Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 11: Thiên Vương quan sát

14/05/201316:06(Xem: 13875)
Phẩm 11: Thiên Vương quan sát

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim)

Phẩm 11: Thiên Vương quan sát

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh

Vào lúc bấy giờ, thiên vương Đa văn, thiên vương Trì quốc, thiên vương Tăng trưởng, thiên vương Quảng mục, bốn vị cùng từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt vạt áo của vai bên phải, gối bên phải quì xuống chấm đất, chắp tay hướng về đức Thế tôn, đảnh lễ ngang chân của Ngài, thưa rằng, bạch đức Thế tôn, bản kinh Ánh sáng hoàng kim này chư vị Thế tôn thường quan tâm, chư vị Bồ tát thường tôn kính, các bộ thiên long thường hiến cúng, tất cả chư thiên thường vui mừng, tất cả hộ thế thường ca tụng. Kinh này chư vị Thanh văn và chư vị Độc giác cùng nhau thọ trì. Kinh này có năng lực chiếu sáng cung điện chư thiên, có năng lực ban cho chúng sinh sự yên vui thượng thặng, có năng lực làm ngưng sự khổ sở trong các đường dữ, có năng lực loại trừ mọi sự sợ hãi, giải tỏa mọi sự thù địch, làm no những lúc đói khát, làm lành những bịnh truyền nhiễm, mọi tai biến với hàng trăm hàng ngàn khổ não đều tiêu tan cả. Bạch đức Thế tôn, kinh Ánh sáng hoàng kim năng lực làm được những lợi lạc như vậy, lợi ích cho chính chúng con. Kính xin đức Thế tôn, trong đại hội này, tuyên thuyết phong phú thêm nữa cho chúng con. Bốn thiên vương chúng con, cùng tùy thuộc của mình, được nghe pháp vị cam lộ tối thượng như thế này, thì khí lực sung mãn, uy quang tăng thêm, tinh tiến sẽ dũng mãnh hơn, thần lực sẽ phát triển hơn.

Bạch đức Thế tôn, bốn thiên vương chúng con làm theo chánh pháp, nói theo chánh pháp, thường đem chánh pháp mà phục vụ thế giới. Chúng con lại làm cho tám bộ thiên long, cùng các vị quốc vương, cũng thường đem chánh pháp mà phục vụ thế giới, ngăn chận và hủy diệt những điều ác. Bao nhiêu quỉ thần không có từ tâm, hấp tinh khí của người, thì chúng con làm họ phải đi thật xa. Bạch đức Thế tôn, bốn thiên vương chúng con, cùng đại tướng của hai mươi tám bộ chúng Dược xoa, với vô số trăm ngàn Dược xoa tùy thuộc, dùng thiên nhãn trong suốt hơn thị lực của nhân loại mà quan sát và hộ trì cho đại lục Thiệm bộ này. Do vậy mà, bạch đức Thế tôn, chúng con được gọi là những người hộ vệ thế giới.

