Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Hữu lậu và Vô lậu

03/05/201318:35(Xem: 9313)
9. Hữu lậu và Vô lậu

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 9

HỮU LẬU VÀ VÔ LẬU

Xưa nay ta thường nghe nói hữu lậu và vô lậu. Vậy ý nghĩa nó ra sao? Chữ lậu xưa họ nói là rỉ chảy. Lậu có 2 nghĩa: 1. Tiết lậu, 2. Lậu lạc. Tiết lậu là gì? Là nó thấm, nó rỉ vào trong tâm, làm cho tâm mình biến hoại thiện căn. Đó là tiết lậu, hai nữa là nó rỉ ra, tươm ra nơi lục căn. Khi con mắt nhìn sắc nếu có phiền não tươm ra thì con mắt đó cũng nhìn tầm bậy. Tai nghe tiếng mà có phiền não nó tươm ra nơi đó thì tai đó cũng tai nghe tầm bậy. Nó như cái mụt ghẻ mà chảy nước ra nên dùng nghĩa là lậu. Nghĩa thứ hai của lậu lạc là gì? Vì nó làm cho chúng sinh phải rơi lại, phải rớt lại trong tam giới chứ không thoát ra được, không vượt lên được, cứ sa đọa mãi nên gọi là lậu lạc. Nói tóm lại, chữ lậu có nghĩa như vậy.

Còn kinh tạng Pàli thì cắt nghĩa chữ lậu có nghĩa là gì. Trong Nikàya thường hay kèm theo chữ hoặcđể cho rõ nghĩa. Hoặc tức là sư mê lầm. Lậu có nghĩa là tươm chảy, rỉ chảy và có cái nghĩa lậu lạc đó cho nên ghép chúng lại gọi là lậu hoặc. Do vậy chúng ta thấy chữ lậu hoặc này có nghĩa như vậy. Chữ lậu có nghĩa chỉ về cái dụng của nó, còn chữ hoặc là chỉ về cái thể của nó. Nếu theo Lục ly hiệp thích có thể gọi là Hữu tài thích. Đó là một thứ hoặc nó mang tính chất tiết lậu nơi đó nên gọi là lậu hoặc. Nhưng trong Hán văn phần nhiều dịch là: có cái lậu hoặc đó là hữu lậu. Tâm mình có cái lậu hoặc đó gọi là hữu lậu nhơn. Người nào thọ cái quả theo cái lậu hoặc đó gọi là hữu lậu quả. Cái lậu đó nói cho đủ theo Nikàya là lậu hoặc, nghĩa là hữau lậu nhơn hoặc hữu lậu quả. Cho nên trong bài sám có câu: Tích thành hữu lậu chi nhơn (chứa thành cái nhơn hữu lậu). Chứa thành cái nhơn mà còn bị phiền não, còn lọt trong tam giới thành cái nhơn hữu lậu. Như vậy đó là pháp hữu lậu. Còn ngược lại pháp vô lậu tức nhiên là không có tính cách đó, nghĩa là không có phiền não. Cái tâm không có phiền não gọi là tâm vô lậu. Con người không có phiền não là con người vô lậu. Nhơn không phiền não đó gọi là nghiệp nhơn vô lậu, quả không phiền não là quả vô lậu.

Nhưng khi nói vô lậu hữu lậu đó thì nó còn có một cái mặt khác nữa. Thế thì những cái gì thuộc về hữu lậu, cái gì thuộc về vô lậu? Trong này cái gì còn đang là pháp hữu vi thì cái pháp đó nhất định còn trong hữu lậu chứ không vô lậu được. Pháp còn thuộc về hữu vi thì pháp nhất định là hữu lậu chứ không vô lậu được. Cái gì vô lậu thì cái đó vừa là hữu vi vừa là vô vi. Nói rõ hơn ở trong Tứ đế, phân tách trong Tứ đế thì thấy ở trong Tứ đế cái gì hữu lậu, cái gì vô lậu, cái gì hữu vi cái gì vô vi? Một là có pháp vừa hữu vi vừa là hữu lậu, pháp đó tức là Khổ đế và Tập đế. Có pháp vừa vô vi vừa vô lậu, đó là Diệt đế. Có pháp vừa vô lậu nhưng hữu vi đó là Đạo đế. Có 3 loại đó: Hữu lậu hữu vi, vô lậu hữu vi, vô lậu vô vi.

