục Thiệm bộ. Những người ấy lắng nghe kinh này thì vị lai vô số kiếp thường hưởng hạnh phúc vượt bậc trong chư thiên nhân loại, được gặp chư vị Thế tôn, được mau thành tựu vô thượng bồ đề, và nhất là không còn phải trải qua cái khổ sống và chết trong ba nẻo đường dữ.

Khi ấy Kiên lao địa thần lại thưa, bạch đức Thế tôn, con có một bài minh chú (84) có năng lực lợi ích nhân thiên, an lạc tất cả. Nam tử nữ nhân nào, hay bốn bộ đệ tử của đức Thế tôn, muốn được đích thân nhìn thấy chân thân của con, thì phải chí tâm mà trì minh chú ấy. Thì tùy sở nguyện mà toại ý cả. Là như nguyện được đồ dùng để sống, nguyện được tài sản, nguyện được vàng ngọc, nguyện được kho tàng ẩn trong lòng đất, nguyện được những khả năng thần kỳ, nguyện được thuốc thần để trường sinh hay trị liệu mọi bịnh, nguyện chiến thắng thù địch, nguyện chế ngự các thứ luận thuyết. Hãy dọn một tịnh thất mà thiết đạo tràng, tắm mình mẩy, mặc đồ sạch, ngồi nệm cỏ. Hãy đối trước hình tượng Phật có xá lợi, hay trước chùa tháp Phật có xá lợi, mà đốt hương, rải hoa, hiến dâng ẩm thực. Lấy ngày tám tháng trăng sáng (85) , hoặc là ngày sao Bố sái (86) mà tụng minh chú triệu thỉnh con, Kiên lao địa thần: Tát da tha, chi ri, chi ri, chu ru, chu ru, ku ru, ku ru, ku tu, ku tu, tô tu, tô tu, ba ha, ba ha, sa va ri, sa va ri, soa ha. (Tadyatha ciri ciri curu curu kuru kuru kutu kutu totu totu bhaha bhaha savari savari svaha).

Bạch đức Thế tôn, minh chú này, nếu có ai trong bốn bộ đệ tử Thế tôn tụng được một trăm tám biến mà triệu thỉnh con, thì con sẽ đến tức khắc. Lại nữa, bạch đức Thế tôn, nếu ai muốn thấy con biểu hiện thân ra để nói chuyện với nhau, thì cũng phải sắp đặt như trước rồi tụng minh chú này: Tát da tha, a cha ni, gri li ga, kơ sa na ti, si ra, sít đa ri, ha, ha, hi, hi, ku ru, ba rê, soa ha. (Tadyatha acani griliga ksanati sira sidhari ha ha hi hi kuru bhare svaha).

Bạch đức Thế tôn, tụng minh chú này thì phải một trăm tám biến, lại tụng minh chú trên nữa, thì quyết chắc con sẽ biểu hiện thân con, thành tựu cho sở nguyện của họ, hoàn toàn không vô hiệu quả. Nhưng muốn tụng minh chú này thì trước hết phải tụng minh chú giữ mình: Tát da tha, ni si ri, ma sa ka ni, na ti, ku ti, bút đi, bút đi rê, bi ti, bi ti, ku ku ti, ba chi ri, soa ha. (Tadyatha nisiri masakani nati kuti budhi budhire biti biti kukuti baciri svaha).

Bạch đức Thế tôn, tụng minh chú này thì dùng chỉ ngũ sắc, tụng hai mươi mốt biến thì thắt hai mươi mốt gút, đem buộc sau khuỷu tay trái, thì giữ mình mà không có gì sợ hãi nữa. Chí tâm mà tụng minh chú này thì cầu gì cũng thỏa. Con không vọng ngữ. Phật pháp tăng là chứng điệp của con, chứng nhận cho con.

