Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân thiện hạnh phúc

13/05/201316:26(Xem: 5289)
Chân thiện hạnh phúc

tulipvang_1

Chân thiện hạnh phúc

Thích Phổ Huân

Mỗi con người mỗi ý thức, mỗi ý thức mỗi một hành động, mỗi một hành động tạo nên hạnh phúc hay khổ đau. Hành tinh xanh thế giới này trong quỹ đạo thái dương hệ thuộc giải ngân hàn Milkyway hiện có hơn sáu tỉ người, tức có hơn sáu tỷ ý thức; ý thức nhiều như vậy cũng chỉ xen tạp khổ và vui. Nhiều hơn nữa, trong cả dãi ngân hà Milky Way có hơn mưòi tỉ ngôi sao, và nếu mỗi ngôi sao mặt trời đó, các hành tinh của nó đều có sinh vật thì cũng chừng ấy cái xen tạp hạnh phúc, khổ đau!

Suy đoán giả thuyết như vậy, căn cứ vào tâm cảnh con người hiện nay mà ra. Con người đã xuất hiện từ bao giờ? Điều này chưa khẳng định chinh xác, nhưng điều có thể quyết đoán chính xác là con ngưòi mãi mãi hơn thua tranh giành với nhau. Lịch sử đã để lại những tàn tích hư hoại, điều này không hoàn toàn do thiên tai, mà đa phần con người đã góp tay vào đó. Chiến tranh hai tiếng này chẳng thiếu ở một quốc gia nào; nhưng nếu có một quốc gia sống an phận thủ thường chẳng hơn thua hướng vọng tham cầu, như là Tây Tạng của nửa thế kỷ trước thì cũng chẳng thể nào tránh được nội chiến bên trong – trong những bộ tộc, những tông đồ, tông phái; và dù không đến nổi tàn phá để gọi là cuộc chiến, nhưng nó vẫn dằn vặt hơn thua, gây bao chướng ngại cho việc tầm chân hướng thiện.

Chung quy lại chẳng có được một đất nước nào toàn chứa người dân thiện; tuy nhiên con người chân thiện vẫn có mặt khắp nơi; tất nhiên một vài nước như Tây Tạng, Ấn Độ có thể được liệt vào nơi có nhiều người chân thiện.

Tìm hiểu việc tìm kiếm con người chân thiện hẳn đã không dễ, vì người thật thiện chẳng thể cho mình là thiện, người thiện lại sống trà trộn ở nhân gian. Nhưng ý thức thiện thì quá dễ tìm và có mặt khắp nơi. Khi ta khởi tâm vui, phát tâm muốn giúp người, tâm muốn hòa giải, đó là hướng thiện, ngược lại ta phải đi tìm, mà chẳng biết chính mình cũng là chân thiện.

Điều khiến cho ta chẳng thấy ta là chân thiện, vì ta chẳng ý thức nhiều về điều thiện. Một người đau khổ, vì thường cho mình bất hạnh và chỉ thấy người khác hạnh phúc; tất nhiên luôn xem người khác hạnh phúc là một điều tốt, để tự điềm tỉnh tâm mình không rơi vào đố kỵ, dèm pha; nhưng cũng phải tự xem mình hạnh phúc, cái hạnh phúc không ganh tỵ khi xem người khác hạnh phúc. Đây là hạnh phúc cao quý của người chân thiện.

Thế ra người chân thiện chỉ là những ý thức được thanh lọc và biểu lộ nơi chính mỗi con người. Và con người tự làm cho mình trở thành chân thiện chỉ là việc tu chỉnh lại ý thức của mình.

Xã hội, quốc gia, thế giới là những ý thức hướng thiện được kết tụ lại trên bình diện xây dựng hài hòa chung, trong mục đích chỉnh trang trật tự đời sống cho cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên vì ý thức vốn phức tạp, lại mỗi mỗi người tự giữ lấy ý thức của mình, nên việc chịu phục tùng, chịu hòa giải, chịu nhường nhịn ôn hòa thật khó đồng tâm nhất trí; thành ra xã hội, thế giới chẳng thể tránh được ít nhiều sự lấn áp hơn thua, giành giựt, chiến tranh.

Một đơn vị gia đình chỉ có vài người, chỉ đôi ba ý thức, thế mà chẳng giữ được chân thiện vui hòa để người khác noi theo; khó hiểu hơn nữa vài ba người như vậy lại là người thân yêu của mình. Như thế đủ biết chỉ vì nguyên do mỗi người mỗi ý thức, ý thức ít hướng thiện. Nếu đồng tâm hướng về chân thiện, thì vài ba người nhưng chỉ có một, một tâm thương yêu tha thứ hướng đến chân thiện.

Tiếp theo cũng vậy, đồng tâm xiển dương điều thiện, xã hội, quốc gia sẽ tự giải quyết khó khăn một cách tốt đẹp trong sự hài hòa của đại đồng hướng thiện.

Vậy hành tinh xanh chúng ta bấy giờ toàn chứa những con người hướng thiện, những con người đó sẽ chẳng còn lo lắng sợ sệt một chiến tranh thứ ba, thứ tư làm đen tối quả địa cầu – và quả địa cầu sẽ có tuổi thọ dài thêm, dài đến lúc mà ý thức của con người trên hành tinh nầy chẳng còn quan tâm đến sự thọ mạng của chính nó. Ý thức đó sẽ vượt lên cao, vượt xa đối đãi thường tình để trở thành chân thức. Bấy giờ cả hình thể của hành tinh xanh sẽ biến thành chân thể, tính thể vô ngại như chân thức của chúng sanh chân thiện; hay nói cách khác thế giới đó sẽ lìa ngôn ngữ vọng tưởng phân biệt, lìa hình sắc phàm tình thế gian.