Trong đại lục Thiệm bộ này, nếu có quốc vương nào quốc gia bị giặc thù xâm phạm luôn, quốc dân bị đói khát và tật dịch (54) hoành hành, bị hàng trăm hàng ngàn tai ách, thì, bạch đức Thế tôn, chúng con [vì họ mà] cung kính hiến cúng kinh Ánh sáng hoàng kim. Và nếu có vị pháp sư Bí sô nào thọ trì đọc tụng kinh này thì chúng con cùng đến mà thức tỉnh, khuyến thỉnh vị ấy; vị ấy, do thần lực của chúng con thức tỉnh khuyến thỉnh, nên đến quốc gia nói trên, tuyên thuyết rộng rãi bản kinh nhiệm mầu Ánh sáng hoàng kim. Do thần lực của kinh này mà hàng trăm hàng ngàn những sự tai ách đều bị loại trừ. Bạch đức Thế tôn, các vị quốc vương, khi có vị pháp sư Bí sô thọ trì kinh này đi đến quốc gia của họ, thì họ phải biết kinh này cũng đến quốc gia của họ. Do vậy, bạch đức Thế tôn, các vị quốc vương ấy hãy đến chỗ vị pháp sư mà lắng nghe vị ấy diễn giảng kinh này. Nghe rồi hoan hỷ, cung kính hiến cúng vị pháp sư, thâm tâm hộ trì cho vị ấy khỏi lo lắng để tuyên thuyết kinh này, lợi ích tất cả. Bạch đức Thế tôn, chính vì kinh này mà bốn thiên vương chúng con cùng nhau nhất tâm hộ trì vị quốc vương kia, cùng quốc dân của ông, làm cho xa rời tai họa, thường thường yên ổn. Bạch đức Thế tôn, nếu có vị Bí sô, Bí sô ni, ô ba sách ca, ô ba tư ca nào thọ trì kinh này, vị quốc vương kia nên hiến cúng, cung cấp những thứ cần dùng, không để thiếu thốn, thì bốn thiên vương chúng con làm cho vị quốc vương kia, và quốc dân của ông, ai cũng yên ổn, tách xa tai họa. Bạch đức Thế tôn, có ai thọ trì đọc tụng kinh này mà vị quốc vương cung kính, hiến cúng, tôn trọng, tán dương, thì chúng con làm cho vị quốc vương ấy được cung kính tôn trọng nhất trong các vị quốc vương, các vị quốc vương ai cũng tán dương ca tụng.

Đại hội nghe nói như vậy, ai cũng hoan hỷ, tiếp nhận và ghi nhớ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2011(Xem: 5165)
Khái niệm ‘nghiệp’ vốn đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiên ở đời : chính trên cơ sở của giáo thuyết về ‘nghiệp’ này mà Bà-la-môn giáo thiết lập hệ thống cứng ngắt về bốn giai cấp : Brahman(Bà-la-môn), Sát-đế-lợi, Tỳ-xá, Sudra(Thủ-đà-la). Đức Phật đã bác bỏ quan điểm giai cấp ấy, bằng câu nói : “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ và dòng nước mắt cùng mặn”.
20/07/2011(Xem: 10267)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
20/07/2011(Xem: 5473)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
17/07/2011(Xem: 9133)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
13/07/2011(Xem: 5686)
Điều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai may mắn thoát được nổi? Vì vậy, người hữu tâm muốn lợi mình lợi người thì chẳng thể không sớm lo liệu… Kẻ chẳng biết Phật pháp chỉ đành mặc cho nghiệp xoay chuyển, không làm thế nào được. Nay đã được nghe pháp môn Tịnh Độ phổ độ chúng sanh của đức Như Lai thì phải nên tín, nguyện niệm Phật, sắp sẵn tư lương vãng sanh, hầu mong thoát được huyễn khổ luân hồi sanh tử, chứng sự vui chơn thật Niết Bàn thường trụ.
12/07/2011(Xem: 7506)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
12/07/2011(Xem: 4347)
Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lý thâm sâu bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành?
07/07/2011(Xem: 5842)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
01/07/2011(Xem: 4183)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
01/07/2011(Xem: 4629)
Đạo Phật đến với người Âu Mỹ chúng ta qua nhiều tông phái và hệ phái, làm cho một người mới vào đạo cảm thấy rất bỡ ngỡ, mất rất nhiều thì giờ tìm hiểu những chi tiết vô nghĩa. Ngay cả chính tôi, sau 30 năm nghiên cứu Đạo Phật và hành trì trong những truyền thống khác nhau, tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng về tính chất phức tạp của đạo nầy. Từ lâu, tôi đã giới hạn sự hiểu biết của tôi trên bình diện tổng quát của Đạo Phật, và chỉ đào sâu vào một vài tông phái đặc biệt. Cho nên, vì sự hiểu biết của tôi rất tổng quát, hy vọng những gì trình bày ở đây có thể sẽ giúp ích phần nào cho những người mới bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]