Bấy giờ đức Thế tôn bảo Kiên lao địa thần, lành thay, địa thần có thể đem minh chú nói thật mà hộ trì kinh này và pháp sư quảng bá kinh này. Nhân tố này làm cho địa thần được phước báo vô số lượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 4560)
Bạn đã được giới thiệu về “phương châm tu tập”, “ý nghĩa của Sám hối”, và “tâm Bồ đề”. Đó chính là những hành trang cần thiết, quan trọng để xây dựng những nhận thức căn bản và thực tiễn cho cuộc sống hạnh phúc cũng như cho cuộc hành trình tâm linh của bạn. Khi đã có đầy đủ những hành trang cần thiết cho tư duy và hành động rồi, bây giờ là lúc bạn có thể đi vào thực tập những pháp môn căn bản không phải để có ý niệm về hạnh phúc hay để lí luận về hạnh phúc, mà để “sống hạnh phúc” ngay bây giờ và ở đây.
16/10/2010(Xem: 6833)
Đây là bài thuyết giảng về "Đức Phật của chúng ta" một đề tài dễ làm cho Phật tử ngạc nhiên, vì Đức Phật của chúng ta là Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật rồi còn gì mà phải đặt vấn đề. Nhưng vấn đề sở dĩ được đặt ra là nhiều khi chúng ta chưa có được một cái nhìn thấu triệt tất cả tinh tường, đức tướng, hạnh đức, tin đức của đức Phật chúng ta. Do vậy, bài này, một phần giúp chúng ta trả lời những thiếu sót như vậy... Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng pháp mà Đức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
13/10/2010(Xem: 5169)
Phật dạy: “Nếu có người niệm Phật, nên biết người này cùng với Văn Thù Sư Lợi không khác” Thứ nhất định tâm thiền; Thứ hai là chế tâm thiền; Thứ ba chân thiền; Thứ tư phương tiện tùy duyên thiền; Thứ năm tức nhị biên phân biệt thiền.
12/10/2010(Xem: 4734)
Sự kiện ra đời của đức Phật để đem lại an lạc cho con người và cuộc đời, đã được Ngài đề cập trong nhiều kinh: "Ta ra đời vì an lạc, vì hạnh phúc, vì lợi ích cho chư thiên và loài người, vì lòng thương tưởng cho đời". Với lý tưởng đó, Ngài đã trải qua bao nhiêu thử thách, gian lao, bằng những kinh nghiệm của tự thân để cuối cùng tìm được con đường đi ra khỏi khổ đau. Ở đây chúng tôi muốn giới thiệu kinh nghiệm tu học của đức Phật được ghi lại trong kinh Thánh Cầu (số 26, Trung Bộ I).
11/10/2010(Xem: 6575)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.
04/10/2010(Xem: 4363)
Nghiệp báo đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo lý nhà Phật. Tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng Đức Phật thuyết minh nghiệp lý không phải với mục đích khuyến khích làm điều kiện để hưởng thụ hạnh phúc trong cõi cực lạc,thiên đường, nhưng để giúp con người thoát khỏi dòng nghiệp báo triền miên (kammakkhayya).
03/10/2010(Xem: 5172)
Bồ Tát Quán Thế Âm đã khả hứa với chúng ta: “Nếu hành giả có thể tụng trì đúng pháp -khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh- lúc ấy ta sẽ sắc cho tất cả Thiện thần, Long vương, Kim Cang, Mật tích thường theo ủng hộ, không rời bên mình, như giữ gìn tròng con mắt hay thân mạng của chính họ “.
01/10/2010(Xem: 5573)
Kính lạy Đức Thế Tôn, Ngài đã thị hiện vào cõi nhân gian nhiều khổ đau, phiền lụy này, bằng hạnh nguyện độ sinh, bằng trí tuệ siêu việt, để từ đó Đức Thế Tôn xây dựng một nền văn hóa người trong sáng, một nếp sống hướng thượng, tâm linh siêu thoát, bằng giáo pháp giác ngộ, bằng nếp sống văn hóa cao đẹp, lành mạnh có lợi ích cho tha nhân mà con người thời bấy giờ đã xưng dương, tán thán Đức Phật...
29/09/2010(Xem: 6831)
Ðạo Phật có nhiều pháp môn để thích ứng với căn cơ từng người, mỗi pháp môn có mục đích và phương pháp khác biệt, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng để giúp sự lựa chọn...
24/09/2010(Xem: 4551)
Tất cả chúng sinh mong ước được vui vẻ, không ai mong cầu buồn rầu. Phật Pháp dạy những phương pháp để xa lánh khổ đau và đạt đến an lạc. Phật Pháp mà chúng ta thực tập là, nói một cách chữ nghĩa, là điều gì đấy ôm ấp chúng ta. Điều này có thể được giải thích trong nhiều cách. Nó ôm ấp chúng ta khỏi khổ đau và ôm ấp tất cả những nguồn cội của an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567