Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 7: Hoa Sen Ca Tụng (48)

14/05/201316:05(Xem: 14272)
Phẩm 7: Hoa Sen Ca Tụng (48)

Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim)

Phẩm 7: Hoa Sen Ca Tụng (48)

HT. Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Bản Hoa dịch của ngài Nghĩa Tịnh

Bấy giờ đức Thế tôn bảo thọ thần của bồ đề đại thọ, rằng thiện nữ thiên, thiện nữ nên biết cái lý do bồ tát Diệu tràng mộng thấy trống hoàng kim xuất âm thanh lớn, ca tụng công đức Như lai và diệu pháp sám hối. Như lai sẽ nói cho các người về lý do ấy. Các người hãy nghe kyլ hãy khéo nghĩ khéo nhớ. Quá khứ có một đế vương tên Kim long chủ, thường đem hoa sen làm ví dụ mà ca tụng chư vị Như lai. Đức Thế tôn liền thuật lại cho đại hội nghe những lời ca tụng này.

(1) Chư Phật quá khứ
vị lai hiện tại,
ở trong thế giới
khắp cả mười phương,
con nay chí thành
cúi đầu kính lạy,
nhất tâm ca tụng
các đấng Tối thắng.
(2) Đấng Đại mâu ni
tối thượng thanh tịnh,
ánh sáng thân thể
rực như hoàng kim.
Trong các thứ tiếng
tiếng Ngài tối thượng,
như tiếng Đại phạn
như sấm rền vang.
(3) Tóc Ngài thì như
ong chúa đen huyền,
đường nét uốn xoay
ngời lên xanh biếc.
Răng đều và sít
trắng như tuyết, ngọc,
rất bằng và thẳng
và ngời sáng lên.
(4) Mắt trong không gợn,
cực đẹp, uy nghiêm,
to lớn tựa như
cánh hoa sen xanh.
Tướng lưỡi rộng dài,
cùng cực nhu nhuyến,
đỏ như sen hồng
từ nước trồi lên.
(5) Giữa mày thường có
ánh sáng bạch hào
uốn xoay chiều phải
với màu pha lê.
Lông mày dài, mịn,
sáng như trăng mới,
ngời lên lóng lánh
như thân ong chúa.
(6) Mũi cao, dài, thẳng,
tựa như đĩnh vàng,
sạch sẽ, tươi sáng,
không thiếu vẻ đẹp;
mọi thứ hơi thơm
trong thế giới này,
mũi này ngửi thấy
là biết ở đâu.
(7) Thân màu hoàng kim
siêu tuyệt bậc nhất,
mỗi một đầu lông
đẹp đẽ đồng đẳng,
xanh biếc, mềm mại,
uốn theo chiều phải,
tinh tế ánh ngời
khó có gì bằng.
(8) Thân ấy mới sinh
đã có ánh sáng,
trải ra khắp cả
thế giới mười phương,
trừ được khổ não
ba cõi chúng sinh,
làm cho tất cả
đều được yên vui.
(9) Bất kể địa ngục,
bàng sinh, ngạ quỉ,
tô la, chư thiên,
cùng với nhân loại,
làm cho loại trừ
các dạng khổ não,
thường xuyên hưởng thụ
cái vui tự nhiên.
(10) Ánh sáng thân ấy
thường chiếu khắp cả,
tựa như vàng ròng
tinh tế bậc nhất.
Mặt thì sáng ngời
tựa như trăng tròn.
Môi thì đỏ tươi
như trái tần bà.
(11) Bước đi uy nghiêm
như sư tử đi.
Mình sáng in như
mặt trời mới mọc
Cánh tay thì dài,
đứng quá đầu gối,
thường buông thẳng xuống
như nhánh sa la.
(12) Vầng ánh sáng tròn
một tầm, tỏa chiếu,
rực rỡ tựa như
trăm ngàn mặt trời,
trải đến khắp cả
quốc độ của Phật,
tùy kẻ hữu duyên
mà được thức tỉnh.
(13) Ánh sáng trong suốt
không chi sánh bằng,
trải ra khắp cả
trăm ngàn thế giới,
và khắp mười phương,
không gì trở ngại,
mọi sự mờ tối
đều tan biến cả.
(14) Từ quang Thiện thệ
ban cho yên vui,
màu sắc trong suốt
như núi vàng ròng,
ánh sáng trải khắp
trăm ngàn quốc độ,
những ai gặp được
cùng siêu thoát cả.
(15) Vô biên thắng phước
hoàn thành thân Phật,
tất cả công đức
trang sức Phật thân,
vượt quá ba cõi,
độc xưng Thế tôn,
hơn hết thế giới
thành bậc Vô đẳng.
(16) Chư vị Thế tôn
thuộc thì quá khứ
nhiều như vi trần
của cả đại địa,
chư vị Thế tôn
vị lại hiện tại
cũng bằng vi trần