Thế là chúng đã biết lậu là cái gì? Lậu là cái hoặc lậu. Lậu hoặc chỉ cho phiền não: Nếu lậu hoặc chỉ cho phiền não thì tại sao mà lục trần cũng gọi là hữu lậu, Khổ đế thế gian cũng gọi là hữu lậu? Đó là pháp hữu lậu hữu vi. Vì sao như thế? Trong các nhà luận sư cho rằng nó có 2 thuyết. Một thuyết cho rằng: bởi vì cái pháp đó nó làm sinh ra phiền não, nghĩa là sinh ra lậu hoặc cho nên pháp đó gọi là hữu lậu. Cái sắc đó hễ ta nhìn vào thì nó sinh ra phiền não, sinh ra tham cho nên ta nói cái sắc đó là hữu lậu. Cái tiếng đó hễ ta nghe nó thì nó sinh ra ái cho nên ta nói cái tiếng đó là hữu lậu, đó gọi là hữu lậu pháp chứ không phải hữu lậu tâm. Nhưng theo một số ngài trong Hữu bộ, và chính ngay ngài Thế Thân, ngài cũng không thừa nhận thuyết đó. Ngài nói rằng: Ư bỉ lậu tùy tăng là đối với cái pháp đó mà cái lậu hoặc nó tăng trưởng lên thì pháp đó gọi là hữu lậu, chứ không phải vì sanh lậu hoặc mà gọi là hữu lậu. Vì lẽ nhìn tới Đức Phật cũng có người phiền. Nhìn tới Đức Phật cũng có người đắm. Nếu tùy sanh thì nhìn tới Đức Phật, vì nhìn Đức Phật mà nảy sanh cái tham đắm của người ta thì gọi Phật là hữu lậu sao? Hay bây giờ nói việc tu đạo. Tu mà bây giờ cứ bắt ngồi thiền mãi thì cũng sinh chán, cũng phiền não, như vậy Đạo đế cũng gọi là hữu lậu? Cho nên ngài Thế Thân và nhiều vị khác không thừa nhận và cho cái nghĩa tùy sanh nó không xác đáng, nên họ đổi lại tùy tăng. Cái pháp gì mà người ta nhìn vào đó sanh phiền não và cứ tăng trưởng lên mãi thì cái đo gọi hữu lậu. Còn đối với pháp đó dầu có nhìn tới nó sanh phiền não, nhưng sanh rồi nó diệt, nó không tăng trưởng thì không gọi cái đó là hữu lậu. Cho nên dầu có nhìn đối với Đức Phật mà sinh phiền não, anh sinh một lúc rồi anh cũng mỏi chứ không thêm lên được, nên không gọi là hữu lậu. Chữ tùy tăng trong này là ý nói như vậy. Vậy thì các pháp hữu vi, cái nào nếu đối với nó làm cho cái phiền não của ta cứ tăng lên mãi, cái đó gọi là pháp hữu lậu chứ không phải pháp đó làm sinh phiền não mà cho là hữu lậu pháp. Như vậy nó có 2 nghĩa, một nghĩa tùy sanh và một nghĩa khác là tùy tăng. Nghĩa tùy tăng xác đáng hơn vì cắt nghĩa được trọn vẹn hơn, chứ tùy sanh thì như trường hợp Đạo đế, người tu họ cũng phiền thì nói Đạo đế cũng hữu lậu à? Và với Đức Phật khi ta nhìn tới Ngài ta sinh tham đắm, rồi nói Đức Phật cũng là hữu lậu pháp à? Không được. Cái đó trong này nói ư bỉ. Bỉ là gì? Là chỉ cho pháp hữu vi hữu lậu. Bỉ là chỉ cho các pháp đó, nơi cái đó ta nhìn vào lậu hoặc nó tăng lên cho nên gọi là ư bỉ lậu tùy tăng. Ư bỉ, chứ không phải ư bỉ lậu (nghe không) Ư bỉ là đối với cái pháp đó mà cái lậu hoặc cứ tăng lên mãi, ta gọi pháp đó là hữu lậu pháp. Do vậy cho nên cái pháp hữu lậu đó chỉ để nói, chỉ để chỉ cái gì thuộc trong Khổ đế, cái gì thuộc trong Tập đế, thì cái pháp đó gọi là hữu lậu. Ngược lại không thể gọi Đạo đế và Diệt đế là pháp hữu lậu được, vì Đạo đế không làm tùy tăng, Diệt đế không là tùy tăng, mặc dầu Đạo đế, Diệt đế có tùy sanh nhưng không tùy tăng, không làm phiền não tăng thêm. Nó có sanh lên rồi nó cũng diệt đi thôi, cho nên không gọi là hữu lậu pháp. Mà hữu lậu pháp chỉ cho cái gì thuộc trong Khổ đế, thuộc trong Tập đế, còn Đạo đế và Diệt đế không có cái đó. Cho nên Đạo đế và Diệt đế không gọi là hữu lậu pháp mà thuộc về vô lậu pháp. Tuy vậy giữa Diệt đế và Đạo đế có sai khác. Diệt đế vô lậu mà vô vi, còn Đạo đế vô lậu mà hữu vi. Nhưng tùy tăng này có 2 nghĩa: Khi phiền não tương ưng với tâm, tâm sở tùy thuận tăng trưởng thì gọi là tương ưng tùy tăng. Khi phiền não nó tăng như vậy tức nhiên nó phải dựa vào 2 phía: một phía tâm và một phía cảnh, chứ không phải chỉ dựa vào tâm mà không tăng, không được, mà phía cảnh không tăng cũng không được. Cho nên phiền não nó dựa vào hai phía. Thế khi nó dựa vào tâm, tâm sở nó tăng trưởng thì gọi là tương ưng tùy tăng, mà nó dựa vào cảnh vật mà tăng trưởng thì gọi là sở duyên tùy tăng.