Suy tưởng như vậy có thể là lý tưởng, ấn tượng cảm xúc của một ý thức xen tạp mong cầu. Nhưng mong cầu này phần nào có thể làm được.

Nhìn lên bầu trời ban đêm, ta chứng kiến tận mắt muôn vàn ánh sáng nhấp nhô, của vô số thế giới; nhìn ra đại dương tuy chỉ vỏn vẹn trên hành tinh nhỏ của chúng ta, mà ta không thể ngờ được kỳ diệu làm sao, đó chỉ là vô số hạt nước kết thành. Nhìn về con người ta phải ngạc nhiên, chẳng ai giống ai, và ít ai chịu thua ai! Nhìn về ý tưởng (ý thức) ta phải kinh hoàng ngạc nhiên hơn nữa, vì tất cả những điều ta chứng kiến, suy nghĩ, ý thức đều tự ta làm chủ!

Vâng, ta đã tự làm chủ, nên mới quan sát thẩm đoán, suy định, phê bình, ghi nhận v.v… và chính ta làm chủ cho nên ta có quyền ý thức hướng thiện. Nhưng quan trọng nữa, dù sản phẩm ý thức đó có xảy ra hay không xảy ra, ta vẫn thấy chúng chỉ là phương tiện, để tự làm cho mình hạnh phúc hơn là khổ đau.

Bông hoa tự nó đẹp, hương hoa tự nó thơm, cuộc đời vốn vẫn ngần ấy ý thức xen tạp tạo thành; và mỗi chính ta vẫn là chính ta hiện thực, đang là, đang sống trong một thế giới của kết quả ý thức, quá khứ, hiện tại, vị lại. Nếu ta nhận chân ra sự thật của hoa, là quả trong quá khứ từ những hạt mầm có nguyên nhân, thì cái đẹp kia chẳng cần chi thắc mắc, nó chỉ là bình thường thôi; cũng như những gì ngược lại hình ảnh đẹp của bông hoa, tuyệt đối chẳng ra ngoài nguyên nhân quá khứ, hiện tại. Chừng ấy ta đã biết, phải làm sao tự mình hóa kiếp làm hạt mầm tươi đẹp cho đời sống vị lại, như bông hoa có nhân duyên của nó.

Thế thì mỗi người là mỗi ý thức, mỗi ý thức là mỗi hành động; mỗi hành động cuối cùng sẽ tìm về chân thiện hạnh phúc, để xây dựng thế giới vật chất này ngày càng tươi đẹp trong niềm vui chân thức.

Thích Phổ Huân

2003

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/01/2015(Xem: 11014)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
08/01/2015(Xem: 8926)
Nguyện con đến lúc sắp lâm chung Diệt trừ tất cả các chướng ngại Tận mặt gặp Phật A Di Đà Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.
07/01/2015(Xem: 9795)
Trong mối liên hệ với thế giới của ta thì Cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà ở phương tây và ở phía trên thế giới của ta. Ta phải chấp nhận một vũ trụ quan và nhận ra rằng có nhiều hệ thống thế giới khắp không gian. Tôi đang nói tới một hệ thống hết sức bao la. Chúng ta hãy xác định vị trí của ta.
25/12/2014(Xem: 8552)
Là phật tử không gì quý hơn, vui hơn, an lạc hơn, giải thoát hơn được học hiểu chút chút các kinh đại thừa liễu nghĩa của Đức Phật dạy. Quy y Tam Bảo, tụng kinh nghe kinh, nghe thuyết pháp, đi chùa hơn 37 năm mà không biết kinh Phật dạy có 2 loại : kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa.
01/12/2014(Xem: 12970)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
19/11/2014(Xem: 15798)
Ngài pháp sư Tịnh Không, một cao tăng đương thời có nói: "Kinh Phật muôn đời vẫn mới mẻ, thích ứng với mọi thời đại. Từ ba ngàn năm trước, những kinh điển được giảng tại Ấn Độ khiến cho người Ấn Độ thời ấy được thọ dụng. Ba ngàn năm sau, đối với những kinh điển ấy, chúng sinh ngày nay vẫn được thọ dụng y hệt chẳng khác biệt gì. Nhưng vì hình thái ý thức, bối cảnh văn hóa, cũng như hoàn cảnh sống xưa nay rất khác nên cần phải có giải thích lại, nghĩa là hiện đại hóa địa phương hóa kinh Phật để thích ứng căn cơ đương thời."
08/11/2014(Xem: 16952)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
07/11/2014(Xem: 12532)
Tôi có một người bạn cùng tu tịnh nghiệp. Ngoài việc làm Phật sự tại các chùa, thường hay niệm Phật cầu sinh Cực Lạc. Bạn tôi rất thích đọc kinh và nghe Pháp, nên tôi cứ nghĩ là anh đã thông hiểu pháp môn Tịnh Độ. Nhưng không dè, trước lúc trút hơi thở cuối cùng, bạn tôi lại lo lắng than, chưa đạt nhất tâm và sợ sẽ không được vãng sinh Cực Lạc! Là tín đồ Tịnh Độ mà khi chết lại hồ đồ như thế thì thực là đáng tiếc!
29/10/2014(Xem: 7750)
Loài người chúng ta nhờ vào sáu giác quan mà có sự hiểu biết. Nhưng có rất ít người nhận ra rằng sự nhận biết của sáu giác quan chỉ giống như con gà con hình thành trong vỏ trứng. Tuy nhiên đủ sức mổ được vỏ trứng vỡ ra để thấy được cảnh giới bên ngoài thì rất ít, mà hầu hết bị chết trong vỏ trứng.
07/08/2014(Xem: 14730)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]