của cả đại địa.
(17) Đem thân miệng ý
cùng cực chân thành
con xin kính lạy
tam thế Thế tôn,
ca tụng biển cả
công đức vô biên,
hiến cúng đủ loại
những hương và hoa.
(18) Giả sử miệng con
có cả ngàn lưỡi,
ca tụng Thế tôn
trong vô lượng kiếp,
thì công đức Ngài
là bất tư nghị,
tối thắng, cực sâu,
vẫn khó diễn tả.
(19) Giả sử lưỡi con
có cả trăm ngàn
khen một công đức
của một đức Phật
cũng vẫn khó được
một phần chút ít,
huống chi vô biên
công đức chư Phật.
(20) Giả sử đại địa
cho đến chư thiên
đến trời Hữu đảnh
toàn là biển nước,
đầu lông nhỏ giọt
đếm biết hết cả,
một đức một Phật
cũng khó lường biết.
(21) Đem thân miệng ý
cực kỳ chân thành
mà con lễ bái
cùng với tán dương
công đức vô biên
của chư Phật đà,
sự lễ tán ấy
được bao thắng phước
quả báo siêu việt,
con xin hồi hướng
cho cả chúng sinh
chóng thành Phật đà.
*
(22) Kim long chủ vương
tán thán Phật rồi,
tâm càng thâm thiết
phát ra đại nguyện:
nguyện con sau này
trong thì vị lai
sinh ra đến mấy
đời kiếp đi nữa,
(23) thường xuyên mộng thấy
trống hoàng kim lớn,
được nghe âm thanh
diệu pháp sám hối.
Công đức tán Phật
thì như liên hoa,
nguyện chứng Vô sinh
thành bậc Chánh giác.
(24) Thế tôn xuất thế
lâu thay một lần,
trăm ngàn đời kiếp
cũng khó gặp được.
Nên đêm thường mộng
nghe tiếng trống vàng,
ngày thì theo đó
tu hành sám hối.
(25) Con nguyện viên tu
sáu ba la mật,
cứu vớt chúng sinh
ra khỏi biển khổ,
sau con mới thành
đấng Vô thượng giác,
với một tịnh độ
bất khả tư nghị.
(26) Con đem trống vàng
hiến lên chư Phật,
tán thán chư Phật
công đức chân thật,
nguyện nhờ việc này
sẽ gặp Thích tôn
thọ ký cho con
nối ngôi Pháp vương.
(27) Kim long, Kim quang,
là con của con,
quá khứ đã làm
bậc thiện tri thức;
nguyện rằng đời đời
vẫn sinh nhà con,
cùng con tiếp nhận
thọ ký bồ đề.
(28) Với những chúng sinh
không ai cứu giúp,
trường kỳ luân hồi
lãnh chịu khổ não,
nguyện con đời sau
làm nơi nương tựa
cho họ thường được
yên vui thích thú.
(29) Cái khổ ba cõi
con nguyện diệt trừ,
làm cho tùy tâm
ở nơi an lạc.
Nguyện những đời sau
tu hành bồ đề
cũng như quá khứ
các vị thành Phật.
(30) Nguyện cầu cái phước
trống vàng sám hối
làm khô biển khổ
loại trừ nghiệp chướng;
nghiệp chướng hoặc chướng
tan biến cả rồi,
nguyện con chóng đạt
quả báo trong sáng.
(31) Biển cả phước trí
giới hạn vô biên,
trong suốt rất mực
và sâu không cùng.
Nguyện con thực hiện
biển phước trí ấy,
mau chóng thành đạt
vô thượng bồ đề.
(32) Sức mạnh sám hối
của trống vàng này
sẽ thể hiện được
ánh sáng phước đức.
Thể hiện ánh sáng
nhiệm mầu như vậy,
rồi đem trí quang
chiếu soi khắp cả.
(33) Nguyện cầu cho con
thân thể, ánh sáng,
phước đức, trí tuệ.
đều như chư Phật,
trong mọi thế giới
độc xưng Thế tôn,
uy lực tự tại
không ai sánh bằng.
(34) Nguyện cầu vượt qua
biển khổ hữu lậu,
nguyện thường du ngoạn
biển vui vô vi,
biển phước hiện tại
nguyện thường dẫy đầy,
biển trí tương lai
nguyện được viên mãn.
(35) Nguyện cõi của con
siêu việt ba cõi,
phẩm chất thù thắng
không có số lượng,
những ai liên hệ
cùng sinh cõi ấy,
cùng mau thành đạt
trí giác thanh tịnh.
*
(36) Diệu tràng nên biết
Kim long chủ vương
đã phát nguyện ấy
là bản thân ông.
(37) Và hai người con
Kim long, Kim quang
thì nay chính là
Ngân tướng, Ngân quang,
sẽ cùng tiếp nhận
Như lai thọ ký.