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2011(Xem: 3552)
Khi thời điểm Tính Không hiện hữu nơi tôi Tôi nguyện không bị hốt hoảng vì Hội thượng của các vị Phật bảo hộ từ bi và uy mãnh : những biến hiện của chính tâm của tôi. Liên Hoa Sinh. Tử thư Tây Tạng. Trung hữu này được gọi là Trung hữu của Tính không bởi vì, như chúng ta vừa mới thảo luận, nó là thời điểm mà quang sắc giác chiếu, hoặc bản chất căn bản của tâm, xuất hiện đối với một hữu tình đã giác ngộ (=viên giác). Trong khi hữu tình viên giác trải nghiệm trung hữu của tính không, thì một hữu tình bình thường trải nghiệm thời kì của bất thức, nói chung, kéo dài ba ngày rưỡi, trong suốt thời gian đó tâm duy trì trong trạng thái bất ý thức, không có khả năng thấu hiểu, tối mịt.
30/06/2011(Xem: 6348)
Con đường tâm linh mà chúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
29/06/2011(Xem: 6893)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
19/06/2011(Xem: 4859)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
12/06/2011(Xem: 5672)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
12/06/2011(Xem: 4548)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
09/06/2011(Xem: 6204)
Chúng ta sống trong không gian vô cùng và thời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gian là một thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi không ngừng nghỉ từng sát-na sanh diệtbất thường như vậy. Không gian luôn biến đổi. Chúng ta cũng chứng kiến được ruộng dâu biến thành bể cả và ngược lại. Thời gian huyễn hóa làm cho sự vật trở thành sanh trụ hoại diệt; con người thì sanh già bịnh chết. Chúng ta nhận thức đúng đắn và chơn thật rằng thế gian quả là vô thường. Thế giới hiện tượng vô thường mà sự vật hiện hữu do nhân duyên kết hợp, do đó chúng không có lúc nào tự mình độc lập tồn tại (sanh diệt). Tâm con người cũng vậy...
08/06/2011(Xem: 3801)
Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.
07/06/2011(Xem: 4392)
Từ thế giới vật chất ngoại tại - khách quan cho đến thế giới tâm thức nội tại - chủ quan đều là vô thường, mang tích chất “hoà hợp” và “tương tục” của “duyên sinh vô ngã”. Với thế giới xiêm la vạn tượng này, vật chất luôn vận động, núi đổi, sông dời,…; cũng vậy, một đời người rồi ai cũng chết; thân này là do Ngũ uẩn (Pañña-cupādanakkhandha): sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà hình thành, tương tục, sanh khởi và hoại diệt; nên gọi là “không”, là “vô ngã”.
05/06/2011(Xem: 4562)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đức và trí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]