Toàn thể đại hội nghe những lời này của đức Thế tôn, thì ai cũng phát tâm bồ đề, nguyện rằng hiện tại và vị lai thường y theo những lời ấy mà tu hành diệu pháp sám hối.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/06/2012(Xem: 7767)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
12/06/2012(Xem: 5472)
Vào mùa thu Milarepa đi tới một địa điểm được gọi là Gepa Lesum, nơi người dân đang thu hoạch mùa màng. Ngài đang khất thực thì một thiếu nữ tên là Nyama Paldarbum nói: “Ông đi tới căn nhà ở đằng kia, con sẽ gặp ông và tặng ông thực phẩm.”
10/06/2012(Xem: 7484)
Theo truyền thống Tiểu thừa Phật giáo, chúng ta bị dính vào cõi này với sinh, tử, tái sinh và chết đi vô tận bởi chúng ta tham lam mọi thứ và bám chấp vào chúng quá nhiều. Thậm chí mặc dù, bánh xe cuộc đời này mang đến rất nhiều khổ đau cho chúng ta, ta vẫn bám lấy nó. Truyền thống Tiểu thừa nhấn mạnh vào việc loại bỏ các nguồn gốc dù là tốt đẹp của tham luyến. Theo Đại thừa, bởi ngu dốt chúng ta bị kéo vào vòng luân hồi này. Chúng ta chấp nhận những thứ không thật là thật, và chúng ta nghĩ những thứ không thật đó là sự thực đúng đắn duy nhất. Mọi thứ chúng ta nghĩ phản ánh sự hiểu sai lầm về việc mọi thứ thực sự như thế nào. Vì thế, nhiệm vụ của chúng ta là phát triển cái được gọi là “trí tuệ siêu việt,” để tiêu trừ các nguồn gốc của ngu dốt này.
16/05/2012(Xem: 4862)
Hôm nay, nhân mùa an cư, về đây thuyết pháp nhắc tôi nhớ lại tỉnh Bình Phước là tỉnh đầu tiên mà tôi đã đến hoằng pháp khi tôi mới ra trường vào năm 1958, nên tôi có độ cảm sâu sắc với tỉnh nhà; đặc biệt là trong hai cuộc chiến tranh vừa qua, nhân dân ở tỉnh này đã hy sinh quá nhiều. Vì vậy, giữa những người đã khuất và những người đang sống nơi đây có sự Liên hệ mật thiết, gợi cho chúng ta suy nghĩ rằng cần phải giúp cho người khuất bóng được siêu thoát thì người sống mới phát triển được ý này trong Phật giáo gọi là âm siêu dương thới.
16/05/2012(Xem: 4602)
Trên bước đường tu hành, mục tiêu của hàng đệ tử Phật là giải thoát sinh tử, đến Niết bàn theo tinh thần Phật giáo Nguyên thủy, hay thâm nhập vào các Tịnh độ theo tinh thần Phật giáo Bắc tông. Ở đây, chúng tôi triển khai một phần về thế giới Niết bàn. Thế giới Niết bàn hoàn toàn đối lập với thế giới hữu hạn mà chúng ta đang sống. Thật vậy, tất cả vạn vật hiện hữu ở thế giới Ta bà đều bị sự chi phối của định luật vô thường, khổ, không, vô ngã, không thể khác. Loài người sống trong thế giới sinh diệt cũng không thể thoát khỏi định luật này, gọi là sinh, già, bệnh, chết. Các loài thực vật cũng có bốn tướng là sinh, trụ, hoại, diệt và thế giới cũng trải qua bốn giai đoạn là thành, trụ, hoại, không.
10/05/2012(Xem: 5571)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấy có Tỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
09/05/2012(Xem: 3979)
Pháp môn Tịnh độ theo như huyền ký của Đức Phật trong Kinh Vô Lượng Thọ ([1]) và Kinh Đại Tập ([1]) là một pháp môn thù thắng và rất thích hợp với chúng sanh trong thời mạt pháp này. Chư Tổ như các ngài Mã Minh, Long Thọ, Trí Giả, Huệ Viễn, Thiện Đạo, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Thiên Như, Liên Trì, Ấn Quang, v.v… cũng đều đề xướng tuyên dương pháp môn Tịnh độ.
09/05/2012(Xem: 5040)
Niệm Phật tu hành bằng chơn tâm là biết được tánh trọng yếu của vấn đề niệm Phật, không quản ngại công tác nhiều, sự tình bề bộn, tuy thân bận rộn mà tâm không bận rộn, không để việc đời vướng mắc mà bị chuyển đổi. Như gương chiếu hình, hình hiện lên không chỗ nương cậy, hình mất đi không lưu dấu; cả ngày công việc đoanh vây, mà vẫn thong dong ngoài vật. Bởi vậy, hàng ngày lợi dụng những lúc: ngủ dậy, trước khi ngủ, trước và sau khi ăn, trước khi làm việc, sau khi làm việc, lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi... Tùy thời tùy chỗ mà niệm Phật. Lúc công tác dụng tâm suy nghĩ, tạm thời gác câu niệm Phật, công việc xong rồi lại tiếp tục câu Phật hiệu. Niệm Phật nhiều để thành thói quen niệm Phật, trong tâm có Phật thì sẽ được nhất tâm bất loạn; hiện đời này chứng được “niệm Phật tam muội” càng hay. Đó là: không làm các việc ác, vưng làm các pháp lành, tự thanh tịnh nơi ý, ba nghiệp thân, miệng, ý thanh tịnh thì lúc mệnh chung mới có thể biết trước giờ chết, thân không bệnh khổ, thần trí trong sáng th
04/05/2012(Xem: 11732)
Trong rất nhiều pháp môn tu tập theo giáo lý Phật giáo, thì mỗi một pháp môn tu tập là mỗi một con đường đi về với quê hương của chính mình, là mỗi một con đường đi về với quê hương chư Phật. Và, Tịnh độ cũng là một trong những con đường giúp ta sớm trở về với quê hương ấy.
01/05/2012(Xem: 10790)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]